Điều 11 Luật Kiến trúc 2019
Điều 11. Yêu cầu đối với kiến trúc đô thị, kiến trúc nông thôn
1. Kiến trúc đô thị phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Hài hòa với không gian, kiến trúc, cảnh quan chung của khu vực xây dựng công trình kiến trúc; gắn kết kiến trúc khu hiện hữu, khu phát triển mới, khu bảo tồn, khu vực giáp ranh đô thị và nông thôn, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên;
b) Sử dụng màu sắc, vật liệu, trang trí mặt ngoài của công trình kiến trúc phải bảo đảm mỹ quan, không tác động xấu tới thị giác, sức khỏe con người, môi trường và an toàn giao thông;
c) Kiến trúc nhà ở phải kết hợp hài hòa giữa cải tạo với xây dựng mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu, gắn công trình nhà ở riêng lẻ với tổng thể kiến trúc của khu vực;
d) Công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị trên tuyến phố phải bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ, công năng sử dụng, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện giao thông;
đ) Hệ thống biển báo, quảng cáo, chiếu sáng, trang trí đô thị phải tuân thủ quy chuẩn, quy hoạch quảng cáo ngoài trời, phù hợp với kiến trúc chung của khu đô thị;
e) Công trình tượng đài, điêu khắc, phù điêu, đài phun nước và các công trình trang trí khác phải được thiết kế phù hợp với cảnh quan, đáp ứng yêu cầu sử dụng và thẩm mỹ nơi công cộng;
g) Công trình giao thông phải được thiết kế đồng bộ, bảo đảm yêu cầu sử dụng, thẩm mỹ và tính chất của đô thị.
2. Kiến trúc nông thôn phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều này và các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm kế thừa giá trị kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; ưu tiên sử dụng vật liệu xây dựng địa phương và giải pháp kỹ thuật xây dựng tiên tiến;
b) Bảo đảm tiêu chuẩn về nhà ở, không gian sống, không gian văn hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc;
c) Đối với khu vực thường xảy ra thiên tai, khuyến khích áp dụng mẫu thiết kế kiến trúc cho công trình công cộng và nhà ở nông thôn bảo đảm yêu cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.
Luật Kiến trúc 2019
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động kiến trúc
- Điều 5. Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc
- Điều 7. Ngày Kiến trúc Việt Nam
- Điều 8. Hợp tác quốc tế về kiến trúc
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc
- Điều 10. Yêu cầu về quản lý kiến trúc
- Điều 11. Yêu cầu đối với kiến trúc đô thị, kiến trúc nông thôn
- Điều 12. Thiết kế kiến trúc
- Điều 13. Quản lý công trình kiến trúc có giá trị
- Điều 14. Quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 15. Điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 16. Hội đồng tư vấn về kiến trúc
- Điều 17. Thi tuyển phương án kiến trúc
- Điều 18. Quản lý lưu trữ tài liệu
- Điều 19. Dịch vụ kiến trúc
- Điều 20. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc
- Điều 21. Điều kiện hành nghề kiến trúc
- Điều 22. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề
- Điều 23. Phát triển nghề nghiệp liên tục
- Điều 24. Quản lý thông tin hành nghề kiến trúc
- Điều 25. Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân
- Điều 26. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 27. Thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc; thời hạn của chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 28. Điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 29. Cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 30. Thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 31. Hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 33. Điều kiện hoạt động và hình thức tổ chức hành nghề kiến trúc
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc
- Điều 35. Giám sát tác giả