Chương 3 Luật Kiến trúc 2019
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC
1. Dịch vụ kiến trúc là loại hình kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
2. Dịch vụ kiến trúc bao gồm:
a) Thiết kế kiến trúc công trình;
b) Thiết kế kiến trúc trong đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị;
c) Thiết kế kiến trúc cảnh quan;
d) Thiết kế nội thất;
đ) Chỉ dẫn đặc điểm kỹ thuật kiến trúc công trình;
e) Đánh giá kiến trúc công trình;
g) Thẩm tra thiết kế kiến trúc.
Điều 20. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc được thành lập và tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 21. Điều kiện hành nghề kiến trúc
1. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì thiết kế kiến trúc, cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc, trừ trường hợp quy định tại
2. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân.
3. Tổ chức hành nghề kiến trúc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại
Điều 22. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề
1. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật và có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Nguyên tắc hành nghề;
b) Cạnh tranh trong hành nghề;
c) Bảo đảm quyền bình đẳng giới;
d) Quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Ứng xử nghề nghiệp đối với đồng nghiệp và khách hàng.
Điều 23. Phát triển nghề nghiệp liên tục
1. Phát triển nghề nghiệp liên tục gồm hoạt động cập nhật, duy trì, tăng cường, nâng cao kiến thức, kỹ năng của kiến trúc sư hành nghề.
2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc tổ chức thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này và đánh giá phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 24. Quản lý thông tin hành nghề kiến trúc
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc hoặc nhận được thông báo của tổ chức hành nghề kiến trúc có trụ sở hoạt động tại địa phương, cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đăng tải công khai thông tin về tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc trên trang thông tin điện tử do mình quản lý và gửi thông tin đến Bộ Xây dựng.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Xây dựng phải đăng tải công khai thông tin về tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
Mục 2. HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC CỦA CÁ NHÂN
Điều 25. Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân
1. Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân là kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc không thuộc tổ chức hành nghề kiến trúc, nhân danh cá nhân mình thực hiện các dịch vụ kiến trúc.
2. Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân thực hiện dịch vụ kiến trúc theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 26. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc tổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
a) Kinh nghiệm nghề nghiệp về kiến trúc;
b) Kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề;
c) Kiến thức chuyên ngành về kiến trúc;
d) Kiến thức về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động kiến trúc;
c) Có đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch.
4. Chính phủ quy định chi tiết chương trình, nội dung, hình thức tổ chức sát hạch; thời hạn có hiệu lực của kết quả sát hạch; điều kiện thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc.
2. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc có thời hạn 10 năm và có giá trị sử dụng trong phạm vi cả nước.
Điều 28. Điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;
b) Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;
c) Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
2. Điều kiện gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc hết thời hạn sử dụng;
b) Bảo đảm phát triển nghề nghiệp liên tục;
c) Không vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
3. Cá nhân có thời gian liên tục từ 10 năm trở lên trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về kiến trúc, đào tạo trình độ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc, hành nghề kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Cá nhân đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia hoặc giải thưởng quốc tế về kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 29. Cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Cá nhân đề nghị cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Thành phần Hội đồng gồm đại diện cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc hoặc cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc, chuyên gia về kiến trúc.
3. Hội đồng và thành viên Hội đồng xét cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người quyết định thành lập hội đồng về nội dung tham mưu, tư vấn của mình.
4. Thành viên Hội đồng xét cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; hội đồng tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.
5. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
Điều 30. Thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc
a) Không còn đủ điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc quy định tại
b) Giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
c) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
d) Có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề kiến trúc gây hậu quả nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
2. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc được cấp lại trong trường hợp sau đây:
a) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị mất hoặc hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin cá nhân được ghi trong chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
3. Trường hợp bị thu hồi, chứng chỉ hành nghề kiến trúc chỉ được cấp lại sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này hoặc sau 12 tháng kể từ ngày hết thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khi bảo đảm các điều kiện quy định tại
4. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
1. Người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được Việt Nam công nhận, chuyển đổi;
b) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam.
2. Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam dưới 06 tháng thì thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc, từ 06 tháng trở lên thì thực hiện thủ tục chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
d) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
đ) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
e) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
g) Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
2. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
b) Phát triển nghề nghiệp liên tục;
c) Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình;
d) Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.
Mục 3. HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC CỦA TỔ CHỨC
Điều 33. Điều kiện hoạt động và hình thức tổ chức hành nghề kiến trúc
1. Điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc hoặc chủ trì thiết kế kiến trúc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
c) Thông báo thông tin quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức hành nghề kiến trúc có trụ sở hoạt động.
2. Tổ chức hành nghề kiến trúc gồm văn phòng kiến trúc sư, tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp khác được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Văn phòng kiến trúc sư do kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc thành lập và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.
Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc
1. Tổ chức hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được giao;
d) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
đ) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư, yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và hợp đồng, yêu cầu thay đổi thiết kế kiến trúc không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
e) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
2. Tổ chức hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký;
b) Thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã giao kết, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp hoặc vi phạm hợp đồng gây thiệt hại.
1. Tổ chức hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân có trách nhiệm giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình.
2. Chủ thể thực hiện giám sát tác giả có quyền sau đây:
a) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
b) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân có chứng chỉ hành nghề kiến trúc giám sát tác giả theo hợp đồng và quy định của pháp luật;
c) Thông báo, dừng việc giám sát tác giả nếu thời gian thi công xây dựng kéo dài hơn thời gian thi công xây dựng trong hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
d) Từ chối yêu cầu điều chỉnh thiết kế kiến trúc bất hợp lý của chủ đầu tư;
đ) Từ chối ký vào biên bản nghiệm thu công trình khi thi công không đúng với thiết kế kiến trúc được duyệt.
3. Chủ thể thực hiện giám sát tác giả có nghĩa vụ sau đây:
a) Tham gia nghiệm thu hoàn công công trình theo quy định của pháp luật và hợp đồng với chủ đầu tư;
b) Thực hiện chỉnh sửa bất hợp lý trong thiết kế kiến trúc theo yêu cầu của chủ đầu tư;
c) Thông báo cho chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về kiến trúc địa phương xử lý khi phát hiện việc thi công không đúng với thiết kế kiến trúc được duyệt.
Luật Kiến trúc 2019
- Số hiệu: 40/2019/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 13/06/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 559 đến số 560
- Ngày hiệu lực: 01/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động kiến trúc
- Điều 5. Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc
- Điều 7. Ngày Kiến trúc Việt Nam
- Điều 8. Hợp tác quốc tế về kiến trúc
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc
- Điều 10. Yêu cầu về quản lý kiến trúc
- Điều 11. Yêu cầu đối với kiến trúc đô thị, kiến trúc nông thôn
- Điều 12. Thiết kế kiến trúc
- Điều 13. Quản lý công trình kiến trúc có giá trị
- Điều 14. Quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 15. Điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 16. Hội đồng tư vấn về kiến trúc
- Điều 17. Thi tuyển phương án kiến trúc
- Điều 18. Quản lý lưu trữ tài liệu
- Điều 19. Dịch vụ kiến trúc
- Điều 20. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc
- Điều 21. Điều kiện hành nghề kiến trúc
- Điều 22. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề
- Điều 23. Phát triển nghề nghiệp liên tục
- Điều 24. Quản lý thông tin hành nghề kiến trúc
- Điều 25. Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân
- Điều 26. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 27. Thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc; thời hạn của chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 28. Điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 29. Cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 30. Thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 31. Hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 33. Điều kiện hoạt động và hình thức tổ chức hành nghề kiến trúc
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc
- Điều 35. Giám sát tác giả