Chương 5 Luật Đấu thầu 2023
1. Mua sắm tập trung được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung để bảo đảm có đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh;
b) Thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung quy định tại khoản 2 của Điều này.
2. Thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung được quy định như sau:
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung (bao gồm cả danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm) thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng cần mua sắm để phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 của Luật này thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung đáp ứng điều kiện đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này thì được áp dụng hình thức đàm phán giá.
4. Mua sắm tập trung được thực hiện ở cấp quốc gia, cấp Bộ, cơ quan trung ương, địa phương, doanh nghiệp và được thực hiện theo một trong hai cách thức sau đây:
a) Đơn vị mua sắm tập trung tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;
b) Đơn vị mua sắm tập trung tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để đơn vị có nhu cầu mua sắm ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.
5. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ cùng loại thì có thể gộp thành một gói thầu để một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm hoặc để đơn vị có chức năng mua sắm tập trung thực hiện việc mua sắm.
6. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng ký với các đơn vị có nhu cầu.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và quy định việc tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
1. Thỏa thuận khung trong mua sắm tập trung là thỏa thuận giữa đơn vị mua sắm tập trung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn đối với gói thầu không chia phần hoặc đối với một phần của gói thầu chia phần.
2. Thỏa thuận khung quy định nội dung và điều kiện để làm cơ sở cho việc mua sắm theo từng hợp đồng cụ thể.
3. Thời hạn áp dụng thỏa thuận khung được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng không quá 36 tháng. Tại thời điểm ký thỏa thuận khung, hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.
4. Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào thỏa thuận khung.
Điều 55. Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể lựa chọn nhà thầu cung cấp hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế theo một trong các cách thức sau đây:
a) Lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu cung cấp hóa chất, vật tư xét nghiệm và nhà thầu trúng thầu chịu trách nhiệm cung cấp thiết bị y tế để sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm đó theo yêu cầu của chủ đầu tư; nhà thầu không chuyển giao quyền sở hữu, chỉ chuyển giao quyền sử dụng thiết bị y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu cung cấp thiết bị y tế, hóa chất, vật tư xét nghiệm: Nhà thầu chuyển giao quyền sở hữu thiết bị y tế và hóa chất, vật tư xét nghiệm cho chủ đầu tư kể từ khi hợp đồng giữa các bên có hiệu lực;
d) Lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
đ) Lựa chọn nhà thầu cung cấp hóa chất, vật tư xét nghiệm để vận hành thiết bị y tế đã có;
e) Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Đối với việc mua thuốc không thuộc danh mục thuốc do quỹ bảo hiểm y tế chi trả, mua vắc xin để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế tự quyết định việc mua sắm trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 56. Ưu đãi trong mua thuốc
1. Việc ưu đãi trong mua thuốc thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Luật này và quy định sau đây:
a) Đối với thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất đáp ứng về tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào thuốc xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này.
b) Đối với thuốc được Bộ Y tế công bố có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu chỉ chào thầu thuốc xuất xứ trong nước.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm công bố danh mục thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 57. Lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
1. Sản phẩm, dịch vụ công là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; tài nguyên và môi trường; giao thông vận tải; nông nghiệp và phát triển nông thôn; công thương; xây dựng; lao động, thương binh và xã hội; tư pháp và các lĩnh vực khác theo quy định pháp luật.
Sản phẩm, dịch vụ công bao gồm sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công.
2. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Ngoài các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại Chương II của Luật này, việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ.
Luật Đấu thầu 2023
- Số hiệu: 22/2023/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 23/06/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 869 đến số 870
- Ngày hiệu lực: 01/01/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật Đấu thầu, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 6. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
- Điều 7. Thông tin về đấu thầu
- Điều 8. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
- Điều 9. Xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 10. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 11. Đấu thầu quốc tế
- Điều 12. Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu
- Điều 13. Đồng tiền dự thầu
- Điều 14. Bảo đảm dự thầu
- Điều 15. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 16. Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
- Điều 17. Hủy thầu
- Điều 18. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 19. Tổ chuyên gia, tổ thẩm định
- Điều 20. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
- Điều 21. Đấu thầu rộng rãi
- Điều 22. Đấu thầu hạn chế
- Điều 23. Chỉ định thầu
- Điều 24. Chào hàng cạnh tranh
- Điều 25. Mua sắm trực tiếp
- Điều 26. Tự thực hiện
- Điều 27. Tham gia thực hiện của cộng đồng
- Điều 28. Đàm phán giá
- Điều 29. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
- Điều 30. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
- Điều 31. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
- Điều 32. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
- Điều 33. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
- Điều 36. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án
- Điều 37. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 38. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 39. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 40. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án
- Điều 41. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm
- Điều 42. Đấu thầu trước
- Điều 43. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu
- Điều 44. Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu
- Điều 45. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Điều 46. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 47. Công bố dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 48. Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 49. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 50. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng
- Điều 51. Yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
- Điều 52. Trách nhiệm của tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
- Điều 53. Mua sắm tập trung
- Điều 54. Thỏa thuận khung
- Điều 55. Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế
- Điều 56. Ưu đãi trong mua thuốc
- Điều 57. Lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
- Điều 58. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp
- Điều 59. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
- Điều 60. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
- Điều 61. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp
- Điều 64. Loại hợp đồng
- Điều 65. Hồ sơ hợp đồng với nhà thầu
- Điều 66. Điều kiện ký kết hợp đồng
- Điều 67. Ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn
- Điều 68. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
- Điều 69. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
- Điều 70. Sửa đổi hợp đồng
- Điều 71. Ký kết hợp đồng và nguyên tắc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 72. Hồ sơ hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 73. Nội dung hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 74. Thời hạn hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 75. Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 76. Sửa đổi hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 77. Trách nhiệm của người có thẩm quyền
- Điều 78. Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Điều 79. Trách nhiệm của bên mời thầu
- Điều 80. Trách nhiệm của tổ chuyên gia
- Điều 81. Trách nhiệm của tổ thẩm định
- Điều 82. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 83. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu
- Điều 84. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu
- Điều 85. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 86. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu
- Điều 87. Xử lý vi phạm
- Điều 88. Xử lý tình huống trong hoạt động đấu thầu
- Điều 89. Giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu
- Điều 90. Điều kiện xem xét, giải quyết kiến nghị
- Điều 91. Quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu
- Điều 92. Quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 93. Thành phần, trách nhiệm và hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị
- Điều 94. Quyền khởi kiện và yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời