Mục 1 Chương 2 Luật Đấu thầu 2023
Mục 1. HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Điều 20. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Đấu thầu rộng rãi;
b) Đấu thầu hạn chế;
c) Chỉ định thầu;
d) Chào hàng cạnh tranh;
đ) Mua sắm trực tiếp;
e) tự thực hiện;
g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
h) Đàm phán giá;
2. Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại khoản 1 Điều này, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.
1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.
2. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Luật này. Trường hợp không đấu thầu rộng rãi, văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do không thực hiện đấu thầu rộng rãi; người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc không áp dụng đấu thầu rộng rãi.
Đấu thầu hạn chế là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu được mời tham dự thầu, áp dụng trong các trường hợp sau đây:
1. Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
2. Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu đấu thầu hạn chế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài.
1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia; gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, sự cố, thảm họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác;
b) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại đến tính mạng và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp cần triển khai ngay để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh hoặc duy trì hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp bách, tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện để cấp cứu người bệnh trong tình trạng cấp cứu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có đủ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện; gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế chỉ có duy nhất một hãng sản xuất trên thị trường;
d) Gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước;
đ) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó hoặc từ hãng sản xuất, đại lý của hãng sản xuất do cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền với các trang thiết bị, máy móc, phần mềm, dịch vụ sẵn có hoặc do các điều kiện bảo hành của nhà thầu, hãng sản xuất mà không thể mua được từ nhà thầu khác, hãng sản xuất khác;
e) Gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm, mua bản quyền sở hữu trí tuệ, mua bản quyền chương trình phát sóng; gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay;
g) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của phương án kiến trúc trúng tuyển khi tác giả đó có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng; gói thầu thi công xây dựng, phục chế tượng đài, phù điều, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập quy hoạch xây dựng được chỉ định cho tác giả của ý tưởng hoặc đồ án quy hoạch xây dựng đã trúng tuyển thông qua thi tuyển;
h) Gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu tư vấn, rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công;
i) Gói thầu chỉ có duy nhất một nhà thầu thực hiện được trên thị trường do yêu cầu về giải pháp công nghệ;
k) Gói thầu thuộc dự án quan trọng quốc gia được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo nghị quyết của quốc hội khi quyết định chủ trương đầu tư dự án;
l) Gói thầu thuê kho lưu giữ hàng tạm giữ; gói thầu thuê vận chuyển, bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung trong trường hợp chỉ có duy nhất một đơn vị cung cấp dịch vụ trong cảng; gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao phục vụ các câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tập luyện, thi đấu hằng năm;
m) Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.
Trường hợp cần điều chỉnh hạn mức quy định tại điểm này để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ quốc hội xem xét, quyết định.
2. Đối với gói thầu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm việc chỉ định thầu theo quy trình rút gọn cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện ngay gói thầu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện gói thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm các bước sau: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
3. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định đầu tư dược phê duyệt đối với dự án, trừ gói thầu tư vấn phục vụ công tác chuẩn bị dự án;
b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
c) Đã được bố trí vốn để thực hiện gói thầu;
d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay.
4. Đối với gói thầu hoặc nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm chịu trách nhiệm quyết định việc mua sắm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình mà không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán gói thầu, không phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
5. Việc chỉ định thầu phải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày.
6. Trường hợp gói thầu quy định tại khoản 1 Điều này đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 3 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các Điều 21, 22, 24 và 25 của Luật này thì khuyến khích người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức khác để lựa chọn nhà thầu.
7. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
2. Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
3. Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;
4. Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc dự án, dự toán mua sắm của cùng một chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư khác và đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
b) Chủ đầu tư chỉ được áp dụng mua sắm trực tiếp một lần đối với các loại hàng hóa thuộc gói thầu và khối lượng từng hạng mục công việc nhỏ hơn 130% so với khối lượng hạng mục tương ứng thuộc gói thầu đã ký hợp đồng trước đó, không bao gồm khối lượng của tùy chọn mua thêm (nếu có);
c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm hoàn thiện hợp đồng;
d) Thời gian từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu nhà thầu đó đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu được tự thực hiện gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động hoặc ngành, nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
b) Có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
c) Có phương án khả thi huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.
2. Chủ đầu tư trực tiếp tự thực hiện gói thầu hoặc giao đơn vị hạch toán phụ thuộc, phòng, ban thuộc tổ chức đó thực hiện.
3. Tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 điều này không được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác khối lượng công việc có giá trị từ 10% trở lên hoặc trên 50 tỷ đồng tính trên giá trị công việc quy định tại thỏa thuận giao việc.
Điều 27. Tham gia thực hiện của cộng đồng
Cộng đồng dân cư, tổ, nhóm thợ đủ năng lực tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công mà Nhà nước và Nhân dân cùng làm có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng.
1. Đàm phán giá được áp dụng đối với các gói thầu sau đây:
a) Mua biệt dược gốc sinh phẩm tham chiếu;
b) Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.
a) Gói thầu mua thuốc, vắc xin trong quá trình thử nghiệm, có yêu cầu đặc thù của nhà sản xuất về điều kiện mua, thanh toán, bảo lãnh, bảo đảm và điều kiện khác trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Gói thầu mua thuốc, vắc xin, thiết bị y tế thông qua các tổ chức quốc tế;
c) Gói thầu có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ;
d) Lựa chọn luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước việt nam, cơ quan nhà nước tại cơ quan tài phán nước ngoài hoặc quốc tế;
đ) Gói thầu về đào tạo chuyên sâu cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do cơ sở đào tạo nước ngoài trực tiếp thực hiện tại nước ngoài; mua vé máy bay cho đoàn đi công tác trong nước và quốc tế; gói thầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành đặc thù cho cán bộ, công chức do cần thiết phải mời cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc có chức năng, nhiệm vụ đào tạo chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền giao;
e) Gói thầu thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, bao gồm: tuyên truyền trên báo in, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình và phương tiện thông tin đại chúng khác trong trường hợp cơ quan, đơn vị được giao kinh phí tuyên truyền trực tiếp ký hợp đồng với các cơ quan này để thực hiện; tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt; hợp tác sản xuất phim;
g) Gói thầu sản xuất và lắp đặt sân khấu phục vụ sản xuất chương trình phát sóng gắn liền với ý tưởng thực hiện; thuê địa điểm để tổ chức sản xuất, ghi hình chương trình mang tính nghệ thuật cao;
h) Gói thầu cung cấp dịch vụ in ấn, cung cấp tem, biên lai, niêm phong theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, hải quan; gói thầu mua chó nghiệp vụ, đào tạo chó nghiệp vụ, mua ma túy, chất nổ, mẫu tẩm nguồn hơi ma túy, chất nổ để huấn luyện chó nghiệp vụ;
i) Trường hợp dự án, gói thầu có điều kiện đặc thù về quy trình, thủ tục, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, điều kiện ký kết và thực hiện hợp đồng không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản này, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc bổ sung trường hợp áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
2. Thẩm quyền quyết định lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định lựa chọn nhà thầu quy định tại điểm c khoản 1 điều này;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn nhà thầu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn nhà thầu quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này.
3. Văn bản đề nghị phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt phải nêu rõ lý do không thể đáp ứng điều kiện về lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 và 28 của luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Luật Đấu thầu 2023
- Số hiệu: 22/2023/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 23/06/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 869 đến số 870
- Ngày hiệu lực: 01/01/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật Đấu thầu, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 6. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
- Điều 7. Thông tin về đấu thầu
- Điều 8. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
- Điều 9. Xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 10. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 11. Đấu thầu quốc tế
- Điều 12. Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu
- Điều 13. Đồng tiền dự thầu
- Điều 14. Bảo đảm dự thầu
- Điều 15. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 16. Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
- Điều 17. Hủy thầu
- Điều 18. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 19. Tổ chuyên gia, tổ thẩm định
- Điều 20. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
- Điều 21. Đấu thầu rộng rãi
- Điều 22. Đấu thầu hạn chế
- Điều 23. Chỉ định thầu
- Điều 24. Chào hàng cạnh tranh
- Điều 25. Mua sắm trực tiếp
- Điều 26. Tự thực hiện
- Điều 27. Tham gia thực hiện của cộng đồng
- Điều 28. Đàm phán giá
- Điều 29. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
- Điều 30. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
- Điều 31. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
- Điều 32. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
- Điều 33. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
- Điều 36. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án
- Điều 37. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 38. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 39. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 40. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án
- Điều 41. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm
- Điều 42. Đấu thầu trước
- Điều 43. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu
- Điều 44. Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu
- Điều 45. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Điều 46. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 47. Công bố dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 48. Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 49. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 50. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng
- Điều 51. Yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
- Điều 52. Trách nhiệm của tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
- Điều 53. Mua sắm tập trung
- Điều 54. Thỏa thuận khung
- Điều 55. Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế
- Điều 56. Ưu đãi trong mua thuốc
- Điều 57. Lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
- Điều 58. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp
- Điều 59. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
- Điều 60. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
- Điều 61. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp
- Điều 64. Loại hợp đồng
- Điều 65. Hồ sơ hợp đồng với nhà thầu
- Điều 66. Điều kiện ký kết hợp đồng
- Điều 67. Ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn
- Điều 68. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
- Điều 69. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
- Điều 70. Sửa đổi hợp đồng
- Điều 71. Ký kết hợp đồng và nguyên tắc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 72. Hồ sơ hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 73. Nội dung hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 74. Thời hạn hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 75. Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 76. Sửa đổi hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 77. Trách nhiệm của người có thẩm quyền
- Điều 78. Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Điều 79. Trách nhiệm của bên mời thầu
- Điều 80. Trách nhiệm của tổ chuyên gia
- Điều 81. Trách nhiệm của tổ thẩm định
- Điều 82. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 83. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu
- Điều 84. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu
- Điều 85. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 86. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu
- Điều 87. Xử lý vi phạm
- Điều 88. Xử lý tình huống trong hoạt động đấu thầu
- Điều 89. Giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu
- Điều 90. Điều kiện xem xét, giải quyết kiến nghị
- Điều 91. Quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu
- Điều 92. Quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 93. Thành phần, trách nhiệm và hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị
- Điều 94. Quyền khởi kiện và yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời