Chương 9 Luật Chứng khoán 2019
THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Điều 129. Thanh tra chứng khoán
1. Thanh tra chứng khoán là thanh tra chuyên ngành về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Thanh tra chứng khoán có Chánh thanh tra, các Phó Chánh thanh tra và các Thanh tra viên.
3. Thanh tra chứng khoán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Tài chính, hoạt động theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định của Luật này.
4. Thanh tra chứng khoán có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
d) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu, dữ liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu đó hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, đến làm việc liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra;
b) Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch trên tài khoản của khách hàng đối với các trường hợp có dấu hiệu thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại
c) Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông cung cấp tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, thời gian gọi để xác minh, xử lý hành vi bị nghiêm cấm quy định tại
2. Việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu, giải trình, đến làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt và được thực hiện bằng văn bản, nêu rõ mục đích, căn cứ, nội dung, phạm vi yêu cầu.
3. Các thông tin, tài liệu, dữ liệu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp viễn thông cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được bảo mật theo quy định của pháp luật và chỉ được phép sử dụng cho mục đích thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân liên quan.
4. Trong giám sát, phát hiện, xử lý các vi phạm về chứng khoán mang tính xuyên biên giới có liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp thanh tra, điều tra, xác minh, thu thập và chia sẻ thông tin với cơ quan quản lý thị trường chứng khoán các nước.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu, giải trình, đến làm việc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm phối hợp, gửi thông tin về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp có liên quan, thông tin khác theo đề nghị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
4. Cơ quan thuế có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin của công ty đại chúng về đăng ký thuế, đóng mã số thuế, mở lại mã số thuế, ngừng hoạt động, tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, kết quả xử lý vi phạm pháp luật về thuế, quyết định cưỡng chế nợ thuế, thông tin khác theo đề nghị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin, tài liệu, dữ liệu mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu khi có căn cứ cho rằng việc yêu cầu cung cấp là trái quy định tại
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 03 tỷ đồng.
5. Mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này được áp dụng đối với tổ chức; cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
6. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Chánh Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành chứng khoán có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Điều 133. Giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bị xâm phạm hoặc có tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam thì việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp hoặc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Chủ thể xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, thực hiện các trách nhiệm dân sự khác theo thỏa thuận, theo quy định của Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thẩm quyền, thủ tục để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Luật Chứng khoán 2019
- Số hiệu: 54/2019/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 999 đến số 1000
- Ngày hiệu lực: 01/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật Chứng khoán, các luật có liên quan
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Điều 6. Chính sách phát triển thị trường chứng khoán
- Điều 7. Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán
- Điều 8. Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Điều 9. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Điều 10. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về chứng khoán
- Điều 11. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Điều 13. Mệnh giá chứng khoán
- Điều 14. Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 15. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 16. Đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 17. Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng
- Điều 18. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 19. Bản cáo bạch
- Điều 20. Báo cáo tài chính
- Điều 21. Tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận
- Điều 22. Sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 24. Thông tin trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 25. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 26. Phân phối chứng khoán
- Điều 27. Đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 28. Hủy bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng
- Điều 29. Nghĩa vụ của tổ chức phát hành
- Điều 30. Chào bán chứng khoán riêng lẻ của tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng
- Điều 31. Chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 32. Công ty đại chúng
- Điều 33. Hồ sơ đăng ký công ty đại chúng
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng
- Điều 35. Chào mua công khai
- Điều 36. Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình
- Điều 37. Báo cáo mua lại cổ phiếu, công bố thông tin và thực hiện việc mua lại cổ phiếu
- Điều 38. Hủy tư cách công ty đại chúng
- Điều 39. Hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng
- Điều 40. Nguyên tắc quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng
- Điều 41. Nội dung quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng
- Điều 42. Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán
- Điều 43. Thành lập và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con
- Điều 44. Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
- Điều 45. Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
- Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
- Điều 47. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
- Điều 48. Niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán
- Điều 49. Tạm ngừng, đình chỉ, khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con
- Điều 50. Giao dịch chứng khoán
- Điều 51. Tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Điều 52. Thành lập và hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
- Điều 53. Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
- Điều 54. Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
- Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
- Điều 56. Thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
- Điều 57. Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán
- Điều 58. Hồ sơ đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán
- Điều 59. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán
- Điều 60. Đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán
- Điều 61. Đăng ký chứng khoán
- Điều 62. Lưu ký chứng khoán
- Điều 63. Bừ trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán
- Điều 64. Xác lập, chuyển quyền sở hữu và quyền khác đối với chứng khoán
- Điều 65. Bảo vệ tài sản của khách hàng
- Điều 66. Quỹ hỗ trợ thanh toán
- Điều 67. Quỹ bù trừ
- Điều 68. Tạm ngừng, đình chỉ, khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
- Điều 69. Ngân hàng thanh toán
- Điều 70. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán
- Điều 71. Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh
- Điều 72. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
- Điều 73. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 74. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán
- Điều 75. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 76. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 77. Tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 78. Văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 79. Hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
- Điều 80. Điều lệ công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 81. Nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán
- Điều 82. Tên của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 83. Công bố thông tin hoạt động
- Điều 84. Ngày chính thức hoạt động
- Điều 85. Duy trì các điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán
- Điều 86. Hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 87. Những hoạt động phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận
- Điều 88. Quản lý tài sản của khách hàng
- Điều 89. Nghĩa vụ của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 90. Nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 91. Hạn chế đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 92. An toàn tài chính
- Điều 93. Tổ chức lại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 94. Đình chỉ hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 95. Thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 96. Giải thể, phá sản công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 99. Các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 100. Thành lập và tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 101. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 102. Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 103. Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 104. Giải thể quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 105. Hợp nhất, sáp nhập quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 106. Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 107. Báo cáo về quỹ đầu tư chứng khoán
- Điều 108. Huy động vốn để thành lập quỹ đại chúng
- Điều 109. Ban đại diện quỹ đại chúng
- Điều 110. Hạn chế đối với quỹ đại chúng
- Điều 111. Quỹ mở
- Điều 112. Quỹ đóng
- Điều 113. Thành lập quỹ thành viên
- Điều 118. Đối tượng công bố thông tin
- Điều 119. Nguyên tắc công bố thông tin
- Điều 120. Công bố thông tin của công ty đại chúng
- Điều 121. Công bố thông tin của tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng
- Điều 122. Công bố thông tin của tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp
- Điều 123. Công bố thông tin của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 124. Công bố thông tin về quỹ đại chúng
- Điều 125. Công bố thông tin về công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
- Điều 126. Công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
- Điều 127. Công bố thông tin của cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng
- Điều 128. Công bố thông tin của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ
- Điều 129. Thanh tra chứng khoán
- Điều 130. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Điều 131. Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Điều 132. Xử lý vi phạm
- Điều 133. Giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại