Điều 3 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.
2. Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.
3. Sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 1) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
4. Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
5. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là tổ chức, cá nhân tổ chức và thực hiện việc sản xuất (sau đây gọi là người sản xuất), nhập khẩu (sau đây gọi là người nhập khẩu), xuất khẩu (sau đây gọi là người xuất khẩu), bán hàng, cung cấp dịch vụ (sau đây gọi là người bán hàng).
7. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa là người tiêu dùng, tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan kiểm tra và cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
8. Tổ chức đánh giá sự phù hợp là tổ chức tiến hành hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
9. Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại
10. Thử nghiệm là thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của sản phẩm, hàng hóa theo một quy trình nhất định.
11. Giám định là việc xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm.
12. Chứng nhận là việc đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ với tiêu chuẩn công bố áp dụng (gọi là chứng nhận hợp chuẩn) hoặc với quy chuẩn kỹ thuật (gọi là chứng nhận hợp quy).
13. Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
14. Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam chấp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp do tổ chức đánh giá sự phù hợp của quốc gia, vùng lãnh thổ khác thực hiện.
15. Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi là kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa) là việc cơ quan nhà nước xem xét, đánh giá lại chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ đã được đánh giá chất lượng bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc đã được áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng khác của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
16. Cơ quan có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi là cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa) là cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
17. Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa bao gồm kết quả đánh giá sự phù hợp, tài liệu quảng cáo, giới thiệu tính năng, công dụng, đặc tính, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- Số hiệu: 05/2007/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 21/11/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 27 đến số 28
- Ngày hiệu lực: 01/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng pháp luật
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 6. Chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 7. Giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Quyền của người sản xuất
- Điều 10. Nghĩa vụ của người sản xuất
- Điều 11. Quyền của người nhập khẩu
- Điều 12. Nghĩa vụ của người nhập khẩu
- Điều 13. Quyền của người xuất khẩu
- Điều 14. Nghĩa vụ của người xuất khẩu
- Điều 15. Quyền của người bán hàng
- Điều 16. Nghĩa vụ của người bán hàng
- Điều 19. Quyền của tổ chức đánh giá sự phù hợp
- Điều 20. Nghĩa vụ của tổ chức đánh giá sự phù hợp
- Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nghề nghiệp
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 23. Công bố tiêu chuẩn áp dụng
- Điều 24. Công bố sự phù hợp
- Điều 25. Đánh giá sự phù hợp
- Điều 26. Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp
- Điều 27. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 28. Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường
- Điều 29. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
- Điều 30. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
- Điều 31. Chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy
- Điều 32. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu
- Điều 33. Biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm điều kiện xuất khẩu
- Điều 34. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu
- Điều 35. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
- Điều 36. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
- Điều 37. Chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
- Điều 38. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
- Điều 39. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
- Điều 40. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
- Điều 41. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng và giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 42. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng
- Điều 43. Xử lý kết quả kiểm định
- Điều 44. Lệ phí kiểm định hàng hóa trong quá trình sử dụng
- Điều 45. Phân công trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 46. Quyền hạn của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 47. Nhiệm vụ của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 48. Đoàn kiểm tra
- Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra
- Điều 50. Kiểm soát viên chất lượng
- Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm soát viên chất lượng
- Điều 52. Thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 53. Nhiệm vụ và đối tượng thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 54. Tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 55. Hình thức giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 56. Thời hiệu khiếu nại, khởi kiện tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 57. Kiểm tra, thử nghiệm, giám định để giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 58. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hoặc giám định trong giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 59. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
- Điều 60. Các thiệt hại phải bồi thường do hàng hóa không bảo đảm chất lượng
- Điều 61. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 62. Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại
- Điều 63. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức đánh giá sự phù hợp khi cung cấp kết quả sai
- Điều 64. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 65. Giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa