Mục 1 Chương 2 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH
Điều 9. Quyền của người sản xuất
1. Quyết định và công bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp.
2. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm chất lượng sản phẩm.
3. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trường hợp chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu quản lý nhà nước thì người sản xuất lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
4. Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
6. Khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 10. Nghĩa vụ của người sản xuất
1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại
2. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
3. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.
5. Thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
6. Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng.
7. Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng, người tiêu dùng trả lại.
8. Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
9. Thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. Trong trường hợp phải tiêu huỷ hàng hóa thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa theo quy định của pháp luật.
10. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
11. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
12. Trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy định tại Điều 31; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại
13. Chứng minh kết quả sai và lỗi của tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại
Điều 11. Quyền của người nhập khẩu
1. Quyết định lựa chọn mức chất lượng của hàng hóa do mình nhập khẩu.
2. Yêu cầu người xuất khẩu cung cấp hàng hóa đúng chất lượng đã thoả thuận theo hợp đồng.
3. Lựa chọn tổ chức giám định để giám định chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu.
4. Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho hàng hóa nhập khẩu theo quy định.
5. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng sản phẩm, hàng hóa do mình nhập khẩu.
6. Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
7. Khiếu nại kết luận của kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
8. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 12. Nghĩa vụ của người nhập khẩu
1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại
2. Chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa do mình nhập khẩu.
3. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng hàng hóa.
5. Thông báo điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản hàng hóa theo quy định của pháp luật.
6. Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.
7. Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành hàng hóa cho người bán hàng, người sử dụng.
8. Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng trả lại.
9. Kịp thời ngừng nhập khẩu, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện hàng hóa gây mất an toàn hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
10. Tái xuất hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
11. Tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nhưng không tái xuất được; chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa theo quy định của pháp luật.
12. Thu hồi, xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
13. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
14. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
15. Trả chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 37; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại
Điều 13. Quyền của người xuất khẩu
1. Quyết định lựa chọn mức chất lượng của hàng hóa xuất khẩu.
2. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, giám định, chứng nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
3. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng hàng hóa cho đến thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa đó cho người nhập khẩu.
4. Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho hàng hóa xuất khẩu theo quy định.
5. Yêu cầu người nhập khẩu hàng hóa hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng theo thoả thuận.
6. Khiếu nại quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 14. Nghĩa vụ của người xuất khẩu
1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại
2. Thực hiện các biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không phù hợp theo quy định tại
3. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy định tại Điều 31, chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41 và chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại
Điều 15. Quyền của người bán hàng
1. Quyết định cách thức kiểm tra chất lượng hàng hóa.
2. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, giám định hàng hóa.
3. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng hàng hóa.
4. Được giải quyết tranh chấp theo quy định tại Mục 1 Chương V của Luật này và yêu cầu người sản xuất, người nhập khẩu đã cung cấp hàng hóa bồi thường thiệt hại theo quy định tại
5. Khiếu nại kết luận của kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 16. Nghĩa vụ của người bán hàng
1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định tại
2. Kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa.
3. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hóa trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản.
5. Thông báo cho người mua điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng hàng hóa.
6. Cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa cho người mua.
7. Cung cấp tài liệu, thông tin về hàng hóa bị kiểm tra cho kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
8. Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa cho người mua khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu.
9. Kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hóa gây mất an toàn hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
10. Hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người mua trả lại.
11. Hợp tác với người sản xuất, người nhập khẩu thu hồi, xử lý hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
12. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
13. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
14. Trả chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại
Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- Số hiệu: 05/2007/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 21/11/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 27 đến số 28
- Ngày hiệu lực: 01/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng pháp luật
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 6. Chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 7. Giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Quyền của người sản xuất
- Điều 10. Nghĩa vụ của người sản xuất
- Điều 11. Quyền của người nhập khẩu
- Điều 12. Nghĩa vụ của người nhập khẩu
- Điều 13. Quyền của người xuất khẩu
- Điều 14. Nghĩa vụ của người xuất khẩu
- Điều 15. Quyền của người bán hàng
- Điều 16. Nghĩa vụ của người bán hàng
- Điều 19. Quyền của tổ chức đánh giá sự phù hợp
- Điều 20. Nghĩa vụ của tổ chức đánh giá sự phù hợp
- Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nghề nghiệp
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 23. Công bố tiêu chuẩn áp dụng
- Điều 24. Công bố sự phù hợp
- Điều 25. Đánh giá sự phù hợp
- Điều 26. Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp
- Điều 27. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 28. Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường
- Điều 29. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
- Điều 30. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
- Điều 31. Chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy
- Điều 32. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu
- Điều 33. Biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm điều kiện xuất khẩu
- Điều 34. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu
- Điều 35. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
- Điều 36. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
- Điều 37. Chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
- Điều 38. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
- Điều 39. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
- Điều 40. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
- Điều 41. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng và giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 42. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng
- Điều 43. Xử lý kết quả kiểm định
- Điều 44. Lệ phí kiểm định hàng hóa trong quá trình sử dụng
- Điều 45. Phân công trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 46. Quyền hạn của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 47. Nhiệm vụ của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 48. Đoàn kiểm tra
- Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra
- Điều 50. Kiểm soát viên chất lượng
- Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm soát viên chất lượng
- Điều 52. Thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 53. Nhiệm vụ và đối tượng thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 54. Tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 55. Hình thức giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 56. Thời hiệu khiếu nại, khởi kiện tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 57. Kiểm tra, thử nghiệm, giám định để giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 58. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hoặc giám định trong giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 59. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
- Điều 60. Các thiệt hại phải bồi thường do hàng hóa không bảo đảm chất lượng
- Điều 61. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 62. Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại
- Điều 63. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức đánh giá sự phù hợp khi cung cấp kết quả sai
- Điều 64. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Điều 65. Giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa