Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9423/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 24 tháng 12 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG NĂM 2022
Phần I
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2021
I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ
- Kế hoạch số 908/KH-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh về về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025.
- Kế hoạch số 3534/KH-UBND ngày 31/5/2021 của UBND tỉnh về về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2021.
- Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng phiên bản 2.0.
- Kế hoạch số 5264/KH-UBND ngày 15/6/2020 của UBND tỉnh về phát triển doanh nghiệp số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.
- Kế hoạch số 4535/KH-UBND ngày 19/5/2020 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án lưu trữ điện tử của các cơ quan nhà nước tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025.
- Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 10/8/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT
- Hạ tầng CNTT các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã cơ bản đảm bảo việc quản lý và điều hành qua môi trường mạng (100% cơ quan có đủ trang thiết bị làm việc và hệ thống mạng LAN kết nối mạng Internet cáp quang tốc độ cao).
- Hệ thống mạng CAMPUS Trung tâm hành chính tỉnh: 54 đơn vị (18 đơn vị cấp sở, 36 đơn vị trực thuộc cấp sở) hoạt động trong Khu hành chính tập trung, với trên 1.700 người dùng, 54 máy chủ tập trung, 37 đường kết nối Internet FTTH, hoạt động ổn định, đảm bảo hoạt động liên tục, an toàn, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của tất cả các cơ quan, đơn vị.
- Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối đến các sở, ngành cấp tỉnh, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Mạng truyền dẫn cáp quang đến 100% trung tâm tỉnh, huyện, xã. Mạng di động phủ sóng 100% địa bàn tỉnh, dịch vụ điện thoại cố định và internet tốc độ cao phát triển đến tất cả các xã và đã thay thế hệ thống cáp đồng.
III. CÁC HỆ THỐNG NỀN TẢNG
- Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP-Local Government Service Platform) của tỉnh đã kết nối với Trục kết nối NGSP của Bộ Thông tin và Truyền thông, đã hoàn thiện kết nối 08/13 cơ sở dữ liệu (CSDL), Hệ thống thông tin gồm: CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); CSDL quốc gia về bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội Việt Nam); CSDL quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp); hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến (Bộ Tư pháp); hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (Bộ Tư pháp); hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (Bộ Tài chính); hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông); hệ thống phục vụ dịch vụ công của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; đã kết nối CSDL quốc gia về dân cư phục vụ xử lý thủ tục hành chính.
- Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh hoạt động ổn định đáp ứng duy trì vận hành Hệ thống Cổng Thông tin điện tử, Thư điện tử công vụ, và các ứng chuyên ngành khác..., đảm bảo an toàn bảo mật phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của tất cả các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
- Trung tâm điều hành thông minh thành phố Đà Lạt (IOC) đi vào vận hành tích hợp dữ liệu và đồng bộ các hệ thống sẵn có của thành phố; đã cung cấp các công cụ, phương thức điều hành, cách thức xử lý tối ưu các vấn đề phát sinh trên các lĩnh vực thuộc quyền giải quyết của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố Đà Lạt. Góp phần xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại; bước đầu hình thành các tiện ích, tương tác giữa chính quyền với nhân dân tạo kênh kết nối người dân, chính quyền, nâng cao vai trò giám sát và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
IV. PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU
- Triển khai các CSDL quốc gia theo lộ trình của Chính phủ như: CSDL quốc gia về dân cư, bảo hiểm, đất đai, tài chính, quản lý thuế, kho bạc, hải quan, ...
- Hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành ngày càng được hoàn thiện đã mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Nhiều hệ thống thông tin. CSDL đã kết nối, tích hợp lên cổng kết nối liên thông như liên thông về bảo hiểm xã hội, thông báo khuyến mãi, Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia PayGov, ... giúp giảm thiểu thành phần hồ sơ công dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính, đảm bảo cơ chế một cửa trong xử lý thủ tục hành chính.
- Hiện trạng phát triển dữ liệu theo nhóm dịch vụ đô thị thông minh: Các ứng dụng đã triển khai: Cổng thông tin công bố quy hoạch thành phố Đà Lạt tại địa chỉ http://quy hoạch.dalat gồm 12 phường và 4 xã thuộc thành phố Đà Lạt; hệ thống phần mềm “Đà Lạt Trực tuyến - iGov Connect”- Kết nối Người dân, Chính quyền; phần mềm quản lý thủ tục cấp phép vực xây dựng và quản lý đô thị; Cổng thông tin du lịch (http://dalat.vn) và phần mềm ứng dụng (Dalat City), DalatFowerCity; hệ thống quản lý khách lưu trú; hệ thống quản lý trường học - VNPT School, sổ liên lạc điện tử, quản lý thi nghề phổ thông, quản lý văn bằng chứng chỉ; ứng dụng trên thiết bị di động cho khối phụ huynh học sinh; hệ thống học tập trực tuyến (Elearning); phần mềm quản lý bệnh viện và khám chữa bệnh; xây dựng y bạ điện tử hướng đến hồ sơ sức khỏe cho người dân thành phố; phần mềm quản lý y tế cơ sở; hệ thống quản lý bệnh viện VNPT-His; Ứng dụng kê khai bảo hiểm xã hội và khai báo thuế qua cổng I-VAN của Tập đoàn VNPT; ứng dụng công nghệ thông minh IoT vào quản lý sản xuất rau, hoa (thành phố Đà Lạt có 02 mô hình);....
V. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH VỤ
1. Hiện trạng ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước
a) Hệ thống quản lý văn bản điều hành và trục kết nối liên thông văn bản điện tử
- 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp xã đã được triển khai thống nhất hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc. Tất cả các hệ thống này đã kết nối liên thông gửi nhận văn bản điện tử đảm bảo thông suốt từ cấp tỉnh tới cấp xã theo trục kết nối liên thông của tỉnh, đã kết nối cho 1.353 cơ quan, đơn vị phát huy hiệu quả việc liên thông gửi, nhận văn bản điện tử 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) tại các cơ quan đơn vị hành chính nhà nước.
- Thống kê gửi, nhận văn bản điện tử từ 01/01/2021 đến 31/10/2021: Tổng số văn bản gửi, nhận qua trục kết nối liên thông văn bản điện tử có 1.709.967 văn bản (văn bản đi: 285.961, văn bản nhận: 1.424.006). Tỷ lệ gửi nhận văn bản điện tử trên trục liên thông văn bản quốc gia của tỉnh đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 38.720 văn bản trong đó văn bản đi 21.767 văn bản, nhận 16.953 văn bản.
b) Hệ thống thông tin báo cáo
- Hệ thống thông tin báo cáo đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ báo cáo và ứng dụng CNTT được quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 /01/2019 của Chính phủ, bao gồm: 25 chế độ báo cáo định kỳ phục vụ mục tiêu quản lý trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; kết nối 05 chế độ báo cáo của trung ương và kết nối 05 chỉ tiêu kinh tế xã hội với hệ thống báo cáo của Chính phủ. Hệ thống báo cáo của tỉnh được triển khai cho 100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã và một số doanh nghiệp, tổ chức.
- Hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy (Gọi tắt hệ thống thông tin tổng hợp) có địa chỉ https://thongtintonghop.lamdong.dcs.vn/, được triển khai dựa vào sử dụng trong các cơ quan nhà nước với 37 cơ quan, đơn vị thuộc khối Chính quyền (26 đơn vị) cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh (6 đơn vị), cơ quan khác (5 đơn vị).
c) Hệ thống phục vụ hội nghị truyền hình trực tuyến sử dụng đường truyền cáp quang đã triển khai lắp đặt tại 41 điểm câu trên địa bàn tỉnh đảm bảo điều kiện kỹ thuật cho tất cả các cuộc họp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh với các đơn vị trong tỉnh.
2. Hiện trạng hoạt động ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
a) Hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến
- 100% các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện và UBND cấp xã được trang bị hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: https://dichvucong.lamdong.gov.vn . Bộ thủ tục hành chính và quy trình xử lý hồ sơ thủ tục hành chính thường xuyên được cập nhật trên hệ thống khi có thay đổi.
- Kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia: Triển khai Đề án công dịch vụ công quốc gia của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019, hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã được nâng cấp, bổ sung nhiều tính năng mới để tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia, dùng chung cơ chế xác thực với Cổng dịch vụ công quốc gia; sinh mã hồ sơ thủ tục hành chính theo đúng quy định tại Điều 19 Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ. Đồng bộ hồ sơ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia; tích hợp nền tảng thanh toán trực tuyến với Cổng dịch vụ công quốc gia; triển khai máy chủ chủ bảo mật dùng riêng để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống; tích hợp 168 dịch vụ công trực tuyến của tỉnh trên công dịch vụ công quốc gia (trong đó có 88 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 80 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).
- Cổng thông tin điện tử của tỉnh (https://www.lamdong.gov.vn/) hoạt động hiệu quả, triển khai đồng bộ cho khối Đảng và chính quyền. Tích hợp triển khai liên thông với 64 trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện, tuyên truyền kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành đến cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; phản ánh kịp thời các sự kiện kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên cập nhật toàn bộ thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa vào CSDL trên cổng và liên kết đến toàn bộ trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương.
b) Cổng dịch vụ công
- Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh được xây dựng tập trung, thống nhất cho 20/20 sở, ngành, 12/12 huyện, thành phố và 142/142 đơn vị cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh, hệ thống đã liên thông 3 cấp từ cấp xã lên cấp huyện, cấp tỉnh, Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: https://dichvucong.lamdong.gov.vn đáp ứng đầy đủ các chức năng và yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
- Đã tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các sở, ngành, địa phương và các đơn vị trực thuộc lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, cập nhật kịp thời các thủ tục hành chính, các dịch vụ công trực tuyến lên cổng dịch vụ công của tỉnh. Đã tích hợp phần công khai tiến độ giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (http://www.chinhphu.vn/ mục công khai tiến độ giải quyết hồ sơ của Bộ, ngành, địa phương).
- Đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện kết nối các hệ thống phần mềm một cửa do Bộ, ngành triển khai lên hệ thống một cửa của tỉnh gồm: Hệ thống thông tin quản lý Hộ tịch, đăng ký kinh doanh, cấp phiếu lý lịch tư pháp, CSDL hộ gia đình tham gia bảo hiểm, VNPOST,...
- Ngành thuế đang triển khai kết nối thông tin với các đơn vị, ngành đáp ứng một số dịch vụ công trực tuyến: Kết nối thông tin với cơ quan kế hoạch và đầu tư đáp ứng việc đăng ký thuế (cấp mã số thuế); kết nối thông tin với cơ quan bảo hiểm xã hội; tài chính; kho bạc nhà nước; công an giao thông; cổng dịch vụ công quốc gia, ...
c) Đô thị thông minh
Trung tâm điều hành thông minh thành phố Đà Lạt hoạt động cung cấp thông tin toàn diện các hoạt động trên địa bàn thành phố, đã được tích hợp với các hệ thống thông tin ở nhiều lĩnh vực, đảm bảo tính chân thực, chính xác, minh bạch, trong đó có nhiều hệ thống đang cung cấp dữ liệu thời gian thực tại trung tâm, giám sát và điều hành chỉ tiêu báo cáo, thống kê; hiệu quả hoạt động của chính quyền và độ hài lòng của người dân; an ninh trật tự công cộng; giao thông; các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, quản lý sử dụng đất đai; tương tác, giao tiếp phục vụ công dân; đã tích hợp kết nối hiển thị các ứng dụng trên thiết bị di động tại trung tâm giám sát trong gồm: Đà Lạt trực tuyến, quy hoạch Đà Lạt, giáo dục, du lịch, việc làm Lâm Đồng,.. đã tích hợp hệ thống camera tầm cao và camera giám sát giao thông ứng dụng trí tuệ nhân tạo tích hợp vào trung tâm IOC với các chức năng nhận diện biển số xe, khuôn mặt, vẽ tuyến đường di chuyển của phương tiện khi có yêu cầu hoặc phục vụ công tác chuyên môn của công an giao thông thành phố.
Ứng dụng “Đà Lạt Trực tuyến - iGov Connect - Kết nối Người dân, Chính quyền” được triển khai và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 26/11/2020, đến nay đã tiếp nhận 2.719 phản ánh của công dân trên 09 lĩnh vực đã được các đơn vị liên quan xử lý.
Cổng thông tin công bố quy hoạch thành phố Đà Lạt tại địa chỉ http://quy hoạch.dalat.vn và phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động “Thông tin quy hoạch Đà Lạt” đã có dữ liệu 16 phường, xã. Công bố thông tin dữ liệu các lĩnh vực như: quy hoạch đất đai, quy hoạch kiến trúc xây dựng, dữ liệu lớp giao thông, thông tin giá đất... trên nền tảng GIS. Ngoài ra còn cung cấp các thông tin liên quan đến các dự án về chỉnh trang đô thị như: xây dựng các khu chung cư mới, quy hoạch các đô thị, di dời nhà ở, tái kiến thiết các khu vực.... Đến nay đã số hóa dữ liệu: 116.848 thửa đất cho 12 phường và 4 xã; số hóa dữ liệu quy hoạch cho 17 phân khu và quy hoạch chi tiết trên địa bàn thành phố Đà Lạt; số hóa dữ liệu giao thông: 207 đường, 577 cung đường và 625 hẻm.
Cổng thông tin du lịch http://dalat.vn và phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động Dalat Flower City, ngoài việc sử dụng các tiện ích của ứng dụng, khách du lịch có thể liên hệ với các cơ quan chức năng qua số điện thoại đường dây nóng 19001067 để được hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh khi du lịch tại Đà Lạt - Lâm Đồng.
Hệ thống phần mềm Quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, tại địa chỉ https://quanlyluutru.lamdong.gov.vn được đăng ký trên 1.385 khách sạn và cơ sở lưu trú, 772 nhà hàng và địa điểm ẩm thực, 103 địa điểm du lịch, 75 địa điểm mua sắm, 489 điểm giải trí và 523 địa điểm tiện ích công cộng trên TP. Đà Lạt (danh bạ công an, ATM, cây xăng, bệnh viện, nhà thuộc, nhà xe, bãi đỗ xe...);
Cổng thông tin điện tử giáo dục hỗ trợ điều hành tác nghiệp trên thiết bị di động giúp các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh có thể phân tích chất lượng giáo dục, phân tích tổng hợp dữ liệu thống phục vụ chỉ đạo, điều hành một cách nhanh chóng ...Ngoài ra đây còn là kênh tương tác, giao tiếp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, cung cấp thông tin học tập của học sinh.
VI. NGUỒN NHÂN LỰC
1. Hiện trạng về việc bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ phát triển Chính phủ số/chính quyền số
Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng (Quyết định số 318/QĐ-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh) do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó Trưởng ban, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông làm ủy viên thường trực và lãnh đạo các sở, ban, ngành. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực Tổ giúp việc về kỹ thuật cho Ban chỉ đạo 35 phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhiều biện pháp hiệu quả ngăn chặn các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội facebook và blog có các bài viết chống phá Đảng, Nhà nước. Kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những trường hợp sử dụng Internet với mục đích xấu, sai quy định.
100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện có cán bộ phụ trách về CNTT. Toàn tỉnh Lâm Đồng có 135 cán bộ, công chức (CBCC) về CNTT, trong đó có 07 CBCC có trình độ thạc sỹ, 120 CBCC trình độ đại học, 08 CBCC có trình độ trung cấp và cao đẳng. Đây cũng chính là lực lượng chính triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin tại các đơn vị.
Tỉnh đã thành lập đội ứng cứu sự cố mạng máy tính, về nhân lực ngoài thành viên đội úng cứu sự cố của tỉnh còn huy động thêm đội ngũ các bộ CNTT tại các Sở ban ngành, UBND các huyện, thành phố; ngoài ra ở cấp huyện: Phòng Văn hóa - Thông tin làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về CNTT ở địa phương cùng tham gia trong công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin tại đơn vị; Bên cạnh đó Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp CNTT, Viễn thông đóng trên địa bàn tỉnh, các trường cao đẳng Đại học đóng trên địa bàn tỉnh cùng phối hợp xử lý các sự cố về an ninh mạng khi cần thiết.
VII. AN TOÀN THÔNG TIN
1. Triển khai Trung tâm giám sát, điều hành, an toàn, an ninh mạng (SOC): Hiện nay tỉnh đang triển khai Xây dựng Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng tập trung và Đô Thị thông minh tỉnh Lâm Đồng, gồm đầu tư hạ tầng thiết bị ban đầu và thuê dịch vụ duy trì giám sát hàng năm, cơ bản đáp ứng tối thiểu các yêu cầu về an toàn theo hướng dẫn triển khai hoạt động giám sát an toàn thông tin trong cơ quan, tổ chức nhà nước số 2973/BTTTT-CATTT ngày 04/09/2019 và Công văn số 235/CATTT - ATHTTT ngày 08/4/ 2020 của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông về mô hình giám sát an toàn thông tin cho cấp tỉnh.
- Đã kết nối, chia sẻ thông tin giám sát an toàn thông, hệ thống BKAV ENPOINT tỉnh Lâm Đồng với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia; phối hợp với Công ty An ninh mạng Viettel triển khai hoàn thành kết nối giải pháp NSM (Network Security Monitoring) lên trung tâm giám sát an toàn thông tin. Đến tháng 9/2021, toàn tỉnh Lâm Đồng có 3.714 cài đặt phần mềm diệt virus máy tính, 100% máy tính được kết nối tới Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin, tình hình tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập về an toàn thông tin mạng
Chuyên trang về tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin tỉnh Lâm Đồng trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh tại địa chỉ https://attl.lamdong.gov.vn. Thường xuyên cập nhật thông tin hoạt động, kịp thời cập nhật các văn bản cảnh báo, quy chế, chính sách đảm bảo an toàn thông tin lên trang.
Trong năm 2021 phối hợp Trung tâm VNCERT triển khai 04 đợt diễn tập ứng cứu sự cố máy tính. Ký kết Chương trình hợp tác với Trung tâm Internet Việt Nam triển khai các nhiệm vụ về an toàn an ninh thông tin như: Quản lý nhà nước về đăng ký tên miền, địa chỉ IP; quy định về cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn các trang thông tin điện tử hoạt động trái với quy định pháp luật...
Ban chỉ đạo 35 ngành thông tin truyền thông, đội ứng cứu sự cố mạng máy tính của tỉnh kịp thời hỗ trợ các cơ quan, đơn vị của tỉnh ứng phó trước các sự cố máy tính, mạng máy tính và nguy cơ tấn công từ bên ngoài qua mạng Internet. Kịp thời có giải pháp ngăn chặn các thông tin có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước trên các phương tiện thông tin, báo chí, và trên môi trường mạng, kiên quyết xử lý những trường hợp sử dụng Internet với mục đích xấu, sai quy định.
3.Tình hình xây dựng và triển khai các quy định, kế hoạch về ứng phó sự cố; các hoạt động của đội ứng cứu sự cố, việc tham gia hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia
Tỉnh Lâm Đồng đã thành lập đội ứng cứu sự cố mạng. Khi có cảnh báo an toàn thông tin từ Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm VNCERT, đội ứng cứu sự cố mạng máy tính của tỉnh đã nhanh chóng hướng dẫn, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức phòng ngừa và khắc phục các sự cố an toàn thông tin.
Hệ thống phòng chống thư rác cho hệ thống thư điện tử công vụ quá trình theo dõi, phát hiện, đã ngăn chặn kịp thời nhiều thư rác phát tán vào hệ thống, trong đó đã kịp thời ngăn chặn thư rác, thư có nội dung chứa virus, phần mềm, mã độc hại; các sở, ban, ngành chủ yếu sử dụng phần mềm TMG của Microsoft làm tường lửa cho hệ thống và phần mềm diệt Virus Trend Micro, Virus BKAV,... nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu, thông tin.
Tỉnh đã triển khai Ipv6 và IPv4 dual stack cho hệ thống email công vụ của tỉnh và đã tiến hành gắn chứng nhận IPv6 ready logo. Triển khai nền tảng IPv6 cho hệ thống trục liên thông của tỉnh giữa khối Đảng và khối chính quyền. Triển khai mạng thực tế IPv6 và DNSSEC (đây là công nghệ an toàn mở rộng cho Hệ thống DNS) theo đề án và kế hoạch hành động quốc gia làm nền tảng phát triển chính quyền điện tử, các dịch vụ hành chính công trực tuyến, tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh cho các website của các cơ quan nhà nước và sự phát triển bền vững của Internet. Bên cạnh đó đã xây dựng được hạ tầng của trung tâm tích hợp dữ liệu có thể đảm đương được nhiệm vụ như một ISP thu nhỏ với việc cấp phát IPv4 và IPv6, tên miền, hosting...Việc sử dụng số hiệu mạng và vùng địa chỉ IP độc lập do VNNIC cấp, kết nối đa hướng, độc lập với các nhà cung cấp dịch vụ, đảm bảo an toàn, dự phòng các hướng kết nối Internet qua các ISP một cách tự động...
Triển khai chứng thư số: Đã cấp 2.345 thiết bị lưu chứng thư số khối Đảng và chính quyền, trong đó có 100% chứng thư số cá nhân cho lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trưởng, phó các Ban thuộc Tỉnh uy, giám đốc, các phó giám đốc các sở, ban, ngành, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, chủ tịch, các phó chủ tịch UBND cấp huyện; kế toán các đơn vị khối Đảng, chính quyền.
4. Tình hình thực thi bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
- Hiện nay tỉnh đang triển khai Xây dựng Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng tập trung và Đô Thị thông minh tỉnh Lâm Đồng, gồm đầu tư hạ tầng thiết bị ban đầu và thuê dịch vụ duy trì giám sát hàng năm.
- Đã và đang triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp, kết nối, chia sẻ thông tin giám sát an toàn thông với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia.
- Đã cập nhật bổ sung danh sách các địa chỉ IP Public của các hệ thống thông tin trong cơ quan, tổ chức nhà nước tỉnh Lâm Đồng gửi Cục an toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cập nhật vào vào danh sách giám sát của Cục an toàn thông tin.
5. Tình hình kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật: Đã xác định an toàn thông tin cho 8/31 hệ thống dùng chung của tỉnh, đạt cấp độ 3 gồm: hệ thống thư điện tử công vụ, trang thông tin điện tử, Hệ thống mạng Campus... tổ chức giám sát, kiểm tra hệ thống máy chủ cài đặt mail, Cổng thông tin điện tử Hệ thống mạng tại Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh và các Hệ thống thông tin chuyên ngành khác.
6. Tỷ lệ thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ; số lượng thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ:
100% máy tính trên địa bàn tỉnh được cài đặt phần mềm phòng, chống Virus đảm bảo an toàn dữ liệu, thông tin. Trong đó Phần mềm phòng chống mã độc (BKAV ENPOINT) đã triển khai tập trung từ cấp tỉnh xuống cấp xã;
Hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu, phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của tất cả các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, bảo đảm an ninh thông tin. Trung tâm datacenter tỉnh Lâm Đồng, Hệ thống mạng Campus tại Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATTT theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế như: TCVN 11930:2017, ISO/IEC 27001....
Hệ thống phòng chống thư rác (SPAM) cho hệ thống thư điện tử công vụ quá trình theo dõi, phát hiện, đã ngăn chặn kịp thời nhiều thư rác (SPAM) phát tán vào hệ thống, trong đó đã kịp thời ngăn chặn thư rác, thư có nội dung chứa virus, phần mềm, mã độc hại;
7. Tình hình lây nhiễm và xử lý, bóc gỡ mã độc: Đã kết nối, chia sẻ thông tin giám sát an toàn thống, hệ thống BKAV ENPOINT tỉnh Lâm Đồng với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia; phối hợp với Công ty An ninh mạng Viettel triển khai hoàn thành kết nối giải pháp NSM (Network Security Monitoring) lên trung tâm giám sát an toàn thông tin. Đến tháng 9/2021, toàn tỉnh Lâm Đồng có 3.714 cài đặt phần mềm diệt virus máy tính, 100% máy tính được kết nối tới Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
8. Số liệu ghi nhận về tấn công mạng, ứng cứu, khắc phục sự cố: Phát hiện và xử lý 12 tài khoản lộ lọt thông tin thuộc các hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh, có 33 mẫu virus thường xuyên gặp phải. Hệ thống mạng Campus tại Trung tâm hành chính tỉnh đã phát hiện và xử lý 405.912 thư rác; đến nay, Đội ứng cứu sự cố tỉnh đã phối hợp, hỗ trợ xử lý các tài khoản bị lộ lọt thông tin, các máy tính bị nhiễm mã độc được xử lý triệt để, không còn tình trạng máy tính bị nhiễm.
VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN: Phụ lục 01, 02 kèm theo.
Phần II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
- Luật Công nghệ thông tin;
- Luật An toàn thông tin mạng;
- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;
- Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp, bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
- Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia;
- Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 25/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố mạng trên toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến 2025;
- Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến 2025”;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
- Quyết định số 1907/QĐ- TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025”;
- Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025 ”;
- Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”;
- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại;
- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam;
- Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0; Kiến trúc Chính phủ điện tử/Kiến trúc Chính quyền điện tử của bộ/tỉnh;
- Kế hoạch số 908/KH-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh về về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025.
- Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng phiên bản 2.0.
- Kế hoạch số 5264/KH-UBND ngày 15/6/2020 của UBND tỉnh về phát triển doanh nghiệp số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.
- Kế hoạch số 4535/KH-UBND ngày 19/5/2020 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án lưu trữ điện tử của các cơ quan nhà nước tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025.
- Quyết định số 1365/QĐ-UBND ngày 05/7/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh”.
- Quyết định 2260/QĐ-UBND ngày 08/9/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
II. MỤC TIÊU
1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Tiếp tục triển khai, hoàn thiện: Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh; hệ thống phòng họp trực tuyến của tỉnh; hệ thống thông tin báo cáo; mạng truyền số liệu chuyên dụng; phòng họp không giấy tờ; ...
- Duy trì đảm bảo hạ tầng, thiết bị công nghệ thống (máy tính làm việc, mạng Lan, thiết bị tin học...). Duy trì hoạt động ổn định các ứng dụng CNTT phục công tác quản lý, điều hành trong cơ quan Nhà nước.
- 90% hồ sơ công việc tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).
2. Phát triển hạ tầng, nền tảng: Tỷ lệ người dùng Internet: 73%; tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh trên người sử dụng điện thoại di động: 92%; tỷ lệ thuê bao cáp quang băng rộng cố định: 75%; tỷ lệ danh tính số: 30%.
3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- 50% các dịch vụ công cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 và mức độ 4 có phát sinh hồ sơ và 30% hồ sơ trực tuyến phát sinh.
- Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt 25 %.
- Tỷ lệ thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia đạt 50 %.
- 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
4. Bảo đảm an toàn thông tin
- Tối thiểu 70% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ.
- Tối thiểu 90% thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ.
- 100% người đứng đầu của các đơn vị, tổ chức nhà nước (trực thuộc cơ quan) được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan (bao gồm cả các đơn vị, tổ chức nhà nước trực thuộc) được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin; được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin.
- 100% trường phổ thông và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em được tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn.
- Hoàn thiện trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng. Chia sẻ, kết nối đồng bộ với hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia.
III. NHIỆM VỤ
1. Hoàn thiện quy chế, quy định pháp lý
- Duy trì Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh phiên bản 2.0.
- Xây dựng quy trình vận hành các hệ thống của tỉnh đảm bảo về an toàn, an ninh thông tin.
- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số, Internet và không gian mạng. Ưu tiên bố trí ngân sách và huy động các nguồn khác để thực hiện thành công các nhiệm vụ chuyển đổi số theo định hướng, kế hoạch của tỉnh.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng về chuyển đổi số.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao tham gia vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh.
- Xây dựng cơ chế, chính sách của tỉnh để hỗ trợ, thúc đẩy phát các doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thu hút các doanh nghiệp số đầu tư vào tỉnh.
2. Phát triển hạ tầng số
- Phát triển hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng chất lượng cao theo hướng thuê dịch vụ từ các doanh nghiệp viễn thông.
- Phát triển, hoàn thiện hệ thống họp trực tuyến trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư trang thiết bị CNTT, các phương tiện khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động, vận hành của Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh.
- Nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các cấp, các ngành.
- Xây dựng hạ tầng Kho lưu trữ số tập trung; Trang bị hạ tầng đảm bảo an toàn an ninh thông tin mạng máy tính.
- Duy trì, đầu tư nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu tính và hệ thống giám sát, cảnh báo sớm nguy cơ, điều phối ứng cứu sự cố mất an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng số, nền tảng số tăng cường công tác bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin.
- Xây dựng, phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; trong đó, tập trung phát triển hạ tầng viễn thông, trạm thu phát sóng thông tin di động, cáp quang băng thông rộng, chất lượng cao đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Phát triển hạ tầng mạng di động 5G, nâng cấp mạng di động 4G, triển khai các giải pháp để phổ cập điện thoại di động thông minh trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên phát triển hạ tầng băng thông rộng tại các khu công nghiệp, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, bảo đảm sự kết nối, liên thông toàn tỉnh.
3. Phát triển các nền tảng, hệ thống
- Hoàn thiện, nâng cấp nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) để kết nối toàn bộ các ứng dụng của tỉnh với nhau, kết nối với các ứng dụng quốc gia, ứng dụng của bộ, ngành khác thông qua NGSP.
- Nâng cấp và duy trì hoạt động của các hệ thống nền tảng: Hệ thống một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến; hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc; Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử; Hệ thống mail công vụ tỉnh; Hệ thống thông tin báo cáo; các nền tảng ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước;... Cập nhật theo các tiêu chuẩn, đánh giá của Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan Trung ương khác.
- Triển khai nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử trên địa bàn tỉnh bảo đảm thiết thực, hiệu quả để phục vụ giao dịch điện tử giữa người dân với cơ quan nhà nước và các giao dịch điện tử dân sự khác một cách dễ dàng, tiện lợi.
- Hoàn thiện nền tảng thanh toán trực tuyến, mở rộng, đa dạng đối tác, hình thức thanh toán và nhân rộng các dịch vụ sự nghiệp công, giao dịch dân sự.
- Tiếp tục phát triển duy trì hoạt động Trung tâm điều hành thông minh thành phố Đà Lạt.
4. Phát triển dữ liệu
- Thực hiện tiếp nhận, kế thừa, sử dụng các CSDL được Trung ương đầu tư, xây dựng: CSDL dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm ...
- Chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống mã định danh, số hóa dữ liệu để tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước. Chuyển đổi số trên các lĩnh vực ưu tiên.
- Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung toàn tỉnh phục vụ khai thác, xử lý, phân tích, hỗ trợ ra quyết định. Phát triển dữ liệu số tạo nền tảng cho triển khai Chính quyền số, bảo đảm cung cấp dữ liệu số cho các dịch vụ công trực tuyến, chia sẻ dữ liệu thông suốt giữa các cơ quan nhà nước.
- Xây dựng, chuẩn hóa các CSDL nền, chuyên ngành và quản lý nhà nước.
5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ
- Nâng cấp, nâng cao hiệu quả các ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động các cơ quan nhà nước đảm bảo cho công tác chỉ đạo, điều hành, kết nối chia sẻ dữ liệu các cấp. Tối ưu các giải pháp để tăng cường khả năng kết nối, liên thông các Hệ thống thông tin trên quy mô rộng; tăng cường tiện ích cho cơ quan quản lý, cơ quan chức năng.
- Phát triển các tiện ích của thành phố thông minh. Phát triển các hệ thống ứng dụng CNTT thuận lợi trên thiết bị di động thông minh để hỗ trợ phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật ... đến người dân. Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp cùng tham gia góp ý, giám sát và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ chính quyền điện tử, thành phố thông minh.
6. Bảo đảm an toàn thông tin
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
- Duy trì và phát triển hoạt động bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp. Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin. Hoàn thành xác định cấp độ và tổ chức triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thiện Trung tâm giám sát an toàn, an ninh tập trung và đô thị thông minh tỉnh Lâm Đồng.
- Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết bị và thuê dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên các Hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, hệ thống trung tâm dữ liệu và thiết bị đầu cuối.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin đối với các đơn vị, tổ chức trực thuộc cơ quan theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP và Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 23/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
- Triển khai nội dung về đào tạo hoặc cử nhân sự chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin/CNTT tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin; tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân.
- Triển khai Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”.
- Giám sát, phát hiện và công bố hành vi vi phạm quy định pháp luật của Việt Nam trên các nền tảng số thuộc phạm vi quản lý; giám sát, phát hiện và xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng thuộc phạm vi quản lý.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp, tổ chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện rà soát, đánh giá, có biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn thông tin đối với các Hệ thống hạ tầng thông tin, hệ thống điều khiển công nghiệp và các Hệ thống thông tin quan trọng khác do doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành.
7. Phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường hoạt động của Đội ứng cứu sự cố máy tính của tỉnh. Nâng cao năng lực đội ngũ chuyên trách về an toàn an ninh thông tin. Đảm bảo mỗi cơ quan, đơn vị sẽ có tối thiểu một cán bộ chuyên trách về CNTT để tổ chức việc triển khai, vận hành, khai thác, ứng dụng các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Triển khai các chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cơ quan, giám đốc điều hành các doanh nghiệp. Xây dựng mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên trong các cơ quan, đơn vị trở thành một công dân số, làm hình mẫu, hướng dẫn và lan tỏa trong cộng đồng, xã hội.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ phù hợp cho cán bộ, đặc biệt là nguồn nhân lực CNTT, nguồn nhân lực về an toàn thông tin chất lượng cao.
- Chủ động liên kết với các viện, trường, trung tâm nghiên cứu và các đối tác trong và ngoài tỉnh để đào tạo, thu hút các chuyên gia công nghệ số, nhân lực CNTT chất lượng cao đến đầu tư, sinh sống và làm việc tại tỉnh. Trong đó, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực CNTT với các chuyên ngành trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, điện toán đám mây, Internet vạn vật, thực tế ảo/thực tế tăng cường, chuỗi khối.
- Bổ sung nội dung đào tạo kỹ năng số phù hợp trong các cấp học phổ thông, đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo nghề để trang bị cho học sinh, sinh viên kỹ năng thích nghi, sẵn sàng cho môi trường số.
IV. GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp
- Phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền về Chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp và người dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các khóa đào tạo về chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, xây dựng và phát triển đô thị thông minh. Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp cùng tham gia góp ý, giám sát và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ chính quyền điện tử, thành phố thông minh.
2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp
- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cao năng lực mạng lưới viễn thông của tỉnh, bổ sung dịch vụ, nâng cao chất lượng đường truyền nhằm đảm bảo yêu cầu khai thác, sử dụng dịch vụ CNTT của các cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Doanh nghiệp bưu chính đẩy mạnh thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; triển khai mã bưu chính Vpostcode; tham gia tích cực phát triển thương mại điện tử của tỉnh.
- Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thu hút các doanh nghiệp số đầu tư vào tỉnh.
3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ
- Nghiên cứu, đề xuất, triển khai chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm CNTT phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, thành phố thông minh dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng công nghệ mới: trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain), internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (big data), ...
- Nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ mới, phần mềm nguồn mở, công nghệ mở, ... Nghiên cứu học tập kinh nghiệm các tỉnh, thành phố đi đầu trong chuyển đổi số xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, thành phố thông minh.
4. Thu hút nguồn lực CNTT
- Chuẩn hóa kiến thức cho cán bộ chuyên trách CNTT các cơ quan nhà nước theo Khung chương trình bồi dưỡng về ứng dụng CNTT và an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách về CNTT do Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn. Tăng cường phối hợp với các tập đoàn CNTT lớn đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nâng cao, chuyên sâu về CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để huy động nguồn lực (doanh nghiệp đầu tư, nhà nước thuê dịch vụ, hợp tác công tư, ...) để triển khai xây dựng chính quyền số và đô thị thông minh. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ triển khai, phát triển chính quyền số, đô thị thông minh.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế
- Tham quan, học tập, kinh nghiệm các nước, các tỉnh phát triển mạnh mẽ về chuyển đổi số, thành phố thông minh.
- Áp dụng tiến tới làm chủ các công nghệ số tiên tiến trong việc xây dựng các sản phẩm CNTT, điện tử - viễn thông quan trọng phục vụ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số và các xu hướng phát triển thông minh trong giao thông, quản lý đô thị, nông nghiệp, tài chính, thương mại, y tế, giáo dục, ... Đầu tư phát triển các sản phẩm phần mềm, phát triển các sản phẩm nội dung số thương hiệu Việt.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Dự toán kinh phí thực hiện: 34,050 tỷ đồng, trong đó:
a) Vốn đầu tư: 13,548 tỷ đồng.
b) Vốn sự nghiệp: 20,502 tỷ đồng.
2. Danh mục dự án thực hiện (Phụ lục 03 đính kèm).
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
b) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về CNTT cho cán bộ công chức; xây dựng các cơ chế, chính sách, môi trường pháp lý về CNTT.
c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về triển khai chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
d) Thẩm định các dự án ứng dụng CNTT theo thẩm quyền. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị đánh giá, xếp hạng về chỉ số ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài Chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn xây dựng, tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước cho các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước. Thẩm định, phê duyệt dự án CNTT sử dụng vốn sự nghiệp theo thẩm quyền.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí vốn đầu tư công thực hiện các dự án, nhiệm vụ thuộc kế hoạch. Là đầu mối phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu các chính sách huy động nguồn vốn trong và ngoài nước; khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư phát triển CNTT.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Triển khai thực hiện dự án ứng dụng CNTT trong ngành khoa học và công nghệ từ nguồn ngân sách đã bố trí. Tăng cường công tác bảo vệ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực CNTT.
5. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông rà soát, sửa đổi, bổ sung nội dung tại lĩnh vực xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số trong kế hoạch cải cách hành chính và Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp sở, huyện, xã trên địa bàn tỉnh.
6. Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh: Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi tiến độ giải quyết thủ tục hành chính của các sở ngành, địa phương. Kịp thời tham mưu các nội dung liên quan đến cải cách thủ tục hành chính. Hoàn thành việc kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia theo quy định. Hoàn thành triển khai hệ thống thông tin báo cáo.
7. Các sở, ban, ngành, địa phương: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch này theo đúng quy định của pháp luật. Rà soát, đăng ký chỉ tiêu đồng thời tham mưu chính sách thu hút nhân lực cao về CNTT nhằm kiện toàn bộ máy chuyên trách về CNTT tại đơn vị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Chủ trì xây dựng các nhiệm vụ, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2021 về phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Tuyên Quang năm 2022
- 2Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2021 về phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng thành phố Cần Thơ năm 2022
- 3Kế hoạch 279/KH-UBND năm 2021 về phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Sơn La năm 2022
- 4Chỉ thị 01/CT-UBND về khẩn trương nâng cao chỉ số chính quyền số năm 2022 và những năm tiếp theo do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 3Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
- 4Quyết định 05/2017/QĐ-TTg quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 632/QĐ-TTg năm 2017 Danh mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 03/2017/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Quyết định 1622/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc đến 2020, định hướng đến 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2018 về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước
- 10Quyết định 1017/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1365/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh” giai đoạn 2018-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 12Thông tư 01/2018/TT-VPCP hướng dẫn Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 274/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Công văn 2973/BTTTT-CATTT năm 2019 hướng dẫn triển khai hoạt động giám sát an toàn thông tin trong cơ quan, tổ chức nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 16Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Chinh trị ban hành
- 17Quyết định 2323/QĐ-BTTTT năm 2019 về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Tuyền thông ban hành
- 18Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Chính phủ ban hành
- 19Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Quyết định 1907/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Quyết định 21/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Quyết định 342/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng, phiên bản 2.0
- 23Kế hoạch 908/KH-UBND năm 2021 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 24Công văn 235/CATTT-ATHTTT năm 2020 hướng dẫn mô hình bảo đảm an toàn thông tin cấp bộ, tỉnh do Cục An toàn thông tin ban hành
- 25Quyết định 830/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27Quyết định 2089/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 28Quyết định 2260/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 29Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2021 về phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Tuyên Quang năm 2022
- 30Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2021 về phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng thành phố Cần Thơ năm 2022
- 31Kế hoạch 279/KH-UBND năm 2021 về phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Sơn La năm 2022
- 32Chỉ thị 01/CT-UBND về khẩn trương nâng cao chỉ số chính quyền số năm 2022 và những năm tiếp theo do tỉnh Đắk Nông ban hành
Kế hoạch 9423/KH-UBND năm 2021 về phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 9423/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 24/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Đặng Trí Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra