Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 908/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 05 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện văn bản số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15/7/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch năm 2021;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 với những nội dung chủ yếu như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

1. Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 18/8/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến năm 2020;

2. Kế hoạch số 04-KH/TU ngày 07/3/2017 của Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Đảng tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2015-2020;

3. Các quyết định, kế hoạch của UBND tỉnh:

- Quyết định số 2599/QĐ-UBND ngày 03/10/2008 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 18/8/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

- Quyết định số 1321/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

- Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 30/11/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2020;

- Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 27/5/2014 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

- Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 29/01/2015 ban hành Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 67/2015/QĐ-UBND ngày 02/12/2015 ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng trong các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 2616/QĐ-UBND ngày 04/12/2015 ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác hệ thống một cửa điện tử hiện đại và dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 11/01/2016 ban hành Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh;

- Kế hoạch số 529/KH-UBND ngày 28/01/2016 về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020 và các kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm;

- Kế hoạch số 4700/KH-UBND ngày 11/8/2016 thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

- Quyết định số 1730/QĐ-UBND ngày 07/8/2017 ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống mạng máy tính tại Trung tâm hành chính tỉnh;

- Quyết định số 1821/QĐ-UBND ngày 16/8/2017 ban hành Mã định danh các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc UBND tỉnh tham gia trao đổi văn bản điện tử thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành;

- Quyết định số 2853/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng phiên bản 1.0;

- Quyết định số 1365/QĐ-UBND ngày 05/7/2018 phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh” giai đoạn 2018-2025;

- Kế hoạch hành động số 1763/KH-UBND ngày 29/3/2019 thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.

II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1. 100% cán bộ, công chức, viên chức có máy tính làm việc, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện và cấp xã có mạng LAN và có trang tin điện tử. Hệ thống mạng nội bộ được duy trì ổn định, kết nối mạng internet, đảm bảo quản lý, điều hành qua môi trường mạng.

2. Mạng truyền số liệu chuyên dùng dành riêng cho các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh được cáp quang hóa đồng loạt đến các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và cấp huyện; mạng truyền dẫn cáp quang, mạng viễn thông nông thôn phát triển đến hầu hết các xã, phường, thị trấn trong tỉnh; mạng di động phủ sóng 100% địa bàn tỉnh, dịch vụ điện thoại cố định và internet tốc độ cao thay thế cáp đồng ở tất cả các xã.

3. Hệ thống mạng CAMPUS tại Trung tâm hành chính tỉnh có trên 1.700 người dùng, 54 máy chủ tập trung, 02 đường truyền chuyên dụng, 37 đường kết nối internet FTTH của 54 đơn vị (18 đơn vị cấp sở, 36 đơn vị thuộc sở) đảm bảo hoạt động liên tục.

4. Hạ tầng đô thị thông minh: Đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh” ưu tiên triển khai trên 9 lĩnh vực: Chính quyền số, quy hoạch đô thị, nông nghiệp, du lịch, môi trường, thành phố an toàn, y tế, giáo dục, giao thông; giai đoạn 2018-2020 ưu tiên lĩnh vực chính quyền số và quy hoạch đô thị; giai đoạn 2021-2025 triển khai đồng bộ các giải pháp trên khung nền tảng dùng chung, mở rộng và cải tiến theo hướng ngày càng thông minh hơn. Đến nay đạt được một số kết quả:

- Trung tâm điều hành thông minh tại thành phố Đà Lạt hoạt động giám sát và quản lý từ tổng quan đến chi tiết từng tình huống trên địa bàn thành phố; theo dõi các chỉ tiêu đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, giám sát trực quan trên bản đồ số, tình hình chất lượng dịch vụ y tế; xử lý phản ánh về bất cập đô thị, camera trí tuệ nhân tạo giám sát giao thông đô thị trực tuyến; quản lý thủ tục cấp phép xây dựng, tình hình giải quyết dịch vụ hành chính công,...Tích hợp kết nối hiển thị các ứng dụng trên thiết bị di động tại Trung tâm giám sát gồm: Cổng thông tin du lịch (https://dalat.vn), Ứng dụng du lịch thông minh DaLatFlowerCity, Đà Lạt trực tuyến - iGov Connect, thông tin quy hoạch thành phố Đà Lạt; giáo dục; việc làm;...

- Hệ thống chiếu sáng đô thị thông minh công cộng hoạt động ổn định, đã triển khai thành phố wifi tại Đà Lạt; camera giám sát giao thông và an toàn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố và một số nút giao thông trọng điểm trên Quốc lộ 20.

III. CÁC HỆ THỐNG NỀN TẢNG

1. 100% cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh đã triển khai hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc. Tất cả hệ thống tại 840 cơ quan, đơn vị đã kết nối liên thông gửi, nhận văn bản điện tử thông suốt theo trục kết nối liên thông của tỉnh.

2. 100% sở, ngành đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương khác qua Trục - Trục liên thông văn bản và gửi, nhận văn bản điện tử có tích hợp chữ ký số đạt 73%.

3. Tỷ lệ văn bản đi/đến chuyển trên môi trường mạng (không chuyển văn bản giấy) đạt 95%; trong nội bộ các cơ quan chuyên môn và UBND cấp huyện đạt 80%:

4. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP): Hoạt động ổn định tại địa chỉ http://lgsp.lamdong.gov.vn/login. Năm 2020 hoàn thành kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý để khai thác các Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia (Hộ tịch tư pháp; lý lịch tư pháp; CSDL đăng ký doanh nghiệp; cấp mã cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách; Vnpost; tra cứu bảo hiểm xã hội, ...) với Cổng dịch vụ công tỉnh Lâm Đồng, giúp giảm thành phần hồ sơ công dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính.

IV. PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU

1. Triển khai các CSDL quốc gia theo lộ trình của Chính phủ về dân cư, bảo hiểm, đất đai, tài chính, quản lý thuế, kho bạc, hải quan,...

2. Phát triển dữ liệu theo nhóm dịch vụ đô thị thông minh: Các ứng dụng đã triển khai duy trì hoạt động ổn định, cập nhật thường xuyên gồm: Cổng thông tin công bố quy hoạch thành phố Đà Lạt tại địa chỉ http://quyhoach.dalat gồm 12 phường, 4 xã thuộc thành phố Đà Lạt; hệ thống phần mềm “Đà Lạt Trực tuyến - iGov Connect”- Kết nối người dân, chính quyền; phần mềm quản lý thủ tục cấp phép vực xây dựng và quản lý đô thị; cổng thông tin du lịch (http://dalat.vn) và phần mềm ứng dụng (Dalat City), DalatFowerCity; hệ thống quản lý khách lưu trú; quản lý trường học, số liên lạc điện tử, quản lý thi nghề phổ thông, quản lý văn bằng chứng chỉ, ứng dụng trên thiết bị di động cho khối phụ huynh học sinh, hệ thống học tập trực tuyến (Elearning); quản lý bệnh viện và khám chữa bệnh, xây dựng y bạ điện tử hướng đến hồ sơ sức khỏe cho người dân thành phố, quản lý y tế cơ sở, ứng dụng kê khai bảo hiểm xã hội và khai báo thuế qua cổng I-VAN của Tập đoàn VNPT; ứng dụng công nghệ thông minh IoT vào quản lý sản xuất rau, hoa (02 mô hình);...

(Danh mục các hệ thống thông tin, CSDL: Phụ lục 1 đính kèm).

V. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH VỤ

1. Ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước:

- 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp xã triển khai thống nhất hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc. Tất cả các hệ thống này đã kết nối liên thông gửi nhận văn bản điện tử đảm bảo thông suốt theo trục kết nối liên thông của tỉnh;

- Hệ thống phục vụ hội nghị truyền hình trực tuyến sử dụng đường truyền cáp quang được lắp đặt tại 33 điểm cầu đảm bảo điều kiện kỹ thuật tất cả các cuộc họp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh với các đơn vị trong tỉnh. Riêng Công an tỉnh sử dụng đường truyền cáp quang đã kết nối với công an 12 huyện, thành phố bảo đảm kỹ thuật họp giao ban với Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Công an các huyện, thành phố.

- Hệ thống camera an ninh, giám sát an toàn giao thông tại 08 vị trí trên địa bàn thành phố Đà Lạt và 05 vị trí giao thông trọng điểm trên Quốc lộ 20 cơ bản đáp ứng yêu cầu đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Hệ thống kiểm soát an ninh tại Trại tạm giam, Nhà tạm giữ (142 camera/13 cơ sở) hỗ trợ tốt công tác quản lý giam, giữ.

- Hệ thống thông tin báo cáo đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ báo cáo và ứng dụng CNTT theo quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ, gồm: 25 chế độ báo cáo định kỳ phục vụ quản lý trên địa bàn tỉnh; kết nối 05 chế độ báo cáo của Trung ương và 05 chỉ tiêu kinh tế - xã hội với hệ thống báo cáo của Chính phủ. Hệ thống báo cáo của tỉnh được triển khai tại 100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã và một số doanh nghiệp, tổ chức khác.

2. Ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:

- 100% các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện và cấp xã trang bị hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: dichvucong.lamdong.gov.vn. Bộ thủ tục hành chính và quy trình xử lý hồ sơ thủ tục hành chính thường xuyên được cập nhật trên hệ thống khi có thay đổi.

- Kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia: Triển khai Đề án Cổng dịch vụ công Quốc gia phê duyệt tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến của tỉnh được nâng cấp, bổ sung nhiều tính năng mới để tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Dùng chung cơ chế xác thực với Cổng dịch vụ công quốc gia; sinh mã hồ sơ thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ. Đăng nhập một lần; đồng bộ hồ sơ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; tích hợp nền tảng thanh toán trực tuyến với Cổng dịch vụ công Quốc gia; triển khai máy chủ chủ bảo mật dùng riêng đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống; tích hợp 28 dịch vụ công trực tuyến của tỉnh trên Cổng dịch vụ công Quốc gia (đến nay có 148 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia).

- Cổng thông tin điện tử của tỉnh (https://www.lamdong.gov.vn/) hoạt động hiệu quả, triển khai đồng bộ khối Đảng và Chính quyền. Tích hợp liên thông với 64 trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị đoàn thể trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền kịp thời các công tác chỉ đạo điều hành đến cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; phản ánh kịp thời các sự kiện kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên cập nhật toàn bộ thủ tục hành chính đã chuẩn hóa vào CSDL trên cổng và liên kết đến toàn bộ trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương.

- Hệ thống Cổng thông tin điện tử và thư điện tử công vụ hoạt động ổn định, an toàn, phục vụ chỉ đạo, điều hành hoạt động của tất cả các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Đến nay đã triển khai 6.041 tài khoản thư điện tử công vụ (mỗi địa chỉ thư cá nhân có dung lượng 4Gb, tổ chức 10Gb) cho tổ chức, cá nhân từ cấp tỉnh tới cấp xã, gồm khối Đảng, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, khối các cơ quan nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong đó 100% đơn vị thuộc khối Đảng và các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp huyện được cấp hộp thư điện tử công vụ; triển khai 80% hộp thư công vụ đến cấp xã.

- Các dịch vụ hành chính công cung cấp qua ứng dụng “Đà Lạt Trực tuyến - iGov Connect” trên thiết bị di động - Kết nối Người dân, Chính quyền tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa thông qua môi trường mạng như: nộp hồ sơ, bốc số thứ tự, theo dõi quầy bốc số, tra cứu nhanh trạng thái hồ sơ, đánh giá thái độ phục vụ của nhân viên, phản ánh kiến nghị của người dân đến các cơ quan chức năng của UBND thành phố Đà Lạt.

VI. NGUỒN NHÂN LỰC

1. UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó Trưởng ban, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông làm Ủy viên thường trực và lãnh đạo các sở, ban, ngành.

2. Hàng năm, mở các lớp đào, bồi dưỡng nâng cao kiến thức CNTT cho lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước; ngành Giáo dục luôn chú trọng đào tạo kỹ năng tin học cho học sinh, sinh viên tạo nguồn nhân lực CNTT cho tỉnh: 100% trường học có phòng máy tính đào tạo tin học.

3. 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện có cán bộ chuyên trách về CNTT; có 135 cán bộ, công chức chuyên trách về CNTT, trong đó 07 người có trình độ thạc sỹ, 120 người có trình độ đại học, 08 người có trình độ trung cấp và cao đẳng, đây là lực lượng chính triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin tại các đơn vị.

4. Thành lập đội ứng cứu sự cố mạng máy tính gồm 16 thành viên. Hàng năm các thành viên được tham gia các đợt diễn tập an toàn không gian mạng do Cục An toàn thông tin - Trung tâm Vncert tổ chức; Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực Tổ giúp việc về kỹ thuật cho Ban chỉ đạo 35 phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhiều biện pháp hiệu quả ngăn chặn các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội facebook và blog có các bài viết chống phá Đảng, Nhà nước. Kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những trường hợp sử dụng Internet với mục đích xấu, sai quy định.

VII. AN TOÀN THÔNG TIN

1. Tình hình triển khai Trung tâm giám sát, điều hành, an toàn, an ninh mạng:

a) Hiện đang triển khai xây dựng Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng tập trung và Đô Thị thông minh tỉnh Lâm Đồng, gồm đầu tư hạ tầng thiết bị ban đầu và thuê dịch vụ duy trì giám sát hàng năm, cơ bản đáp ứng tối thiểu các yêu cầu về an toàn theo quy định.

b) Tình hình triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp:

- Lớp 1. Lực lượng tại chỗ: Đã thành lập và kiện toàn đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh. Một số thành viên của đội đã tham gia các lớp đào tạo do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức và các lớp về ATTT do tỉnh tổ chức, tham gia tổ chức 02 đợt diễn tập an toàn, an ninh thông tin trong tháng 7/2020.

- Lớp 2. Tại các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh sử dụng chung hạ tầng mạng Campus tại Trung tâm hành chính tỉnh và cài đặt phần mềm phòng, chống Virus: BKAV Enpoint, Kasperky, ... nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu, thông tin. Trong đó, phần mềm phòng chống mã độc (BKAV ENPOINT) đã triển khai tập trung từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Lớp 3. Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn an ninh mạng: Đã xác định an toàn thông tin cho các hệ thống dùng chung của tỉnh, đạt cấp độ 3 gồm: hệ thống thư điện tử công vụ, trang thông tin điện tử. Đồng thời khảo sát kiểm tra hệ thống máy chủ cài đặt mail, cổng thông tin điện tử, hệ thống mạng tại Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh và các hệ thống thông tin chuyên ngành khác nhằm mục đích phục vụ các bước tiếp theo trong việc xây dựng Trung tâm giám sát an toàn, an ninh mạng tập trung và đô thị thông minh tỉnh Lâm Đồng.

- Lớp 4. Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia: Đã kết nối, chia sẻ thông tin giám sát an toàn với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia; cập nhật, bổ sung danh sách địa chỉ IP Public của các hệ thống thông tin trong cơ quan, tổ chức nhà nước của tỉnh gửi Cục An toàn thông tin theo quy định.

c) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng:

Đã xây dựng chuyên trang tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin của tỉnh trên Cổng thông tin điện tử tại địa chỉ http://attt.lamdong.gov.vn; xây dựng và triển khai Đề án tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh. Đề xuất Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ nhận dạng thông điệp tuyên truyền an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh, gồm: Poster tuyên truyền triển khai ở các điểm một cửa; các sở, ban, ngành; các huyện, thành phố; cẩm nang an toàn thông tin và tờ gấp về nhận thức an toàn thông tin gửi cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

d) Tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập về an toàn thông tin mạng:

- Giai đoạn 2015-2020 tỉnh đã phối hợp Trung tâm VNCERT triển khai 02 đạt diễn tập ứng cứu sự cố máy tính trên địa bàn và đào tạo 150 lượt học viên là đoàn viên thanh niên, 500 lượt học viên là cán bộ, công chức, viên chức nâng cao nhận thức về an toàn thông tin; phối hợp Cục An toàn thông tin đào tạo, tập huấn chuyên sâu về an toàn thông tin cho 17 lượt cán bộ phụ trách an toàn thông tin.

- Hàng năm, ký kết Chương trình hợp tác với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) triển khai các nhiệm vụ: Quản lý nhà nước về đăng ký tên miền, địa chỉ IP; quy định cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn các trang thông tin điện tử hoạt động trái quy định pháp luật.

- Ban chỉ đạo 35 ngành thông tin truyền thông, đội ứng cứu sự cố mạng máy tính của tỉnh kịp thời hỗ trợ các cơ quan, đơn vị ứng phó các sự cố máy tính, mạng máy tính và nguy cơ tấn công từ bên ngoài qua mạng Internet; kịp thời có giải pháp ngăn chặn các thông tin có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước trên các phương tiện thông tin, báo chí và trên môi trường mạng, kiên quyết xử lý trường hợp sử dụng Internet với mục đích xấu, sai quy định.

đ) Xây dựng và triển khai các quy định, kế hoạch về ứng phó sự cố; các hoạt động của đội ứng cứu sự cố, việc tham gia hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia:

- Khi có cảnh báo an toàn thông tin từ Cục An toàn thông tin, Trung tâm VNCERT, đội ứng cứu sự cố mạng máy tính của tỉnh đã nhanh chóng hướng dẫn, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức phòng ngừa và khắc phục các sự cố an toàn thông tin; chủ động cảnh báo về an toàn mạng máy tính và triển khai các biện pháp khắc phục của Trung tâm VNCERT đến các cơ quan nhà nước. Hàng năm, lập kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức, viên chức làm chủ máy tính và khả năng phòng chống các nguy cơ mất an toàn thông tin số khi sử dụng mạng Internet; đặc biệt là cán bộ trực tiếp quản trị mạng tại các đơn vị kỹ năng chuyên sâu về thiết lập, vận hành, xử lý sự cố mạng máy tính, đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho đơn vị.

- Hệ thống phòng chống thư rác (SPAM) của thư điện tử công vụ đã theo dõi, phát hiện, ngăn chặn kịp thời nhiều thư rác phát tán vào hệ thống, kịp thời ngăn chặn thư có nội dung chứa virus, phần mềm, mã độc hại; các sở, ban, ngành chủ yếu sử dụng phần mềm TMG của Microsoft làm tường lửa cho hệ thống và phần mềm diệt Virus Trend Micro, Virus BKAV, ... đảm bảo an toàn dữ liệu, thông tin.

VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Giai đoạn 2016-2020: 211.383 triệu đồng. Trong đó, vốn đầu tư: 456.004 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 405.068 triệu đồng (Phụ lục 02, 03 đính kèm).

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09/3/2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

- Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/09/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

- Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

- Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;

- Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia;

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

- Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0.

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

1. Hoàn thiện nền tảng chính quyền số, nâng cao hiệu quả triển khai các ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

2. Xây dựng nền tảng đô thị thông minh, từng bước mở rộng triển khai các ứng dụng, dịch vụ thông minh trên địa bàn tỉnh.

3. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, an ninh mạng; triển khai các giải pháp an toàn an ninh mạng, trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng; ứng dụng CNTT chuyển đổi số, kinh tế số trên tất cả các lĩnh vực.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2025

1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước:

- 95% hồ sơ công việc tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh; 85% tại cấp huyện và 75% tại cấp xã xử lý trên môi trường mạng (trừ nội dung mật);

- 80% báo cáo định kỳ (trừ nội dung mật) gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo;

- Duy trì, nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc thống nhất từ UBND tỉnh đến các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện;

- Hàng năm mở các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số, kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu và nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức về vai trò và nội dung của Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử.

2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:

- 90% hệ thống thông tin của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện liên quan đến người dân và doanh nghiệp đã vận hành, khai thác được kết nối liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, thông tin của người dân, doanh nghiệp đã số hóa và lưu trữ tại các CSDL quốc gia không phải cung cấp lại;

- Hoàn thiện Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP) gồm các thành phần chính: Hệ thống quản lý định danh và xác thực người dùng tập trung phục vụ dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp; kết nối thanh toán điện tử; kết nối dịch vụ bưu chính chuyển phát hồ sơ; cung cấp thông tin tình trạng giải quyết hồ sơ hành chính; tích hợp, cung cấp dữ liệu, liên thông các hệ thống thông tin,...;

- 40% người dân và doanh nghiệp tham gia Hệ thống thông tin chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của tỉnh, huyện, xã;

- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; giao dịch trên Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử được xác thực điện tử;

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt 50% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu triển khai mức độ 3, 4; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính;

- Tiếp tục triển khai các CSDL dùng chung kết nối, chia sẻ với các CSDL quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, tư pháp, hải quan.

3. Bảo đảm an toàn thông tin:

- 100% các cơ quan nhà nước triển khai các giải pháp an toàn, an ninh thông tin theo quy định và có đội ngũ về an toàn thông tin mạng. Tiếp tục bảo đảm an toàn thông tin thuộc phạm vi quản lý theo mô hình “4 lớp”;

- Hoàn thiện trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng; kết nối đồng bộ với hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia;

- Thường xuyên phối hợp Trung tâm VNCERT, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia và các đơn vị liên quan xử lý, ứng cứu các sự cố an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh; triển khai các lớp đào tạo, tập huấn, diễn tập; tuyên truyền nâng cao nhận thức; ứng cứu, khắc phục sự cố.

IV. NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý:

a) Ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo thực hiện Kiến trúc chính quyền điện tử và thành phố thông minh; ưu đãi, hỗ trợ, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước; hoàn thiện các quy định, cơ sở pháp lý triển khai an toàn thông tin mạng; cụ thể hóa các quy định, chính sách của quốc gia về phát triển Chính phủ số, chuyển đổi số;

b) Rà soát, điều chỉnh các nội dung ứng dụng, phát triển CNTT tại các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

c) Thường xuyên cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng để phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh;

2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật:

a) Tái cấu trúc hạ tầng CNTT kết hợp giữa mô hình tập trung và phân tán dựa trên công nghệ điện toán đám mây, tối ưu hóa hạ tầng CNTT, xem xét giải pháp thuê dịch vụ, đồng thời tăng cường khả năng bảo mật, sao lưu, phòng chống thảm họa, bảo đảm vận hành ổn định, ATTT, an ninh mạng của các hệ thống thông tin, CSDL, ...

b) Hạ tầng viễn thông - CNTT:

- Hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu có năng lực tính toán cao và kết nối đồng bộ phục vụ các hệ thống thông tin hoạt động ổn định, dựa trên công nghệ điện toán đám mây;

- Triển khai Ipv6 cho các các ứng dụng phát triển chính quyền điện tử, các dịch vụ hành chính công trực tuyến, tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh website các cơ quan nhà nước và sự phát triển bền vững của Internet. Mở rộng kết nối internet trong các cơ quan, đơn vị nhà nước thông qua kết nối trực tiếp ngang hàng, kết nối tới trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX. Dịch vụ trực tuyến của các cơ quan nhà nước, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, giáo dục, y tế, thương mại điện tử của tỉnh sử dụng tên miền quốc gia (.vn);

- Triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp 2 thống nhất, đồng bộ và tin cậy phục vụ chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh;

- Khuyến khích các doanh nghiệp thí điểm và nhân rộng phát triển mạng 5G;

- Nâng cấp hoàn thiện Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.

c) Hạ tầng Internet vạn vật (IoT):

Tích hợp cảm biến, ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, môi trường, năng lượng, điện, nước, gió... để chuyển đổi thành bộ phận quan trọng của hạ tầng số.

3. Phát triển các hệ thống nền tảng:

a) Hoàn thiện nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh kết nối các ứng dụng của tỉnh với nhau và kết nối với các ứng dụng quốc gia, của bộ, ngành khác;

b) Nâng cấp các hệ thống nền tảng: Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến; quản lý văn bản và hồ sơ công việc; Cổng thông tin điện tử theo các tiêu chuẩn, đánh giá của Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông; xây dựng hệ thống nền tảng của đô thị thông minh.

4. Phát triển dữ liệu:

a) Tiếp tục triển khai các CSDL dùng chung kết nối, chia sẻ với các CSDL quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, tư pháp, hải quan để phục vụ phát triển chính quyền số, phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;

b) Xây dựng, hoàn thiện các CSDL chuyên ngành, cập nhật các hệ thống CSDL quốc gia tại địa phương; kết nối liên thông, chia sẻ với hệ thống thông tin một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh, cổng dịch vụ công quốc gia;

c) Chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống mã định danh, số hóa dữ liệu để tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước. Tuân thủ các quy định liên quan về kết nối, chia sẻ dữ liệu theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ và Kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh;

d) Xây dựng kho dữ liệu dùng chung cung cấp dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành, quản lý, dự báo và khai thác trực tiếp để xây dựng các ứng dụng mới.

5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ:

a) Phát triển ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước:

- Nâng cao hiệu quả các ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước: trục liên thông văn bản, thư điện tử công vụ, họp trực tuyến, trang/cổng thông tin điện tử, ... đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành, kết nối chia sẻ dữ liệu các cấp.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh, kết nối vào hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

b) Phát triển ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:

Hoàn thiện CSDL chuyên ngành, cập nhật triển khai các hệ thống CSDL quốc gia tại địa phương; kết nối liên thông, chia sẻ với hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công của tỉnh và quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ của đô thị thông minh.

6. Bảo đảm an toàn thông tin:

a) Triển khai các hệ thống bảo đảm an toàn thông tin; tăng cường đảm bảo an toàn các hệ thống CNTT của tỉnh; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá an toàn, an ninh thông tin các hệ thống.

b) Triển khai dịch vụ chứng thực điện tử chữ ký số các hệ thống thông tin của tỉnh; giải pháp ký số từ xa trên thiết bị di động giúp thuận tiện cho việc sử dụng của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức.

c) Hoàn thiện Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng, kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin).

d) Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.

đ) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước và người dùng Internet trên địa bàn.

e) Chỉ đạo các doanh nghiệp, tổ chức thuộc phạm vi quản lý rà soát, đánh giá và có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin đối với các hệ thống hạ tầng thông tin, hệ thống điều khiển công nghiệp và các hệ thống thông tin quan trọng khác do doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành.

g) Bảo đảm tỷ lệ kinh phí đầu tư các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng theo quy định.

7. Phát triển nguồn nhân lực:

a) Tăng cường hoạt động của Đội ứng cứu sự cố máy tính của tỉnh. Nâng cao năng lực đội ngũ chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin. Đảm bảo mỗi cơ quan, đơn vị có tối thiểu 01 cán bộ chuyên trách CNTT triển khai, vận hành, khai thác, ứng dụng các hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị, địa phương.

b) Đào tạo, nâng cao nhận thức lãnh đạo các cấp, bảo đảm nguồn nhân lực chính quyền số và an toàn thông tin mạng.

c) Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, tập huấn về chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; khai thác và sử dụng các hệ thống thông tin, làm việc trên môi trường mạng; an toàn thông tin mạng; các cơ chế, chính sách về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ phù hợp, đặc biệt là nguồn nhân lực CNTT, an toàn thông tin chất lượng cao; phát triển các hình thức liên kết đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức CNTT; đào tạo chuyên sâu kỹ năng ứng dụng, sử dụng và khai thác hiệu quả hệ thống CNTT. Tăng cường xã hội hóa phổ cập tin học toàn xã hội.

V. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp:

a) Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền về chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp và người dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội.

b) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các khóa đào tạo về chính quyền điện tử, kinh tế số, xã hội số, xây dựng và phát triển đô thị thông minh; tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp góp ý, giám sát và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ chính quyền điện tử, thành phố thông minh.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp:

Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông tăng cường đầu tư xây dựng và nâng cao năng lực mạng lưới viễn thông, chất lượng đường truyền, đảm bảo khai thác, sử dụng hiệu quả dịch vụ CNTT; doanh nghiệp bưu chính đẩy mạnh tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ:

a) Triển khai chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tích hợp, ứng dụng, sản phẩm CNTT phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng công nghệ mới: trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), intenet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (big data), nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ mới, phần mềm nguồn mở, công nghệ mở;

b) Nghiên cứu học tập kinh nghiệm các tỉnh, thành phố thành công trong xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh.

4. Thu hút nguồn lực CNTT:

a) Huy động các nguồn lực ưu tiên theo hình thức thuê dịch vụ CNTT trọn gói do các doanh nghiệp CNTT cung cấp, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực (doanh nghiệp đầu tư, nhà nước thuê dịch vụ, hợp tác công tư, ...); xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh.

b) Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong quá trình triển khai thực hiện đảm bảo các quy định, đúng trọng tâm, trọng điểm.

c) Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện chính quyền điện tử tại các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố. Mỗi cơ quan, đơn vị có một cán bộ lãnh đạo trực tiếp lĩnh vực CNTT và tối thiểu một cán bộ chuyên trách CNTT để triển khai, vận hành, khai thác, ứng dụng các hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị, địa phương.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế:

a) Tham quan, học tập kinh nghiệm các nước phát triển mạnh về chính quyền điện tử, thành phố thông minh.

b) Áp dụng, từng bước làm chủ các công nghệ số tiên tiến xây dựng các sản phẩm CNTT, điện tử - viễn thông quan trọng phục vụ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số và các xu hướng phát triển thông minh trong giao thông, quản lý đô thị, nông nghiệp, tài chính, thương mại, y tế, giáo dục, ... Đầu tư phát triển các sản phẩm phần mềm, nội dung số thương hiệu Việt.

VI. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Năm 2021:

a) Cập nhật và triển khai kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng, phiên bản 2.0.

b) Hoàn thiện trục LGSP của tỉnh, kết nối với trục NGSP của quốc gia.

c) Hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh, kết nối vào hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

d) Hoàn thiện Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng kết nối với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.

2. Giai đoạn 2022-2025: Tái cấu trúc hạ tầng kỹ thuật CNTT. Triển khai các phần mềm, ứng dụng, hệ thống thông tin quốc gia và chuyên ngành; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; chuyển đổi số trên các lĩnh vực; xây dựng nên tảng cơ bản đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Hàng năm, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT; rà soát, bổ sung, điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung Kế hoạch đảm bảo sát thực tế, phù hợp với Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh, phiên bản 2.0.

b) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về CNTT cho cán bộ, công chức. Tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, môi trường pháp lý về CNTT.

c) Đẩy mạnh tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong xã hội về triển khai chính quyền điện tử, kinh tế số, xã hội số.

d) Thẩm định các dự án ứng dụng CNTT theo thẩm quyền.

đ) Hàng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đánh giá, xếp hạng về chỉ số ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài Chính:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn xây dựng, tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước cho các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước.

b) Thẩm định, phê duyệt dự án CNTT sử dụng vốn sự nghiệp theo thẩm quyền.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí vốn đầu tư phát triển thực hiện các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước.

b) Là đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu các chính sách huy động nguồn vốn trong và ngoài nước; khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư phát triển CNTT.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: Đề xuất ưu tiên kinh phí từ nguồn ngân sách khoa học công nghệ hàng năm để triển khai các dự án, nội dung ứng dụng CNTT; hỗ trợ các đơn vị áp dụng quy trình ISO thực hiện thủ tục hành chính; tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực CNTT.

5. Sở Nội vụ: Tăng cường chỉ đạo cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh; tham mưu cơ chế, chính sách thu hút, chế độ đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ CNTT; hàng năm đánh giá, xếp hạng về chỉ số cải cách hành chính.

6. Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh: Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi tiến độ giải quyết thủ tục hành chính của các sở, ngành, địa phương; kịp thời tham mưu các nội dung liên quan. Hoàn thành kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia và hệ thống thông tin báo cáo theo quy định.

7. Các sở, ban, ngành, địa phương:

a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch này theo đúng quy định của pháp luật.

b) Kiện toàn bộ máy chuyên trách về CNTT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

c) Chủ trì xây dựng các nhiệm vụ, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Định kỳ (6 tháng/lần) kiểm tra, rà soát, đánh giá báo cáo tiến độ, kết quả, hiệu quả, khó khăn, vướng mắc về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

VIII. DANH MỤC NHIỆM VỤ DỰ ÁN 2021-2025

Gồm danh mục các dự án sử dụng vốn đầu tư và danh mục các dự án sử dụng vốn sự nghiệp (Phụ lục 04, 05 đính kèm)./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như mục VII;
- Lưu: VT, VX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Trí Dũng

 

PHỤ LỤC 01:

DANH MỤC CÁC HỆ THỐNG CSDL
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 908/KH-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

TÊN CSDL

1

CSDL về cụm công nghiệp tỉnh Lâm Đồng

2

Đề án xây dựng CSDL ứng dụng CNTT để quản lý truy xuất nguồn gốc hàng đặc sản Đà Lạt

3

Xây dựng phát triển bộ thương hiệu trực tuyến cho các sản phẩm chủ lực tỉnh Lâm Đồng

4

Điều tra, khảo sát, cập nhật dữ liệu mạng lưới phân phối hàng Việt Nam tại tỉnh Lâm Đồng

5

Xây dựng Cổng thông tin doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng (dalatproducts.com)

6

CSDL quản lý giấy phép lái xe

7

CSDL Lập dự toán, Quyết toán công trình giao thông

8

CSDL quản lý tài chính kế toán

9

Đăng ký khách lưu trú du lịch

10

Chuyển, nhận công văn đi, đến giữa các cơ quan ngoại vụ địa phương và Bộ Ngoại giao

11

Cơ sở dữ liệu về cơ sở lưu trú du lịch

12

Thư viện số llib

13

Trạm vệ tinh ngân hàng dữ liệu văn hóa phí vật thể Việt Nam tại Lâm Đồng

14

Phần mềm hộ tịch

15

Phần mềm thống kê ngành Tư pháp

16

Cấp phiếu lý lịch tư pháp

17

Quản lý thu phí, lệ phí (Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản)

18

Quản lý dữ liệu Bảo vệ thực vật (PPDMS) (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật)

19

Thi tuyển công chức

20

Thi tuyển công chức cấp xã

21

Thi thăng hạng CDNN giáo viên

22

Khảo sát ý kiến người dân, doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ hành chính công

23

Quản lý CBCCVC

24

CSDL thi trắc nghiệm tuyển dụng công chức

25

Quản lý hộ nghèo và cận nghèo (Đang sử dụng)

26

Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội (Đang sử dụng)

27

Chi trả trợ cấp ưu đãi Người có công (Đang sử dụng)

28

Cấp phép cho người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam (Đang sử dụng)

29

Quản lý người Việt Nam làm việc tại nước ngoài (Đang sử dụng)

30

Quản lý hồ sơ Người có công (Đang sử dụng)

31

Quản lý người khuyết tật, người cao tuổi (Đang sử dụng)

32

Kế toán Misa (Đang sử dụng)

33

Cơ sở dữ liệu Cầu lao động (Đang sử dụng)

34

Cơ sở dữ liệu Cung lao động (Đang sử dụng)

35

Quản lý mộ Liệt sĩ (Đang sử dụng)

36

Quản lý người hoạt động kháng chiến (Đang sử dụng)

37

Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc

38

Quản lý dữ liệu đất GIS

39

Quản lý Văn bản chỉ đạo điều hành

40

Quản lý tư pháp, hộ tịch

41

Quản lý CBCC

42

Quản lý Đoàn viên công đoàn

43

Du lịch thông minh

44

Quy hoạch Đà Lạt

45

Số liên lạc điện tử

46

Thông tin khoa học công nghệ

47

Phần mềm công chứng, chứng thực

48

Thư viện điện tử

49

Quản lý an toàn bức xạ

50

Quản lý kho

51

Quản lý điếm tọa độ

52

CSDL địa chính đất đai huyện Di Linh, huyện Đức Trọng

53

Quản lý CSDL khoáng sản

54

Hệ thống CSDL quốc gia về khiếu nại, tố cáo

55

Hệ thống CSDL quốc gia về báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

56

Cơ sở dữ liệu cán bộ công chức

57

Hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia

58

Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký Hợp tác xã

59

Tích hợp tổng hợp báo cáo chương trình thanh toán vốn đầu tư, chương trình KQKB, báo cáo tiến độ thu ngân sách và kiểm tra sai sót

60

Quản lý trái phiếu, công trái

61

Quản lý nội bộ

62

Quản lý thanh toán vốn đầu tư XDCB

63

Tổng hợp báo cáo đầu tư kho bạc

64

Hệ thống kế toán an ninh quốc phòng

65

Khai thác số liệu TABMIS

66

Thu ngân sách tập trung

67

TABMIS

68

Hệ thống thông tin báo cáo

69

Hệ thống theo dõi nhiệm vụ Chính phủ giao

 

PHỤ LỤC 02:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 908/KH-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Đơn vị: triệu đồng

TT

Tên dự

Mục tiêu đầu tư

Tổng mức đầu tư

Thời gian

Nguồn vốn

Chủ trì

I.

Hạ tầng, ứng dụng CNTT

 

45.946

 

 

 

1

Nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh

Nâng cấp công nghệ lõi chính và hạ tầng phần cứng, chuyển đổi dữ liệu, thiết kế tính năng mới, nâng cấp giao diện

5.346

2018-2019

Ngân sách tỉnh

Sở TTTT

2

Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Đảng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020

Phần mềm gửi nhận văn bản, hệ thống thông tin tổng hợp; nâng cấp trang thông tin điện tử và datacenter

8.100

2018-2019

Ngân sách tỉnh

VP Tỉnh ủy

3

Lắp đặt hệ thống camera giao thông trên địa bàn thành phố Đà Lạt và một số điểm giao thông trọng điểm trên quốc lộ 20

Nâng cao năng lực quản lý, bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lực lượng cảnh sát giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, chia sẻ thông tin giao thông, phối hợp và xử lý các tình huống khẩn cấp.

22.500

2018-2019

Ngân sách tỉnh

Công an tỉnh

4

Trung tâm giám sát an toàn, an ninh mạng tập trung và đô thị thông minh tỉnh Lâm Đồng

Mua sắm phần cứng, mềm giải pháp SOC. Cài đặt kết nối với các hệ thống cần giám sát. Kết nối với hệ thống giám sát quốc gia.

5.000

2020

Ngân sách tỉnh

Sở TTTT

5

Trung tâm điều hành đô thị thông minh (IOC)

Trung tâm điều hành đô thị thông minh (IOC)

5.000

2020

Ngân sách tỉnh

UBND TP Đà Lạt

II.

An toàn, an ninh thông tin

 

4.990

 

 

 

1

Hệ thống đảm bảo an toàn an ninh thông tin số cho hệ thống mạng của cơ quan nhà nước.

Cung cấp các thiết bị, giải pháp an toàn an ninh thông tin số cho hệ thống mạng của cơ quan nhà nước.

4.990

2016-2020

Ngân sách tỉnh

Sở TTTT

 

Tổng

 

50.936

 

 

 

 

PHỤ LỤC 03:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN SỰ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 908/KH-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Đơn vị: triệu đồng

STT

Tên dự án

Mục tiêu đầu tư

Đơn vị chủ trì

Thời gian

Kế hoạch vốn (ngân sách tình)

Tổng mức đầu tư

Phân kỳ vốn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

I

Hạ tầng, ứng dụng

 

 

 

398.648

5.767

90.627

105.894

97.754

98.606

1

Cung cấp máy móc thiết bị tin học cho các cơ quan đơn vị thuộc tỉnh theo phương thức mua sắm tập trung năm 2019

Cung cấp máy móc thiết bị tin học cho các cơ quan đơn vị thuộc tỉnh

Sở Tài chính

2016-2020

321.849

1.600

82.367

89.203

74.476

74.203

2

Nâng cấp trang thiết bị mạng LAN cho các đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Đảm bảo cơ bản các yêu cầu về mạng LAN tại các đơn vị để sẵn sàng triển khai các ứng dụng CNTT, đảm bảo việc lãnh chỉ đạo điều hành; đảm bảo đủ máy tính cho CBCC làm việc tại cấp xã.

Sở TTTT

2016- 2020

5.706

2.106

2.400

1.200

 

 

3

Cung cấp phần mềm tin học cho các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh theo phương thức mua sắm tập trung năm 2019

Cung cấp phần mềm tin học cho các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh

Sở Tài chính

2016- 2020

36.909

 

2.010

8.308

15.676

10.915

4

Triển khai hệ thống một cửa điện từ hiện đại và dịch vụ công trực tuyến cho VP UBND tỉnh, huyện và UBND cấp xã.

Triển khai hệ thống một cửa điện tử hiện đại cho VP UBND tỉnh, 01 UBND cấp huyện còn lại và 131 UBND cấp xã. Hệ thống phần mềm một cửa góp phần cải cách hành chính, hiện đại hoá công sở, tăng cường hiệu quả, chất lượng công tác, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan

Sở TTTT

2016- 2018

8.261

500

2.620

2.990

2.151

 

5

Nâng cấp phần mềm một cửa hiện đại cho 04 UBND cấp huyện: Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Tẻh.

Nâng cấp hệ thống một cửa đã đầu tư cho các huyện, đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4.

Sở TTTT

2016- 2017

360

360

 

 

 

 

6

Duy trì hệ thống một cửa điện tử hiện đại và dịch vụ công trực tuyến cho các sở, ngành, UBND cấp huyện, xã.

Hệ thống phần mềm một cửa góp phần cải cách hành chính, hiện đại hoá công sở, tăng cường hiệu quả, chất lượng công tác, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Sở TTTT

2016- 2019

7.224

409

589

1.200

2.000

3.026

7

Thúc đẩy và ứng dụng phần mềm nguồn mở.

Đẩy mạnh ứng dụng mã nguồn mở trong các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh, triển khai các phần mềm trên nền tảng mã nguồn mở (firewall, sao lưu dữ liệu, hệ thống cân bằng

Sở TTTT

2016- 2017

400

200

200

 

 

 

8

Chuyển đổi hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến tại 12 VPĐKĐĐ do các huyện, thành phố quản lý về thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường quản lý và Kết nối với hệ thống phần mềm quản lý chuyên ngành đất đai Vilis

Chuyển đổi hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến tại 12 VPĐKĐĐ do các huyện, thành phố quản lý về thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường quản lý và Kết nối với hệ thống phần mềm quản lý chuyên ngành đất đai Vilis

Sở TTTT, Sở TNMT

2018

780

 

 

780

 

 

9

Tích hợp phần mềm bóc tách dữ liệu tự động vào hệ thống một cửa điện tử hiện đại và dịch vụ công trực tuyến

Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ tại bộ phận một cửa

Sở TTTT

2018

600

 

 

600

 

 

10

Hệ thống phần cứng, mềm quản lý giám sát thực hiện TTHC tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công

Kết nối hệ thống ngành dọc và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh, giám sát thực hiện TTHC, đôn đốc các đơn vị giải quyết hồ sơ TTHC, hạn chế hồ sơ trễ hạn, thực hiện quy trình đánh giá nội bộ trong việc trả và nhận kết quả tại trung tâm.

Sở TTTT

2019

1.781

 

 

 

1.781

 

11

Xây dựng, nâng cấp kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh.

Xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng.

Sở TTTT

2016- 2020

632

200

 

 

 

432

12

Nâng cấp tính năng phần mềm quản lý văn bản và điều hành đáp ứng yêu cầu kết nối liên thông cho các đơn vị cấp tỉnh

Đảm bảo phần mềm được bổ sung đầy đủ tính năng mới theo yêu cầu mô hình mẫu hệ thống quản lý văn bản điện tử 4 cấp.

Sở TTTT

2018- 2020

4.673

 

 

1.400

900

2.373

13

Nâng cấp trục kết nối liên thông phần mềm văn bản điện tử đáp ứng theo yêu cầu quyết định 28/2018/QĐ-TTg.

Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để triển khai cài đặt phần mềm bảo mật và hỗ trợ kết nối liên thông văn bản với VPCP

Sở TTTT

2019

770

 

 

 

770

 

14

Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh

Chuẩn hóa và đơn giản hóa các chế độ báo cáo, số hóa các biểu mẫu báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên địa bàn tỉnh

VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh

2020

1.099

 

 

 

 

1.099

15

Duy trì hệ thống một cửa điện tử hiện đại và dịch vụ công trực tuyến cho các sở, ngành, UBND cấp huyện, xã.

Hệ thống phần mềm một cửa góp phần cải cách hành chính, hiện đại hoá công sở, tăng cường hiệu quả, chất lượng công tác, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh

2020

3.026

 

 

 

 

3.026

16

Nhóm dự án về hạ tầng dữ liệu cho đô thị thông minh

Phát triển hạ tầng dữ liệu cho đô thị thông minh (nền tảng dữ liệu, kho dữ liệu ...)

Sở TTTT

2020

2.695

 

 

 

 

2.695

17

Mua sắm, lắp đặt hệ thống kiểm soát an ninh tại trại giam Gia Chánh - Đức Trọng

Mua sắm, lắp đặt hệ thống kiểm soát an ninh tại trại giam Gia Chánh - Đức Trọng

Công an tỉnh

2016

392

392

 

 

 

 

18

Mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác xuất nhập cảnh tại trạm giam cửa khẩu sân bay Liên Khương

Mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác xuất nhập cảnh tại trạm giam cửa khẩu sân bay Liên Khương (PA08)

Công an tỉnh

2017

259

 

259

 

 

 

19

Triển khai mạng máy tính diện rộng từ Công an tỉnh đến Trạm cửa khẩu sân bay Liên Khương

Triển khai mạng máy tính diện rộng từ Công an tỉnh đến Trạm cửa khẩu sân bay Liên Khương

Công an tỉnh

2017

182

 

182

 

 

 

20

Mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác kỹ thuật nghiệp vụ (PA06)

Mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác kỹ thuật nghiệp vụ (PA06)

Công an tỉnh

2018

213

 

 

213

 

 

21

Mua sắm thiết bị, vật tư thi công nâng cấp, mở rộng hệ thống KSAN tại Phân trại quản lý phạm nhân thuộc Trại tạm giam Công an tỉnh

Mua sắm thiết bị, vật tư thi công nâng cấp, mở rộng hệ thống KSAN tại Phân trại quản lý phạm nhân thuộc Trại tạm giam Công an tỉnh

Công an tỉnh

2020

185

 

 

 

 

185

22

Mua sắm trang thiết bị phục vụ điện tử hóa tàng thư căn cước công dân (PC06)

Mua sắm trang thiết bị phục vụ điện tử hóa tàng thư căn cước công dân (PC06)

Công an tỉnh

2020

652

 

 

 

 

652

23

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đường bộ

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đường bộ

Sở GTVT

2019- 2020

0

 

 

 

 

 

II

An toàn, an ninh thông tin

 

Sở TTTT

 

5.380

2.480

810

1.510

310

270

1

Đầu tư, nâng cấp thiết bị mạng chuyên dụng cần thiết cho hệ thống mạng tại Trung tâm hành chính tỉnh.

Đảm bảo hệ thống vận hành ổn định; Tăng cường khả năng phòng chống tấn công mạng cho hệ thống; Đảm bảo thông tin được bảo mật theo đúng quy định.

Sở TTTT

2016- 2017

970

970

 

 

 

 

2

Đầu tư, nâng cấp thiết bị mạng chuyên dụng cần thiết cho hệ thống mạng tại UBND cấp huyện.

Đảm bảo các hệ thống vận hành ổn định; Tăng cường khả năng phòng chống tấn công mạng cho các hệ thống mạng cấp huyện; Đảm bảo thông tin được bảo mật theo đúng quy định.

Sở TTTT

2016- 2019

800

800

 

 

 

 

3

Đầu tư, nâng cấp thiết bị mạng chuyên dụng cho hệ thống thư điện tử công vụ.

Đảm bảo hệ thống thư điện tử vận hành ổn định; Tăng cường khả năng phòng chống tấn công mạng, chống thư rác cho hệ thống thư điện tử công vụ; Đảm bảo thông tin được bảo mật theo đúng quy định.

Sở TTTT

2016

0

 

 

 

 

 

4

Đầu tư, nâng cấp thiết bị mạng chuyên dụng cho hệ thống cổng thông tin điện tử.

Đảm bảo hệ thống cổng thông tin điện tử vận hành ổn định; tăng cường khả năng phòng chống tấn công mạng cho hệ thống cổng thông tin điện tử; đảm bảo thông tin được bảo mật theo đúng quy định.

Sở TTTT

2017

500

 

500

 

 

 

5

Triển khai chứng thư số cá nhân cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh.

Mỗi năm triển khai 440 chứng thư số cá nhân cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh.

Sở TTTT

2016- 2020

370

70

100

100

100

 

10

Tích hợp chứng thư số vào hệ thống văn phòng điện tử.

Tăng khả năng định danh, bảo mật, toàn vẹn dữ liệu. Tăng hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành, tăng tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử.

Sở TTTT

2020

200

 

 

200

 

 

11

Tích hợp chứng thư số vào hệ thống một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến.

Tăng khả năng định danh, bảo mật, toàn vẹn dữ liệu thông tin điện tử phục vụ công tác cung cấp dịch vụ công đến người dân và tổ chức.

Sở TTTT

2020

0

 

 

 

 

 

12

Duy trì vận hành các chứng thư số đã được cấp.

Áp sát hướng dẫn, thay thế, sửa chữa hoặc thay đổi thông tin các chứng thư số đã được cấp.

Sở TTTT

2016- 2020

210

30

30

30

30

90

13

Triển khai giám sát Hệ thống mạng khu Hành chính tập trung.

Định kỳ giám sát hệ thống, tăng khả năng phòng chống tấn công mạng, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.

Sở TTTT

2016- 2020

430

430

 

 

 

 

14

Giám sát an toàn an ninh thông tin hệ thống cổng thông tin điện tử.

Định kỳ giám sát hệ thống, tăng khả năng phòng chống tấn công mạng, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.

Sở TTTT

2016- 2020

500

100

100

100

100

100

15

Giám sát an toàn an ninh thông tin hệ thống thư điện tử công vụ.

Định kỳ giám sát hệ thống, tăng khả năng phòng chống tấn công mạng, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.

Sở TTTT

2016- 2020

400

80

80

80

80

80

16

Đảm bảo an toàn bảo mật thông tin hệ thống phân giải tên miền của tỉnh

Đảm bảo hệ thống tên miền hoạt động ổn định, hệ thống thông tin của tỉnh trên môi trường internet không bị tấn công chiếm quyền điều khiển hệ thống, Các hệ thống hoạt động ổn định.

Sở TTTT

2018

1.000

 

 

1.000

 

 

III

Đào tao nhân lực CNTT

 

 

 

1.040

360

480

200

0

0

1

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho CBCC các cấp, các ngành.

Đảm bảo lãnh đạo các cấp, CBCC, cán bộ chuyên trách sử dụng tốt các ứng dụng CNTT vào hoạt động đơn vị, góp phần thúc đẩy việc cải cách hành chính.

Sở TTTT

2016- 2020

680

180

300

200

 

 

2

Tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh có trình độ cao về CNTT.

Nhằm nghiên cứu, học hỏi những mô hình triển khai hiệu quả, điển hình về CNTT của các tỉnh bạn để áp dụng trên địa bàn tỉnh

Sở TTTT

2016- 2020

360

180

180

 

 

 

TỔNG CỘNG

405.068

8.607

91.917

107.604

98.064

98.876

 

PHỤ LỤC 04:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 908/KH-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu, nội dung nhiệm vụ

Chủ trì

1

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Lâm Đồng Nâng cấp hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Lâm Đồng

Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật xây dựng Trung tâm dữ liệu của tỉnh; đảm bảo triển khai các ứng dụng CNTT của cơ quan Nhà nước và khối Đảng, hoạt động tập trung ổn định, an toàn an ninh thông tin dữ liệu.

Nâng cấp phần mềm, trang phần cứng hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Lâm Đồng lên nền tảng công nghệ mới, hiện đại, hoạt động thông suốt, ổn định

Sở TTTT

2

Nhóm dự án về hạ tầng và dữ liệu dùng chung (diện toán đám mây, kho CSDL dùng chung, nền tảng tích hợp, nền tảng dữ liệu mở, an ninh bảo mật)

Nhóm dự án về hạ tầng và dữ liệu dùng chung (diện toán đám mây, kho CSDL dùng chung, nền tảng tích hợp, nền tảng dữ liệu mở, an ninh bảo mật)

3

Nâng cấp một số ứng dụng đáp ứng Kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0 tỉnh Lâm Đồng

Triển khai một số ứng dụng CNTT đáp ứng Kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0

4

Đầu tư hạ tầng thiết bị đảm bảo an toàn an ninh thông tin số cho hệ thống mạng cơ quan nhà nước tỉnh Lâm Đồng

Đảm bảo an toàn an ninh thông tin số cho hệ thống mạng cơ quan nhà

5

Nâng cấp hệ thống phần cứng, phần mềm phục vụ hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công

Đảm bảo hạ tầng phục vụ người dân và doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công

Văn phòng UBND tỉnh

6

Trang bị hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị xây dựng hệ thống quản lý CSDL tài liệu lưu trữ điện tử lưu trữ lịch sử đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, bảo đảm, xác thực, an toàn, bảo mật thông tin, tổ chức sử dụng hiệu quả và bảo đảm giải pháp tích hợp với hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử của phông lưu trữ nhà nước, bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất.

Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử Lưu trữ lịch sử đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, bảo đảm xác thực, an toàn, bảo mật thông tin, tổ chức sử dụng hiệu quả và có khả năng tích hợp với Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử của Phông lưu trữ Nhà nước, bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất.

Sở TTTT

7

Trang bị hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị xây dựng hệ thống quản lý CSDL tài liệu lưu trữ điện tử tại lưu trữ cơ quan đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, bảo đảm, xác thực, an toàn, bảo mật thông tin, tổ chức sử dụng hiệu quả và bảo đảm giải pháp tích hợp, kết nối liên thông để trích xuất, nộp lưu tài liệu có thời hạn bảo quản vĩnh viễn vào lưu trữ lịch sử đối với các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu

Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử tại Lưu trữ cơ quan đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, bảo đảm xác thực, an toàn, bảo mật thông tin, tổ chức sử dụng hiệu quả và bảo đảm giải pháp tích hợp, kết nối liên thông để trích xuất, nộp lưu tài liệu có thời gian bảo quản vĩnh viễn vào Lưu trữ lịch sử đối với các cơ quan tổ chức thuộc nguồn nộp lưu;

8

Nâng cao chất lượng Trung tâm thông tin nghiệp vụ tại Phòng Hồ sơ Công an tỉnh và xây dựng hệ thống quản lý, điều hành văn bản điện tử phục vụ trong Công an tỉnh

Đầu tư trang thiết bị, phần mềm hệ thống quản lý, điều hành văn bản điện tử và số hóa hồ sơ lưu trữ của Công an tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tra cứu, tìm kiếm thông tin của Công an các đơn vị, địa phương trong lực lượng Công an Lâm Đồng trên cơ sở hạ tầng mạng máy tính nội bộ hiện có.

Đầu tư trang thiết bị, phần mềm hệ thống quản lý, điều hành văn bản điện tử phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, thống kê, tra cứu, tìm kiếm văn bản trong lực lượng Công an Lâm Đồng trên cơ sở hạ tầng mạng máy tính nội bộ hiện có.

Công an tỉnh

9

Xây dựng hệ thống tích hợp, quản lý camera an ninh kết hợp xử phạt giao thông

Nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh và một số chức năng phần mềm hệ thống camera giám sát giao thông, đầu tư trang thiết bị hệ thống tích hợp, quản lý camera an ninh kết hợp xử phạt giao thông.

10

Đảm bảo an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác đảm bảo an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Công an tỉnh.

11

Nâng cấp mở rộng hệ thống kiểm soát an ninh cho các Trại tạm giam và một số Nhà tạm giữ trọng điểm (Quyết định 7881/QĐ- BCA-H01 ngày 15/10/2019 của BCA)

Đầu tư trang bị hệ thống kiểm soát an ninh cho các Nhà tạm giữ trọng điểm của các huyện: Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lâm phục vụ công tác quản lý giam giữ can phạm nhân.

 

PHỤ LỤC 05:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN SỰ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 908/KH-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu, nội dung nhiệm vụ

Chủ trì

I

Hạ tầng, ứng dụng

 

 

1

Thuê dịch vụ mạng truyền số liệu chuyên dùng cơ quan Đảng, Nhà nước

Tăng cường tính bảo mật cho các hệ thống mạng WAN tỉnh Lâm Đồng

Sở TTTT

2

Thuê dịch vụ Hội nghị truyền hình trực tuyến trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Đảm bảo hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến hoạt động ổn định, thông suốt.

3

Duy trì vận hành chứng thư số đã được cấp (cá nhân, tổ chức)

Hỗ trợ, duy trì, cấp mới chứng thư số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

4

Duy trì hệ thống mạng Campus tại Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng

Đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho hệ thống mạng tại trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng, các ứng dụng dùng chung của tỉnh cũng như CSDL của ngành, lĩnh vực

Trung tâm QL Cổng TTĐT

5

Duy trì hoạt động hệ thống quản lý văn bản điều hành và trục kết nối gửi nhận văn bản điện tử tỉnh Lâm Đồng

Đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, thông suốt

Sở TTTT

6

Duy trì nền tảng chia sẻ, kết nối dữ liệu tỉnh Lâm Đồng (LGSP)

Duy trì hoạt động hệ thống chia sẻ, kết nối dữ liệu phục vụ kết nối, chia sẻ CSDL dùng chung trên địa bàn tỉnh

7

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, vườn ươm công nghệ

Cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp thử nhiệm, hoàn thiện, giới thiệu sản phẩm công nghệ số

8

Hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin điện tử trong phát triển sản phẩm công nghệ số

Hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin điện tử phát triển sản phẩm công nghệ số

9

Xây dựng cổng thông tin điện tử và diễn đàn phát triển công nghiệp công nghệ số

Xây dựng cổng thông tn điện tử và diễn đàn phát triển công nghiệp công nghệ số

10

Hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ phục vụ cho chuyển đổi số và kinh tế số

Hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ phục vụ cho chuyển đổi số và kinh tế số

11

Hệ thống phòng họp không giấy tờ Ecabinet

Hệ thống phòng họp không giấy tờ Ecabinet

Văn phòng UBND tỉnh

12

Đào tạo nguồn nhân lực CNTT

Đào tạo, diễn tập, tham quan học tập kinh nghiệm.... Nâng cao trình độ nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh

Sở TTTT

13

Thuê duy trì hoạt động cổng thông tin điện tử tỉnh

Duy trì hệ thống DNESS và IPV6

Trung tâm QL Cổng TTĐT

14

Duy trì hệ thống thư điện tử

Duy trì hệ thống thư điện tử

15

Trang bị hệ thống lạnh, thiết bị UPS cho phòng máy chủ tập trung

Trang bị hệ thống lạnh, thiết bị UPS cho phòng máy chủ tập trung

16

Duy trì hệ thống báo cáo của tỉnh

Chuẩn hóa và đơn giản hóa các chế độ báo cáo, số hóa các biếu mẫu báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên địa bàn tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

17

Duy trì hệ thống một cửa và dịch vụ công trực tuyến các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

Góp phần cải cách hành chính, hiện đại hóa công sở, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

18

Trang bị máy Scan tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC cấp huyện, xã

Đảm bảo hạ tầng cho việc triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử trên cổng dịch vụ công Quốc gia

19

Nâng cấp hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và kho lưu trữ dữ liệu số

Đáp ứng yêu cầu kết nối với cổng dịch vụ công Quốc gia và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

20

Duy trì kho lưu trữ dữ liệu số

Duy trì kho lưu trữ số tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

21

Đầu tư hệ thống mạng LAN, máy chủ và phần mềm VPĐT

Đầu tư hệ thống mạng LAN, máy chủ và phần mềm VPĐT

Trung tâm XTĐTTMDL

22

Xây dựng trang thông tin điện tử

Xây dựng trang thông tin điện tử

23

Duy trì hệ thống quản lý đường bộ

Duy trì hệ thống quản lý đường bộ

Sở GTVT

24

Hệ thống hóa CSDL về khoa học công nghệ

Hệ thống hóa CSDL về khoa học công nghệ

Sở KHCN

II

An toàn an ninh thông tin

 

 

1

Duy trì hệ thống Trung tâm dữ liệu tỉnh Lâm Đồng

Duy trì hệ thống Trung tâm dữ liệu tỉnh Lâm Đồng

Sở TTTT

2

Duy trì hoạt động Trung tâm Giám sát điều hành an toàn an ninh mạng và Đô Thị thông tỉnh Lâm Đồng (SOC)

Duy trì phần mềm và thiết bị để phục vụ hệ thống giám sát an toàn không gian mạng tỉnh Lâm Đồng

3

Duy trì hoạt động hệ thống phòng, chống virus

Đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho các hệ thống dùng chung, mạng máy tính trên địa bàn tỉnh

4

Tích hợp chứng thư số vào hệ thống một cửa điện tử hiện đại và dịch vụ công trực tuyến

đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu hệ thống một cửa hiện đại và dịch vụ công trực tuyến tỉnh Lâm Đồng

5

Hệ thống hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp thu thập, phân tích thông tin trên mạng xã hội

Theo dõi, giám sát các thông tin đăng tải trên mạng Internet (Trang thông tin điện tử tổng hợp, trang mạng xã hội facebook, blogspot...)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 908/KH-UBND năm 2021 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành

  • Số hiệu: 908/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 05/02/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Đặng Trí Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/02/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản