Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2853/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 29 tháng 12 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH LÂM ĐỒNG, PHIÊN BẢN 1.0
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ các văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông: số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0; số 2384/BTTTT-THH ngày 28/7/2015 hướng dẫn mẫu đề cương kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh; số 3587/BTTTT-THH ngày 04/10/2017 về việc góp ý đối với dự thảo Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng, phiên bản 1.0 (sau đây viết tắt là Kiến trúc) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm trong đầu tư, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, quản lý, tác nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; hình thành mô hình tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện đồng bộ công tác xây dựng chiến lược, lộ trình, quyết định đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và chính quyền điện tử tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần của Kiến trúc để:
+ Tăng cường khả năng kết nối, tích hợp, liên thông, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng, đảm bảo an toàn an ninh mạng;
+ Tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư, hướng đến triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai của các cơ quan nhà nước;
+ Nâng cao tính linh hoạt, khả năng mở rộng, phát triển và sử dụng lâu dài các hệ thống thông tin;
+ Tạo cơ sở xác định các thành phần, hệ thống chính quyền điện tử cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai của các cơ quan có liên quan.
- Xác định lộ trình triển khai thực hiện Kiến trúc.
2. Định hướng phát triển:
a) Đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng phù hợp với tầm nhìn, định hướng của quốc gia về chính phủ điện tử.
b) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ; giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính.
3. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng, duy trì hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tạo điều kiện để người dân giám sát và góp ý về hoạt động của chính quyền các cấp thông qua môi trường mạng điện tử.
b) Phát triển dịch vụ công cấp tỉnh, tích hợp dịch vụ công trực tuyến của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã để giải quyết thủ tục hành chính.
c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính và các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, kết hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO điện tử.
d) Nâng cao chất lượng hạ tầng viễn thông, bảo đảm chất lượng đường truyền; tăng cường an toàn, an ninh thông tin.
4. Mô hình Kiến trúc gồm các thành phần chính sau:
a) Người sử dụng: Là người dân, doanh nghiệp và các cơ quan tương tác với dịch vụ cung cấp bởi các cơ quan nhà nước, bao gồm:
- Người dân, doanh nghiệp: Sử dụng các dịch vụ cung cấp bởi các cơ quan nhà nước.
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước: Truy cập đến các dịch vụ nội bộ của cơ quan để thực hiện công việc quản lý, điều hành, tác nghiệp.
- Các cơ quan nhà nước: Sử dụng các dịch vụ từ các cơ quan nhà nước khác hoặc cung cấp dịch vụ đến người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước khác.
b) Kênh truy cập chính bao gồm: Các cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử, điện thoại (cố định hoặc di động), máy fax, kiosk hoặc đến trực tiếp các cơ quan nhà nước. Trong giai đoạn đầu, kênh truy cập chủ yếu là các cổng thông tin điện tử và thư điện tử, sau đó mở rộng đến các hình thức khác như: điện thoại di động (điện thoại thông minh), máy tính bảng hoặc kiosk.
c) Dịch vụ cổng thông tin điện tử cơ bản bao gồm:
- Quản lý nội dung: Là thành phần riêng biệt của cổng thông tin điện tử, có chức năng lưu trữ, quản lý và phân phối nội dung cho một hoặc nhiều kênh trên cổng thông tin điện tử.
- Tìm kiếm, truy vấn: Cổng thông tin điện tử tích hợp một công cụ tìm kiếm để cung cấp chức năng tìm kiếm bằng từ khóa.
- Quản lý người sử dụng, đăng nhập một lần: Phân định các quyền khác nhau của người sử dụng khi cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử. Người sử dụng chỉ đăng nhập duy nhất một lần và có thể sử dụng, truy cập các hệ thống khác nhau thông qua cơ chế liên thông xác thực bằng định danh giữa các hệ thống khác nhau.
- Quản lý biểu mẫu điện tử: Trong trường hợp cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên.
- Thông báo: Các kênh thông báo được tích hợp vào cổng thông tin điện tử của tỉnh để người sử dụng có thể nộp hồ sơ qua các ứng dụng trên mạng Internet và biết trạng thái xử lý công việc trực tuyến.
d) Dịch vụ công trực tuyến: Gồm tất cả các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, dịch vụ công trực tuyến ưu tiên triển khai mức độ 4 quy định tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 quy định tại Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 09/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
đ) Ứng dụng và cơ sở dữ liệu: Gồm các ứng dụng cần thiết cho hoạt động nội bộ và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
- Ứng dụng cấp quốc gia: Các ứng dụng quy mô quốc gia do các tỉnh sử dụng để trao đổi, chia sẻ, tích hợp và khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu.
- Ứng dụng cấp tỉnh: Các ứng dụng nghiệp vụ cấp tỉnh, phục vụ cung cấp các dịch vụ công cấp tỉnh, trong đó có các dịch vụ công trực tuyến.
- Ứng dụng nội bộ: Các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung và các ứng dụng chuyên ngành khác của các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh.
- Ứng dụng tổng hợp và báo cáo: Các ứng dụng tổng hợp thông tin chuyên ngành, kinh tế - xã hội, báo cáo nhằm hỗ trợ quy trình ra quyết định của lãnh đạo.
e) Dịch vụ chia sẻ và tích hợp: Các dịch vụ dùng chung, chia sẻ giữa các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh, giúp giảm đầu tư trùng lặp, thiếu đồng bộ. Đồng thời có thể kết nối, liên thông, tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương khi có yêu cầu.
g) Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp tỉnh (LGSP): Các dịch vụ chia sẻ, tích hợp cấp tỉnh như dịch vụ điều phối; dịch vụ tương tác; dịch vụ quy trình; dịch vụ thông tin; dịch vụ truy cập; dịch vụ an toàn; dịch vụ đối tác; dịch vụ tài sản thông tin và đăng ký hoặc lưu trữ; dịch vụ quản lý; dịch vụ phát triển để tích hợp, chia sẻ với các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh; đồng thời trao đổi, tích hợp với các hệ thống thông tin của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và doanh nghiệp, tổ chức khác khi cần thiết.
h) Hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Thiết bị phần cứng, phần mềm cho người dùng cuối; cơ sở hạ tầng mạng (mạng diện rộng; mạng cục bộ; mạng riêng ảo; kết nối Internet); trung tâm tích hợp dữ liệu, phòng máy chủ (các máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ, cáp mạng, nguồn điện, thiết bị làm mát, hệ thống quản lý khác); an toàn thông tin, quản lý và giám sát dịch vụ.
i) Quản lý chỉ đạo: Công tác chỉ đạo, tổ chức, xây dựng các chính sách, các chuẩn, hướng dẫn, đào tạo, truyền thông để triển khai Kiến trúc.
(Kèm theo nội dung chi tiết Kiến trúc).
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Công bố và chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kiến trúc theo chức năng, nhiệm vụ được giao; căn cứ vào tính cấp thiết của từng nhiệm vụ để đề xuất triển khai các thành phần của Kiến trúc theo mục tiêu đã đề ra.
b) Xây dựng nền tảng tích hợp chính quyền điện tử của tỉnh, triển khai tích hợp dịch vụ đối với các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh; xây dựng các cơ sở dữ liệu, các ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh; đào tạo, tập huấn nâng cao khả năng vận hành, khai thác các hệ thống công nghệ thông tin dùng chung và kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh.
c) Xây dựng các văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin để triển khai hiệu quả Kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh.
d) Tham gia ý kiến vào kế hoạch hàng năm, trung hạn, dài hạn, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh để đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với Kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh.
đ) Thường xuyên duy trì, cập nhật Kiến trúc phù hợp với tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, phù hợp với các phiên bản Kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam và định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ.
e) Tổng hợp kết quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cân đối, bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kiến trúc; xây dựng, đề xuất UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
3. Các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố: Chủ động triển khai và phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong quá trình thực hiện các nội dung của Kiến trúc thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
4. UBND các huyện, thành phố: Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND xã, phường, thị trấn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động; thực hiện công khai, minh bạch quy trình giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2348/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng
- 2Quyết định 1597/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 1.0 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3Quyết định 6108/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An, phiên bản 1.0
- 4Quyết định 464/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang, phiên bản 1.0
- 5Quyết định 2152/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau phiên bản 1.0
- 6Quyết định 1169/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh An Giang phiên bản 1.0
- 7Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2018 thực hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang (giai đoạn 2018-2022)
- 8Quyết định 1325/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Trà Vinh phiên bản 1.0
- 1Luật Giao dịch điện tử 2005
- 2Luật Công nghệ thông tin 2006
- 3Công văn 1178/BTTTT-THH năm 2015 về khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1819/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 2384/BTTTT-THH năm 2015 hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, mẫu Đề cương Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Quyết định 846/QĐ-TTg Danh mục dịch vụ trực tuyến mức độ 3 và 4 thực hiện tại bộ, ngành, địa phương năm 2017 do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2348/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng
- 10Quyết định 1597/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 1.0 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 11Quyết định 6108/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An, phiên bản 1.0
- 12Quyết định 464/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang, phiên bản 1.0
- 13Quyết định 2152/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau phiên bản 1.0
- 14Quyết định 1169/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh An Giang phiên bản 1.0
- 15Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2018 thực hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang (giai đoạn 2018-2022)
- 16Quyết định 1325/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Trà Vinh phiên bản 1.0
Quyết định 2853/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng, phiên bản 1.0
- Số hiệu: 2853/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Đoàn Văn Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra