- 1Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 2Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Kết luận 45-KL/TW năm 2019 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Quyết định 13/2019/QĐ-UBND về tổ chức và hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/KH-UBND | Hà Tĩnh, ngày 04 tháng 04 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 45-KL/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 18-CT/TW
Thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 18), UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị số 18-CT/TW, Kết luận số 45-KL/TW của Ban Bí thư và Chương trình hành động số 811-CTr/TU ngày 04/3/2013 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 15/4/2013 của UBND tỉnh về quan điểm, chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về thiệt hại do tai nạn, ùn tắc giao thông gây ra.
2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông.
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông. Xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải và quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
4. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông, phấn đấu năm sau giảm 5% so với năm trước trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương).
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Xác định công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một nội dung quan trọng của công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Việc phân công quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: “Một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính".
2. Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Chỉ thị số 18; quyết liệt đạt được mục tiêu, yêu cầu giảm tai nạn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông, lập lại trật tự, an toàn giao thông.
3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cấp ủy Đảng. Cấp ủy, người đứng đầu đảng bộ, chi bộ, cơ quan, đơn vị ban hành các văn bản quy định cụ thể để tổ chức phổ biến, quán triệt thực hiện, trong đó chú trọng phát huy vai trò nêu gương của đảng viên gương mẫu, tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và vận động gia đình, người thân cùng thực hiện.
Xem xét kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá kết quả công tác của người đứng đầu các cấp ủy đảng. Lấy tiêu chí chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên; là một tiêu chuẩn đánh giá phân loại cuối năm và hạnh kiểm đạo đức đối với học sinh, sinh viên.
4. Đối mới công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn theo hướng gắn với từng nhóm đối tượng cụ thể. Nghiên cứu phương thức tuyên truyền qua mạng xã hội để theo kịp xu thế phát triển hiện nay.
5. Tăng cường quản lý nhà nước về giao thông vận tải, tập trung vào các lĩnh vực: Quy hoạch phát triển, xây dựng hạ tầng giao thông; siết chặt công tác quản lý vận tải, gắn trách nhiệm của chủ doanh nghiệp vận tải với người điều khiển phương tiện vận tải được chủ doanh nghiệp thuê. Chấn chỉnh công tác kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện và bảo vệ môi trường. Quản lý có nền nếp hành lang an toàn giao thông; có kế hoạch xử lý các “điểm đen” tai nạn giao thông.
6. Nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông. Đổi mới, quản lý tốt công tác đăng ký phương tiện giao thông theo hướng gắn trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện giao thông với trách nhiệm quản lý, sử dụng. Chấn chỉnh công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và có biện pháp quản lý chặt chẽ người điều khiển phương tiện giao thông; điều tra làm rõ và kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng gây tai nạn giao thông.
7. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải nói chung và quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu khi thi hành công vụ. Bố trí đủ lực lượng đảm đương nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Kiên quyết xử lý những sai phạm, tiêu cực trong hoạt động quản lý giao thông vận tải và quản lý trật tự, an toàn giao thông. Gắn trách nhiệm trực tiếp của cơ quan và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước với lĩnh vực được giao quản lý nếu để xảy ra các vụ việc đặc biệt quan trọng.
8. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là giữa lực lượng Công an với ngành Giao thông vận tải và UBND các huyện, thành phố, thị xã.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Công an tỉnh:
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp thiết lập trật tự, kỷ cương về trật tự, an toàn giao thông. Tăng cường tuần tra kiểm soát, chú trọng tuần tra lưu động; phát huy hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
- Tổ chức điều tra, xử lý các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu của tội phạm; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng kiên quyết xử lý bằng pháp luật hình sự các vụ tai nạn giao thông có đủ yếu tố cấu thành tội phạm; đề nghị truy tố và đưa ra xét xử lưu động các vụ án về gây rối trật tự công cộng và các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
- Nâng cao năng lực cho lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Bố trí đủ lực lượng đảm đương được nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sỹ thực hiện. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra phòng ngừa và xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực đối với lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Thực hiện việc biểu dương, khen thưởng với xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, chiến sỹ vi phạm.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
- Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông xuống mức thấp nhất. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa trên các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy nội địa. Xử lý vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông ngay tại bến xe, bến đò.
2. Sở Giao thông vận tải:
- Tham mưu xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông; thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát và xóa bỏ bất hợp lý về tổ chức giao thông, các “điểm đen”, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông; tập hợp các kiến nghị về bất hợp lý về tai nạn giao thông, “điểm đen” không được khắc phục khi xảy ra tai nạn giao thông để kiến nghị trách nhiệm đơn vị quản lý đường bộ. Kịp thời duy tu, nâng cấp, sửa chữa công trình giao thông bị hư hỏng, khắc phục nhanh các sự cố về giao thông do thiên tai gây ra.
- Xử lý chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông đối với các tuyến đường vừa thi công vừa khai thác. Chấm dứt tình trạng sử dụng lòng lề đường để họp chợ, kinh doanh buôn bán, sử dụng lòng lề đường làm nơi tuốt lúa, phơi rơm rạ, tổ chức đám cưới, đám tang... gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.
- Nâng cao chất lượng đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, bảo đảm phương tiện khi tham gia giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác giám sát các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải thực hiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho xe ô tô, sử dụng dữ liệu thông tin của thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận tải. Kiên quyết đình chỉ hoạt động kinh doanh vận tải đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải và bảo đảm an toàn giao thông.
- Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra giám sát các cơ sở đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; quản lý chặt chẽ đối với người được cấp giấy phép lái xe. Khắc phục những hạn chế, yếu kém và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
- Phối hợp chặt chẽ với Ban An toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông xuống mức thấp nhất.
- Phối hợp Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với lái xe trên địa bàn tỉnh, nhất là đối tượng lái xe container, xe tải nặng, xe kinh doanh vận tải hành khách. Có hình thức xử lý kịp thời những trường hợp không đủ điều kiện điều khiển phương tiện.
- Phối hợp với chính quyền các cấp thực hiện quyết liệt các giải pháp bảo vệ hành lang/an toàn giao thông; xử lý nghiêm các hành vi xâm hại công trình giao thông, cản trở giao thông, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc khắc phục các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
3. Ban An toàn giao thông tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương, quan điểm, kế hoạch của Trung ương và địa phương về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp các đơn vị có liên quan triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông bằng nhiều hình thức, tập trung tuyên truyền có trọng tâm theo chủ đề và nhóm đối tượng cụ thể; coi công tác tuyên truyền là giải pháp quan trọng phải làm thường xuyên, lâu dài.
- Chỉ đạo Ban An toàn giao thông cấp huyện phối hợp các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, ký cam kết về chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; kiện toàn Ban An toàn giao thông cấp huyện theo Quyết định số 13/2019/QĐ-UBND ngày 05/3/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh.
4. Sở Y tế
- Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực sơ cấp cứu nhanh cho nạn nhân tai nạn giao thông, kiểm tra thu thập chỉ số về nồng độ cồn, các chất kích thích thần kinh trong máu đối với tất cả người bị tai nạn giao thông; khám sức khỏe cho đối tượng lái xe theo đúng quy định, bắt buộc xét nghiệm ma túy đối với các trường hợp lái xe đến khám và thông báo thông tin cho cơ quan chức năng về các trường hợp lái xe dương tính với chất ma túy.
- Cung cấp và chia sẻ thông tin dữ liệu cho Ban ATGT tỉnh và các ngành liên quan về số trường hợp vào viện cấp cứu, điều trị do tai nạn giao thông trong các bệnh viện và cơ sở y tế; đặc biệt là số liệu trong các đợt cao điểm nghỉ Lễ, tết.
5. Sở Tư pháp chủ trì, rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chủ động đề xuất sửa đổi bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo hành lang pháp lý về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
6. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh thường xuyên phát sóng, đăng tải các chuyên mục, tin bài tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh bố trí thời gian để phát sóng chương trình an toàn giao thông thích hợp, chú trọng vào buổi tối trong bản tin thời sự. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, biểu dương người tốt, việc tốt đi đôi với phê phán hành vi cố ý vi phạm trật tự, an toàn giao thông, ứng xử thiếu văn hóa khi tham gia giao thông; phối hợp phổ biến, hướng dẫn các kỹ năng tham gia giao thông an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông.
7. Các Sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh, chính quyền các địa phương trên cơ sở kết quả 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 18, rút ra các những tồn tại, khó khăn, bài học kinh nghiệm và các kế hoạch bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đã và đang thực hiện cùng với nội dung kế hoạch này xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện, cốt lõi là giáo dục và yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên phải tự giác nêu gương chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
8. UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Nâng cao trách nhiệm và xử lý nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Củng cố và kiện toàn Ban ATGT cấp huyện, cấp xã đủ về số lượng và chất lượng; đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Kiểm tra, rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông vận tải để đảm bảo khai thác, quản lý có hiệu quả, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; tổ chức thực hiện đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt.
- Tăng cường công tác bảo vệ hành lang ATGT, giao trách nhiệm cho chính quyền cấp xã tuyên truyền, vận động, tổ chức ký cam kết đối với các hộ dân không phơi nông sản, thả rông trâu, bò, họp chợ, đặt biển quảng cáo che khuất tầm nhìn trên các tuyến đường và xử lý nghiêm đối với những người vi phạm.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát và xử lý vi phạm đối với phương tiện quá niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định, các phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách chưa được cấp phù hiệu vẫn còn hoạt động trên địa bàn.
- Chú trọng kiểm tra, rà soát các bất hợp lý về tổ chức giao thông, chủ động khắc phục và xóa bỏ điểm đen tai nạn giao thông trên các tuyến đường thuộc thẩm quyền quản lý và đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý đường bộ cấp trên các bất cập về tổ chức giao thông, điểm đen tai nạn giao thông trên tuyến đường Quốc lộ, đường tỉnh.
- Các địa phương có tuyến đường sắt đi qua chủ động phối hợp với cơ quan quản lý đường sắt trên địa bàn trong việc giải tỏa hành lang ATGT đường sắt, xóa bỏ các lối đi tự mở, tổ chức chốt gác tại các vị trí đường bộ giáo cắt với đường sắt tiềm ẩn nguy cơ cao tai nạn giao thông.
9. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội, trước hết là người đứng đầu phát huy vai trò, chức trách, nhiệm vụ, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học... an toàn. Vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, thực hiện tốt nếp sống văn hóa giao thông, đấu tranh lên án các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 18, Kết luận số 45-KL/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch này tại địa phương, đơn vị mình. Quá trình tổ chức quán triệt Kết luận số 45-KL/TW của Ban Bí thư cần gắn liền với việc đánh giá, kiểm điểm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị 18, đồng thời, đề ra được những nội dung, giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của đơn vị, địa phương mình nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của Chỉ thị số 18 đã đề ra.
Định kỳ 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất tổ chức đánh giá tình hình, kết quả thực hiện báo cáo về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh) trước ngày 20 của tháng cuối cùng trong kỳ báo cáo.
2. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch này.
Tham mưu UBND tỉnh thành lập các Đoàn công tác tiến hành kiểm tra tại Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.
Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Bộ Công an - cơ quan Thường trực giúp Ban Bí thư Trung ương Đảng và lãnh đạo UBND tỉnh để biết và có sự chỉ đạo tiếp theo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3518/QĐ-UBND về Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2017 về triển khai Đề án “Tăng cường giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại những khu vực có khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội" theo Quyết định 2376/QĐ-BGTVT
- 3Kế hoạch 1457/KH-UBND năm 2018 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông (giai đoạn 2018-2022) do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 1Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 2Quyết định 3518/QĐ-UBND về Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2017 về triển khai Đề án “Tăng cường giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại những khu vực có khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội" theo Quyết định 2376/QĐ-BGTVT
- 5Kế hoạch 1457/KH-UBND năm 2018 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông (giai đoạn 2018-2022) do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 6Kết luận 45-KL/TW năm 2019 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Quyết định 13/2019/QĐ-UBND về tổ chức và hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 45-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 93/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 04/04/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Dương Tất Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/04/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định