Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2019/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 05 tháng 03 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN AN TOÀN GIAO THÔNG TỈNH VÀ BAN AN TOÀN GIAO THÔNG CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Theo đề nghị của Ban An toàn giao thông tỉnh tại Văn bản số 95/BATGT-VP ngày 27/9/2018, Sở Nội vụ tại Văn bản số 126/SNV-TCBC ngày 13/02/2019 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 48/BC-STP ngày 22/01/2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tổ chức và hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh
1. Vị trí, chức năng:
a) Ban An toàn giao thông tỉnh là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng; giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
b) Ban An toàn giao thông tỉnh được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Đề xuất với UBND tỉnh:
Kế hoạch và biện pháp phối hợp các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, khắc phục hậu quả các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng và ùn tắc giao thông;
Chủ trương kiện toàn Ban An toàn giao thông cấp huyện để triển khai có hiệu quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại địa phương.
b) Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc phối hợp hoạt động, triển khai thực hiện của các ngành, tổ chức đoàn thể, các huyện, thành phố, thị xã trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
c) Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn về các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và quy định của các Bộ, ngành liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
d) Báo cáo khẩn cấp UBND tỉnh và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh; phối hợp chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục, hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra; chỉ đạo các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân và đề xuất kịp thời biện pháp ngăn chặn; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm) hoặc đột xuất về tình hình trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
đ) Quy định chế độ, phạm vi trách nhiệm của các cơ quan thành viên và từng thành viên của Ban; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Văn phòng Ban;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
3. Thành phần Ban An toàn giao thông tỉnh:
a) Trưởng ban: Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Các Phó Trưởng ban:
- Phó Trưởng ban thường trực: 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
- Các Phó Trưởng ban: 02 Phó Trưởng ban:
+ Giám đốc Sở Giao thông Vận tải;
+ 01 Phó Giám đốc Công an tỉnh.
c) Các Ủy viên:
- Phó Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh;
- Phó Giám đốc và chức vụ tương đương các sở, ngành, đơn vị: Giao thông Vận tải, Y tế, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh (Ủy viên chuyên trách);
- Mời đại diện Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tham gia Ban An toàn giao thông tỉnh: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tỉnh đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh.
4. Cơ quan thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh:
Sở Giao thông vận tải là cơ quan thường trực của Ban An toàn giao thông tỉnh, có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện hoạt động của Ban.
5. Chế độ làm việc của Ban An toàn giao thông tỉnh:
a) Ban An toàn giao thông tỉnh họp định kỳ mỗi quý một lần. Khi có nhiệm vụ đột xuất, Trưởng ban có thể triệu tập họp bất thường.
b) Các thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm của các thành viên trước Trưởng ban. Các thành viên được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định.
c) Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Ban, phân công nhiệm vụ và quy định trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.
Điều 2. Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố, thị xã
1. Vị trí, chức năng:
a) Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi là Ban An toàn giao thông cấp huyện) là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn.
b) Ban An toàn giao thông cấp huyện được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức:
a) Trưởng ban: Chủ tịch UBND cấp huyện;
b) Phó Trưởng ban: Phó Chủ tịch UBND cấp huyện, Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng (Phòng Quản lý đô thị);
c) Các Ủy viên:
- Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện (Phó Chánh Văn phòng Cấp ủy - Chính quyền); Phó Trưởng Công an; Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện;
- Bại diện lãnh đạo các phòng, đơn vị: Giáo dục và Đào tạo; Tư pháp; Văn hóa - Thông tin; Kế hoạch - Tài chính; Trung tâm Văn hóa - Truyền thông;
- Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông;
- Mời đại diện lãnh đạo các ngành, tổ chức cấp huyện tham gia Ban An toàn giao thông cấp huyện: Mặt trận Tổ quốc, Huyện đoàn, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.
d) Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định cơ quan thường trực và bộ phận giúp việc, trong đó bố trí một biên chế chuyên trách lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông; ban hành quy chế hoạt động của Ban An toàn giao thông cấp huyện, phân công nhiệm vụ và quy định trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn kiện toàn Ban An toàn giao thông cấp xã.
Điều 3. Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban An toàn giao thông cấp huyện do Ngân sách Nhà nước cấp, các khoản hỗ trợ, viện trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tài chính chủ trì hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí phục vụ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định mức chi các hoạt động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo đúng quy định.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20/3/2019 và thay thế các Quyết định của UBND tỉnh: số 1921/QĐ-UBND ngày 05/7/2010 về việc phê duyệt phương án kiện toàn Ban An toàn giao thông tỉnh và số 2722/QĐ-UBND ngày 19/9/2012 về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 1921/QĐ-UBND .
2. Căn cứ Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 1 Quyết định này, Thủ trưởng các cơ quan thành viên cử cán bộ, công chức tham gia Ban An toàn giao thông tỉnh, gửi Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt
3. Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Quyết định này, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo thực hiện việc kiện toàn Ban An toàn giao thông cấp huyện đảm bảo theo đúng quy định.
4. Trưởng ban, Phó Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3402/QĐ-UBND năm 2017 về quy định thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Quảng Bình
- 2Quyết định 3552/QĐ-UBND năm 2017 về quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh Yên Bái
- 3Nghị quyết 100/2018/NQ-HĐND quy định về mức phân bổ kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông; nội dung chi bảo đảm trật tự an toàn giao thông của Ban An toàn giao thông cấp huyện; chi thực hiện nhiệm vụ khác phục vụ trực tiếp công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Quyết định 22/2017/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 3402/QĐ-UBND năm 2017 về quy định thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Quảng Bình
- 5Quyết định 3552/QĐ-UBND năm 2017 về quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh Yên Bái
- 6Nghị quyết 100/2018/NQ-HĐND quy định về mức phân bổ kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông; nội dung chi bảo đảm trật tự an toàn giao thông của Ban An toàn giao thông cấp huyện; chi thực hiện nhiệm vụ khác phục vụ trực tiếp công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Quyết định 13/2019/QĐ-UBND về tổ chức và hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 13/2019/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/03/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Đặng Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra