Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8231/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 15 tháng 11 năm 2021 |
THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI)
Căn cứ Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ, Kế hoạch số 108-KH/TU ngày 26/11/2019 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Kế hoạch số 23-KH/TU ngày 01/10/2021 của Tỉnh ủy thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài (FDI); UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh với những nội dung sau:
1. Xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu làm cơ sở để các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo phù hợp với quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã đề ra trong Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ và Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 108-KH/TU ngày 26/11/2019 của Tỉnh ủy và Kế hoạch 4480/KH-UBND ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh.
2. Khai thác, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có thu hút được nguồn lực đầu tư, nhất là đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, giải quyết việc làm.
3. Xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, tạo thuận lợi hơn cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.
4. Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về tầm quan trọng của hợp tác đầu tư nước ngoài. Tuyên truyền sâu rộng quan điểm, chủ trương của tỉnh trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thu hút đầu tư, quản lý các dự án đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
5. Việc thực hiện Kế hoạch phải phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài nói chung và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói riêng; phải có sự thống nhất, đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi, thiết thực, hiệu quả.
1. Đổi mới, nâng cao nhận thức, tư duy và thống nhất trong hành động về đầu tư nước ngoài
a) Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành, địa phương tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết số 50-NQ/TW khóa XII đến các tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân; khẳng định các quan điểm, vai trò của đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.
b) Các sở, ban, ngành, địa phương:
- Phát huy thế mạnh của địa phương, chủ động nâng cao chất lượng thu hút đầu tư và hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài và xem đây là thước đo năng lực và trách nhiệm của người đứng đầu, đồng thời là chỉ số đánh giá xếp hạng hiệu quả đầu tư nước ngoài của địa phương.
- Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm; thực hiện công khai, minh bạch và ngăn ngừa, khắc phục có hiệu quả những hạn chế của hoạt động đầu tư nước ngoài ở tất cả các ngành, lĩnh vực.
2. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài của tỉnh
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh phối hợp các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố:
- Thường xuyên nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm của Trung ương để cập nhật, thay đổi hoặc bổ sung các chính sách thu hút và định hướng đầu tư trên từng lĩnh vực của tỉnh; đồng thời tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự thủ tục từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và phân công cụ thể từng cơ quan giải quyết các nội dung có liên quan đến đầu tư nước ngoài. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về “điều kiện về quốc phòng, an ninh” trong quá trình xem xét, thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của từng ngành, lĩnh vực của địa phương, đặc biệt là các dự án đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, các công trình trọng tâm trọng điểm của tỉnh; tham mưu UBND tỉnh những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư.
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Tham mưu UBND tỉnh các giải pháp nhằm đa dạng hóa và phát huy có hiệu quả mô hình hợp tác công - tư (PPP) vào đầu tư cơ sở hạ tầng; quản lý chặt chẽ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
- Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những nhà đầu tư hoạt động lỗ lũy kế, sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.
- Thường xuyên rà soát, nghiên cứu, góp ý Trung ương hoàn thiện thể chế, chính sách cho khu công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các mô hình tương tự khác theo hướng xác định rõ trọng tâm phát triển và cơ chế, chính sách vượt trội phù hợp với đặc thù của từng mô hình, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ với các khu vực khác.
- Kiểm soát hiện tượng “đầu tư chui”, “đầu tư núp bóng”; áp dụng chặt chẽ các quy định của pháp luật nhằm khắc phục tình trạng “vốn mỏng”; quản lý chặt chẽ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần.
b) Sở Khoa học và Công nghệ:
- Thẩm định, xác định trình độ công nghệ các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, đảm bảo loại bỏ các dự án có công nghệ thấp, lạc hậu, các dự án thâm dụng lao động/tài nguyên, các dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường; chọn lọc các dự án có công nghệ phù hợp, hiệu quả, đảm bảo tiêu chí bảo vệ môi trường. Nâng tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo các chỉ số về mức độ sẵn sàng về công nghệ, đáp ứng mục tiêu tăng khả năng hấp thụ/chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp trong tỉnh trong liên kết, hợp tác và tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tận dụng hiệu ứng lan tỏa về năng suất, chất lượng.
c) Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh, Công an tỉnh, Chi cục Hải quan Đà Lạt:
- Áp dụng các cơ chế khuyến khích đối với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt các nghĩa vụ, cam kết theo đúng quy định của pháp luật.
- Áp dụng ưu đãi đầu tư gắn với đáp ứng các điều kiện, cam kết cụ thể và cơ chế hậu kiểm, bồi hoàn khi vi phạm các cam kết.
- Thẩm định dự toán và tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp hàng năm cho hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh trình cơ quan Trung ương trong việc hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá ngay từ khi thành lập và trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Hoàn thiện pháp luật để giải quyết có hiệu quả những vướng mắc đối với những dự án có cam kết chuyển giao, không bồi hoàn tài sản của nhà đầu tư nước ngoài cho nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc hoạt động và xử lý các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài vắng mặt hoặc bỏ trốn trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư tại tỉnh Lâm Đồng.
d) Sở Công thương:
- Chủ trì phối hợp các địa phương xây dựng danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và chế biến sâu nông sản, khoáng sản; phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm địa phương.
- Tăng cường công tác phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại về chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh; phát triển hệ thống phân phối bán lẻ trong nước; theo dõi, nắm bắt kịp thời thị trường trong và ngoài nước.
- Tăng cường công tác quản lý trong việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, dây chuyền phục vụ sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư trong ngành công thương, đặc biệt thu hút đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp thương mại, xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp tại các địa phương của tỉnh, hệ thống xử lý nước thải, rác thải, nhà máy cấp nước sạch cho các khu công nghiệp.
- Rà soát các quy định về chống độc quyền, tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Thường xuyên cung cấp cho doanh nghiệp thông tin cảnh báo về các thị trường xuất khẩu do thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cung cấp.
d) Sở Xây dựng:
- Triển khai các văn bản của Trung ương về cơ chế, chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài trong đầu tư xây dựng xây dựng, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, công viên cây xanh, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, văn hóa, thể thao, để tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành quy định về cơ chế, chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Thường xuyên rà soát các quy định liên quan đến cơ chế, chính sách dành cho các nhà đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng; kịp thời kiến nghị cơ quan cấp trên chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với tình hình triển khai, thực hiện tại địa phương.
- Xây dựng tiêu chí cụ thể về “vùng phụ cận” đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị, dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư nông thôn, dự án đường giao thông.
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Áp dụng các chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ cho lao động Việt Nam; sử dụng lao động Việt Nam đã làm việc, tu nghiệp ở các quốc gia tiên tiến. Xây dựng và triển khai có hiệu quả, kịp thời việc đào tạo lao động có kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Lao động năm 2019; kế hoạch tuyển dụng hòa giải viên lao động và Quy chế quản lý hòa giải viên lao động trên địa bàn tỉnh; thành lập Hội trọng tài lao động của tỉnh, hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện chính sách tiền lương của nhà nước theo đúng quy định.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tập huấn, đối thoại, tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Lao động năm 2019 và những văn bản có liên quan cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn và phổ biến các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam với nhiều hình thức phù hợp, thiết thực, có sự phối hợp của các sở, ban, ngành liên quan.
- Kiểm tra công tác thực hiện pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo kế hoạch phê duyệt của UBND tỉnh để chấn chỉnh, hướng dẫn các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
g) Công an tỉnh chủ trì phối hợp cùng các đơn vị liên quan:
- Thường xuyên rà soát các quy định của địa phương nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định của Trung ương về đảm bảo quốc phòng, an ninh khi nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đề xuất thực hiện dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng.
- Rà soát các cơ chế, chính sách, kịp thời khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách và các quy định nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài, không để xảy ra vấn đề phức tạp, liên quan đến an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
- Triển khai các biện pháp nghiệp vụ nắm bắt tình hình, phòng ngừa, đấu tranh với âm mưu, hoạt động của các cơ quan nước ngoài, thế lực thù địch, phản động lợi dụng việc hoàn thiện thể chế chính sách để tác động chuyển hóa nội bộ, thay đổi chủ trương, chính sách, pháp luật; hoạt động núp bóng, xâm phạm an ninh kinh tế, vi phạm pháp luật Việt Nam.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực kinh tế, lao động, đầu tư nước ngoài, tham gia thẩm định về an ninh đối với các chương trình, dự án đầu tư có liên quan đến yếu tố nước ngoài, chủ động rà soát, tham mưu không để đầu tư dự án tại những khu vực trọng yếu về an ninh quốc phòng, các nhà đầu tư không đủ năng lực, vốn mỏng, sử dụng công nghệ lạc hậu hoặc có dấu hiệu hoạt động phức tạp liên quan đến an ninh trật tự.
h) Ban quản lý các Khu công nghiệp:
- Phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và Du lịch vận động, thu hút các dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp, đồng thời rà soát các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không triển khai hoạt động, hoặc chậm tiến độ đề xuất kiến nghị thu hồi và kêu gọi nhà đầu tư khác có năng lực.
- Rà soát các thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian giải quyết các hồ sơ, thủ tục trong lĩnh vực đầu tư thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý khu công nghiệp; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung các chính sách hỗ trợ đầu tư và quản lý đầu tư trong khu công nghiệp.
a) Sở Tài nguyên và Môi trường:
Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện trình UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu UBND tỉnh trong công tác lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm cấp tỉnh trên cơ sở quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
b) Sở Xây dựng:
- Rà soát, xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống xử lý nước thải, chất thải; công viên cây xanh) và các công trình hạ tầng xã hội (công trình văn hóa, công trình giáo dục, công trình y tế...).
- Hoàn thiện các đồ án quy hoạch để làm cơ sở xác định danh mục dự án kêu gọi đầu tư và quyết định đầu tư; hoàn thành việc thẩm định trình phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương rà soát đồ án quy hoạch đã phê duyệt, để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp nhằm tăng tính khả thi của đồ án trên cơ sở gắn với phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết làm cơ sở đề xuất dự án đầu tư.
- Tạo điều kiện để các nhà đầu tư tham gia ngay từ giai đoạn lập quy hoạch để các nhà đầu tư thể hiện ý chí quyết tâm, ý tưởng triển khai khai dự án; trên cơ sở nhu cầu của nhà đầu tư, UBND các cấp rà soát trong quá trình lập quy hoạch, xác định vị trí tiềm năng để tạo quỹ đất sạch.
- Triển khai Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng (sau khi được UBND tỉnh phê duyệt). Hướng dẫn các địa phương lập chương trình phát triển từng đô thị. Trên cơ sở đó lập và trình ban hành Kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng cho các đô thị, đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại nhằm tăng tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án, gia tăng giá trị về đất đai tại các khu vực được đầu tư hạ tầng.
- Đầu tư đồng bộ hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó xác định đầu tư công là động lực, đòn bẩy để kêu gọi thu hút đầu tư nói chung và đầu tư từ nguồn FDI nói riêng.
c) UBND các huyện, thành phố:
- Chủ động rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch 3 loại rừng và các quy hoạch khác, sản phẩm của địa phương mình để xác định, đề xuất các dự án thu hút FDI phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng, huyện và các Nghị quyết của đảng và nhà nước.
- Quy hoạch, xác định được vị trí, quỹ đất, chuẩn bị các điều kiện cần thiết (lập kế hoạch sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, quy hoạch chi tiết, đề xuất dự án cụ thể,...), công bố rộng rãi các quy hoạch, tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư FDI, chú ý đến việc đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư FDI theo thông lệ quốc tế và các thỏa thuận được ký kết.
a) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Xây dựng và ban hành quy định về trình tự tạo quỹ đất; tổ chức thực hiện cơ chế tạo quỹ đất theo hình thức thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
- Xây dựng quy định cụ thể về tiêu chí xác định “vùng phụ cận” đối với các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị, dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư nông thôn, dự án đường giao thông để lập kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất tại quỹ đất thu hút đầu tư theo hình thức đấu giá, đấu thầu.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí vốn từ nguồn sử dụng để đất xây dựng cơ sở dữ liệu về đất thực hiện cơ chế tạo quỹ đất theo quy định.
- Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư khu dân cư, khu đô thị từ nguồn vốn ngoài ngân sách; yêu cầu nhà đầu tư ưu tiên dành quỹ đất đã đầu tư cơ sở hạ tầng theo dự án để phục vụ cho công tác tái định cư. Khi thẩm định các dự án hạ tầng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, phải yêu cầu các địa phương xác định “vùng phụ cận” để lập kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất tại quỹ đất thu hút đầu tư theo hình thức đấu giá, đấu thầu.
c) UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc:
- Rà soát quỹ đất công (vị trí, diện tích, hiện trạng đất đang sử dụng, quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch, cơ sở pháp lý, tình trạng khai thác sử dụng, tranh chấp...) để lập danh mục đất công cần khai thác, xác định vị trí tiềm năng để tạo quỹ đất sạch trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở xây dựng phương án thu hút đầu tư đối với từng khu đất.
- Tổ chức thực hiện tốt cơ chế tạo quỹ đất theo hình thức thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất; đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai; ưu tiên đầu tư hạ tầng khu dân cư, tái định cư để bảo đảm vấn đề nhà ở cho người dân bị giải tỏa, thu hồi đất tạo tâm lý an tâm và đồng thuận từ người dân trong quá trình thu hồi đất.
5. Đẩy mạnh đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài
a) UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc:
- Ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư hạ tầng khung kết nối đến các vị trí thu hút đầu tư (đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước,...) để bảo đảm tính đồng bộ, tăng tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án, gia tăng giá trị quỹ đất.
- Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp tại các địa phương để thuận lợi trong thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
b) Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải triển khai thực hiện đầu tư các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tạo kết nối liên vùng, nghiên cứu việc xúc tiến mở các đường bay quốc tế (như Singapore, Thái Lan, SiemRiep, Hàn Quốc, ...) đi/đến Cảng Hàng không Liên Khương; đầu tư, nâng cấp sân bay Liên Khương thành sân bay quốc tế và xúc tiến tìm kiếm nhà đầu tư, nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm.
- Tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thành tuyến đường tránh đô thị thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và xúc tiến tìm kiếm nhà đầu tư xây dựng hệ thống monorail của thành phố Đà Lạt.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Cân đối, ưu tiên bố trí vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nhất là công trình giao thông đến các vị trí nằm trong khu quy hoạch được phê duyệt dự kiến thu hút đầu tư các dự án FDI; các công trình hạ tầng đến chân hàng rào Khu công nghiệp, các cụm công nghiệp để tạo lợi thế trong thu hút đầu tư.
d) Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, UBND huyện Đức Trọng:
Tiếp tục phối hợp với Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình tại huyện Đức Trọng; hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các khu công nghiệp hiện hữu của tỉnh để thuận lợi trong thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
6. Đổi mới, chủ động trong xúc tiến đầu tư
a) Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố:
- Chủ động thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư lớn có uy tín, các đối tác là các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... Chú trọng đến việc đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư về thời gian đàm phán, ký thỏa thuận và triển khai thực hiện. Đề xuất UBND tỉnh kết hợp các thỏa thuận hợp tác đầu tư trong các chuyến thăm và làm việc tại các nước của lãnh đạo cấp cao Đảng, nhà nước nhằm quảng bá môi trường đầu tư tỉnh Lâm Đồng.
- Tập trung thu hút đầu tư có chọn lọc, lấy chất lượng hiệu quả và bảo vệ môi trường làm phương châm thu hút đầu tư, không chạy theo số lượng dự án. Các Sở ngành địa phương xây dựng thông tin chi tiết về dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án này. Trong đó ưu tiên thu hút đầu tư các lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà ở, kinh doanh bất động sản; du lịch thương mại dịch vụ hiện đại; các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến sâu, nâng cao giá nông sản; dự án công nghệ cao, giải quyết số lượng việc làm lớn như chế tạo linh kiện điện tử, thiết bị máy móc, ... Ban quản lý các Khu công nghiệp, các sở ngành, địa phương đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến đầu tư trực tiếp vào các Khu - Cụm công nghiệp.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương xây dựng thông tin chi tiết về dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hướng có chọn lọc, lấy chất lượng hiệu quả và bảo vệ môi trường làm phương châm thu hút đầu tư, không chạy theo số lượng dự án.
- Chủ động phát hiện sớm và xây dựng phương án thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp có nhu cầu dịch chuyển đầu tư trong bối cảnh tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu; ưu tiên các dự án có quy mô lớn gắn với chuỗi cung ứng, có tác động lan tỏa kinh tế - xã hội.
c) Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch:
- Triển khai, thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2021-2025, thường xuyên rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư và quy hoạch phát triển địa phương, ngành, lĩnh vực, sản phẩm. Tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư tại nước ngoài, tăng cường kết nối hợp tác xúc tiến, thu hút đầu tư với các cơ quan ngoại giao của các nước thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan. Tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh, liên kết tổ chức diễn đàn xúc tiến đầu tư theo vùng và tại các thành phố lớn. Xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua tiếp đón và làm việc với các đoàn khách quốc tế, hay thông qua các nhà đầu tư đang triển khai trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục phối hợp với JICA tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư để thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp.
- Phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài, Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Bắc, miền Trung, miền Nam và các tỉnh Tây Nguyên thực hiện các chương trình hoạt động xúc tiến đầu tư hàng năm. Thông tin danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh để đăng tải thường xuyên kịp thời lên trang thông tin điện tử của tỉnh và đưa lên Website các Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Bắc, miền Trung, miền Nam và vùng Tây nguyên.
- Định kỳ cung cấp thông tin pháp luật về đầu tư, kinh doanh, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư, quảng bá tiềm năng thế mạnh của Lâm Đồng đến với các nhà đầu tư. Đa dạng hóa các kênh quảng bá thông tin về thu hút đầu tư; phối hợp với các cơ quan đại diện của nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức đầu tư thương mại, các hiệp hội: Hội hữu nghị Việt - Hàn, Kotra (Hàn Quốc), Jica (Nhật Bản)... và các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư trên địa bàn tỉnh để quảng bá tiềm năng đầu tư, thu thập nhu cầu đầu tư làm cơ sở định hướng đối tác và thu hút đầu tư..
7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động được cấp bằng, chứng chỉ, tập trung cho lao động có tay nghề cao, có khả năng giao tiếp ngoại ngữ. Nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có đáp ứng yêu cầu đào đào tạo nghề theo yêu cầu thị trường lao động và doanh nghiệp; thu hút đầu tư phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.
- Nghiên cứu xây dựng các chính sách hỗ trợ điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch dần các lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, từ lao động nông thôn sang thành thị.
- Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
b) UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc:
- Tuyên truyền, định hướng, phân luồng học sinh tham gia học nghề theo nhu cầu thị trường; xây dựng kế hoạch đào tạo lao động bảo đảm chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch dần các lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, từ lao động nông thôn sang thành thị.
- Phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng thị trường lao động linh hoạt, gắn đào tạo với sử dụng, nhất là nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch lao động sang các ngành kinh doanh có giá trị gia tăng cao.
- Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương thực hiện theo quy định hiện hành.
8. Tăng cường công tác thẩm định dự án; kiểm tra, giám sát, hậu kiểm
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tiến hành rà soát đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài không hiệu quả, đẩy mạnh công tác hậu kiểm đối với việc đáp ứng các điều kiện, cam kết, kiên quyết chấm dứt hoạt động đối với các dự án chậm tiến độ do nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết, có dấu hiệu chuyển nhượng để khắc phục tình trạng “vốn mỏng”, chuyển giá, đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng”.
- Nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư, đánh giá kỹ về năng lực tài chính, kế hoạch, tiến độ góp vốn đầu tư; nâng cao các điều kiện đối với dự án và nhà đầu tư về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm, bảo vệ môi trường, tài nguyên và tiết kiệm năng lượng. Nhận diện các dạng đầu tư, các dấu hiệu về nguy cơ núp bóng, cũng như rà soát kỹ những lĩnh vực trong thời gian vừa qua thường xảy ra hiện tượng chuyển giá, núp bóng để có biện pháp ngăn chặn. Thận trọng và kiểm soát chặt chẽ những đề xuất dự án đầu tư không phù hợp với nhu cầu phát triển của tỉnh Lâm Đồng hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực về công nghệ để thực hiện.
- Xây dựng quy định phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý các dự án đầu tư từ khâu chấp thuận chủ trương đến triển khai xây dựng và hoạt động của dự án.
b) Công an tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương:
Xác minh các hiện tượng “đầu tư chui”, “đầu tư núp bóng”, chú trọng các trường hợp đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần. Điều tra xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách thu hút đầu tư và phát triển kinh tế khi Việt Nam tham gia các cam kết, hiệp định liên quan đến thương mại đầu tư để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
c) UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc:
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra theo chức năng nhiệm vụ, gắn với nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương và người đứng đầu trong chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan tới đầu tư nước ngoài; xử lý nghiêm đối với các dự án vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường.
a) Các Sở, ban, ngành:
Xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp FDI, trong đó có cơ chế, chính sách hỗ trợ về lãi suất, tài chính, tiếp cận các nguồn lực đầu tư để các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp tục đổi mới công nghệ, áp dụng máy móc hiện đại, nâng cao năng suất, có đủ khả năng tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI. Đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bằng các hoạt động hỗ trợ cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu của tỉnh.
b) Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch:
Tham mưu UBND tỉnh duy trì đối thoại thường xuyên giữa Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương với các nhà đầu tư, để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện, đôn đốc đồng hành cùng các nhà đầu tư để dự án triển khai xây dựng và hoạt động đúng tiến độ, hiệu quả; củng cố niềm tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại tỉnh Lâm Đồng, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.
c) Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng:
Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa tổ chức công đoàn với chính quyền các cấp, với Hiệp hội các doanh nghiệp trong việc cải thiện môi trường lao động, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ người lao động, tạo môi trường hấp dẫn thu hút lao động yên tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
(Một số nhiệm vụ chủ yếu của các sở, ngành, địa phương theo Phụ lục đính kèm).
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị mình và phân công lãnh đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện; chủ động phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao. Định kỳ hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả thực hiện gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các công việc được giao đảm bảo chất lượng; định kỳ hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp việc thực hiện Kế hoạch nêu trên báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
MỘT SỐ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI FDI
(Kèm theo Kế hoạch số 8231/KH-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
| Nội dung công việc | Cơ quan phối hợp | Thời gian hoàn thành | Hình thức văn bản | Ghi chú |
I | SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ |
|
|
|
|
1 | Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài | Các sở ngành, địa phương | Năm 2021 | Quyết định của UBND tỉnh |
|
2 | Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | Các sở ngành, địa phương | Quý IV/2021 | Quyết định của UBND tỉnh |
|
3 | Báo cáo xây dựng các tiêu chí thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc | Các sở ngành, địa phương | Năm 2021 | Báo cáo |
|
4 | Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 1130/QĐ-UBND ngày 31/5/2016 về trình tự, thủ tục, quản lý dự án đầu tư nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | Các sở ngành, địa phương | Năm 2021 | Quyết định của UBND tỉnh |
|
5 | Báo cáo nghiên cứu, xây dựng các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng "vốn mỏng", đầu tư "chui", đầu tư "núp bóng" | Các sở ngành, địa phương | Năm 2021 | Báo cáo |
|
6 | Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh FDI | Các sở ngành, địa phương | Hàng năm | Báo cáo |
|
7 | Tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn từ nguồn sử dụng đất bổ sung cho quỹ phát triển đất nhằm thu hút đầu tư | Các sở ngành, địa phương | Hàng năm | Báo cáo |
|
8 | Cân đối, ưu tiên bố trí vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nhất là công trình giao thông đến các vị trí dự kiến thu hút đầu tư; các công trình hạ tầng đến chân hàng rào các Khu, cụm công nghiệp tạo lợi thế trong thu hút đầu tư | Các sở ngành, địa phương | Hàng năm | Báo cáo |
|
II | SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
|
|
|
|
1 | Tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về quy chế quản lý, khai thác và sử dụng đất công | Các sở ngành, địa phương | Quý I/2022 | Quyết định |
|
2 | Xác định tiêu chí lựa chọn “vùng phụ cận” đối với các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật để lập kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất tạo quỹ đất thu hút đầu tư | Các sở ngành, địa phương | Quý I/2022 | Báo cáo |
|
III | SỞ CÔNG THƯƠNG |
|
|
|
|
1 | Xây dựng danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và chế biến sâu nông sản, khoáng sản | Các sở ngành, địa phương | Hàng năm | Quyết định của UBND tỉnh |
|
2 | Rà soát các quy định về chống độc quyền, tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh phù hợp với thông lệ quốc tế | Các sở ngành, địa phương | Hàng năm | Báo cáo |
|
IV | SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
|
|
|
|
1 | Tăng cường các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu và quản lý an toàn thực phẩm hàng nông sản của tỉnh | Các sở ngành, địa phương | Hàng năm | Báo cáo |
|
2 | Xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và chế biến nông sản sau thu hoạch | Các sở ngành, địa phương | Hàng năm | Báo cáo |
|
3 | Xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao giá trị nông sản sau thu hoạch | Các sở ngành, địa phương | Năm 2022 | Báo cáo |
|
V | SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI |
|
|
|
|
1 | Tham mưu sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về lao động, việc làm và tiền lương, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động theo hướng minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế | Các sở, ngành, địa phương | Năm 2022 | Quyết định của UBND tỉnh |
|
2 | Tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách mới thay thế Quyết định số 56/2013/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 về việc ban hành quy định hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | Các sở, ngành, địa phương | Năm 2022 | Quyết định của UBND tỉnh |
|
3 | Xây dựng các chính sách hỗ trợ điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch dần các lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, từ lao động nông thôn sang thành thị | Các sở, ngành, địa phương | Năm 2022 | Quyết định của UBND tỉnh |
|
VI | SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
|
|
|
|
1 | Phối hợp với Bộ GTVT trong triển khai thực hiện đầu tư các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tạo kết nối liên vùng | Các sở, ngành, địa phương | Hàng năm | Báo cáo |
|
2 | Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu việc xúc tiến mở các đường bay quốc tế (như Singapore, Thái Lan, SiemRiep, Hàn Quốc...) đi/đến Cảng Hàng không Liên Khương; đầu tư, nâng cấp sân bay Liên Khương thành sân bay quốc tế và xúc tiến tìm kiếm nhà đầu tư, nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm | Các sở, ngành, địa phương | Hàng năm | Báo cáo |
|
VII | SỞ XÂY DỰNG |
|
|
|
|
1 | Tham mưu quy định trách nhiệm của nhà đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, trường mẫu giáo, cơ sở y tế, văn hóa, thể thao,... phục vụ người lao động | Các sở, ngành, địa phương | Năm 2022 | Quyết định của UBND tỉnh |
|
2 | Thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết làm cơ sở đề xuất dự án đầu tư | Các sở, ngành, địa phương | Hàng năm | Quyết định của UBND tỉnh |
|
3 | Kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng cho các đô thị, đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại nhằm tăng tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho nhà đầu tư khu thực hiện dự án, gia tăng giá trị về đất đai tại các khu vực được đầu tư hạ tầng | Các sở, ngành, địa phương | Năm 2022 | Quyết định của UBND tỉnh |
|
4 | Xây dựng tiêu chí cụ thể về “vùng phụ cận” đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị, dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư nông thôn, dự án đường giao thông | Các sở, ngành, địa phương | Năm 2022 | Quyết định của UBND tỉnh |
|
VIII | SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ |
|
|
|
|
1 | Tham mưu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các nhà đầu tư nước ngoài đảm bảo tương thích với pháp luật Việt Nam và phù hợp với các cam kết/chuẩn mực quốc tế | Các sở, ngành, địa phương | Năm 2022 | Quyết định của UBND tỉnh |
|
2 | Tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định, tiêu chuẩn về khoa học và công nghệ để quản lý, kiểm soát và ngăn ngừa vấn đề chuyển giá trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | Các sở, ngành, địa phương | Năm 2022 | Quyết định của UBND tỉnh |
|
3 | Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất và chất lượng sản phẩm | Các sở, ngành, địa phương | Năm 2022 | Kế hoạch của UBND tỉnh |
|
IX | SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG |
|
|
|
|
| Tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết số 50-NQ/TW khóa XII, Kế hoạch số 23-KH/TU ngày 01/10/2021 của Tỉnh ủy đến các tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân | Các sở, ngành, địa phương | Năm 2022 |
|
|
X | SỞ TÀI CHÍNH, CỤC THUẾ TỈNH |
|
|
|
|
1 | Thẩm định dự toán và tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp hàng năm cho hoạt động xúc tiến đầu tư của Tỉnh | Các sở, ngành, địa phương | Hàng năm | Báo cáo |
|
2 | Tham mưu UBND tỉnh trình cơ quan Trung ương trong việc hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá ngay từ khi thành lập và trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. | Các sở, ngành, địa phương | Năm 2022 | Báo cáo |
|
XI | CÔNG AN TỈNH |
|
|
|
|
| Rà soát các cơ chế, chính sách, kịp thời khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách và các quy định nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài, không để xảy ra vấn đề phức tạp, liên quan đến an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội tại địa phương | Các sở, ngành, địa phương | Quý IV/2021 | Báo cáo |
|
XII | TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ - THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH |
|
|
|
|
1 | Báo cáo đổi mới công tác xúc tiến đầu tư trong tình hình mới | Các sở, ngành, địa phương | Hàng năm | Báo cáo |
|
2 | Tổ chức và tham gia các Hội nghị xúc tiến đầu tư để kêu gọi, thu hút FDI gắn liền với hoạt động quảng bá thương mại và du lịch. | Các sở, ngành, địa phương | Hàng năm | Kế hoạch, Chương trình. |
|
3 | Cung cấp Thông tin thu hút đầu tư, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư, quảng bá tiềm năng thế mạnh tỉnh Lâm Đồng; quảng bá thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh trên Bản đồ số kêu gọi đầu tư (cấp Quốc gia) do các Trung tâm xúc tiến Đầu tư (trực thuộc Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chủ trì xây dựng và phối hợp cập nhật thông tin. | Các sở, ngành, địa phương | Hàng năm |
|
|
XIII | BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP |
|
|
|
|
1 | Kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình tại huyện Đức Trọng, hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các khu công nghiệp hiện hữu của tỉnh để thuận lợi trong thu hút các nhà đầu tư nước ngoài | Các sở, ngành, địa phương | Hàng năm |
|
|
2 | Đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh | Các sở, ngành, địa phương | Hàng năm |
|
|
XIV | UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ |
|
|
|
|
1 | Nghiên cứu, đề xuất các dự án thu hút FDI phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương | Các sở, ngành | Hàng năm | Báo cáo |
|
2 | Quy hoạch, xác định được vị trí, quỹ đất, chuẩn bị các điều kiện cần thiết (lập kế hoạch sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, quy hoạch chi tiết, đề xuất dự án cụ thể,...) để thu hút đầu tư FDI | Các sở, ngành | Hàng năm | Báo cáo |
|
3 | Rà soát quỹ đất công (vị trí, diện tích, hiện trạng đất đang sử dụng, quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch, cơ sở pháp lý, tình trạng khai thác sử dụng, tranh chấp...) để lập danh mục đất công cần khai thác, xác định vị trí tiềm năng để tạo quỹ đất sạch trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở xây dựng phương án thu hút đầu tư đối với từng khu đất | Các sở, ngành | Hàng năm | Báo cáo |
|
4 | Xây dựng thông tin chi tiết về dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư FDI | Các sở, ngành | Hàng năm | Báo cáo |
|
5 | Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp tại địa phương | Các sở, ngành | Hàng năm | Báo cáo |
|
- 1Quyết định 980/QĐ-UBND năm 2013 về Danh mục dự án thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020
- 2Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2014 về giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Công văn 1759/UBND-ĐT năm 2020 về đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 4Kế hoạch 194/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Luật đất đai 2013
- 2Quyết định 56/2013/QĐ-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 980/QĐ-UBND năm 2013 về Danh mục dự án thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020
- 4Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2014 về giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Quyết định 1130/QĐ-UBND năm 2016 hướng dẫn trình tự, thủ tục, quản lý đầu tư nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6Luật Quy hoạch 2017
- 7Bộ luật Lao động 2019
- 8Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 50-NQ/TW năm 2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 do Chính phủ ban hành
- 11Công văn 1759/UBND-ĐT năm 2020 về đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 12Kế hoạch 194/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Kế hoạch 8231/KH-UBND năm 2021 thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 8231/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 15/11/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Đặng Trí Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra