Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 04 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2017.

Thực hiện Nghị định số 143/2016/2016 ngày 14/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển”; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nghiệp năm 2017 với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu:

- Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm việc làm, tự tạo việc làm sau khi được đào tạo hoặc làm việc cũ nhưng có năng suất lao động cao hơn.

- Nâng cao số lượng và chất lượng người lao động được đào tạo nghề nghiệp nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước, phục vụ nhiệm vụ tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, tái cơ cấu nền kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng.

2. Chỉ tiêu: Đào tạo nghề cho 19.000 lao động, trong đó cao đẳng 3.000 sinh viên (chiếm tỷ lệ 15,79%), trung cấp 2.500 học viên (chiếm tỷ lệ 13,16%), sơ cấp và dưới 3 tháng 13.500 người (chiếm tỷ lệ 71,05%), đưa số lao động được đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đạt tối thiểu 60% vào cuối năm 2017.

(Ngành nghề đào tạo theo Phụ lục 1, 2 đính kèm)

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hướng nghiệp, khởi nghiệp để tuyển được nhiều người tham gia học nghề ở các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp...nhất là các nghề phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cả trước mắt và lâu dài như du lịch, dệt may, cơ khí, dịch vụ, điện tử - viễn thông, y tế, phục vụ nhiệm vụ xuất khẩu lao động, tái cơ cấu ngành nông nghiệp...; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn nhằm phục vụ nhu cầu tra cứu học nghề của người lao động; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, nhu cầu lao động của doanh nghiệp nhằm định hướng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác tuyển sinh.

2. Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn (thực hiện theo Kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT năm 2017).

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở phù hợp với năng lực đào tạo và khả năng phát triển; hoàn thành quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Từng bước tái cấu trúc lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng giảm đầu mối, tăng quy mô tuyển sinh; hình thành các trường cao đẳng, trung cấp đào tạo đa cấp trình độ, trường chất lượng cao.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn theo quy định; tổ chức các khóa bồi dưỡng kỹ năng xây dựng chương trình đào tạo nghề theo hình thức tín chỉ hoặc mô-đun dựa trên cơ sở Khung trình độ quốc gia và các quy định hiện hành.

- Hướng dẫn, hoàn thành việc đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Điều lệ hoạt động theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp; thực hiện việc xếp hạng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về thông tin, tuyên truyền:

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vai trò quan trọng của công tác giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

- Nghiên cứu và triển khai các mô hình khởi nghiệp có hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

2. Về hoàn thiện và đổi mới thể chế, cơ chế và chính sách:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp; ban hành chính sách thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương đối nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; chính sách về người dạy nghề trong các làng nghề, trong doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động khi tham gia đào tạo nghề nghiệp.

- Rà soát, bổ sung danh mục ngành, nghề bắt buộc người lao động phải có văn bằng, chứng chỉ theo các trình độ giáo dục nghề nghiệp mới được tham gia thị trường lao động.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra, có sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động; tích hợp các nội dung đào tạo một cách hợp lý về kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, đạo đức nghề nghiệp; được quyền tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm trên cơ sở điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; được tuyển sinh nhiều lần trong năm. Khuyến khích tổ chức đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ, hướng tới đào tạo theo tín chỉ phù hợp với khung trình độ quốc gia đã được Chính phủ ban hành.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, hoạt động dạy và học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá trong quá trình đào tạo và tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng thư viện điện tử.

- Xây dựng lộ trình giao quyền tự chủ toàn diện cho các cơ sở GDNN công lập và cụ thể hóa trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thí điểm cổ phần hóa các trường công lập thực hiện tốt tự chủ toàn bộ.

- Đổi mới cơ chế phân bổ và giao dự toán ngân sách chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng đặt hàng hoặc đấu thầu chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo theo kết quả đầu ra, không phân biệt cơ sở đào tạo công lập hay tư thục.

- Ngân sách nhà nước tiếp tục đầu tư đồng bộ để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho các ngành, nghề trọng điểm quốc gia; các ngành nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; các ngành, nghề thị trường có nhu cầu nhưng khó xã hội hóa.

- Hoàn thiện chế độ thu học phí: học phí phải được tính đúng, tính đủ giá dịch vụ đào tạo nghề theo từng trình độ, ngành nghề đào tạo trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật và khung giá dịch vụ do cơ quan có thẩm quyền ban hành; miễn học phí cho các đối tượng chính sách, người tốt nghiệp trung học cơ sở, người học các ngành khó tuyển nhưng xã hội cần.

- Lồng ghép các Chương trình mục tiêu, đề án, dự án tài trợ trong và ngoài nước để huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục nghề nghiệp.

3. Giải pháp khác

- Rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo lĩnh vực, theo ngành đào tạo và địa phương phù hợp với chiến lược, quy hoạch nhân lực của địa phương; khả năng đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực xã hội.

- Sáp nhập, giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả, đảm bảo hợp lý về cơ cấu trình độ đào tạo, ngành, nghề đào tạo.

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp nhằm huy động các nguồn lực xã hội. Khuyến khích thành lập mới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Dự kiến kinh phí thực hiện Kế hoạch giáo dục nghề nghiệp năm 2017 là 40 tỷ đồng, trong đó:

a) Nguồn ngân sách trung ương (dự kiến 7 tỷ đồng):

- Nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Dự kiến 4 tỷ đồng;

- Nguồn Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động: Dự kiến 2 tỷ đồng;

- Nguồn trung ương cấp đền bù thiệt hại do sự cố môi trường biển (theo Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 6/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế"): Dự kiến 1 tỷ đồng.

b) Nguồn ngân sách địa phương: Dự kiến 25,6 tỷ đồng.

c) Nguồn xã hội hóa, người học tự lo: Dự kiến 7,4 tỷ đồng.

Việc phân bổ kinh phí cho các đơn vị để tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp sẽ được thực hiện sau khi có thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch; có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vai trò quan trọng của công tác giáo dục nghề nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan trình UBND tỉnh ban hành những chính sách khuyến khích, ưu đãi nhằm đẩy mạnh phát triển xã hội hóa về giáo dục nghề nghiệp;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch giáo dục nghề nghiệp; thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện ở các ngành và các địa phương.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nghiệp năm 2018 trước ngày 28/02/2018.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu trình UBND ban hành các văn bản pháp quy có liên quan đến cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, thành lập mới các trường ngoài công lập, cân đối vốn nâng cấp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở liên quan để đề xuất UBND tỉnh việc phân bổ kinh phí đầu tư hàng năm cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

3. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở liên quan hoàn thiện cơ chế, chính sách về giáo dục nghề nghiệp; xây dựng cơ chế huy động vốn từ xã hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp; cân đối ngân sách của địa phương đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan đề xuất UBND tỉnh việc phân bổ kinh phí hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

4. Sở Giáo dục - Đào tạo:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở liên quan về công tác phân luồng học nghề trong hệ thống giáo dục phổ thông.

- Chỉ đạo, đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.

5. Sở Nội vụ:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở liên quan xây dựng chính sách, chế độ đối với cán bộ quản lý và giáo viên giáo dục nghề nghiệp; xây dựng và kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ tỉnh đến huyện, thị xã và thành phố Huế; tăng cường biên chế cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; thực hiện phân cấp hợp lý nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tổ chức và quản lý hoạt động.

6. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành, địa phương, chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, tuyên truyền tư vấn nâng cao nhận thức cho người lao động về học nghề và tạo việc làm sau học nghề.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng nội dung tuyên truyền, phổ biến các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả, cách làm hay về đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế xác định nhu cầu đào tạo các ngành, nghề nông nghiệp; lồng ghép chương trình, kế hoạch giáo dục nghề nghiệp vào các hoạt động trong chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình khuyến nông.

- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin về thị trường lao động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành nghề nông nghiệp.

- Ưu tiên đào tạo những ngành nghề có đủ điều kiện tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới trên địa bàn khu vực nông thôn. Việc triển khai nội dung kế hoạch được lồng ghép với việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu ngành nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng mới các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại các vùng sản xuất hàng hóa có hiệu quả để tổng kết nhân rộng; khuyến khích doanh nghiệp, chủ trang trại sản xuất thu hút lao động vào làm việc gắn với đào tạo nghề tại chỗ theo phương châm “bắt tay chỉ việc” bảo đảm đào tạo đến đâu có việc làm đến đó.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các cơ quan liên quan trên cơ sở quy hoạch hệ thống giáo dục nghề nghiệp để bố trí quỹ đất phù hợp nhằm từng bước chuẩn hóa điều kiện về đất đai tại các cơ sở.

9. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế:

- Tổ chức triển khai các nội dung Kế hoạch giáo dục nghề nghiệp năm 2017 tại địa phương.

- Chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc diện quản lý trong quá trình thực hiện Kế hoạch giáo dục nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

10. Trách nhiệm các Sở, ban, ngành có liên quan:

Các sở, ban, ngành liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được phê duyệt tại Kế hoạch.

11. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

- Tuân thủ các mục tiêu hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được quy định trong Điều lệ, Quy chế theo các quy định đã được ban hành; căn cứ tình hình thực tế tại cơ sở, chủ động triển khai các nội dung tại Kế hoạch này nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề.

12. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội nông dân tỉnh các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành địa phương liên quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn cho người lao động học nghề, giáo dục, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp cho người học nghề; tham gia các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch giáo dục nghề nghiệp tại các địa phương.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Căn cứ chức năng nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương và nội dung Kế hoạch này, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, các sở, ngành có liên quan chủ động xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 trước ngày 20/4/2017; chậm nhất trước ngày 30/11/2017 báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện của các sở, ngành, địa phương về các nội dung của Kế hoạch; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch trước ngày 05/12/2017.

3. Trong quá trình thực hiện, các vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh để xem xét giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động TBXH;
- CT, PCT UBND tỉnh Đinh Khắc Đính;
- Các đơn vị nêu mục V;
- CVP, PCVP Đoàn Thanh Vinh;
- Lưu VT, XH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Khắc Đính

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC NGÀNH NGHỀ
(Kèm theo Kế hoạch số: 80/KH-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2017 của UBND tỉnh)

STT

Ngành nghề

Trình độ đào tạo

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp và dưới 3 tháng

I

Ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ

 

 

 

1

Auto Cad

 

 

X

2

Biểu diễn Pha chế Đồ uống

 

 

X

3

Bồi dưỡng Kỹ năng bán hàng

 

 

X

4

Bồi dưỡng quản lý Khách sạn

 

 

X

5

Bồi dưỡng tiếng Anh Cơ bản

 

 

X

6

Bồi dưỡng tiếng Anh giao tiếp

 

 

X

7

Cấp thoát nước

 

 

X

8

Cắt gọt kim loại (cơ khí)

X

 

 

9

Cơ khí gò hàn

X

X

X

10

Công nghệ ô tô

X

X

 

11

Công nghệ kỹ thuật xây dựng

X

 

 

12

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

X

 

 

13

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

X

 

 

14

Công nghệ kỹ thuật ô tô

X

 

 

15

Công nghệ kỹ thuật nhiệt

X

X

 

16

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

X

 

 

17

Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông

X

 

 

18

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

X

 

 

19

Công nghệ kỹ thuật hóa học (hóa dầu, silicat)

X

 

 

20

Công tác xã hội

X

X

 

21

Công nghệ vật liệu (điện, điện tử, xây dựng)

X

 

 

22

Công nghệ kỹ thuật môi trường

X

 

 

23

Công nghệ thực phẩm

X

X

 

24

Dược

X

X

X

25

Điện công nghiệp

X

X

X

26

Điện công nghiệp và dân dụng

 

X

 

27

Điện tử công nghiệp

X

X

 

28

Điều dưỡng

X

 

X

29

Điều khiển phương tiện thủy nội địa

 

 

X

30

Hàn điện, CNC

X

X

X

31

Hộ sinh

X

 

 

32

Huấn luyện An toàn lao động

 

 

X

33

Kế toán

X

 

 

34

Kế toán doanh nghiệp

X

X

 

35

Kinh doanh vận tải đường bộ

 

X

 

36

Kỹ thuật Chế biến món ăn

X

X

X

37

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

X

 

X

38

Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong CN

 

X

 

39

Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính

X

X

X

40

Kỹ thuật xây dựng

X

 

X

41

Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất nhỏ

 

 

X

42

Lái xe ô tô các hạng

 

 

X

43

Logistics

 

X

 

44

May công nghiệp

 

 

X

45

Marketing Du lịch

X

 

 

46

May thời trang

 

X

 

47

Mộc dân dụng

 

 

X

48

Nâng hạng lái xe ô tô

 

 

X

49

Nề hoàn thiện

 

 

X

50

Nghiệp vụ Bàn - Bar

 

 

X

51

Nghiệp vụ Lưu trú

 

 

X

52

Nghiệp vụ Lễ tân

 

X

X

53

Nghiệp vụ Nhà hàng

 

X

X

54

Nghiệp vụ Hướng dẫn viên Du lịch

 

X

X

55

Nghiệp vụ Thuyết minh viên

 

 

X

56

Quản lý và bán hàng siêu thị

 

X

 

57

Quản trị Du lịch MICE

X

 

 

58

Quản trị kinh doanh

X

 

 

59

Quản trị khu Resort

X

 

 

60

Quản trị Lữ hành

X

 

 

61

Quản trị mạng MT

 

X

 

62

Sửa chữa máy nổ

 

 

X

63

Quản trị Nhà hàng

X

 

 

64

Sửa chữa thiết bị may

 

 

X

65

Sư phạm mầm non

 

X

 

66

Tài chính - Ngân hàng

X

 

 

67

Thợ sửa chữa động cơ điện gầm ôtô

 

 

X

68

Tiếng anh (Tiếng anh thương mại và du lịch)

X

 

 

69

Tin học ứng dụng

X

X

 

70

Tin học văn phòng

 

 

X

71

Truyền thông và mạng máy tính

X

 

 

72

Vận hành máy công trình, máy xây dựng

 

 

X

73

Vận hành máy cẩu

 

 

X

74

Vận hành máy thi công

 

 

 

75

Vận hành trạm bơm điện

 

 

X

76

Vận hành xe nâng hạ

 

 

X

77

Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh

 

X

 

78

Vật lý trị liệu

 

 

X

79

Y sĩ y học cổ truyền

 

X

 

80

Việt Nam học (hướng dẫn du lịch)

X

 

 

81

Xét nghiệm y học

X

 

 

82

Y sỹ y học cổ truyền

 

X

 

83

Quản trị Khách sạn

X

 

 

II

Các ngành thuộc lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao

 

 

 

1

Bắn cung

 

X

 

2

Biểu diễn nhạc cụ phương tây

 

X

 

3

Biên đạo múa

 

X

 

4

Bồi dưỡng công chức văn hóa - xã hội

 

 

X

5

Cầu lông

 

X

 

6

Cờ vua, cờ tướng

 

X

 

7

Đá cầu

 

X

 

8

Điền kinh

 

X

 

9

Karatedo

 

X

 

10

Khoa học thư viện

 

X

 

11

Hội họa

 

X

 

12

Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc

 

X

 

13

Nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế

 

X

 

14

Nghệ thuật biểu diễn tuồng

 

X

 

15

Quản lý văn hóa

 

X

 

16

Thanh nhạc

 

X

 

17

Thiết kế đồ họa

 

X

 

18

Taekwondo

 

X

 

19

Judo

 

X

 

20

vật

 

X

 

III

Các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp

 

 

 

1

Kỹ thuật nuôi cá lồng

 

 

X

2

Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

 

 

X

3

Kỹ thuật chăn nuôi thú y

 

X

X

4

Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn

 

 

X

5

Nuôi và phòng trị bệnh cho gà

 

 

X

6

Quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

 

 

X

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC NGHỀ ĐÀO TẠO CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2017
(Kèm theo Kế hoạch số: 80/KH-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2017 của UBND tỉnh)

I

NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP

1

Cắt, gọt kim loại (tiện)

2

Cơ - Điện

3

Cơ khí gò, hàn

4

Chạm khắc hoa văn phù điêu

5

Chăm sóc sắc đẹp

6

Dệt Zèng

7

Đan và gia công lưới cước

8

Điện công nghiệp

9

Điện dân dụng

10

Điện nước xây dựng

11

Gia công, chế tác nữ trang, mỹ nghệ

12

Gia công thiết kế sản phẩm mộc

13

Hàn điện

14

Hàn hồ quang tay

15

Kỹ thuật cắt may trang phục truyền thống dân tộc

16

Kỹ thuật cốt thép hàn

17

Kỹ thuật điện lạnh

18

Kỹ thuật điêu khắc gỗ

19

Kỹ thuật hàn

20

Kỹ thuật xây dựng

21

Kỹ thuật chế biến món ăn và vệ sinh ATTP

22

Kỹ thuật làm gốm sứ

23

Kỹ thuật mây tre đan

24

Kỹ thuật làm hương

25

Kỹ thuật làm chổi đót

26

Kỹ thuật làm nón lá

27

Kỹ thuật pha chế đồ uống

28

Kỹ thuật phục vụ bàn- bar

29

Kỹ thuật trồng, tạo dáng và chăm sóc cây cảnh

30

Kỹ thuật sơ chế mủ cao su

31

Lái phương tiện thủy đánh bắt xa bờ

32

Lắp đặt điện cho các cơ sở sản xuất nhỏ

33

Lắp đặt điện nội thất

34

May công nghiệp

35

May công nghiệp theo nhu cầu doanh nghiệp

36

Mộc dân dụng

37

Mộc mỹ nghệ

38

Mộc công nghiệp

39

May dân dụng và công nghiệp

40

Nề hoàn hiện

41

Nghệ thuật trang điểm

42

Nguội căn bản

43

Quản lý vận hành trạm bơm điện

44

Quản lý điện nông thôn

45

Sản xuất hàng da, giày, túi xách

46

Sản xuất gốm thô

47

Sửa chữa bảo trì xe máy

48

Sửa chữa, bảo trì tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ

49

Sửa chữa điện, điện lạnh ô tô

50

Sửa chữa điện thoại di động

51

Sửa chữa lắp đặt mạng cấp thoát nước gia đình

52

Sửa chữa máy gặt đập liên hợp

53

Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ

54

Sửa chữa máy nổ

55

Sửa chữa máy may công nghiệp

56

Sửa chữa máy tính phần cứng

57

Sửa chữa tivi, đầu VCD, DVD và đầu kỹ thuật số

58

Thợ sửa chữa động cơ, điện gầm ô tô

59

Vận hành máy cẩu

60

Vận hành máy lu- đầm

61

Vận hành máy múc

62

Vận hành máy thi công cơ giới

63

Vận hành máy san ủi

64

Đào tạo lái xe ô hạng C, D, E

65

Vận hành máy xúc, đào

66

Xây dựng cầu đường

67

Xoa bóp, bấm huyệt

68

Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch

69

Nghiệp vụ Lễ tân-Khách sạn

70

Nghiệp vụ lưu trú

71

Quản trị khách sạn

72

Quản trị khu resort

73

Thêu ren

II

NGHỀ NÔNG NGHIỆP

1

Chủ trang trại

2

Máy trưởng

3

Nhân giống cây ăn quả

4

Nhân giống lúa

5

Khai thác gỗ rừng trồng

6

Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp bảo vệ thực vật

7

Kỹ thuật dịch vụ quản lý thủy nông, vận hành cấp nước sinh hoạt

8

Kỹ thuật thủy sản thâm canh

9

Kỹ thuật sản xuất giống cây trồng, vật nuôi

10

Kỹ thuật dịch vụ thú y, thú y thủy sản

11

Kỹ thuật dịch vụ dẫn tinh viên

12

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam

13

Kỹ thuật chăn nuôi bò thâm canh

14

Kỹ thuật trồng cỏ và chế biến các loại thức ăn cho gia súc

15

Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gia súc

16

Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gia cầm

17

Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gà, lợn

18

Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho trâu, bò

19

Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh dê, thỏ

20

Kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và cạo mủ cao su

21

Kỹ thuật trồng chuối và cải tạo vườn tạp

22

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

23

Kỹ thuật nuôi tôm, tôm sú nước lợ

24

Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

25

Nuôi cá lồng nước ngọt

26

Kỹ thuật ươm của giống thương phẩm

27

Kỹ thuật ươm giống keo lá tràm

28

Kỹ thuật trồng cây ném, kiệu, hành lá

29

Kỹ thuật trồng rau an toàn

30

Kỹ thuật trồng cây ăn quả (cam, quýt)

31

Kỹ thuật trồng các loại nấm ăn

32

Kỹ thuật trồng các loại hoa (ly, cúc, lay ơn, huệ...)

33

Kỹ thuật nuôi ong lấy mật

34

Nuôi ba ba

35

Nuôi cá rô đồng

36

Nuôi cua biển

37

Nuôi cua đồng

38

Nuôi cá lồng bè trên biển

39

Nuôi dê

40

Nuôi ếch

41

Nuôi lươn

42

Nuôi thỏ

43

Nuôi tôm hùm

44

Nuôi tôm trên cát

45

Nuôi tôm thẻ chân trắng

46

Quản lý và khai thác công trình thủy lợi

47

Sản xuất, kinh doanh cây giống lâm nghiệp

48

Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi

49

Thuyền trưởng

50

Thuyền viên

51

Thuyền viên đánh bắt thủy sản

52

Trồng cây thanh long ruột đỏ

53

Trồng hoa Mokara

54

Trồng và chăm sóc bưởi, thanh trà

55

Trồng và khai thác một số loài cây dưới tán rừng

56

Trồng hoa lan

57

Trồng hồ tiêu

58

Trồng ngô

59

Trồng nguyên liệu, chưng cất dầu tràm

60

Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy

61

Trồng và khai thác một số loại cây dưới tán rừng

62

Trồng thâm canh rừng cây gỗ lớn

63

Trồng tre lấy măng

64

Trồng và sơ chế gừng, nghệ

65

Sơ chế hấp sấy cá, mực

66

Quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 80/KH-UBND đào tạo nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017

  • Số hiệu: 80/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 10/03/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Đinh Khắc Đính
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản