Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2009/CT-UBND | Cần Thơ, ngày 04 tháng 5 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, DẠY NGHỀ, Y TẾ, VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường; Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường; Nghị quyết số 22/2008/NQ-HĐND ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về các biện pháp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường của thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo đẩy mạnh vận động xã hội hóa các hoạt động giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và môi trường trên địa bàn thành phố với sự hưởng ứng của nhân dân và các thành phần kinh tế; tiềm năng và nguồn lực khu vực ngoài nhà nước của thành phố bước đầu được phát huy và phát triển với nhiều loại hình, phương thức hoạt động đa dạng, phong phú góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao dân trí, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa, thể lực cho nhân dân và cải thiện môi trường.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xã hội hóa đã bộc lộ những mặt hạn chế như: tiến độ thực hiện xã hội hóa còn chậm, qui mô chưa tương xứng so với tiềm năng, chưa bao quát được nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có định hướng và nhu cầu xã hội hóa. Mức độ xã hội hóa chưa đồng đều giữa khu vực đô thị và nông thôn, giữa các ngành và lĩnh vực. Công tác vận động thực hiện xã hội hóa chưa được tổ chức chặt chẽ và sự tham gia của các tầng lớp xã hội chưa thật đầy đủ và tích cực. Các sở, ngành liên quan chưa có quy hoạch phát triển ngành đến năm 2020. Từ đó, còn lúng túng trong chỉ đạo thực hiện, việc vận dụng các cơ chế chính sách chưa thật phù hợp với thực tế của địa phương.
Các cơ sở ngoài công lập số lượng chưa nhiều, qui mô nhỏ, cơ sở vật chất còn hạn chế và chưa đồng bộ; chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao.
Trên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt được, để tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 22/2008/NQ-HĐND ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về các biện pháp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường của thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ yêu cầu giám đốc sở, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện tiếp tục thực hiện các biện pháp chủ yếu đẩy mạnh xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường của thành phố đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, như sau:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa:
Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách về xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, thể dục thể thao và môi trường trên địa bàn để các cấp, các ngành, các cơ sở công lập, ngoài công lập và nhân dân có nhận thức đúng đắn, đầy đủ, xem đây là “sự nghiệp của toàn dân” thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa của thành phố; phát động các phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng các điển hình xã hội hóa trong từng lĩnh vực.
2. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước:
a. Ủy ban nhân dân thành phố quản lý thống nhất đối với các cơ sở công lập và ngoài công lập trên địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở có tham gia hoạt động xã hội hóa cùng phát triển ổn định, lâu dài; phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm của từng cấp, của tập thể và cá nhân người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xử lý vi phạm đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa trong quá trình hoạt động; Các sở chuyên ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện tiến hành rà soát điều chỉnh, xây dựng mới quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng, phát triển đô thị, có dành một diện tích đất phù hợp để phát triển xã hội hóa từng lĩnh vực theo quy định.
b. Tất cả tài sản của nhà nước cho cơ sở ngoài công lập hoặc doanh nghiệp thuê lại được quản lý theo chế độ quản lý tài sản nhà nước.
3. Điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh đề án và kế hoạch thực hiện: các sở, ngành có liên quan điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh đề án; xây dựng kế hoạch, danh mục thực hiện xã hội hóa từng lĩnh vực trên địa bàn theo quy định hiện hành và soạn thảo nội dung tóm tắt các dự án lĩnh vực xã hội hóa nhằm xúc tiến kêu gọi đầu tư từ nay đến năm 2015.
4. Về đào tạo nguồn nhân lực:
Các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện, nhanh chóng triển khai thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố được duyệt, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực cho công tác xã hội hóa trên địa bàn thành phố nói riêng.
5. Chính sách nguồn nhân lực:
Để phát triển nguồn nhân lực đồng bộ từ nâng cao dân trí, tăng số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn nói chung và nguồn nhân lực đáp ứng cho công tác xã hội hóa nói riêng. Thành phố thực hiện chính sách bình đẳng giữa khu vực công lập và ngoài công lập về thi đua khen thưởng, về công nhận các danh hiệu nhà nước, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tiếp nhận, thuyên chuyển cán bộ từ khu vực công lập sang ngoài công lập và ngược lại theo quy định hiện hành của Nhà nước.
6. Về cải cách thủ tục hành chính:
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính nói chung và trong đầu tư xây dựng công trình và hoạt động của các đơn vị xã hội hóa, trên cơ sở quy định chặt chẽ, hướng dẫn chi tiết điều kiện thành lập, điều kiện hành nghề và cơ chế hậu kiểm; quy định điều kiện, thủ tục chuyển từ loại hình công lập sang các loại hình ngoài công lập.
7. Về vốn đầu tư:
Kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn, thành phố dành một phần ngân sách nhất định để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giải tỏa, bồi hoàn diện tích đất dành cho các dự án thực hiện xã hội hóa theo quy hoạch và đề án, dự án được duyệt. Ngoài ra, đẩy mạnh toàn diện hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, nhằm thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực về kinh tế, công nghệ tiên tiến, đến đầu tư vào từng lĩnh vực trên địa bàn thành phố.
8. Huy động các nguồn lực:
Hàng năm các sở, ngành xác định cụ thể lĩnh vực, nội dung và danh mục các công trình cần xã hội hóa đúng tinh thần quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trình cấp thẩm quyền phê duyệt và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để kêu gọi các nguồn lực tham gia đầu tư theo quy định.
9. Chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa:
Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường và Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường như: cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất; giao đất, cho thuê đất; chính sách hạ tầng; lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; chính sách ưu đãi về tín dụng; huy động vốn; chính sách đào tạo; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; khen thưởng; xử lý tài sản khi chuyển hình thức hoạt động; chính sách nguồn nhân lực.
Ngoài ra, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, thành phố ban hành các chế độ ưu đãi cụ thể theo quy định của pháp luật, nhằm khuyến khích xã hội hóa như: giao đất không thu tiền sử dụng đất; cho thuê đất và miễn tiền thuê đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm thuế đối với các lĩnh vực cần có sự ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư.
10. Tổ chức thực hiện:
a. Giao Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện các giải pháp, biện pháp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, phương thức huy động các nguồn lực xã hội hóa, đổi mới cơ chế quản lý nhà nước, quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất hoạt động xã hội hóa, lập kế hoạch hàng năm thực hiện đề án, đồng thời điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh các đề án phát triển xã hội hóa theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, để đạt được các chỉ tiêu đề ra trong đề án phát triển xã hội hóa các hoạt động trong từng lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường của thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; đồng thời xây dựng danh mục và dự án tóm tắt kêu gọi đầu tư từ nay đến năm 2015.
b. Giao Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Sở: Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân quận, huyện lập quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
c. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổng hợp và có ý kiến thẩm định nội dung, điều chỉnh, bổ sung các đề án phát triển xã hội hóa trên địa bàn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo quy định.
d. Giao Giám đốc Sở Tài chính thành phố Cần Thơ theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai hướng dẫn về cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.
đ. Các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực theo quy định để đạt các mục tiêu đề ra trong đề án. Trong quá trình thực hiện, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi báo cáo và đề xuất giải pháp, biện pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình điều kiện thực tế của địa phương, trình Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ xem xét, quyết định.
Định kỳ hàng quý và hàng năm, Ủy ban nhân dân quận, huyện báo cáo tình hình hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trên địa bàn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường. Các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực cấp thành phố tổng hợp tình hình thực hiện xã hội hóa báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thành phố để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan theo quy định.
e. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Hội Nông dân thành phố, Hội Cựu chiến binh thành phố, các hội xã hội - nghề nghiệp có liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng, vận động các tổ chức, cá nhân cùng tham gia thực hiện chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau mười ngày, đăng Báo Cần Thơ chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày ký.
Yêu cầu giám đốc sở, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố để xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 22/2008/NQ-HĐND về các biện pháp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Quyết định 67/2007/QĐ-UBND ban hành đề án xã hội hóa hoạt động thể dục, thể thao giai đoạn 2007 - 2010 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 3Nghị quyết 52/2006/NQ-HĐND về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4Chỉ thị 14/2006/CT-UBND đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 5Kế hoạch 80/KH-UBND đào tạo nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017
- 6Quyết định 535/QĐ-UBND năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của thành phố Cần Thơ trong kỳ hệ thống hóa 05 năm (2014-2018)
- 1Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 2Quyết định 1466/QĐ-TTg năm 2008 về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 135/2008/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị quyết 22/2008/NQ-HĐND về các biện pháp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 5Quyết định 67/2007/QĐ-UBND ban hành đề án xã hội hóa hoạt động thể dục, thể thao giai đoạn 2007 - 2010 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 6Nghị quyết 52/2006/NQ-HĐND về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 7Chỉ thị 14/2006/CT-UBND đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 8Kế hoạch 80/KH-UBND đào tạo nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017
Chỉ thị 09/2009/CT-UBND về biện pháp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- Số hiệu: 09/2009/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 04/05/2009
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra