Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 207/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 06 tháng 07 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021 VÀ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ các văn bản của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân Tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho lao động nông thôn (kèm theo Phụ lục I), Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch Đào tạo nghề nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

Phần I

KẾT QUẢ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Kết quả tuyển sinh, đào tạo

Giai đoạn 2016 - 2020, toàn Tỉnh đã tổ chức tuyển sinh cho 106.785 học viên (trong đó: Cao đẳng: 8.198 học viên, Trung cấp: 12.791 học viên, Sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng: 85.796 học viên) đạt 100,7% so với kế hoạch (kèm theo Phụ lục II), góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 58,2% năm 2016 lên 70% năm 2020(1), trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề từ 42% tăng lên 50%.

2. Phát triển danh mục ngành, nghề đào tạo, nghề trọng điểm

- Phát triển danh mục ngành, nghề: Đến cuối năm 2020, toàn Tỉnh triển khai đào tạo 144 nghề, trong đó, 30 nghề trình độ cao đẳng; 35 nghề trình độ trung cấp; 24 nghề trình độ sơ cấp và 55 nghề đào tạo dưới 03 tháng.

- Quy hoạch ngành, nghề trọng điểm: Thực hiện theo Quyết định số 1769/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt ngành, nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025. Theo đó, tỉnh Đồng Tháp có 05 trường được đầu tư nghề trọng điểm(1).

3. Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo

- Giai đoạn 2016 - 2020, có 07 cơ sở GDNN được đầu tư thiết bị dạy nghề từ Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề và Dự án đào tạo nghề cho LĐNT với tổng kinh phí là 24.360.000.000 đồng(2).

- Từ nguồn kinh phí đầu tư, các đơn vị thụ hưởng đã xây dựng danh mục đầu tư thiết bị nghề phù hợp với quy mô, ngành nghề đào tạo tại địa phương. Các nghề được đầu tư chủ yếu gồm: Điện công nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Cắt gọt kim loại; Chế biến và bảo quản thủy sản; Nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Kỹ thuật máy nông nghiệp và các thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ đó, chất lượng đào tạo nghề được nâng lên, các cơ sở dạy nghề chuyển dần từ dạy nghề sẵn có, sang dạy nghề theo nhu cầu xã hội, dạy nghề theo địa chỉ.

- Để phát huy tối đa hiệu quả trang thiết bị dạy nghề đã được đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ngành có liên quan rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp xem xét, điều chuyển trang thiết bị giữa các đơn vị đào tạo, đồng thời thường xuyên có văn bản nhắc nhở các đơn vị bảo quản trang thiết bị đúng yêu cầu, sử dụng đúng mục đích.

4. Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình

- Đối với trình độ cao đẳng và trung cấp: Các trường biên soạn và ban hành dựa trên chương trình khung do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, có điều chỉnh, bổ sung phần tự chọn cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và tình hình thực tế của địa phương.

- Đối với các nghề đào tạo cho lao động nông thôn (trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng), Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt xây dựng 104 chương trình, giáo trình đào tạo, trong đó nghề phi nông nghiệp có 36 chương trình và 39 giáo trình đào tạo.

- Các chương trình, giáo trình đào tạo, tài liệu giảng dạy được xây dựng và hoàn chỉnh kịp thời, đáp ứng sự phát triển ngành nghề đào tạo của địa phương, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và khả năng tiếp thu của người học; bài giảng mang tính tích hợp, vừa dạy lý thuyết kết hợp với thực hành nghề, không gây nhàm chán cho người học, sau khi kết thúc khóa học, học viên làm được ngay bằng chính nghề mình đã học.

5. Hoạt động phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý

- Về bồi dưỡng: Giai đoạn 2016 - 2020, có 1.002 lượt nhà giáo, cán bộ quản lý được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng sư phạm. Đến nay, cơ bản đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Về phát triển đội ngũ nhà giáo: Đến cuối năm 2020, toàn Tỉnh có 765 cán bộ quản lý và nhà giáo (có 526 nhà giáo; 239 cán bộ quản lý, trong đó có 198 cán bộ quản lý tham gia giảng dạy). Chia theo trình độ nhà giáo: Sau đại học: 236/765 (chiếm 30,8%); Đại học: 451/765 (chiếm 59%); Cao đẳng, Cao đẳng nghề: 24/765 (chiếm 3,1%); Trung cấp, Trung cấp nghề: 38/765 (chiếm 5%), khác: 16 (chiếm 2,1%).

6. Hoạt động kiểm tra, giám sát

Hằng năm, Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo tại các cơ sở GDNN; đồng thời, trong quá trình thực hiện, các huyện, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội ở các địa phương tham gia kiểm tra, giám sát các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nghề theo địa chỉ...; qua kiểm tra, giám sát, các khó khăn, kiến nghị được quan tâm, tháo gỡ kịp thời, từ đó góp phần hỗ trợ các địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

II. KẾT QUẢ CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG THEO ĐÁNH GIÁ PCI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 (Phụ lục III kèm theo)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mặt được

- Việc phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, từng bước đầu tư hoàn thiện, nhất là phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục;

- Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề ở cấp huyện, xã và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai đồng bộ và hiệu quả; các đơn vị và địa phương có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo, đài để chuyển tải các chủ trương, chính sách về đào tạo nghề cho người lao động;

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bổ đều ở tất cả các huyện, thành phố trong Tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia học nghề;

- Chính sách vay vốn tạo việc làm sau khi học nghề cho lao động nông thôn phát huy hiệu quả, góp phần tạo công việc ổn định, tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn; nhiều nghề, mô hình được duy trì và phát triển tốt, điển hình.

2. Hạn chế

- Việc liên kết và giới thiệu việc làm cho lao động đào tạo sơ cấp và dưới 3 tháng đôi khi còn khó khăn, việc làm chưa ổn định.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp lạc hậu hơn so với doanh nghiệp; chương trình, giáo trình đào tạo tuy có bổ sung sửa đổi hằng năm nhưng chưa theo kịp nhu cầu phát triển, yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp của doanh nghiệp.

- Đội ngũ nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có sự biến động lớn, các đơn vị thường xuyên tuyển mới nhà giáo để đáp ứng nhu cầu đào tạo.

- Lao động tham gia thị trường lao động ngoài nước thường là lao động phổ thông mức thu nhập chưa cao.

3. Nguyên nhân

- Doanh nghiệp tuyển dụng lao động sau khi học nghề trên địa bàn Tỉnh còn hạn chế, đa phần các doanh nghiệp lớn trên địa bàn Tỉnh hoạt động trong các lĩnh vực chế biến và bảo quản thủy sản, giày da, may mặc... môi trường làm việc chưa phù hợp với lao động học nghề sơ cấp và dưới 3 tháng. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chưa có nhiều chính sách ưu đãi nên chưa thu hút người lao động.

- Thiếu nguồn lực tài chính nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị đào tạo.

- Các nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới tuyển, chưa có nhiều kinh nghiệm, điều kiện tiếp cận, tham gia học tập nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức.

- Trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề theo các đơn đặt hàng của doanh nghiệp và nghiệp đoàn nước ngoài còn hạn chế.

Phần II

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP NĂM 2021 VÀ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, bảo đảm nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề, nâng cao năng suất lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động trong và ngoài nước.

- Tập trung đào tạo các nghề phi nông nghiệp như kỹ thuật, công nghệ, sản xuất và chế biến, dịch vụ xã hội, tiểu thủ công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và các nghề truyền thống khác... chú trọng đào tạo trong 50 ngành, nghề phi nông nghiệp đã được phê duyệt, đào tạo cho lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng và ngành, nghề trọng điểm các cấp độ (quốc tế, Asean, quốc gia) đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025.

- Đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhà giáo các nghề trọng điểm cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ năng lực đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo nhu cầu của thị trường lao động.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2021 - 2025: Hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho 75.000 người. Chia theo trình độ: Sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là 47.908 người(3), Trung cấp là 15.552 người, Cao đẳng là 11.540 người. Riêng năm 2021, hỗ trợ đào tạo nghề cho 15.000 người. Chia theo trình độ: Sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là 9.958 người(4), Trung cấp là 2.855 người, Cao đẳng là 2.187 người.

- Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 79%, trong đó, qua đào tạo nghề đạt 57%.

- Hằng năm, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt tối thiểu 80%.

II. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh; khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp

- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục nghề nghiệp; lồng ghép tuyên truyền, tư vấn thông qua các hội nghị, hội thảo...

- Chú trọng phân luồng, hướng nghiệp, tư vấn cung cấp thông tin cho người học về tuyển sinh, thị trường lao động, chế độ, chính sách qua các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch việc làm...

- Hằng năm, các huyện, thành phố khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của lao động trên địa bàn, gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (đối với nghề phi nông nghiệp) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với nghề nông nghiệp) để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, phê duyệt; thường xuyên rà soát lại nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp trên địa bàn để có định hướng ngành nghề hỗ trợ đào tạo cho phù hợp; rà soát, cập nhật tình hình giải quyết việc làm sau đào tạo, chú trọng liên kết với các đơn vị sử dụng lao động trong quá trình đào tạo nhằm đảm bảo việc làm ổn định cho người học.

2. Sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ sở tham gia đào tạo nghề

- Rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả theo Quyết định số 897/QĐ-TTg(5), trong đó, đẩy mạnh công tác xã hội hoá về đào tạo, khuyến khích thành lập mới cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập.

- Rà soát, đề xuất điều chuyển thiết bị dạy nghề đã được đầu tư nhưng đơn vị chưa sử dụng hoặc tần suất sử dụng thấp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đang thực sự có nhu cầu nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.

- Chỉ đạo các cơ sở tham gia hoạt động nghề nghiệp đã được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, chủ động tuyển sinh đào tạo nghề nhằm khai thác tối đa hiệu quả của trang thiết bị dạy nghề đã được đầu tư.

- Tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, cân đối ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư trang thiết bị dạy nghề, ưu tiên hỗ trợ đầu tư đối với các nghề trọng điểm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và ngành, nghề phục vụ công tác xuất khẩu lao động.

- Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp.

3. Phát triển chương trình, giáo trình đào tạo

- Định kỳ tổ chức đánh giá lại chương trình, giáo trình đào tạo đã ban hành; cập nhật, bổ sung các kết quả nghiên cứu liên quan đến chương trình, giáo trình, những thay đổi trong các môn học, mô đun hoặc nội dung chuyên môn để phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của thị trường lao động.

- Chương trình, giáo trình phải bảo đảm tính gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống và linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động, trong đó, chú trọng bổ sung các kiến thức về kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp; có sự gắn kết chặt chẽ giữa đơn vị chủ trì soạn thảo với các đơn vị sử dụng lao động trong quá trình xây dựng, biên soạn, bảo đảm sự phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động.

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan chuyên môn... tham gia xây dựng, chỉnh sửa chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo.

4. Phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý

Giai đoạn 2021 - 2025, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho 1.272 lượt cán bộ quản lý, nhà giáo, gồm: Bồi dưỡng kỹ năng dạy học; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; tập huấn học tập kinh nghiệm, tổ chức các đoàn tham gia các buổi bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị do các cơ quan trung ương tổ chức; tập huấn, cập nhật kiến thức cho cán bộ phụ trách tham gia công tác đào tạo nghề.

5. Hỗ trợ lao động học nghề

a) Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng

Giai đoạn 2021 - 2025, tổ chức đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng: 27.092 người(6). Mức chi phí đào tạo theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Tỉnh, Quyết định của Ủy ban nhân dân Tỉnh về giá dịch vụ sự nghiệp công; học sinh, sinh viên được hưởng các chính sách theo quy định hiện hành (Kèm theo Phụ lục IV).

b) Đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng

Giai đoạn 2021 - 2025, tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho 47.908 người. Trong đó:

- Chú trọng đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, đào tạo các ngành nghề là thế mạnh của địa phương, đào tạo để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Ưu tiên đào tạo cho các đối tượng là người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh; lao động nữ bị mất việc làm; người chấp hành xong án phạt tù; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định.

6. Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện

- Cơ quan chuyên môn các cấp, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát theo định kỳ hoặc đột xuất về:

Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện, sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề trên địa bàn cấp huyện; công tác thông tin, tuyên truyền; điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề và tư vấn học nghề cho lao động nông thôn;

Công tác tổ chức lớp học và triển khai các mô hình điểm có hiệu quả về dạy nghề lao động nông thôn; các điều kiện bảo đảm cho công tác dạy nghề theo quy định; kết quả, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội và công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương;

Công tác kiểm tra, giám sát cấp xã, phường, huyện; việc sử dụng kinh phí (đánh giá tính hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng chế độ tài chính).

- Hằng năm, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, hạn chế, thiếu sót tìm ra nguyên nhân từ đó đề ra giải pháp khắc phục.

7. Khen thưởng, nhân rộng các gương điển hình

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; sở, ban, ngành Tỉnh gửi đề xuất khen thưởng gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo nghề hoặc các mô hình hoạt động có hiệu quả, có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tổ chức biểu dương, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo nghề nghiệp hằng năm, các điển hình tiên tiến, các gương thành công sau học nghề.

8. Hoạt động tổ chức hội thi, hội giảng cấp tỉnh và tham dự hội thi, hội giảng toàn quốc

- Căn cứ hướng dẫn tổ chức Hội thi, Hội giảng định kỳ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, cho chủ trương tổ chức các hội thi, hội giảng cấp Tỉnh và tham dự Hội thi, Hội giảng cấp quốc gia nhằm tôn vinh lực lượng lao động trẻ, nhà giáo có tay nghề cao, tạo phong trào thi đua học tập rèn luyện kỹ năng tại các doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Riêng năm 2021, căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19, các hướng dẫn của Trung ương về tổ chức Hội giảng cấp tỉnh, tham gia Hội giảng toàn quốc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành Tỉnh, địa phương tổ chức Hội giảng cấp tỉnh phù hợp trong phạm vi kinh phí được phê duyệt (Kèm theo Phụ lục V), đồng thời, bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt kế hoạch tham gia Hội giảng toàn quốc.

- Hội thi, Hội giảng tổ chức tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức; cần lựa chọn những đại diện thực sự tiêu biểu để khen thưởng, biểu dương, tham gia Hội thi, Hội giảng toàn quốc nhằm phát động tốt phong trào học tập, rèn luyện kỹ năng, tay nghề.

3. Kinh phí thực hiện

Dự toán tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch: 62.233.187.325 đồng (Kèm theo Phụ lục VI). Trong đó:

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 53.060.484.000 đồng, gồm:

- Năm 2021: 12.264.670.000 đồng (Mười hai tỷ hai trăm sáu mươi bốn triệu sáu trăm bảy mươi ngàn đồng)(7).

- Giai đoạn 2022 - 2025: 40.795.814.000 đồng (Bốn mươi tỷ bảy trăm chín mươi lăm triệu tám trăm mười bốn ngàn đồng)(8).

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 9.172.703.325 đồng (theo Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 24/3/2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)(9).

* Lưu ý: Nội dung chi và mức chi thực hiện theo chế độ, định mức hiện hành.

(Chi tiết Phụ lục VII, VIII, IX kèm theo).

4. Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành

- Tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Trong đó, tập trung cơ cấu lại hoặc giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện thành lập và hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định(10).

- Chính quyền các cấp tham mưu cấp ủy, phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh về tầm quan trọng của đào tạo nghề với sự phát triển kinh tế - xã hội; lồng ghép công tác đào tạo nghề vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về công tác đào tạo, nhằm đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, từng giai đoạn, từ đó tìm ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc để khắc phục.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đào tạo, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về nguồn lao động của các đơn vị sử dụng.

b) Giải pháp về cơ chế chính sách

- Tiếp tục rà soát, đề xuất đơn giản hoá thủ tục hành chính, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, nhất là đào tạo ngành, nghề xã hội có nhu cầu mà khả năng, điều kiện hiện có của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa đáp ứng được; khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư về các thủ tục, thông tin để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành, nghề có thu hút nhiều lao động nông thôn vào làm việc, phù hợp với trình độ đào tạo nghề sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ nhà giáo và người học, phát triển dạy nghề trong các làng nghề và tạo cơ hội việc làm.

c) Giải pháp về thông tin tuyên truyền, tư vấn

- Tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vai trò, vị trí của đào tạo nghề nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động.

- Tăng cường bản tin chuyên ngành trên báo, đài để đăng tin bài, tuyên truyền về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; chú trọng tuyên truyền đến người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn để nâng cao nhận thức học nghề, lựa chọn nghề phù hợp để có cơ hội tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm sau đào tạo.

d) Giải pháp về công tác phối kết hợp

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan trong công tác giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo theo phương thức đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; thực hiện dự báo nhu cầu cung - cầu lao động nhằm chủ động trong công tác đào tạo nghề và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động.

- Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa đơn vị dạy nghề và doanh nghiệp thông qua sàn giao dịch việc làm, chú trọng công tác đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Phát triển việc đào tạo các ngành nghề tại địa phương để thanh niên có cơ hội trong học nghề và tạo việc làm cho bản thân.

đ) Giải pháp đối với cơ sở đào tạo

- Về mạng lưới, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo:

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về đào tạo, khuyến khích thành lập mới cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập.

Tranh thủ nguồn kinh phí từ Trung ương, địa phương đầu tư, mua sắm trang thiết bị đào tạo nghề. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo đồng bộ đối với các trường đào tạo các nghề trọng điểm, các nghề mới, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; đồng thời, bảo đảm đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị tối thiểu cho các nghề đào tạo khác.

- Về huy động, tư vấn, tuyển sinh học nghề:

Nâng cao chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh vào học giáo dục nghề nghiệp. Quan tâm, bố trí nguồn lực triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án về phân luồng, hướng nghiệp và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.

Thực hiện có hiệu quả về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, truyền thông về giáo dục nghề nghiệp(11). Trong đó, tập trung rà soát các đối tượng là học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông (gồm học sinh nghỉ học các năm qua và trong hè), số học sinh chuyển trường (chuyển đi, chuyển đến) trong hè và đầu năm học, người lao động nước ngoài trở về để tư vấn, hướng nghiệp.

Tổ chức cho các trường cao đẳng, trung cấp, doanh nghiệp, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Đồng Tháp tham gia tư vấn, hướng nghiệp(12), qua đó giúp học sinh chọn được nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng và nhu cầu của xã hội.

- Về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý:

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý để thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích giáo viên tự học nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ (đi học được hưởng nguyên lương, hỗ trợ học phí...); thực hiện tốt các quy định về chế độ làm việc, chính sách ưu đãi, phụ cấp đặc thù của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tôn vinh các nhà giáo đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Tuyển mới giảng viên, giáo viên ngành nghề kỹ thuật, sắp xếp lại vị trí việc làm phù hợp đối với cán bộ quản lý; huy động các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Về tăng cường hợp tác gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp:

Huy động doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo nghề, tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo nghề, danh mục nghề, tiêu chuẩn nghề; tham gia giảng dạy và đánh giá kỹ năng nghề, cùng tuyển chọn học viên, cùng tham gia đào tạo thực hành và đánh giá học viên sau khi tốt nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho người học, sắp xếp bố trí đầu ra cho hoạt động đào tạo.

Đẩy mạnh mô hình, phương thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo; mở rộng hình thức đào tạo theo hợp đồng hoặc đặt hàng giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Phối hợp với doanh nghiệp tiếp nhận học sinh, sinh viên thực thực tập trên dây chuyền sản xuất; đưa giáo viên, học sinh, sinh viên đi thực tế để nâng cao kỹ năng nghề, cập nhật công nghệ mới.

- Về phát triển chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo:

Xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình giảng dạy theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng dụng trong sản xuất. Mời đại diện doanh nghiệp tham gia hội đồng xây dựng và phê duyệt chương trình tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; lấy ý kiến của doanh nghiệp trước khi phê duyệt và ban hành chương trình đào tạo một số nghề liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Căn cứ quy định về định mức kinh tế kỹ thuật được ban hành, xây dựng định mức chi phí đào tạo, trước hết cho các nghề được quy hoạch nghề trọng điểm.

e) Giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết theo định kỳ, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác tuyển sinh, đào tạo, quản lý và sử dụng kinh phí tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức triển khai, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch; hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn. Hằng năm, xây dựng kế hoạch cụ thể hoá các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện.

- Phối hợp cùng Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bổ sung có mục tiêu kinh phí đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn về Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý và sử dụng.

- Rà soát, tổng hợp, phối hợp cùng Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt định mức chi đào tạo, bổ sung danh mục nghề đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề phi nông nghiệp cấp huyện, xã; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên, đột xuất công tác đào tạo nghề trên địa bàn Tỉnh.

- Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch; định kỳ 06 tháng, năm báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh tình hình thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hướng dẫn, chỉ đạo công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đạt chỉ tiêu theo kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; xây dựng định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp mới; xây dựng chương trình, giáo trình đối với các nghề nông nghiệp mới.

- Phối hợp với sở, ngành có liên quan dự trù, đề xuất phân khai kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề và mua sắm trang thiết bị đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hằng năm, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.

- Chủ động, phối hợp các sở, ngành thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn Tỉnh.

- Định kỳ 06 tháng (trước ngày 15/6) và năm (trước ngày 15/12) báo cáo kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan tổ chức tốt ngày hội tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh cấp trung học; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Hằng năm, sau khi có kết quả tuyển sinh lớp 10 và kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các Trường Trung học phổ thông, Trường Trung học cơ sở lập danh sách (gồm địa chỉ, số điện thoại) học sinh bỏ học sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, học sinh không dự thi tuyển, vắng thi, thi hỏng tuyển sinh lớp 10 và thi trung học phổ thông quốc gia, học sinh sau tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia không dự xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nắm, đồng thời, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp cận, tư vấn vào học nghề.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp tốt với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh tổ chức tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng cho các em học sinh đăng ký vào học các lớp giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp; tổ chức các lớp vừa học văn hóa, vừa học nghề cho các em học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phối hợp tổ chức dạy nghề trình độ trung cấp cho học viên giáo dục thường xuyên đang học tại trường Trung học phổ thông và trung tâm Giáo dục thường xuyên.

4. Sở Tài chính

- Hằng năm, căn cứ dự toán kinh phí của các đơn vị, khả năng cân đối của ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa, tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch, bảo đảm sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả.

- Hướng dẫn lộ trình xây dựng cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí nguồn vốn để thực hiện kế hoạch theo quy định.

6. Sở Thông tin và Truyền thông: Định hướng các cơ quan thông tin trên địa bàn Tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan thông tin, tuyên truyền việc triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch này.

7. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc rà soát nội dung, chương trình, đối tượng bồi dưỡng tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đồng thời hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

8. Sở Công thương: Phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện khảo sát, xác định nhu cầu sử dụng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn khi có yêu cầu.

9. Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và các cơ quan có liên quan thực hiện chuyên mục tuyên truyền về công tác đào tạo nghề; thông tin các cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề, các nghề đào tạo, các mô hình dạy nghề gắn với việc làm hiệu quả tại địa phương để người dân biết, lựa chọn học nghề.

10. Đề nghị Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đồng Tháp

- Chủ động, phối hợp với các Hội đoàn thể các cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn học sinh, sinh viên tham gia học nghề thực hiện thủ tục vay vốn theo quy định hiện hành của Chính phủ về hỗ trợ học sinh, sinh viên vay vốn.

- Hướng dẫn lao động nông thôn sau khi tham gia học nghề thực hiện thủ tục vay vốn từ chương trình giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm ổn định.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

- Phối hợp tham gia phổ biến tuyên truyền chủ trương chính sách đào tạo nghề, vận động đoàn viên, hội viên và người dân tham gia học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

- Phối hợp các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh, tích cực tham gia công tác tư vấn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; lồng ghép có hiệu quả nội dung đào tạo nghề vào nội dung Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm. Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm và Chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Tham gia kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; bảo đảm thực hiện việc đào tạo có hiệu quả, thiết thực, đạt mục tiêu và đúng với chủ trương, chính sách đã đề ra.

12. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch này.

- Trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí hỗ trợ đúng quy định hiện hành.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Văn hóa học tập Cộng đồng... và đề nghị các đoàn thể trên địa bàn tham gia tư vấn, hướng nghiệp và tổ chức thực hiện tốt công tác rà soát, thống kê cụ thể và đề xuất giải pháp để huy động người dân tham gia học nghề.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, tình hình thanh quyết toán kinh phí đào tạo nghề trên địa bàn quản lý.

- Đối với kinh phí đã giao về địa phương để đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng, nếu nhu cầu ngành nghề, số lượng lớp đào tạo có thay đổi so với chỉ tiêu trong kế hoạch này, chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện cho chủ trương điều chỉnh chỉ tiêu và cân đối kinh phí trong phạm vi kinh phí được giao để đặt hàng đào tạo phù hợp với tình hình thực tế. Trường hợp, nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng tăng so với chỉ tiêu trong kế hoạch này, có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu và kinh phí phù hợp thực tế.

- Định kỳ 06 tháng (trước ngày 15/6) và năm (trước ngày 15/12) báo cáo tình hình sử dụng, thanh, quyết toán các nguồn kinh phí đã được giao về Sở Tài chính; báo cáo kết quả thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh.

13. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh

- Nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó, tập trung các ngành nghề thế mạnh, phù hợp nhu cầu và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thu hút học sinh đăng ký tham gia học nghề; chủ động đề xuất chỉ tiêu đào tạo theo thế mạnh của trường, việc đầu tư trang thiết bị, việc liên kết sử dụng trang thiết bị thực hành giữa các trường, giữa trường và doanh nghiệp.

- Tăng cường gắn kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động trong quá trình đào tạo (nhà trường dạy lý thuyết, thực hành tại doanh nghiệp/cơ sở tiếp nhận lao động) nhằm cung ứng, giải quyết việc làm cho học sinh sau đào tạo; thực hiện đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với năng lực đào tạo.

- Xây dựng chương trình hướng nghiệp, tham gia tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh trên địa bàn; rà soát, tích cực vận động học sinh sau tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tham gia học nghề.

- Định kỳ hàng quý (trước ngày 05 tháng kế tiếp của quý báo cáo) và năm (trước ngày 10 tháng 01 năm kế tiếp của năm báo cáo) báo cáo kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ; việc huy động học sinh tham gia học nghề; tỷ lệ học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm; liên kết mở các lớp đào tạo theo định kỳ..., gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

14. Đề nghị các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động

- Hằng năm, rà soát và cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động tại cơ sở/doanh nghiệp theo ngành, nghề (số lượng theo trình độ và kỹ năng) và nhu cầu tuyển dụng lao động, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn để tổng hợp, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác tuyển sinh, định hướng tư vấn nghề nghiệp và đặt hàng ngành, nghề đào tạo theo yêu cầu; tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, hướng dẫn thực hành tại cơ sở/doanh nghiệp (nếu có); tiếp nhận người học, nhà giáo đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề; tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập, kiểm tra, thi cuối khóa để làm cơ sở cấp văn bằng cho người học.

- Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động; tạo điều kiện cho người lao động của doanh nghiệp/cơ sở vừa làm, vừa học để nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động.

- Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và nguyên vật liệu cho học viên, học sinh, sinh viên thực hành tại cơ sở/doanh nghiệp.

Trên đây là Kế hoạch đào tạo nghề nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu có vướng mắc, phát sinh chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi thì các cơ quan, đơn vị và địa phương gửi ý kiến về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB và XH;
- CT và các PCT/UBND Tỉnh;
- Mục III, Phần II;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- Lưu VT, THVX.Thg.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Tấn Bửu

 

PHỤ LỤC I

CÁC VĂN BẢN CỦA TỈNH ỦY, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC, ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
(Kèm theo Kế hoạch số: 207/KH-UBND ngày 06 tháng 07 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

I. TỈNH ỦY

I. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

II. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

1. Nghị quyết số 372/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 05 năm (2021 - 2025).

2. Nghị quyết số 373/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2021.

III. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

1. Kế hoạch hành động số 305/KH-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2020 về thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình hành động năm 2021 của Tỉnh ủy khóa XI và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

2. Quyết định số 247/QĐ-UBND-HC ngày 27 tháng 3 năm 2019 về việc phê duyệt mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Quyết định số 566/QĐ-UBND-HC ngày 02 tháng 6 năm 2017 về việc phê duyệt mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Quyết định số 161/QĐ-UBND-HC ngày 16 tháng 3 năm 2018 về việc điều chỉnh Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 566/QĐ-UBND-HC (lần 1).

5. Quyết định số 217/QĐ-UBND-HC ngày 13 tháng 3 năm 2019 về việc bổ sung Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 566/QĐ-UBND-HC (lần 2).

6. Quyết định số 213/QĐ-UBND-HC ngày 04 tháng 3 năm 2020 về việc bổ sung Khoản 1, Điều 1 Quyết định số 566/QĐ-UBND-HC (lần 3).

 

PHỤ LỤC II

KẾT QUẢ TUYỂN SINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 207/KH-UBND ngày 06 tháng 07 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

ĐVT: Đồng

Stt

Trình độ đào tạo

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Kế hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Cao đẳng

1.500

1.073

71,53

2.000

2.481

124,05

2.000

2.144

107,20

2.000

1.110

55,50

2.000

1.539

76,95

2

Trung cấp

3.000

1.610

53,67

2.500

2.474

98,96

2.500

2.815

112,60

2.500

2.903

116,12

2.500

2.797

111,88

3

Sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng

15.500

17.419

112,38

17.000

16.975

99,85

17.000

15.367

90,39

17.000

17.523

103,08

17.000

17.251

101,48

Cộng:

20.000

20.102

100,51

21.500

21.930

102,00

21.500

20.326

94,54

21.500

21.536

100,17

21.500

21.587

100,40

 

PHỤ LỤC III

KẾT QUẢ CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG THEO ĐÁNH GIÁ PCI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 207/KH-UBND ngày 06 tháng 07 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

I. KẾT QUẢ CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG

Chỉ số thành phần

2016

2017

2018

2019

2020

Giá trị

Hạng

Đào tạo lao động

5,66

5,93

5,86

6,56

6,73

23

Điểm PCI

64,96

68,78

70,19

72,10

72,81

2

- Biểu đồ Chỉ số đào tạo lao động

II. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG

Chỉ số đào tạo lao động được đo lường thông qua 11 chỉ tiêu phụ, gồm:

TT

Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

2020

1

Tỷ lệ DN đánh giá Giáo dục phổ thông tại tỉnh có chất lượng tốt (%)

69,23

66

80

74

79

2

Tỷ lệ DN đánh giá Giáo dục dạy nghề tại tỉnh có chất lượng tốt (%)

58,89

51

62

54

67

3

DN từng sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm tại tỉnh (%)

30

62

71

92

79

4

DN đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ giới thiệu việc làm (%)

23,81

50

59

64

33

5

DN có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm (%)

71,43

69

59

67

87

6*(13)

Phần trăm tổng chi phí kinh doanh dành cho Đào tạo lao động (%)

6,55

5,47

5,66

4,45

5,29

7*(12)

Phần trăm tổng chi phí kinh doanh dành cho Tuyển dụng lao động (%)

4,94

5,68

5,67

3,84

4,52

8

Lao động tại tỉnh đáp ứng được nhu cầu sử dụng của DN (%)

92,77

93

95

88

99

9

Tỷ lệ lao động qua đào tạo /số lao động chưa qua đào tạo (%)

3,98

4

2

2

5

10

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên tổng lực lượng lao động (%)

5,62

5

4

6

9

11

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang làm việc tại DN (%)

39,16

43

42

49

59

Giá trị:

5,66

5,93

5,86

6,56

6,73

- Chỉ số này phản ánh trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy nguồn nhân lực của Tỉnh đã được các cấp, các ngành Tỉnh tập trung cải thiện có hiệu quả, được doanh nghiệp hài lòng. Trong đó:

Doanh nghiệp đánh giá khá tích cực về chất lượng của “dịch vụ giới thiệu việc làm” tăng từ mức 71,43% doanh nghiệp lên 87% doanh nghiệp “có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm”.

Chất lượng giáo dục phổ thông và chất lượng đào tạo nghề được đánh giá cao, tăng từ 69,23 % lên 79% cho rằng “Giáo dục phổ thông tại Tỉnh có chất lượng tốt”; “Lao động tại Tỉnh đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp” tăng từ 92,77% lên 99% doanh nghiệp đồng ý; tỷ lệ “lao động qua đào tạo đang làm việc tại doanh nghiệp” tăng từ 39,16% lên 59%.

 

PHỤ LỤC IV

KẾ HOẠCH TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 207/KH-UBND ngày 06 tháng 07 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

ĐVT: Người

Stt

Đơn vị

Giai đoạn
2021 - 2025

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Ghi chú

Trung cấp

Cao đẳng

Trung cấp

Cao đẳng

Trung cấp

Cao đẳng

Trung cấp

Cao đẳng

Trung cấp

Cao đẳng

Trung cấp

Cao đẳng

1

Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp

630

4.250

50

850

145

850

145

850

145

850

145

850

 

2

Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

4.155

5.255

770

930

780

1.005

805

1.070

875

1.105

925

1.145

 

3

Trường Trung cấp Hồng Ngự

2.220

-

400

 

420

 

440

 

460

 

500

 

 

4

Trường Trung cấp Thanh Bình

1.560

-

280

 

280

 

300

 

350

 

350

 

 

5

Trường Trung cấp Tháp Mười

1.820

-

260

 

340

 

380

 

420

 

420

 

 

6

Đặt hàng đào tạo tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Đồng Tháp

5.167

2.035

1.095

407

1.018

407

1.018

407

1.018

407

1.018

407

UBND Tỉnh cho chủ trương riêng

TNG CỘNG:

15.552

11.540

2.855

2.187

2.983

2.262

3.088

2.327

3.268

2.362

3.358

2.402

 

 

PHỤ LỤC V

DỰ TOÁN KINH PHÍ TỔ CHỨC HỘI GIẢNG NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 207/KH-UBND ngày 06 tháng 07 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

ĐVT: Đồng

Stt

Nội dung

Diễn giải

Số tiền

Ghi chú

A

KINH PHÍ TỔ CHỨC HỘI GIẢNG NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CẤP TỈNH NĂM 2021

 

475.890.000

 

I

CHI CHO CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

 

58.100.000

 

1

Chi xây dựng kế hoạch tổng thể và các quy định liên quan

 

6.300.000

 

 

- Chi xây dựng kế hoạch, quy định Hội giảng

02 nội dung x 700.000đ/nội dung

1.400.000

 

- Chi xây dựng phiếu đánh giá, xếp loại cho mỗi loại bài giảng tại Hội giảng

03 loại bài giảng x 350.000 đồng/phiếu

1.050.000

 

- Xây dựng tiêu chí chung đánh giá và khung điểm cho từng tiêu chí trong Hội giảng

700.000/hội giảng

700.000

 

- Lấy ý kiến chuyên gia về quy định Hội giảng; phiếu đánh giá xếp loại bài giảng; tiêu chí chung đánh giá và khung điểm

03 nội dung x 03 ý kiến/nội dung x 350.000 đồng/ý kiến

3.150.000

 

2

Họp góp ý các nội dung của công tác chuẩn bị hội giảng

 

36.800.000

 

2.1

Hội nghị tổ chức lần 1 (Triển khai kế hoạch tổ chức, bốc thăm bài giảng, góp ý công tác chuẩn bị, thảo luận thống nhất các mẫu phiếu đánh giá xếp loại, tiêu chí, biểu điểm)

01 ngày, tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

18.400.000

 

 

- Thù lao các thành viên dự họp

- Ban Tổ chức, thư ký, Hội đồng thi: 20 người x 70.000 đồng/người/ngày

- Chuyên gia 10 người x 1.000.000 đồng/người/ngày

11.400.000

 

- Phụ cấp lưu trú cho chuyên gia

Chuyên gia 10 người x 200.000 đồng/người/ngày

2.000.000

 

- Thuê xe đón đưa chuyên gia

TP Cần Thơ - TP Vĩnh Long - TP Cao Lãnh

5.000.000

 

2.2

Hội nghị tổ chức lần 2 (Phổ biến nội quy, quy định thi, thống nhất công tác chấm thi, lên sơ đồ vị trí thi, khảo sát địa điểm thi, máy móc thiết bị phục vụ yêu cầu bài thi và các công tác tổ chức có liên quan...)

01 ngày, tại Trường Trung Thanh Bình

18.400.000

 

 

- Thù lao các thành viên dự họp

- Chuyên gia 10 người x 1.000.000 đồng/người/ngày

- Ban Tổ chức 09 người, Hội đồng thi 05 người, Tổ thư ký 06 người: Tổng cộng 20 người x 70.000 đồng/người/ngày

11.400.000

 

- Phụ cấp lưu trú cho chuyên gia

Chuyên gia 10 người x 200.000 đồng/người/ngày

2.000.000

 

- Thuê xe đón đưa chuyên gia

Thanh Bình - Vĩnh Long - Cần Thơ

5.000.000

 

3

Chi văn phòng phẩm, vật tư văn phòng phục vụ Hội giảng, in ấn, nhân bản tài liệu, bài thi, biểu mẫu, in giấy mời, phù hiệu, biển hiệu, hoa cài, bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận, khung kính, cờ lưu niệm...

Thanh toán theo thực tế

15.000.000

 

II

CHI HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC HỘI GIẢNG

Hoạt động chính Hội giảng: 04 ngày, từ ngày 11- 14/5/2021

401.790.000

 

1

Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa, dịch vụ liên quan phục vụ Hội giảng

Tính bình quân: 8.000.000 đồng/bài giảng x 31 bài giảng

248.000.000

 

2

Thuê máy móc, trang thiết bị, dụng cụ và dịch vụ liên quan khác như vận chuyển, tháo dỡ, bốc dỡ, lắp đặt, mái che, âm thanh, ánh sáng ...có liên quan phục vụ Hội giảng

Thanh toán theo thực tế

15.000.000

 

3

Nước uống phục vụ hội giảng, khai mạc, bế mạc

Bình quân 200 người/ngày x 04 ngày x 40.000đ/ngày/người

32.000.000

 

4

Trang trí hội trường khai mạc, bế mạc

02 lần: Khai mạc và Bế mạc

7.000.000

 

5

Chi hoạt động thông tin, tuyên truyền như: chụp ảnh, quay phim, làm tư liệu tuyên truyền, truyền hình, phát thanh, viết bài cho báo đài, băng rôn, khẩu hiệu, pa-nô, áp phích.

Thanh quyết toán theo thực tế

15.000.000

 

6

Chi thù lao bồi dưỡng

 

21.400.000

 

 

- Trưởng Ban Tổ chức, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng thi, Tổ trưởng Tổ Thư ký, Trưởng Ban giám khảo

05 người x 04 ngày x 150.000 đồng

3.000.000

 

- Thành viên Ban tổ chức, thành viên Ban Giám khảo, Thành viên Hội đồng thi, Trưởng tiểu ban giám khảo,các tiểu ban giúp việc Ban tổ chức

Thành viên Ban Tổ chức 08 người, Thành viên Hội đồng thi 03 người, Thành viên Tổ thư ký 05 người, Phó Trưởng Ban và thành viên Ban giám khảo 11 người, 5 Trưởng tiểu ban giám khảo

Tổng cộng: 32 người x 100.000 đồng/ngày/người x 04 ngày

12.800.000

 

- Chi cho nhân viên y tế, kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ, lái xe, bảo vệ và những người khác trực tiếp tham gia công tác tổ chức thi

Nhân viên y tế, Kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ, lái xe, bảo vệ

Tổng cộng: 20 người x 04 ngày x 700.000 đồng

5.600.000

 

8

Thuê phòng nghỉ

Ban Giám khảo 10 người, Nhà giáo dự thi 31 người

Tng cộng: 41 người x 200.000 đồng/người/đêm x 03 đêm

24.600.000

 

9

Thuê phương tiện đưa đón Ban tổ chức, Ban Giám khảo

 

7.000.000

 

 

- TP Cần Thơ - TP Vĩnh Long - Thanh Bình

2 lượt đón, đưa

5.000.000

 

- Thuê xe đón, đưa từ khách sạn đến địa điểm thi

ngày 02 lượt x 04 ngày

2.000.000

 

10

Phụ cấp lưu trú Ban Giám Khảo, nhà giáo các ngày diễn ra Hội giảng

Phụ cấp lưu trú cho BGK: 10 người x 200.000 đồng/ngày x 04 ngày

Tiền ăn dự thi: 31 người x 100.000đ x 04 ngày

20.400.000

 

11

Chi chấm thi, xét kết quả và tổng hợp báo cáo

 

11.390.000

 

 

- Chấm giáo án Hội giảng

- Tiểu ban 1: 08 giáo án x 02 Giám khảo chấm x 20.000 đồng/giáo án

- Tiểu ban 2: 06 giáo án x 02 Giám khảo chấm x 20.000 đồng/giáo án

- Tiểu ban 3: 06 giáo án x 02 Giám khảo chấm x 20.000 đồng/giáo án

- Tiểu ban 4: 05 giáo án x 02 Giám khảo chấm x 20.000 đồng/giáo án

- Tiểu ban 5: 06 giáo án x 02 Giám khảo chấm x 20.000 đồng/giáo án

1.240.000

 

- Chấm bài trình giảng

- Tiểu ban 1: 08 giáo án x 02 Giám khảo chấm x 1000.000 đồng/giáo án

- Tiểu ban 2: 06 giáo án x 02 Giám khảo chấm x 100.000 đồng/giáo án

- Tiểu ban 3: 06 giáo án x 02 Giám khảo chấm x 100.000 đồng/giáo án

- Tiểu ban 4: 05 giáo án x 02 Giám khảo chấm x 100.000 đồng/giáo án

- Tiểu ban 5: 06 giáo án x 02 Giám khảo chấm x 100.000 đồng/giáo án

6.200.000

 

- Chi thành viên tham gia xét kết quả hội giảng và xét khen thưởng.

Ban Tổ chức 09 người, Ban Giám khảo 10 người, Thư ký 06 người

Tổng cộng: 25 người x 700.000đ/người

1.750.000

 

- Chi công tác tổng hợp, báo cáo kết quả của các tiểu ban trong Hội giảng và tổng hợp báo cáo kết quả Hội giảng

(05 tiểu ban x 300.000đ/tiểu ban) 700.000đ/báo cáo kết quả hội giảng

2.200.000

 

III

CHI KHEN THƯNG

 

16.000.000

 

1

Giải nhất

05 giải x 1.500.000 đồng/giải

7.500.000

 

2

Giải nhì

05 giải x 1.000.000 đồng/giải

5.000.000

 

3

Giải ba

05 giải x 700.000 đồng/giải

3.500.000

 

B

KINH PHÍ HUẤN LUYỆN NHÀ GIÁO VÀ THAM DỰ HỘI GIẢNG NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TOÀN QUỐC

691.560.000

 

I

KINH PHÍ HUẤN LUYỆN, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NHÀ GIÁO

199.410.000

 

1

Chi thuê, mua nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa, dịch vụ liên quan phục vụ huấn luyện nhà giáo

Tính bình quân: 08 nhà giáo x 10 triệu đồng/nhà giáo

80.000.000

 

2

Chi hỗ trợ xây dựng bài giảng

08 nhà giáo x 03 bài giảng/nhà giáo x 700.000 bài giảng

16.800.000

 

3

Hỗ trợ tiền ăn cho nhà giáo trong thời gian huấn luyện

45 ngày x 50.000 đồng/ngày x 08 nhà giáo

18.000.000

 

4

Thù lao cho giảng viên, chuyên gia, cán bộ quản lý dạy nghề có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn nhà giáo

08 người hướng dẫn x 04 ngày x 1.000.000 đồng/ngày (thanh quyết toán theo quy định tại Nghị quyết số 208/2018/NQ-HĐND

32.000.000

 

5

Kiểm tra, đánh giá nhà giáo sau quá trình huấn luyện

02 ngày

52.610.000

 

 

- Thuê phương tiện đưa đón, chuyên gia, cán bộ quản lý

02 lượt đi và về

5.000.000

 

 

- Thù lao, bồi dưỡng cho chuyên gia, cán bộ quản lý dạy nghề tham gia kiểm tra, đánh giá

16 người (08 chuyên môn, 08 sư phạm) x 1.000.000 đồng ngày x 02 ngày

32.000.000

 

 

- Phụ cấp lưu trú cho chuyên gia, cán bộ quản lý dạy nghề tham gia kiểm tra, đánh giá và nhà giáo được kiểm tra, đánh giá và học sinh

Chuyên gia 16 người (08 chuyên môn, 08 sư phạm)

Tổng cộng: 16 người x 200.000 đồng/người x 02 ngày

6.400.000

 

 

- Tiền phòng nghỉ

Chuyên gia 16 người (06 chuyên môn, 06 sư phạm)

Tổng cộng: 16 người x 200.000 đồng/đêm x 01 đêm

3.200.000

 

 

- Nước uống phục vụ kiểm tra, đánh giá thí sinh

Chuyên gia 16 người (08 chuyên môn, 08 sư phạm), 08 nhà giáo, 16 học sinh, phòng khoa của các đơn vị 15 người, Sở 4 người

Tổng cộng: 59 người 40.000 đồng/người /ngày x 02 ngày

4.720.000

 

 

- Tài liệu

43 bộ x 30.0000 đồng/bộ

1.290.000

(Không tính học sinh giả định )

II

KINH PHÍ THAM DỰ HỘI GIẢNG TOÀN QUỐC

Thời gian Hội giảng dự kiến: Tháng 09/2021

Địa điểm dự kiến: Nghệ An

Số lượng người dự kiến: 33 người

492.150.000

- Tùy theo tình hình dịch bệnh và thông báo Ban tổ chức Hội thảo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt kế hoạch tham gia Hội giảng toàn quốc phù hợp.

- Đoàn dự thi tự chuẩn bị nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, thiết bị...

1

Chi phí di chuyển (thuê xe hoặc mua vé máy bay cho người và trang thiết bị phục vụ bài giảng)

TP Cao Lãnh - Vinh (Nghệ An)

18 ngày, từ ngày 08-25/9/2021

100.000.000

2

Thuê xe di chuyển từ khách sạn đến các địa điểm thi

03 chiếc x 250.000 đồng chiếc/lượt x 04 lượt/ngày x 09 ngày

27.000.000

3

Phòng nghỉ

33 người x 350.000 đồng/đêm x 17 đêm

196.350.000

4

Phụ cấp lưu trú

33 người x 200.000 đồng/ngày x 18 ngày

118.800 000

5

Mua nguyên, nhiên, vật liệu... phục vụ bài giảng của nhà giáo

Tính bình quân: 08 nhà giáo x 05 triệu đồng/nhà giáo

40.000 000

6

Chi phí vận chuyển thiết bị, máy móc, dụng cụ dự thi từ khách sạn đến địa điểm thi

Thanh toán theo thực tế

10.000.000

TỔNG CỘNG (A B):

1.167.450.000

 

 

PHỤ LỤC VI

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KINH PHÍ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 207/KH-UBND ngày 06 tháng 07 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

ĐVT: Đồng

Stt

Nội dung

Giai đoạn

Trong đó

2021 - 2025

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

A

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

53.060.484.000

12.264.670.000

10.787.650.000

9.823.705.000

10.394.390.000

9.790.069.000

1

Hoạt động tuyên truyền; tư vấn học nghề, việc làm, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề

950.000.000

190.000.000

190.000.000

190.000.000

190.000.000

190.000.000

2

Hoạt động đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

15.000.000.000

3.000.000.000

3.000.000.000

3.000.000.000

3.000.000.000

3.000.000.000

3

Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình đào tạo

2.750.000.000

550.000.000

550.000.000

550.000.000

550.000.000

550.000.000

4

Hoạt động phát triển đội ngũ nhà giáo, người dạy nghề, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

2.420.500.000

924.000.000

488.500.000

386.000.000

308.500.000

313.500.000

5

Hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp

26.372.534.000

6.393.220.000

5.119.150.000

4.957.705.000

4.905.890.000

4.996.569.000

6

Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện

200.000.000

40.000.000

40.000.000

40.000.000

40.000.000

40.000.000

7

Tổ chức hội thi, hội giảng cấp tỉnh và tham dự hội thi, hội giảng toàn quốc

5.367.450.000

1.167.450.000

1.400.000.000

700.000.000

1.400.000.000

700.000.000

B

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

9.172.703.325

2.048.890.750

1.975.190.725

1.767.378.050

1.683.319.050

1.697.924.750

1

Khảo sát hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2021 -2025

150.000.000

 

 

 

 

150.000.000

2

Hoạt động phát triển đội ngũ nhà giáo, người dạy nghề, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

35.000.000

7.000.000

7.000.000

7.000.000

7.000.000

7.000.000

3

Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình đào tạo

817.190.000

129.030.000

172.040.000

172.040.000

172.040.000

172.040.000

4

Hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề nông nghiệp (bao gồm 5% chi phí quản lý)

8.170.513.325

1.912.860.750

1.796.150.725

1.588.338.050

1.504.279.050

1.368.884.750

TNG CỘNG (A B):

62.233.187.325

14.313.560.750

12.762.840.725

11.591.083.050

12.077.709.050

11.487.993.750

 

PHỤ LỤC VII

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 207/KH-UBND ngày 06 tháng 07 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

ĐVT: Đồng

Stt

Đơn vị

Kinh phí giai đoạn 2021 -2025

Chia theo từng năm

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

TỔNG CỘNG:

15.000.000.000

3.000.000.000

3.000.000.000

3.000.000.000

3.000.000.000

3.000.000.000

1

Trường CĐ Y tế Đồng Tháp

Thực hiện theo Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án ngành nghề trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025 của Ủy ban nhân dân Tỉnh.

2

Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp

3

Trường Trung cấp Hồng Ngự

15.000.000.000

3.000.000.000

3.000.000.000

3.000.000.000

3.000.000.000

3.000.000.000

4

Trường Trung cấp Thanh Bình

5

Trường Trung cấp Tháp Mười

* Ghi chú:

- Đầu tư cho các Trường Trung cấp tùy vào nhu cầu thực tế hàng năm sẽ đề xuất mua sắm cho phù hợp.

- Kinh phí thực hiện từ ngân sách Tỉnh.

 

PHỤ LỤC VIII

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 207/KH-UBND ngày 06 tháng 07 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

ĐVT: Số lượng: Lượt người; Kinh phí: Đồng

Stt

Nội dung

Giai đoạn 2021 - 2025

Chia theo từng năm

Ghi chú

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số lưng

Kinh phí

Số lưng

Kinh phí

Số lưng

Kinh phí

Số lưng

Kinh phí

Số lưng

Kinh phí

Số lưng

Kinh phí

A

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

1.072

2.420.500.000

388

924.000.000

217

488.500.000

176

386.000.000

145

308.500.000

146

313.500.000

 

1

Bồi dưỡng Kỹ năng dạy học

183

183.000.000

39

39.000.000

36

36.000.000

36

36.000.000

36

36.000.000

36

36.000.000

 

2

Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

463

1.157.500.000

260

650.000.000

97

242.500.000

56

140.000.000

25

62.500.000

25

62.500.000

 

3

Bồi dưỡng, đánh giá Kỹ năng nghề quốc gia

176

880.000.000

39

195.000.000

34

170.000.000

34

170.000.000

34

170.000.000

35

175.000.000

 

4

Tập huấn, học tập kinh nghiệm, tổ chức đoàn tham gia các buổi bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị do các cơ quan trung ương tổ chức...

250

200.000.000

50

40.000.000

50

40.000.000

50

40.000.000

50

40.000.000

50

40.000.000

 

B

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

200

35.000.000

40

7.000.000

40

7.000.000

40

7.000.000

40

7.000.000

40

7.000.000

 

1

Tập huấn, cập nhật kiến thức cho cán bộ phụ trách, tham gia công tác đào tạo nghề

200

35.000.000

40

7.000.000

40

7.000.000

40

7.000.000

40

7.000.000

40

7.000.000

 

TNG CỘNG (A B):

1.272

2.455.500.000

428

931.000.000

257

495.500.000

216

393.000.000

185

315.500.000

186

320.500.000

 

* Ghi chú:

- Trong quá trình thực hiện, các đơn vị chủ động điều chỉnh chỉ tiêu giữa các nội dung trong phạm vi kinh phí được phê duyệt.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cập nhật kiến thức cho nhà giáo; dự giờ, đánh giá chất lượng giờ giảng sử dụng từ nguồn kinh phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc kinh phí tự túc của cá nhân.

 

PHỤ LỤC IX

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG THEO NHU CẦU ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 207/KH-UBND ngày 06 tháng 07 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

ĐVT: Số học viên: Lượt người; Kinh phí: Đồng

Stt

Đơn vị

Giai đoạn 2021 - 2025

Chia theo từng năm

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số lớp

Số học viên

Kinh phí thực hiện

Số lớp

Số học viên

Kinh phí thực hiện

Số lớp

Số học viên

Kinh phí thực hiện

Số lớp

Số học viên

Kinh phí thực hiện

Số lớp

Số học viên

Kinh phí thực hiện

Số lớp

Số học viên

Kinh phí thực hiện

1

Thành phố Cao Lãnh

40

1.022

1.282.199.750

10

269

297.817.500

9

230

300.821.500

8

194

271.875.750

7

175

206.083.250

6

154

205.601.750

 

Phi nông nghiệp

25

572

864.491.000

7

179

218.467.500

6

140

216.580.000

5

104

187.170.000

4

85

121.377.500

3

64

120.896.000

 

Nông nghiệp

15

450

417.708.750

3

90

79.350.000

3

90

84.241.500

3

90

84.705.750

3

90

84.705.750

3

90

84.705.750

2

TP Sa Đéc

72

3.990

5.229.675.750

18

890

1.146.375.750

14

790

1.035.720.000

14

790

1.035.720.000

13

760

1.005.930.000

13

760

1.005.930.000

 

Phi nông nghiệp

57

3.540

4.802.310.000

13

740

1.016.910.000

11

700

946.350.000

11

700

946.350.000

11

700

946.350.000

11

700

946.350.000

 

Nông nghiệp

15

450

427.365.750

5

150

129.465.750

3

90

89.370.000

3

90

89.370.000

2

60

59.580.000

2

60

59.580.000

3

Thành phố Hồng Ngự

28

690

884.265.000

9

220

278.980.000

6

150

179.715.000

5

120

140.270.000

4

90

160.785.000

4

110

124.515.000

 

Phi nông nghiệp

28

690

884.265.000

9

220

278.980.000

6

150

179.715.000

5

120

140.270.000

4

90

160.785.000

4

110

124.515.000

 

Nông nghiệp

Thành phố Hồng Ngự không đăng ký tham gia đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2021-2025

4

Huyện Cao Lãnh

123

3.190

3.548.088.000

30

650

1.071.885.000

24

645

592.376.500

23

560

602.000.000

23

740

627.809.000

23

595

654.017.500

 

Phi nông nghiệp

86

2.080

2.719.515.000

24

470

916.785.000

16

405

423.272.500

16

350

435.635.000

15

500

456.455.000

15

355

487.367.500

 

Nông nghiệp

37

1.110

828.573.000

6

180

155.100.000

8

240

169.104.000

7

210

166.365.000

8

240

171.354.000

8

240

166.650.000

5

Huyện Châu Thành

69

1.645

2.274.612.500

14

330

466.200.000

15

355

480.437.500

12

290

381.280.000

14

330

486.660.000

14

340

460.035.000

 

Phi nông nghiệp

44

895

1.631.652.500

9

180

341.520.000

10

205

352.547.500

7

140

251.470.000

9

180

356.790.000

9

190

329.325.000

 

Nông nghiệp

25

750

642.960.000

5

150

124.680.000

5

150

127.890.000

5

150

129.810.000

5

150

129.870.000

5

150

130.710.000

6

Huyn Hồng Ngự

86

2.170

2.652.827.000

23

615

648.357.500

22

570

712.888.000

15

390

465.933.000

14

335

431.093.500

12

260

394.555.000

 

Phi nông nghiệp

50

1.090

1.571.375.000

10

225

308.397.500

10

210

309.685.000

10

240

314.310.000

10

215

306.197.500

10

200

332.785.000

 

Nông nghiệp

36

1.080

1.081.452.000

13

390

339.960.000

12

360

403.203.000

5

150

151.623.000

4

120

124.896.000

2

60

61.770.000

7

Huyện Tân Hồng

135

3.283

3.898.284.500

34

858

934.767.000

28

655

808.397.500

26

650

744.400.000

23

550

685.720.000

24

570

725.000.000

 

Phi nông nghiệp

85

1.933

2.611.519.500

24

588

701.602.000

18

385

544.997.500

16

380

481.000.000

13

280

422.320.000

14

300

461.600.000

 

Nông nghiệp

50

1.350

1.286.765.000

10

270

233.165.000

10

270

263.400.000

10

270

263.400.000

10

270

263.400.000

10

270

263.400.000

8

Huyện Lấp Vò

73

3.700

4.748.640.825

19

850

1.091.275.000

13

700

926.117.225

14

730

915.606.300

14

710

928.796.300

13

710

886.846.000

 

Phi nông nghiệp

52

3.100

4.244.460.000

13

670

937.105.000

10

610

856.115.000

10

610

822.270.000

10

620

835.460.000

9

590

793.510.000

 

Nông nghiệp

21

600

504.180.825

6

180

154.170.000

3

90

70.002.225

4

120

93.336.300

4

90

93.336.300

4

120

93.336.000

9

Huyện Tam Nông

106

2.625

3.013.085.000

24

550

695.547.500

20

515

519.215.000

22

525

604.435.000

21

560

571.222.500

19

475

622.665.000

 

Phi nông nghiệp

55

1.230

1.688.650.000

13

255

435.972.500

11

270

283.800.000

11

230

314.775.000

10

245

269.887.500

10

230

384.215.000

 

Nông nghiệp

51

1.395

1.324.435.000

11

295

259.575.000

9

245

235.415.000

11

295

289.660.000

11

315

301.335.000

9

245

238.450.000

10

Huyện Lai Vung

86

1.995

2.855.122.500

21

520

676.735.000

18

430

558.660.000

17

380

602.995.000

15

335

518.842.500

15

330

497.890.000

 

Phi nông nghiệp

60

1.215

2.212.592.500

12

250

443.905.000

12

250

414.060.000

12

230

482.495.000

12

245

446.542.500

12

240

425.590.000

 

Nông nghiệp

26

780

642.530.000

9

270

232.830.000

6

180

144.600.000

5

150

120.500.000

3

90

72.300.000

3

90

72.300.000

11

Huyện Thanh Bình

33

1.102

1.443.043.000

14

395

485.125.000

5

182

245.910.000

5

180

236.553.000

5

180

240.487.000

4

165

234.968.000

 

Phi nông nghiệp

14

710

1.092.250.000

10

310

407.850.000

1

100

171.100.000

1

100

171.100.000

1

100

171.100.000

1

100

171.100.000

 

Nông nghiệp

19

392

350.793.000

4

85

77.275.000

4

82

74.810.000

4

80

65.453.000

4

80

69.387.000

3

65

63.868.000

12

Huyện Tháp Mười

92

2.255

2.713.202.500

19

490

513.015.000

19

425

555.042.500

18

440

544.975.000

18

450

546.740.000

18

450

553.430.000

 

Phi nông nghiệp

67

1.505

2.049.452.500

14

340

385.725.000

14

275

420.927.500

13

290

410.860.000

13

300

412.625.000

13

300

419.315.000

 

Nông nghiệp

25

750

663.750.000

5

150

127.290.000

5

150

134.115.000

5

150

134.115.000

5

150

134.115.000

5

150

134.115.000

Tng cộng:

943

27.667

34.543.046.325

235

6.637

8.306.080.250

193

5.647

6.915.300.725

179

5.249

6.546.043.050

171

5.215

6.410.169.050

165

4.919

6.365.453.250

 



(1). Tỷ lệ lao động qua đào tạo: Năm 2016: 58,2%; Năm 2017: 61,2%; Năm 2018: 64,1%; Năm 2019: 67%; Năm 2020: 70%. Trong đó, tỷ lệ qua đào tạo nghề lần lượt là 42%, 44%, 46%, 48%, 50%.

(2). Trong đó, Dự án “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới kinh phí là 1.360.000.000 đồng; Dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp ” thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động là 23.000.000.000 đồng.

(3). Trong đó, đào tạo nghề theo nhu cầu địa phương 27.667 người, đào tạo khác 20.241 người.

(4). Trong đó, đào tạo nghề theo nhu cầu địa phương: phi nông nghiệp là 4.427 người, nông nghiệp là 2.210 người, đào tạo khác 3.321 người.

(5). Quyết định số 897/QĐ-TTg ngày 26/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

(6). Trong đó, đặt hàng các đơn vị đào tạo trong và ngoài tỉnh có chức năng, có uy tín và thương hiệu đào tạo cho 7.202 người, chia theo trình độ: Cao đẳng 2.035 người, trung cấp 5.167 người.

(7). Nguồn kinh phí:

- Sử dụng từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ (vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới): 4.200.000.000 đồng, để thực hiện các nội dung sau: Đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn: 4.000.000.000 đồng; Phát triển chương trình, giáo trình đào tạo: 100.000.000 đồng; Phát triển đội ngũ nhà giáo, người dạy nghề, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp: 100.000.000 đồng. (Đây là số liệu dự kiến, khi được ngân sách trung ương hỗ trợ, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh phân bố kinh phí để đơn vị thực hiện).

- Bổ sung từ nguồn sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề chưa phân bổ năm 2021 của cấp tỉnh để thực hiện các nội dung còn lại, với số tiền: 8.064.670.000 đồng.

(8). Căn cứ vào các mục tiêu, chỉ tiêu và nhu cầu đào tạo thực tế hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch đào tạo cụ thể trình Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt. Nguồn kinh phí: Sử dụng từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ (vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới) và nguồn sự nghiệp đào tạo được giao hằng năm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

(9). Nguồn kinh phí: Sử dụng từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ hằng năm (vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới).

(10). Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

(11) Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 13/6/2019 về triển khai thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

(12) Giới thiệu các ngành nghề, chương trình, hệ đào tạo, học phí và các chế độ chính sách liên quan; cung cấp thông tin tổng quan về thị trường lao động, cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường, giới thiệu các mô hình đào tạo cho lao động đi làm việc nước ngoài...

(13). Các chỉ tiêu có dấu * là “chỉ tiêu nghịch” (giá trị khảo sát đạt càng lớn thì điểm số PCI đạt được càng nhỏ); các chỉ tiêu không có dấu * là “chỉ tiêu thuận” (giá trị khảo sát đạt được càng lớn, điểm số PCI đạt được càng lớn).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 207/KH-UBND về đào tạo nghề nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2021 và giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 207/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 06/07/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Đoàn Tấn Bửu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/07/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản