Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 373/2020/NQ-HĐND

Đồng Tháp, ngày 08 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ MƯỜI BẢY

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Xét Tờ trình số 103/TTr-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Tỉnh; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2021 với một số nội dung sau:

1. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020

Triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở hầu hết các nước trên thế giới, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn còn tiếp diễn, thời tiết diễn biến bất thường do tác động của biến đổi khí hậu, một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị tác động bởi xâm nhập mặn, dịch tả heo châu Phi chưa chấm dứt hoàn toàn. Nhưng nhờ sự chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội” đã giúp địa phương vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội có những điểm sáng, thực hiện đạt và vượt 17/20 chỉ tiêu chủ yếu, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ của Nghị quyết Hội đồng nhân dân Tỉnh đã đề ra, trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 4,5%.

Tiếp tục tập trung thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp” đã tạo được những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người nông dân, doanh nghiệp và các ngành, các cấp từ “tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp”. Trong bối cảnh khó khăn, ngành nông nghiệp, thủy sản đã phát huy lợi thế sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng duy trì mức tăng trưởng vừa phải (2,12%), cơ cấu nội ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi theo hướng gia tăng sản xuất cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Diện mạo nông thôn có bước đổi mới đáng kể. Dự kiến, đến cuối năm 2020 toàn tỉnh có 98/117 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (thành phố Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh, thành phố Hồng Ngự, huyện Tháp Mười) và thêm 01 đơn vị cấp huyện (huyện Cao Lãnh) có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, đang tiến hành lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực nhờ tăng trưởng của khu vực 2 và khu vực 3, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn 49,3%. Ngành chế biến thủy sản và chế biến thức ăn chăn nuôi tăng trưởng khá, duy trì vị thế và đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của ngành công nghiệp đạt mức 6,75%. Phát triển thương mại, dịch vụ có bước tiến mạnh mẽ, hình thành các trung tâm giới thiệu, phân phối đặc sản Đồng Tháp tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; tạo dựng mối quan hệ gắn kết với các nhà phân phối hiện đại như: Sài Gòn Co.op, Big C, Vincommerce, MM Mega Market, Bách Hóa xanh, Vinmart góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, kết nối tiêu thụ, rút ngắn thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa. Thương mại điện tử có bước phát triển rõ nét. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,18 tỷ USD.

Chủ trương “đồng hành cùng doanh nghiệp” tiếp tục được thực hiện từ cấp tỉnh đến cơ sở, kịp thời triển khai đến doanh nghiệp các chính sách hỗ trợ về giảm lãi suất cho vay, gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, chi hỗ trợ cho hộ kinh doanh cá thể tạm ngừng hoạt động do đại dịch Covid-19 để phục hồi sản xuất, kinh doanh; linh hoạt và chủ động trong triển khai các gói hỗ trợ đến các đối tượng: Người có công, bảo trợ xã hội, người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tạo động lực giúp người dân an tâm sinh sống và làm việc.

Xã hội tiếp tục được duy trì ổn định, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 47,5 triệu đồng (trong đó, khu vực thành thị là 51,1 triệu đồng, khu vực nông thôn là 45,6 triệu đồng). Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt cao (99,69%); giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,28%. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh giữ vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố, ghi dấu mốc 12 năm liên tiếp nằm trong nhóm 05 địa phương có chất lượng điều hành cao nhất nước. Chỉ số cải cách hành chính (PAR index) tiếp tục xếp vị trí thứ 3/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) được cải thiện rõ nét khi lần đầu vươn lên vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hình ảnh địa phương tiếp tục được cải thiện đáng kể, thu hút nhiều nhà đầu tư có tiềm lực đến tìm hiểu cơ hội và hợp tác đầu tư dự án trên địa bàn Tỉnh như: Tập đoàn TH, Tập đoàn T&T, Tập đoàn Novaland, Tập đoàn FLC,…

Tuy nhiên, còn 03/20 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra: Tăng trưởng kinh tế (4,5%/ KH 7,0%); GRDP/người (54,44 /54,55 triệu đồng); tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (8.050/ 8.495 tỷ đồng). Nguyên nhân chính do đại dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của Tỉnh, biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là dịch tả heo châu Phi chưa chấm dứt hoàn toàn trong phạm vi cả nước, nhiều doanh nghiệp, người dân chưa thích ứng kịp với xu hướng chuyển đổi của thị trường.

(Phụ lục I kèm theo)

2. Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021

a) Các chỉ tiêu chủ yếu

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 có 22 chỉ tiêu chủ yếu, bao gồm: 06 chỉ tiêu về kinh tế, 12 chỉ tiêu về văn hoá - xã hội và 04 chỉ tiêu về môi trường:

- Chỉ tiêu kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP (giá so sánh năm 2010) tăng 7,0%.

GRDP/người đạt 58,19 triệu đồng (tương đương 2.455 USD) theo giá thực tế.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 8.110 tỷ đồng.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt chiếm 25,24% GRDP.

Giá trị xuất khẩu hàng hoá (không tính hàng hoá tạm nhập tái xuất) đạt 1.210 triệu USD.

Tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,5%.

- Chỉ tiêu văn hóa - xã hội:

Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội đạt 48,2%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71,72% (đào tạo nghề đạt 51,44%).

Giảm 1,0% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (theo chiều cao) giảm còn 16,7%.

28,6 giường bệnh (trong đó giường bệnh công lập 26 giường) 9,3 bác sĩ trên 01 vạn dân.

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 91%.

102 xã đạt tiêu chí nông thôn mới và có thêm 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (nâng tổng số lên 06 đơn vị).

Tỷ lệ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc so với lực lượng lao động trong độ tuổi là 10,6% và tỷ lệ đối tượng tham gia BHXH tự nguyện so với lực lượng lao động trong độ tuổi là 1,5%.

Tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp so với lực lượng lao động trong độ tuổi là 9,5%.

- Chỉ tiêu môi trường:

Tỷ lệ hộ dân thành thị sử dụng nước sạch đạt 99,2%.

Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt 86%.

Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom, xử lý đạt 82%.

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt 90%.

(Phụ lục II kèm theo)

b) Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

- Tiếp tục nâng cao công tác phòng, chống dịch Covid-19, kiểm soát chặt các nguồn lây nhiễm từ nước ngoài, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan trở lại.

- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chiều sâu, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với phát triển kinh tế nông thôn thông qua Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và xây dựng nông thôn mới. Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện từng địa phương, phát triển kinh tế vườn.

- Phát triển công nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng, tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu ngành công nghiệp, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để đưa vào hoạt động.

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển sản xuất khôi phục lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh; đặc biệt là giải pháp để triển khai kịp thời những chính sách đã được Trung ương và địa phương ban hành. Bố trí nguồn lực và thực hiện giải pháp phù hợp về thuế, phí, lệ phí, khoanh nợ, giãn nợ… để tiếp tục duy trì và phục hồi hoạt động doanh nghiệp. Tăng cường các chính sách, giải pháp tạo việc làm mới cho người lao động sau giai đoạn hậu Covid-19.

- Tiếp tục phát triển thương mại - dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, phát huy các mối quan hệ gắn kết đã tạo lập với các hệ thống phân phối lớn; hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển thương mại điện tử; củng cố và phát triển du lịch.

- Phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác thông qua cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển và hoàn thiện mô hình Hội quán, tạo nguồn chuyển đổi thành hợp tác xã.

- Thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước theo đúng quy định. Đảm bảo nguồn chi ngân sách nhà nước theo dự toán và yêu cầu chi phát triển kinh tế - xã hội; duy trì tăng trưởng tín dụng gắn với phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

- Tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng; đặc biệt là các dự án trong lĩnh vực giao thông, công nghệ thông tin, y tế.

- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công kết hợp huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hạ tầng và cung ứng dịch vụ công; phát triển đô thị theo lộ trình. Hoàn thành Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Phát triển đồng bộ lĩnh vực văn hóa - xã hội.

- Có giải pháp khắc phục tình trạng lạm thu không đúng theo quy định và ngữ liệu chưa phù hợp trong sách giáo khoa lớp một, tập trung triển khai sách giáo khoa và chương trình giáo dục năm học 2021-2022. Rà soát, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục công lập phù hợp với thực tế từng địa phương; khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các dự án công trình phụ trợ như: dịch vụ ăn uống, nhà ở bán trú cho học sinh.

- Khắc phục tình trạng quá tải tại các bệnh viện; đào tạo nhân lực bác sĩ và các kỹ thuật viên chuyên ngành, nhất là lực lượng bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu, thu hút nguồn nhân lực y tế, đáp ứng yêu cầu cả về y đức và chuyên môn, kiểm soát tốt công tác vệ sinh phòng dịch, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề bức xúc xã hội, nhất là tệ nạn ma túy, xâm hại trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật; làm tốt công tác hỗ trợ chính sách hòa nhập cộng đồng đối với người sau cai nghiện.

- Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá, thể thao; phát triển thể thao học đường; kêu gọi đầu tư khuyến khích xã hội hoá; dành quỹ đất để quy hoạch đầu tư thiết chế thể thao tại địa phương; đẩy mạnh công tác kích cầu phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh.

- Nâng cao mức đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

- Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, chú trọng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng chính quyền điện tử đồng bộ và hiệu quả.

- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhằm giữ vững môi trường ổn định để phát triển.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khóa IX, kỳ họp thứ mười bảy thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Công tác Đại biểu;
- Cục Kiểm tra Văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Ủy ban nhân dân Tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh;
- TT/HĐND, UBND huyện, thành phố;
- Công báo Tỉnh;
- Lưu: VT, TH.

CHỦ TỊCH




Phan Văn Thắng

 

PHỤ LỤC I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 373/2020/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

KH 2020

Ư.TH 2020

So với KH 2020

I

Về kinh tế

 

 

 

 

1

- Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá 2010)

%

7,0

4,5

Chưa đạt

 

Nông - lâm - thủy sản

%

3,5

2,12

 

 

Công nghiệp - xây dựng

%

8,91

7,12

 

 

. Công nghiệp

%

8,85

6,75

 

 

. Xây dựng

%

9,2

8,94

 

 

Thương mại - dịch vụ

%

8,85

5,03

 

 

- Giá trị GRDP (giá 2010)

Tỷ đồng

57.231

55.862

 

 

Nông - lâm - thủy sản

Tỷ đồng

19.267

19.089

 

 

Công nghiệp - xây dựng

Tỷ đồng

13.620

13.354

 

 

. Công nghiệp

Tỷ đồng

11.124

11.050

 

 

. Xây dựng

Tỷ đồng

2.496

2.304

 

 

Thương mại - dịch vụ

Tỷ đồng

24.343

23.419

 

2

GRDP/người (giá thực tế)

Tr. đồng

54,55

54,44

Chưa đạt

 

 

USD

2.292

2.326

 

3

Tổng thu NSNN trên địa bàn

Tỷ đồng

8.495

8.050

Chưa đạt

4

Huy động vốn đầu tư phát triển so với GRDP

%

21,67

21,71

Đạt

5

Tỷ lệ đô thị hóa

%

38

38

Đạt

II

Về văn hóa - xã hội

 

 

 

 

6

Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội

%

49,3

49,3

Đạt

7

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

70

70

Đạt

 

Trong đó, đào tạo nghề

%

50

50

Đạt

8

Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020)

%

1,45

1,45

Đạt

9

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng theo cân nặng (điều tra của Viện dinh dưỡng)

%

13,1

13,1

Đạt

 

- Theo kết quả cân của Tỉnh

 

11,4

11,2

 

10

Số giường bệnh/vạn dân

GB

28

28,3

Vượt

 

Trong đó, giường bệnh công lập

GB

26

26

 

11

Số bác sĩ/vạn dân

BS

9

9

Đạt

12

Tỷ lệ dân số tham gia BHYT

%

90

90

Đạt

13

Tỷ lệ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc so với số người thuộc diện phải tham gia

%

93

93

Đạt

14

Tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp so với số người thuộc diện phải tham gia

%

93

100

Vượt

15

Số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Người

3.850

3.850

Đạt

16

Số xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới

79

98

Vượt

III

Về môi trường

 

 

 

 

17

Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

%

99,6

99,67

Đạt

18

Tỷ lệ hộ dân thành thị sử dụng nước sạch

%

99

99

Đạt

19

Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom

%

80

80

Đạt

20

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý

%

85

85

Đạt

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NĂM 2021
(Kèm theo Nghị quyết số 373/2020/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Ư.TH 2020

Kế hoạch 2021

I

Về kinh tế

 

 

 

1

- Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá 2010)

%

4,5

7,0

 

Nông - lâm - thủy sản

%

2,12

3,7

 

Công nghiệp - xây dựng

%

7,12

9,2

 

Trong đó: Công nghiệp

%

6,75

9,0

 

Xây dựng

%

8,94

10,2

 

Thương mại - dịch vụ

%

5,03

8,5

 

- Giá trị GRDP (giá 2010)

Tỷ đồng

55.861

59.787

 

Nông - lâm - thủy sản

Tỷ đồng

19.089

19.796

 

Công nghiệp - xây dựng

Tỷ đồng

13.354

14.582

 

Trong đó: Công nghiệp

Tỷ đồng

11.050

12.044

 

Xây dựng

Tỷ đồng

2.304

2.538

 

Thương mại - dịch vụ

Tỷ đồng

23.419

25.409

2

GRDP/người (giá thực tế)

Tr. đồng

54,44

58,19

 

 

USD

2.326

2.455

3

Tổng thu NSNN trên địa bàn

Tỷ đồng

8.050

8.110

4

Huy động vốn đầu tư phát triển so với GRDP

%

21,71

25,24

5

Tỷ lệ đô thị hóa

%

38,0

38,5

6

Giá trị xuất khẩu hàng hóa (không tính hàng hóa tạm nhập tái xuất)

Triệu USD

1.180

1.210

II

Về Văn hóa – Xã hội

 

 

 

7

Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội

%

49,3

48,2

8

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

70

71,72

 

Trong đó, đào tạo nghề

%

50

51,44

9

Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025)

%

1,45

1,0

10

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng theo chiều cao (kết quả cân của Tỉnh)

%

16,9

16,7

11

Số giường bệnh/ 01 vạn dân

GB

28,3

28,6

 

Trong đó, giường bệnh công lập

GB

26

26

12

Số bác sĩ/ 01 vạn dân

BS

9

9,3

13

Tỷ lệ dân số tham gia BHYT

%

90

91

14

Số xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới

98

102

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

6

14

 

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

0

1

15

Đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Đơn vị

05

06

16

Tỷ lệ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc so với lực lượng lao động trong độ tuổi

%

10,1

10,6

17

Số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện so với lực lượng lao động trong độ tuổi

%

1,1

1,5

18

Tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp so với lực lượng lao động trong độ tuổi

%

9,0

9,5

III

Về môi trường

 

 

 

19

Tỷ lệ hộ dân thành thị sử dụng nước sạch

%

99

99,2

20

Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch

%

84,14

86

21

Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom, xử lý

%

80

82

22

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý

%

85

90

Ghi chú:

- Tỷ giá USD

Giá thực tế năm 2020 (ước tính) là: 23.400 VND/USD.

Giá thực tế năm 2021 (ước tính) là: 23.700 VND/USD.

- Dân số (ước tính)

Năm 2020 là: 1.600.000 người; năm 2021 là: 1.601.000 người.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 373/2020/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2021

  • Số hiệu: 373/2020/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 08/12/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Phan Văn Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản