Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6842/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 15 tháng 08 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2019

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ (HTX)

1. Đánh giá dựa trên các tiêu chí về hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX, Liên hip HTX

a) Về số lượng, doanh thu và thu nhập của HTX, Liên hiệp HTX, THT 6 tháng đầu năm 2018

- Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã: Toàn tỉnh có 432 HTX, 03 Liên hiệp HTX đăng ký hoạt động, trong đó có 235 HTX nông nghiệp, 59 HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 43 HTX vận tải, 53 HTX thương mại và dịch vụ, 30 HTX xây dựng và 12 Quỹ tín dụng nhân dân. Số HTX đang hoạt động ổn định: 335 HTX và khoảng 97 HTX ngừng hoạt động, chỉ còn tồn tại hình thức (chưa tiến hành thủ tục giải thể) - đạt 119% chỉ tiêu kế hoạch năm 2018 đề ra (KH: 360 đơn vị). Trong đó, số HTX thành lập mới trong 6 tháng đầu năm là 37 HTX (đạt 93% KH); số HTX giải thể: 03 HTX. Ước thực hiện đến cuối năm 2018, số HTX thành lập mới đạt từ 60 - 65 HTX, so với chỉ tiêu đề ra năm 2018 về HTX thành lập mới chỉ tiêu này dự kiến đạt 150%.

Số HTX hoạt động chưa phù hợp với quy định cần phải đăng ký lại hoặc chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác theo quy định của Luật HTX năm 2012 là 175 HTX, số đã thực hiện chuyển đổi là 165 HTX, còn lại 10 HTX đang thực hiện việc đăng ký lại theo Luật HTX năm 2012.

Doanh thu bình quân của một HTX ước thực hiện năm 2018 là 1.200 triệu đồng/năm (đạt mục tiêu KH), lợi nhuận bình quân đạt: 185 triệu đồng/HTX, doanh thu của HTX với thành viên khoảng 150 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân của người lao động: 30 triệu đồng/năm. Vốn điều lệ bình quân của 01 HTX: 1.500 triệu đồng.

- Về Tổ hợp tác (THT): Trong 06 tháng đầu năm 2018, thành lập mới được khoảng 100 THT, cùng với sự chấm dứt tồn tại của các THT sau khi hoàn thành hợp đồng hợp tác, đến nay toàn tỉnh có khoảng 5.100 THT đang hoạt động. Thu nhập bình quân của thành viên THT: 22 triệu đồng/người/năm.

b) Về thành viên, lao động của HTX, Liên hiệp HTX, THT

Tổng số thành viên HTX ước đến hết năm 2018 là 60.000 người; tổng số lao động trong HTX ước đến hết năm 2018 là 10.000 lao động (trong đó số lao động thường xuyên mới là 2.500 lao động, số lao động là thành viên HTX là 8.500 lao động). THT đang hoạt động đã thu hút khoảng hơn 60.000 thành viên, lao động; trong đó loại hình tổ liên kết và vay vốn, tổ tín dụng tiết kiệm chiếm đến 90% thành viên, lao động.

c) Về trình độ quản lý HTX, Liên hiệp HTX, THT

Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.800 cán bộ quản lý, kế toán, nghiệp vụ làm việc tại các HTX. Phần lớn các HTX thiếu cán bộ có năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, cán bộ HTX có trình độ sơ cấp, trung cấp khoảng 40%; cao đẳng, đại học khoảng 25%, số còn lại chưa qua các lớp đào tạo, chtham gia các lớp tập huấn ngắn ngày do Liên minh HTX, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. Do đó hoạt động của không ít HTX còn lúng túng, kế hoạch sản xuất kinh doanh chưa phù hợp, chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh trung và dài hạn.

Cán bộ quản lý trong HTX, THT trong thời gian qua đã có bước cải thiện nhưng chưa nhiều, chủ yếu là cán bộ của HTX cử đi đào tạo, rất ít người có trình độ cao đẳng, đại học tự nguyện tham gia quản lý HTX do chính sách thu hút lao động có trình độ về quản lý, khoa học kỹ thuật đến làm việc tại HTX chưa hấp dẫn và thu hút.

2. Đánh giá theo lĩnh vực

a) Lĩnh vực nông nghiệp: Tổng số HTX nông nghiệp tính đến tháng 6/2018 là 235 HTX (tăng 29 HTX so với năm 2017), số lượng HTX nông nghiệp thành lập mới 29 HTX. Số HTX yếu kém, ngừng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là 45 HTX (hiện đang hoàn tất các thủ tục giải thể); một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi được hình thành và phát triển; có 96/152 xã đạt tiêu chí số 13 (tổ chức sản xuất trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới) đã góp phần quan trọng trong việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Tổng số thành viên của HTX nông nghiệp là 11.033 thành viên, bình quân: 53 thành viên/HTX; tài sản bình quân 2,3 tỷ đồng/HTX; doanh thu bình quân 2,5 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 130 triệu đồng/HTX và kết quả xếp loại: 28,3% HTX hoạt động khá, tốt; 32% HTX hoạt động trung bình, 39,7% HTX hoạt động yếu (chủ yếu là các HTX đã ngừng hoạt động chờ xử lý, giải thể) và 49 HTX chưa phân loại (chủ yếu do mới thành lập).

Các HTX nông nghiệp là một trong những mắt xích quan trọng, cầu nối liên kết hữu hiệu giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Ở một số vùng sản xuất chuyên canh, diện tích lớn, tập trung vào một số loại sản phẩm có khối lượng nhiều, bước đầu đã hình thành các chuỗi liên kết giữa các HTX với nhà máy chế biến nông sản trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như: Cà phê có chứng nhận, lúa, gạo, sắn, mía, ca cao.... Hoạt động hiệu quả của nhiều HTX đã góp phần hình thành nên các mô hình liên kết trong sản xuất, liên kết một khâu, một số khâu hoặc tất cả các khâu trong chuỗi giá trị, đặc biệt là sản phẩm chủ lực cà phê, tiêu biểu như: HTX DVNN Công Bằng Ea Kiết, HTX DVNN Công Bằng Cư Dliê M’nông (huyện Cư M’gar), HTX DVNN Công Bằng Ea Kmat (huyện Krông Pắk), HTX DVTH Nông nghiệp Thăng Bình (xã Cư Kty - huyện Krông Bông), HTXNN 714 (xã Ea Pal - huyện Ea Kar)...Bên cạnh đó, các HTX mới thành lập đã chú trọng hơn đến việc liên kết với doanh nghiệp, các tổ chức trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp “sạch”, tham gia vào các chuỗi giá trị, như: HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhân An, huyện Krông Pắk; HTX SX và KD Nông nghiệp Quân Vương, huyện Buôn Đôn; HTX nấm linh chi và dịch vụ nông nghiệp Krông Ana.

b) Lĩnh vực Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp: Toàn tỉnh có 59 HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chiếm 13% tổng số HTX toàn tỉnh, thu hút 9.500 thành viên tham gia, giải quyết việc làm cho 3.900 lao động. Các HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh khá đa dạng, như: Mây tre đan, dệt thổ cẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến gỗ, mỹ nghệ, điện nước... góp phần giải quyết việc làm, phát triển và duy trì ngành nghề, văn hóa truyền thống ở địa phương. Một số HTX đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tham gia hội chợ, triển lãm, maketing để tìm kiếm, mở rộng thị trường, mở thêm ngành nghề kinh doanh mới như: HTX điện - nước M’Đrắk kinh doanh điện nay đã chuyển sang kinh doanh đa ngành nghề; HTX Tiến Nam, huyện M’Đrắk đầu tư nhiều tỷ đồng để trồng rừng và chế biến gỗ; HTX dệt thổ cẩm Tơng Bông, thành phố Buôn Ma Thuột kết nối với doanh nghiệp để làm dịch vụ du lịch.

c) Lĩnh vực Vận tải: Toàn tỉnh có có 43 HTX vận tải, chiếm 10% tổng số HTX toàn tỉnh, thu hút hơn 2.700 thành viên tham gia, giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động. Đa số HTX vận tải hoạt động khá hiệu quả, có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng phục vụ; khai thác tối đa luồng tuyến, vận chuyển khoảng 70% khối lượng hàng hóa và 55% số lượng hành khách trong tỉnh. Một số HTX đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng bến bãi, dịch vụ xăng dầu, điểm dừng nghỉ, mua mới phương tiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ của hành khách; tiêu biểu trong lĩnh vực này là các HTX: HTX Quyết Thắng, huyện Krông Pắk; HTX vận tải Cư Mil, huyện Ea Súp; HTX vận tải Thành Công, thị xã Buôn Hồ; HTX vận tải Krông Năng.

d) Lĩnh vực Xây dựng: Toàn tỉnh có 30 HTX xây dựng, chiếm khoảng 7% tổng số HTX toàn tỉnh, thu hút khoảng 2.600 thành viên tham gia. Các HTX lĩnh vực xây dựng đã tập hợp các thành viên là người lao động có tay nghề chủ yếu là tạo việc làm cho thành viên, thi công các công trình có quy mô nhỏ của địa phương như trụ sở làm việc của phường, xã, trường học, cầu cống, đường giao thông nông thôn.

e) Lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ: Toàn tỉnh có 53 HTX thương mại - dịch vụ, chiếm 12% tổng số HTX toàn tỉnh, thu hút khoảng 2.500 thành viên tham gia. Các HTX lĩnh vực này chủ yếu kinh doanh mua bán các loại hàng hóa nông sản, phân bón, xăng dầu, giết mổ gia súc, dịch vụ du lịch với quy mô nhỏ. Tuy nhiên, cũng có HTX trên cơ sở cung ứng dịch vụ, thu mua sản phẩm đã liên minh được với nhiều hộ nông dân sản xuất cà phê bền vững và một số HTX kinh doanh chợ, HTX dịch vụ du lịch hoạt động khá hiệu quả, điển hình như: HTX cà phê Thủy Tiến - Ea H’Leo; HTX kinh doanh chợ Buôn Trp; Xí nghiệp (HTX) thương mại và Dịch vụ Hoàng Lộc - thành phố Buôn Ma Thuột.

f) Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND): Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 12 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động; các QTDND đã tập trung kiện toàn lại bộ máy quản trị, điều hành, kiểm soát; thực hiện phương án cơ cấu lại hoạt động đã được NHNN tỉnh phê duyệt. Đến nay, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành của 11/12 QTDND trên địa bàn đã được củng cố, chấn chỉnh, đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định. Đến ngày 30/6/2018, tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND đạt 1.778 tỷ đồng, giảm 0,06% so với đầu năm (trong đó, vốn điều lệ đạt 97 tỷ đồng, tăng 4,3% so với đầu năm). Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.305 tỷ đồng, giảm 1,28% so với đầu năm. Tổng dư nợ đạt 1.575 tỷ đồng, giảm 0,51% so với đầu năm. Nợ xấu 1.057 triệu đồng, chiếm 0,07%/tổng dư nợ. Hoạt động của các QTDND đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trên địa bàn nông thôn, góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ

1. Kết quả triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn

Để các chủ trương, chính sách, pháp luật về HTX đi vào cuộc sống, trong năm 2018, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chương trình hành động, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phát triển kinh tế tập thể như: Chương trình thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/3/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (Chương trình 30-CTr/TU ngày 2/8/2013); Kế hoạch triển khai Chương trình số 30-CTr/TU của Tỉnh ủy (Quyết định số 2272/QĐ-UBND ngày 30/10/2013); Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 30/8/2016 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 22/02/2016 về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý HTX, THT trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 về quy định mức hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh;

Trong năm 2018, trên cơ sở Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018 của tỉnh (Kế hoạch số 7920/KH-UBND ngày 06/10/2017), UBND cấp huyện và một số Sở, ngành liên quan đều đã ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018 của ngành, địa phương mình, trong đó cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và huy động nguồn lực phát triển kinh tế tập thể trong năm. Bên cạnh đó, để phát triển các tổ chức kinh tế HTX trong nông nghiệp gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 807/QĐ-UBND ngày 20/4/2018 về kế hoạch đổi mới, phát triển các tổ chức kinh tế HTX trong nông nghiệp. Triển khai triển khai Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác triển khai thi hành Luật HTX 2012, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 5269/UBND-KT ngày 29/6/2018, phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện, để Luật HTX 2012 tiếp tục được triển khai một cách hiệu quả và thực sự phát huy hiệu lực trong thực tiễn, từng bước nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của HTX trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về HTX tiếp tục được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho UBND cấp huyện, Liên minh HTX tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh và các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai hướng dẫn bằng nhiều hình thức như mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý HTX về Luật HTX năm 2012, tuyên truyền về phát triển kinh tế tập thể, triển khai thực hiện Luật HTX năm 2012 cho cán bộ chuyên môn phòng ban, cán bộ các tổ chức đoàn thể huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, cán bộ theo dõi kinh tế tập thể, cán bộ đoàn thể cấp xã; tổ chức các Tổ công tác trực tiếp tư vấn, hướng dẫn các HTX tổ chức hoạt động, đăng ký lại theo Luật HTX năm 2012; phối hợp Đài PTTH tỉnh, Hội nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và Tỉnh đoàn xây dựng các chuyên mục, phóng sự về kinh tế tập thể...

Trong 6 tháng đầu năm 2018, Cục Phát triển HTX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã hỗ trợ tỉnh tổ chức khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý HTX và cán bộ HTX trên địa bàn tỉnh. Liên minh HTX, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh cũng đã triển khai thực hiện nhiều lớp đào tạo tập huấn chuyên sâu về quản lý điều hành cho cán bộ HTX, và một số lớp kiến thức cơ bản cho cán bộ HTX mới thành lập năm 2017 - 2018.

2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

UBND tỉnh đã kiện toàn Ban chỉ đạo Phát triển kinh tế HTX của tỉnh do 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và các đồng chí lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan làm thành viên để chỉ đạo việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đồng thời ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển kinh tế HTX tỉnh và thành lập Tổ chuyên viên giúp việc của Ban chỉ đạo.

Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, HTX trên địa bàn tỉnh. Sở đã thành lập Phòng Doanh nghiệp, Kinh tế tập thể và tư nhân (thành lập từ ngày 15/7/2016 tại Quyết định số 91/QĐ-UBND của Sở Kế hoạch và Đầu tư), trong đó Phòng được giao nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực phát triển kinh tế tập thể, cụ thể: Tham mưu đề xuất các mô hình, cơ chế chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, HTX, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh theo định kỳ...Hiện nay, Phòng có 04 công chức gồm 01 Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng và 02 chuyên viên.

Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể nhìn chung đã được các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm thực hiện. Hầu hết các đơn vị đã bố trí cán bộ kiêm nhiệm hoặc chuyên hách tham mưu theo dõi về phát triển kinh tế tập thể; chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin, báo cáo, giám sát thi hành Luật HTX năm 2012, cụ thể: Ở cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có cơ quan chuyên trách về lĩnh vực phát triển kinh tế tập thể (Chi cục Phát triển nông thôn) và một số Sở, ngành phân công cán bộ kiêm nhiệm theo dõi về HTX hoạt động trong ngành, lĩnh vực của mình (Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng). Các huyện, thị xã, thành phố đã phân công một đồng chí lãnh đạo UBND phụ trách chỉ đạo về kinh tế tập thể; giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu giúp UBND cấp huyện quản lý chung về kinh tế tập thể; các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh tế và Hạ tầng theo dõi kinh tế tập thể theo chuyên ngành.

Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đăng ký HTX, UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng đã triển khai thực hiện theo đúng các thủ tục và biểu mẫu quy định tại Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định một số điều của Luật HTX và Thông tư số 03/2014/TT- BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn đăng ký HTX và tình hình hoạt động của HTX, từ đó xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong việc thực hiện thủ tục cấp, đổi Giấy chứng nhận đăng ký HTX nhằm xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong việc cấp, đổi Giấy chứng nhận đăng ký HTX; rút ngắn thời gian cấp, đổi tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức, công dân.

Công tác xử lý HTX tồn tại hình thức, ngừng hoạt động luôn được UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Phát triển kinh tế HTX của tỉnh quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Triển khai Luật HTX năm 2012, tỉnh tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đồng thời tổ chức các Đoàn kiểm tra nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các HTX. Qua kiểm tra, rà soát, toàn tỉnh hiện còn khoảng 97 HTX ngừng hoạt động nhưng chưa tiến hành thủ tục giải thể theo quy định. Để xử lý dứt điểm các HTX tồn tại hình thức, UBND tỉnh đã có Công văn số 3246/UBND-KT ngày 24/4/2018 hướng dẫn một số giải pháp xử lý HTX tồn tại hình thức, ngừng hoạt động để các địa phương chủ động trong việc xử lý HTX tồn tại hình thức, ngừng hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Công tác quản lý THT hiện nay còn hạn chế, việc đăng ký và chứng thực hợp đồng hợp tác của các THT tại UBND cấp xã còn ít, nên các cấp, các ngành trong tỉnh chưa kịp thời nắm bắt số lượng THT biến động qua các năm. Việc thống kê, đánh giá số liệu phục vụ công tác quản lý, hỗ trợ cho THT còn gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 22/2/2016 về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý HTX, THT trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để các cấp, các ngành trong tỉnh triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, theo quy định của pháp luật.

3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX

Theo quy định tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 và Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, một phần nguồn vốn để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020 được lồng ghép trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX của Nhà nước (chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, hỗ trợ tiếp cận vốn,...). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn nên kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế, một số nội dung, chính sách hỗ trợ chưa thực hiện được; kết quả thực hiện cụ thể như sau:

a) Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:

Trong 6 tháng đầu năm 2018, tỉnh đã tổ chức được 05 khóa đào tạo tập huấn và 01 chuyến tham quan học tập kinh nghiệm cho gần 300 thành viên tham dự là cán bộ HTX, cán bộ quản lý về lĩnh vực kinh tế tập thể tại địa phương với tổng kinh phí gần 400 triệu đồng (Sở Công thương: 3 lớp; Liên minh HTX tỉnh: 01 lớp và 01 chuyến đi tham quan học tập thực tế; Sở Kế hoạch và Đầu tư: 01 lớp).

Ước đến cuối năm 2018, tỉnh triển khai được 11 lớp tập huấn và 01 đoàn tham quan thực tế cho gần 500 lượt thành viên tham dự (cán bộ HTX và cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế tập thể), tổng kinh phí thực hiện ước tính là 1,1 tỷ đồng.

b) Thực hiện chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Trong 6 tháng đầu năm 2018, Sở Công Thương đã tổ chức 03 Phiên chợ hàng Việt về miền núi, 01 Đoàn kết nối cung cầu tại tỉnh Phú Yên, 01 Hội nghị kết nối cung cầu với Đoàn doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh. Tổng kinh phí thực hiện hơn 50 triệu đồng cho 11 HTX; Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức cho 8 HTX tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại do Liên minh HTX Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, với kinh phí hỗ trợ cho các HTX là 82 triệu đồng. Thông qua các chương trình trên, đã hỗ trợ các HTX tiêu biểu tham gia quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương và ký kết bản ghi nhớ. Một số HTX được hỗ trợ như: HTX Quốc Hùng, HTX Hợp Nhất, HTX Ea Kmat Hòa Đông...

Một số HTX đã chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua việc liên kết với doanh nghiệp. Trong lĩnh vực nông nghiệp, có 62 HTX nông nghiệp đã thực hiện liên kết với doanh nghiệp (trong đó có 25 HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cà phê, với tổng số hộ thành viên sản xuất cà phê là 1.663 hộ với khoảng trên 3.000 ha cà phê), gồm: 16 HTX liên kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào, 10 HTX liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đầu ra và 36 HTX liên kết với doanh nghiệp vừa cung cấp dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

c) Chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật về công nghệ mới

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện và Liên minh HTX tỉnh đẩy mạnh xây dựng HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị, tập trung ở ngành, lĩnh vực có điều kiện và lợi thế phát triển số lượng và chất lượng sản phẩm, có khả năng tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện nay có 16 HTX nông nghiệp (chiếm 8,9% tổng số HTX đang hoạt động) đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như: Công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ sấy sản phẩm bằng lò sấy trống, công nghệ chế biến cà phê ướt, công nghệ rang xay, chế biến cà phê bột...

Trong năm tỉnh đã xây dựng 06 mô hình HTX sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị (HTX nông nghiệp sản xuất thu mua, chế biến và tiêu thụ ca cao Ea Kar, huyện Ea Kar; HTX sản xuất nông nghiệp Ea Wy, huyện Ea Hleo; HTX dịch vụ nông nghiệp Krông Búk, huyện Krông Búk; HTX sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Quân vương Đắk Lắk, huyện Buôn Đôn; HTX nấm linh chi và dịch vụ nông nghiệp Krông Ana, huyện Krông Ana), đồng thời phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam khảo sát đánh giá lựa chọn 2 mô hình (HTX nông nghiệp và thương mại dịch vụ vận tải Thành Công; HTX nông nghiệp và dịch vụ Tân Phát), các HTX tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị đã thay đổi phương thức sản xuất - kinh doanh, áp dụng khoa học kỹ thuật tăng diện tích canh tác, quy mô và chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt. Dự kiến hết năm 2018 sẽ đã triển khai xây dựng 09 mô hình HTX điểm (đạt 150% KH) đồng thời triển khai xây dựng 01 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản xuất với tiêu thụ sản phẩm tại 03 HTX.

Ngoài ra để hướng dẫn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học Công nghệ đã in 1.000 quyển Sổ tay hướng dẫn về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát miễn phí cho các tổ chức, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh, đồng thời hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, kết quả đến nay có 85 hồ sơ đề nghị cấp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và 40 bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã được cấp cho các tổ chức, cá nhân. Đồng thời tại Sở Khoa học Công nghệ hiện đang triển khai thực hiện 03 dự án tạo lập nhãn hiệu tập thể như: Tinh dầu sả Java, Gạo Krông Ana, Mắc Ca Krông Năng; phối hợp bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cá lăng đuôi đỏ Hòa phú - Buôn Ma Thuột; quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Nai Cư Êbur; triển khai hệ thống quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho ngành hàng cà phê, đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột vào thị trưng Nhật Bản. Bên cạnh đó hỗ trợ cho 02 HTX tham gia chương trình “Khoa học và Công nghệ phát triển nông nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung bộ - Tây nguyên năm 2018” (HTX NN và DV Công Bằng Ea Kiết huyện Cư M’gar và HTX NN Hợp nhất huyện Ea Kar).

d) Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX:

Đến nay, nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh là 13 tỷ đồng (tích lũy từ các năm trước và từ lãi suất vốn vay, đóng góp của đơn vị thành viên vay vốn). Trong 6 tháng đầu năm 2018, Quỹ đã giải ngân cho 6 HTX vay vốn để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho thành viên và người lao động, dư nợ cho vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX với số tiền là 2,6 tỷ đồng và đang thẩm định dự án vay vốn của 05 HTX để tiến hành cho vay trong thời gian tới.

e) Chính sách thành lập mới HTX, Liên hiệp HTX

Tính đến tháng 6/2018, có 37 HTX thành lập mới, ước hết năm 2018 thành lập mới 65 HTX (KH năm 2018: 40 HTX). Ngân sách tỉnh bố trí hỗ trợ thành lập mới năm 2018 là 290 triệu đồng (mức hỗ trợ tối đa cho 01 HTX là 10 triệu đồng, để chi trả các chi phí có liên quan đến thành lập HTX), đến nay đã hỗ trợ cho 20 HTX thành lập mới với số tiền gần 200 triệu đồng.

f) Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các HTX nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014, tuy nhiên đến nay ngân sách Trung ương vẫn chưa bố trí để hỗ trợ cho các HTX. Trong năm 2018, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh đã có công văn số 4195/UBND-TH ngày 25/5/2018 báo cáo, đề xuất nhu cầu hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng HTX với tổng nhu cầu hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 49,9 tỷ đồng để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

g) Chính sách giao đất, cho thuê đất

UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện thực hiện nghiêm túc chính sách đất đai đối với HTX; trong quy hoạch của địa phương phải chú ý đến quỹ đất để thực hiện chính sách đất đai đối với HTX, tạo điều kiện thuận lợi để HTX được giao đất, cho thuê đất xây dựng trụ sở, xưởng chế biến, nhà kho, sân phơi, đất sản xuất, đất trồng rừng. Trong 6 tháng đầu năm 2018, có 01 HTX được cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất (HTX Công Bằng Ea Kmat - Hòa Đông, diện tích 2.032 m2, để xây dựng Cửa hàng thu mua nông sản kết hợp trụ sở làm việc).

h) Chính sách ưu đãi về tín dụng

Triển khai Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020, Quyết định số 807/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 20/4/2018 về ban hành Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020 của tỉnh Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện số 504/KH-ĐAL ngày 18/7/2018, chỉ đạo các TCTD trên địa bàn nghiên cứu, đổi mới công nghệ thông tin; đẩy mạnh các biện pháp quản lý và xử lý dữ liệu; công khai, minh bạch thông tin tạo điều kiện cho doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, các HTX, liên hiệp HTX...), tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Kết quả đến 30/6/2018, dư nợ cho vay kinh tế tập thể đạt 154,74 tỷ đồng, chiếm 0,18% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn, tăng 10,53% so với cuối năm 2017. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 133,15 tỷ đồng, chiếm 86,04% dư nợ cho vay kinh tế tập thể, tăng 21,35% so với cuối năm 2017; dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 21,59 tỷ đồng, chiếm 13,96% dư nợ cho vay kinh tế tập thể, giảm 28,7% so với cuối năm 2017.

4. Kết quả đăng ký lại, chuyển đi HTX, liên hiệp HTX

Tổng số HTX thành lập trước ngày 01/7/2013 trên địa bàn tỉnh là 275 HTX (gồm 33 HTX đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh/Sở Kế hoạch và Đầu tư và 242 HTX đăng ký tại UBND các huyện, thị xã, thành phố). Trong đó, số HTX hoạt động chưa phù hợp với quy định và cần phải đăng ký lại hoặc chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác theo quy định của Luật HTX năm 2012 là 175 HTX.

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 10 HTX chưa thực hiện việc đăng ký lại theo Luật HTX năm 2012; số HTX này đang được các địa phương tập trung tư vấn giải quyết các vướng mắc để sớm củng cố lại tổ chức, đăng ký lại hoạt động theo đúng quy định.

5. Hợp tác quốc tế về kinh tế tập thể

Trong năm, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thí điểm phát triển toàn diện HTX nông nghiệp điển hình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020 (có sự tham gia hỗ trợ của tổ chức tổ chức Agriterra/Hà Lan). Mục tiêu của Kế hoạch là đến năm 2020, tổ chức Agriterra sẽ hỗ trợ tỉnh xây dựng từ 6 - 8 HTX nông nghiệp điển hình liên kết theo chuỗi giá trị, tập trung vào các nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Các HTX được triển khai sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành, tổ chức sản xuất các sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn của các tổ chức thương mại quốc tế, tiếp cận thị trường... hỗ trợ HTX hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phát triển bền vững.

III. KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ

1. Thun li

Trong những năm qua, kinh tế tập thể tiếp tục phát triển theo hướng tích cực; HTX thành lập mới ngày càng tăng, hàng năm đều vượt so với kế hoạch đề ra, các HTX thành lập mới đều xuất phát từ nhu cầu của thành viên, hoạt động của HTX từng bước thể hiện tính đặc thù, nguyên tắc của Luật HTX năm 2012. Một số HTX, THT nỗ lực vươn lên, đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ sản xuất, tìm đầu ra vừa giảm chi phí vừa giúp cho các thành viên yên tâm sản xuất, tăng thu nhập; qua đó, thể hiện lợi ích mà mô hình HTX đem lại cho các thành viên tham gia.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND các cấp và các ngành, địa phương đã có sự quan tâm sâu sát trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của địa phương, đơn vị; trong đó đặc biệt chú trọng các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những yếu kém trong công tác tổ chức, điều hành; tiếp tục nâng cao năng lực, đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động, không ngừng nâng cao vai trò vị trí của loại hình kinh tế tập thể trong nền kinh tế.

2. Khó khăn, hạn chế

Mặc dù nhận được sự quan tâm, hỗ trợ các cấp ngành, song tình hình phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế so với các khu vực kinh tế khác do một số khó khăn như sau:

a) Về mặt nội tại:

- Đối với các HTX đã chuyển tiếp, đăng ký lại hoạt động theo Luật HTX 2012, nhiều HTX sau chuyển đổi vẫn chưa hoặc ít chuyển biến và khó chuyển biến bởi bộ máy quản lý, điều hành chưa đổi mới, thiếu cơ cấu trẻ, chưa thu hút đối tượng được đào tạo có chuyên môn đại học; phương án sản xuất kinh doanh thiếu dịch vụ mới, công trình đầu tư mới; sự liên kết mới trong sản xuất bao tiêu sản phẩm cho hộ thành viên chưa thể hiện rõ...; một số vấn đề về tài sản, vốn, công nợ, cổ phần, thành viên... chưa có sự điều chỉnh giải quyết tốt và hợp lý; việc xây dựng điều lệ ở một số HTX đã thực hiện chuyển đổi còn thiếu tính linh hoạt, chưa vận dụng cụ thể hóa văn bản hướng dẫn sát với điều kiện thực tế của đơn vị.

- Nhiều HTX lúng túng về việc chuyển tiếp, đăng ký lại hoạt động của HTX theo Luật hiện hành, lập phương án sản xuất kinh doanh cũng như giải quyết các tồn tại, vướng mắc về tài sản, vốn, công nợ, cổ phần... nên việc tổ chức chuyển đổi không đạt chất lượng và tiến độ theo quy định.

- Phần lớn các HTX thiếu cán bộ có năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Do đó, hoạt động của HTX còn lúng túng, kế hoạch sản xuất kinh doanh chưa phù hợp, chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh trung và dài hạn.

- Hiệu quả hoạt động kinh tế của các HTX chưa cao, số HTX kinh doanh có lãi tăng nhưng còn ở mức thấp và không ổn định. Thu nhập của thành viên và người lao động tuy đã được cải thiện, nhưng vẫn ở mức thấp nên không thu hút được lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao vào làm việc tại HTX.

b) Về luật pháp, cơ chế, chính sách đối với khu vực kinh tế tập thể:

Một số chính sách hỗ trợ được ban hành chậm, chưa kịp thời, chưa đồng bộ và còn chồng chéo, chưa nhất quán; một số chính sách chưa khả thi; tác động chưa đạt hiệu quả cao; được quy định tại nhiều văn bản do nhiều cơ quan ban hành tại nhiều thời điểm khác nhau; thực hiện thiếu kiên quyết, chưa nghiêm; thiếu kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thi hành Luật HTX và các chính sách hỗ trợ phát triển HTX; năng lực của nhiều HTX còn yếu trong tiếp cận và thực hiện chính sách hỗ trợ. Một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX, THT như đất đai, tín dụng… chưa mang lại hiệu quả cao.

c) Về công tác quản lý nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, các tổ chức cơ sở đảng đối với khu vực kinh tế tập thể:

Tình trạng chung ở các huyện là sự phân công theo dõi về kinh tế tập thể còn phân tán, thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong điều hành thực hiện; một số chính quyền cấp cơ sở do thiếu cập nhật kiến thức, pháp luật HTX nên đã gây nhiều trở ngại cho các sáng lập viên, cán bộ HTX khi giao dịch, đăng ký thành lập hoặc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cho HTX.

Công tác thành lập, kiện toàn bộ máy và bố trí cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể ở các cấp tuy đã được quan tâm, nhưng chưa đạt được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác quản lý THT thực hiện chưa tốt, rất ít THT đăng ký và chứng thực hợp đồng hợp tác tại UBND cấp xã, nên các cấp, các ngành trong tỉnh chưa kịp thời nắm bắt số lượng THT biến động qua các năm. Việc thống kê, đánh giá số liệu phục vụ công tác quản lý, hỗ trợ cho THT gặp rất nhiều khó khăn.

3. Nguyên nhân

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân về kinh tế tập thể; về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, về Luật HTX 2012 và HTX kiểu mới còn bất cập; các thành viên HTX, thậm chí người đứng đầu một số HTX chưa hiểu đầy đủ về ý nghĩa, mục đích của công tác chuyển tiếp, đăng ký lại... nên công tác chuyển đổi hoạt động HTX chưa đạt về thời gian và chất lượng.

Phần lớn số cán bộ chủ chốt tham gia HTX quá lâu, tuổi đời cao, chưa qua đào tạo nên khi thực hiện chuyển tiếp, đăng ký lại gặp khó khăn về khâu nhân sự, không có người kế thừa nên kéo dài thời gian. Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ, thiếu kiến thức về chuyên môn, chưa chủ động học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ; cán bộ quản lý và xã viên chưa thật sự toàn tâm, toàn ý xây dựng HTX.

Các HTX chưa có kế hoạch thu hút được nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo chính quy nên việc quản lý hoạt động trong HTX chưa được đổi mới. Tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước vẫn còn tồn tại trong tư duy, suy nghĩ của không ít cán bộ HTX, xã viên và nhân dân.

Kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố chưa quan tâm bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX theo quy định.

Đa số các HTX đều thiếu vốn sản xuất, kinh doanh nhưng việc vay vốn đòi hỏi phải có tài sản thế chấp, trong khi đó hầu hết các HTX không có tài sản có giá trị để thế chấp. Bên cạnh đó tình hình suy thoái kinh tế, lạm phát tăng nhanh, giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh tăng cao, tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của kinh tế tập thể, nhất là các lĩnh vực xây dựng, vận tải.

IV. KIẾN NGHỊ

Để khắc phục các vướng mắc tồn tại, đồng thời phát huy hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX trong thời gian tới, UBND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị như sau:

1. Kiến nghị Chính phủ

- Chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương tập trung triển khai các chính sách được quy định tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020 nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả các HTX trong thời gian tới.

- Sớm ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chung về tổ chức và hoạt động của cả Quỹ hỗ trợ phát triển HTX Trung ương và Quỹ hỗ trợ phát triển HTX địa phương để triển khai thống nhất, đồng bộ các quy định về quỹ hỗ trợ phát triển HTX trong thời gian tới.

2. Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020 theo quy định;

- Ngày 25/5/2018, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Công văn số 4195/UBND-TH đề xuất nhu cầu hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng HTX với tổng nhu cầu hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 49,9 tỷ đồng. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, ưu tiên bố trí vốn cho tỉnh Đắk Lắk để thực hiện hỗ trợ các HTX theo quy định.

- Giới thiệu, tạo điều kiện để tỉnh tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức, trong và ngoài nước trong phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt là các khoản hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển HTX.

- Sớm triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về HTX, hướng dẫn việc chuyển đổi dữ liệu HTX để phục vụ công tác thông tin, quản lý thông tin về HTX và đăng ký HTX qua mạng điện tử theo Điều 24 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn đăng ký HTX và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của HTX, làm cơ sở để các địa phương triển khai áp dụng.

3. Kiến nghị Bộ Tài chính

Sớm tham mưu việc ban hành hướng dẫn chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX theo quy định tại Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật HTX, đặc biệt là nội dung bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay tối đa theo hình thức tín chấp theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

4. Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước đối với HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở các cấp, ngành nông nghiệp (tỉnh, huyện, xã), theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật HTX.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý nhà nước các cấp về HTX để các địa phương căn cứ triển khai thực hiện. Đồng thời sớm xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu thành lập mới HTX cụ thể đến năm 2020 cho các địa phương (theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020).

5. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để khuyến khích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho các HTX đặc biệt là HTX nông nghiệp được vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

PHẦN THỨ HAI

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2019

I. DỰ BÁO NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

1. Thun li

Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khu vực kinh tế tập thể tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Cùng với việc nguồn vốn hỗ trợ phát triển HTX được lồng ghép trong Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện tiêu chí thứ 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, nhiều HTX mới được thành lập, hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực; số THT tiếp tục tăng. Các HTX được củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động, trong đó xuất hiện một số điển hình tiên tiến, hỗ trợ tốt hơn kinh tế hộ thành viên, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động. Liên kết giữa các HTX với nhau và với các tổ chức kinh tế khác bước đầu có sự phát triển. Các tổ chức kinh tế tập thể đã từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Các Sở, ngành, địa phương đã bám sát nhiệm vụ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao để xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện. Nhận thức của đa số cấp ủy đảng và cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể từng bước được nâng lên. Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và Liên minh HTX tỉnh đã có sự phối hợp triển khai tuyên truyền, vận động phát triển tổ hợp tác, HTX. Công tác lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền đối với kinh tế tập thể có sự chuyển biến tích cực hơn.

Cùng với các thành phần kinh tế khác, mô hình HTX kiểu mới đang từng bước thể hiện vị trí, vai trò trong phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động của HTX và các THT đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế nông thôn, thu nhập của thành viên và người lao động ổn định, góp phần thực hiện hiệu quả tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới.

2. Khó khăn

Kinh tế tập thể của tỉnh vẫn còn nhiều yếu kém, chậm được khắc phục, như: quy mô nhỏ, cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật lạc hậu; chưa đẩy mạnh các hình thức liên kết nên tính cạnh tranh chưa cao; phần lớn các HTX thiếu cán bộ có năng lực.

Việc triển khai các chính sách đối với HTX, THT còn nhiều khó khăn do ngân sách hạn hẹp. Công tác tuyên truyền, vận động phát triển kinh tế tập thể còn hạn chế. Hình ảnh của HTX kiểu cũ vẫn còn tác động đến tâm lý xã hội nên chưa động viên, thu hút được nhiều thành phần, nhiều đối tượng tham gia HTX.

Các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp luôn gặp nhiều khó khăn do bị tác động của yếu tố thời tiết, nguy cơ dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi; thị trường đầu ra không ổn định, thiếu định hướng, hỗ trợ.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ

Phát triển kinh tế tập thể là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể sâu rộng trong xã hội; tập trung hướng dẫn các HTX tổ chức lại hoặc chuyển đổi sang hình thức tổ chức khác theo quy định của Luật HTX năm 2012; giải thể các HTX ngừng hoạt động (đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật HTX năm 2012); chứng thực cho các THT theo quy định (Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ); đẩy mạnh công tác vận động, khuyến khích thành lập mới HTX, THT; phát triển, nhân rộng các mô hình tổ hợp tác, HTX điển hình, tiên tiến.

Tập trung khắc phục những yếu kém, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, THT trên địa bàn tỉnh ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề; phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các THT, HTX với nhau và giữa THT, HTX với các thành phần kinh tế khác; liên kết chặt chẽ giữa phát triển sản xuất gắn với thị hường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ HTX.

Tranh thủ nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh và sự hỗ trợ vốn của Trung ương, các nguồn vốn khác trong việc đầu tư hỗ trợ, khuyến khích xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình THT, HTX trên từng lĩnh vực, từng ngành nghề. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của THT, HTX; góp phần tạo việc làm cho người lao động, giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao vai trò qun lý Nhà nước trong công tác đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong nền kinh tế địa phương; phát huy vai trò của Liên minh HTX tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, hội, hiệp hội trong việc vận động, tuyên truyền đoàn viên, hội viên, quần chúng tham gia phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển kinh tế tập thể rộng khắp trên các địa bàn, trên các lĩnh vực khác nhau, với quy mô phù hợp với năng lực quản lý điều hành và nguồn vốn của các đối tượng tham gia HTX, THT, gắn việc phát triển HTX, THT với xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục củng cố nâng cao năng lực hiệu quả kinh doanh của các HTX hiện có bảo đảm các nguyên tắc, giá trị HTX và các quy định của pháp luật. Tuyên truyền và phát triển các loại hình HTX trên các địa bàn, trong đó chú trọng và phát triển mô hình HTX kiểu mới, HTX trong nông nghiệp, HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống.

- Đối với các HTX nông nghiệp: Phát triển dịch vụ HTX chuyển dần từ dịch vụ đầu vào là chủ yếu sang xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, thành lập chui liên kết sản phẩm.

- Củng cố các HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô, trở thành những đơn vị mạnh, làm hạt nhân cho phong trào phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

- Phát triển các HTX thương mại dịch vụ kinh doanh theo mô hình văn minh hiện đại, từng bước thay đổi phương thức hoạt động của HTX truyền thống sang mô hình HTX tổng hợp, tập trung đa ngành nghề, phát triển các dịch vụ mới gắn với phát triển kinh tế thị trường, phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Vận động thành lập mới các HTX ở những nơi có thể mạnh về nguồn nhân lực và nguyên liệu tại chỗ, chú ý các lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu...

2. Một số mục tiêu cụ thể

- Thành lập mới 65 HTX, 01 Liên hiệp HTX trở lên. Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có khoảng 500 HTX, 04 liên hiệp HTX;

- Kinh tế tập thể (HTX, THT) thu hút hơn 60.000 thành viên tham gia, tổng số lao động thường xuyên trong HTX khoảng 11.000 thành viên, trong đó lao động thường xuyên mới là 2.500 thành viên.

- Doanh thu bình quân/HTX: 1.300 triệu đồng;

- Thu nhập bình quân của thành viên HTX: 30 hiệu đồng/người/năm;

- Nâng tỷ lệ HTX hoạt động khá giỏi lên trên 50%, giảm số HTX yếu kém xuống dưới 10%, số HTX làm ăn ổn định và có lãi từ 85 - 90%; thu nhập của xã viên tăng 15%/năm;

- Phấn đấu đóng góp của kinh tế tập thể năm 2019 vào GDP của tỉnh bình quân từ 13% trở lên (kể cả đóng góp của kinh tế hộ thành viên);

- Xây dựng ít nhất 05 mô hình HTX điển hình tiên tiến, mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố và ngành;

- 80% trở lên cán bộ quản lý của HTX được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý điều hành HTX;

- n định và tổ chức hoạt động hiệu quả hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế tập thể từ tỉnh đến cơ sở.

IV. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2019

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể

- Liên minh HTX tỉnh phối hợp với các Sở, ngành, UBND các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo nhận thức đầy đủ sâu rộng hơn về phát triển HTX kiểu mới; đặc biệt chú trọng hỗ trợ thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình HTX kiểu mới tại các xã điểm sắp về đích trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

- Các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Liên minh HTX tỉnh; các Sở, ngành, UBND các cấp; các tổ chức đoàn thể tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể; trong đó tập trung tuyên truyền làm rõ vai trò, vị thế, hình ảnh và những đóng góp của thành phần kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; làm cho mọi người thấy được bản chất, giá trị của thành phần kinh tế tập thể trong cộng đồng, xã hội; giúp cho cán bộ, thành viên, người lao động trong HTX nắm bắt được chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với thành phần kinh tế tập thể; tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa IX) về kinh tế tập thể, Luật HTX năm 2012 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

2. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX theo Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

- Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đối với HTX, THT, bao gồm: Tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; tham quan, khảo sát thực tế; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX; tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; thành lập mới HTX, đăng ký lại HTX; xây dựng mô hình HTX điển hình tiên tiến.

- Thực hiện chính sách ưu đãi đối với HTX: Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế; ưu đãi về lệ phí đăng ký HTX theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

- Đối với HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi nêu trên cần có hỗ trợ, ưu đãi sau: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động theo quy định của pháp luật về đất đai; ưu đãi về tín dụng, vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; đăng ký xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa tập thể cho một số sản phẩm của HTX; hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành HTX (trong công tác kế toán của HTX, thiết lập trang thông tin điện tử cho HTX...)

3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể:

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

+ Củng cố, đổi mới, chuyển đổi các HTX còn chưa thực hiện chuyển đổi theo quy định của Luật HTX năm 2012, đồng thời gắn với các mô hình HTX kiểu mới, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đối với một số HTX đã thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 hoạt động còn hình thức, cần hướng dẫn, tư vấn HTX sửa đổi điều lệ, góp vốn, quy định tỷ lệ cung ứng sản phẩm, dịch vụ, việc làm,... đảm bảo theo quy định của Luật HTX năm 2012.

+ Triển khai thực hiện quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các vùng sản xuất chuyên canh; phát triển các làng nghề truyền thống nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển HTX và tổ hợp tác. Gắn kết đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX với chương trình xây dựng nông thôn mới, các chương trình khuyến công, khuyến nông...

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành đơn vị có liên quan cân đối, bố trí ngân sách đạt mức Nghị quyết HĐND tỉnh đã ban hành để thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với HTX, THT, đặc biệt là các HTX nông nghiệp, HTX vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành đơn vị có liên quan đẩy nhanh việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX làm trụ sở, nhà kho, cơ sở dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất cho các HTX.

- Sở Công thương chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm của HTX. Tạo điều kiện cho các HTX tham gia các chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất, lồng ghép vào kế hoạch khuyến công, hỗ trợ sản xuất sạch hơn, giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Sở Nội vụ tiếp tục tham mưu, đôn đốc các cấp, ngành thực hiện việc củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể theo tinh thần Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg, ngày 03/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX về kinh tế tập thể và Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020; Quyết định số 807/QĐ-UBND ngày 20/4/2018 của UBND tỉnh về kế hoạch đổi mới phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018 - 2020; Quyết định số 2545/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020;

- Liên Minh HTX chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thí điểm phát triển HTX nông nghiệp toàn diện giai đoạn 2018 - 2020 do tổ chức Agrriterra tài trợ.

- Các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi để các HTX tiếp cận các nguồn vốn, đẩy mạnh cho vay vốn đối với các HTX có đủ điều kiện vay vốn, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nâng mức vốn vay trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật; đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để phát triển vùng nguyên liệu, thu mua, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động dịch vụ của HTX.

- Các HTX vận động thu hút kết nạp thêm thành viên, tăng vốn góp của thành viên vào HTX; tạo điều kiện, khuyến khích việc góp vốn, hợp nhất, sáp nhập HTX nhằm tăng tiềm lực tài chính, quy mô hoạt động để tăng cường sức cạnh tranh của HTX trên thị trường.

4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

- Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong công tác phát triển kinh tế tập thể; nâng cao trách nhiệm của các Sở, ban, ngành trong triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể.

- Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và cơ sở.

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp của các các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện và cấp xã trong phát triển và quản lý kinh tế tập thể.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, hỗ trợ, tư vấn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về kinh tế tập thể.

- Cân đối, bố trí ngân sách thỏa đáng để thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với HTX, THT.

- Phát huy vai trò của các thành viên Ban chỉ đạo Phát triển kinh tế HTX và các ủy viên Ban chấp hành Liên minh HTX tỉnh; chủ động và tích cực phối hợp giữa các ngành, địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể.

5. Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể:

- Liên minh HTX tỉnh thực hiện được chức năng phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tham mưu về phát triển kinh tế tập thể; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể tuyên truyền các quan điểm, chủ trương, đường lối, định hướng của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể; thực hiện các hoạt động tư vấn hỗ trợ, tổ chức đào tạo, tập huấn về kinh tế tập thể cho cán bộ xã, phường, thị trấn, cán bộ thôn, buôn, cán bộ quản lý HTX, THT; tham gia củng cố HTX yếu kém, xây dựng các mô hình HTX điển hình tiên tiến...

- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của mặt trận triển khai Nghị quyết liên tịch về công tác tuyên truyền, vận động phát triển HTX, THT nhằm thu hút nhiều hội viên đã tự nguyện tham gia thành lập HTX, THT để tổ chức sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình và tham gia các hoạt động xã hội. Thông qua các HTX, các hội viên đã vận động nhân dân tham gia xây dựng các quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, kết nghĩa với buôn đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tỉnh đoàn Đắk Lắk tiếp tục quan tâm công tác đào tạo các khóa tập huấn về KTTT để các cán bộ đoàn tiếp cận triển khai cho đoàn viên thanh niên thực hiện; chỉ đạo thực hiện việc xây dựng và nhân rộng mô hình tiên tiến của thanh niên thực hiện; chỉ đạo thực hiện việc xây dựng và nhân rộng mô hình tiên tiến của thanh niên làm kinh tế HTX, THT, để các đoàn viên, thanh niên học tập triển khai KTTT; triển khai Chương trình phát triển KTTT trong đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2016 - 2020; tiếp tục triển khai các chương trình phối hợp về phát triển KTTT với các đơn vị đã ký kết.

- Liên minh HTX tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển hợp tác quốc tế về kinh tế tập thể, chủ động tìm kiếm các đối tác, các tổ chức tài trợ nước ngoài để hỗ trợ HTX trong quá trình đổi mới, củng cố phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời xây dựng và ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2019 trong đó xác định rõ mục tiêu, giải pháp phát triển HTX, THT, nâng cao chất lượng hoạt động của HTX, củng cố HTX và đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch; khẩn trương xử lý các HTX tồn tại hình thức, ngừng hoạt động không còn khả năng củng cố.

2. Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ; Liên minh HTX tỉnh và các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế tập thể trong thời gian tới, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Đồng thời, nghiên cứu lồng ghép, triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương và địa phương đối với kinh tế tập thể, để phát triển kinh tế tập thể một cách bền vững.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Liên minh HTX tỉnh và các Sở, ngành liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với HTX; tiếp tục giúp UBND cấp huyện, thành phố, thị xã có giải pháp củng cố HTX yếu kém, xử lý tồn tại hình thức, ngừng hoạt động trong thời gian dài không còn khả năng củng cố.

4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX tỉnh và các Sở, ngành có liên quan tham mưu cân đối vốn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, trong đó ưu tiên nguồn vốn để bố trí cho Quỹ Hỗ trợ HTX tỉnh theo theo Kế hoạch đề ra.

5. Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế HTX tỉnh có trách nhiệm giúp UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, nghị quyết của HĐND tỉnh, theo quy chế hoạt động ban hành kèm theo Quyết định số 1283/QĐ-UBND ngày 05/7/2013 của UBND tỉnh.

6. Liên minh HTX tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến kinh tế tập thể; theo dõi tình hình hoạt động của các THT, HTX; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tổ chức tham quan khảo sát thực tế (nếu có) cho cán bộ HTX, tổ hợp tác; xây dựng mô hình HTX điển hình tiên tiến, mô hình HTX gắn với chuỗi sản xuất các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh; hỗ trợ thành lập mới HTX; phối hợp hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu, xây dựng cơ sở hạ tầng; tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ đối với THT, HTX. Tiếp tục duy trì và phát triển quy mô của Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh; đảm bảo hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn của Nhà nước.

Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng quý gửi kết quả thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Văn phong Chính phủ; (để báo cáo)
- Bộ KH&
ĐT; (để báo cáo)
- Liên minh HTX Việt Nam; (để báo cáo)
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh; (để báo cáo)
- Ủy ban MTTQVN tỉnh; (để báo cáo)
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ban KTNS-HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Thành viên BC
Đ PTHT HTX tỉnh;
- Đảng ủy khối DN tỉnh; Tỉnh Đoàn Đắk Lắk;
- Các Sở: KH&ĐT, TC, NN&PTNT,
CT, XD, Nội vụ, KH&CN, GTVT, LĐ-TB&XH;
- Liên minh HTX tỉnh; Cục Thuế tỉnh;
- Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Đắk Lắk;
- UBND các huyện, thị xã, Tp;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các phòng thuộc VP UBND tỉnh;
- Lưu VT, KT (Q-60b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Giang Gry Niê Knơng

 

PHỤ LỤC 1

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số 6842/KH-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2017

Năm 2018

Kế hoạch năm 2019

Kế hoạch

Ước TH 6 tháng

Ước thực hiện cả năm

I

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

1

Ttrọng đóng góp vào GDP

%

 

 

 

 

 

2

Tổng số hợp tác xã

HTX

398

360

432

460

500

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số hợp tác xã đang hoạt động

HTX

303

360

335

363

421

 

Số hợp tác xã ngừng hoạt động

HTX

95

 

97

97

 

 

Số hợp tác xã thành lập mới

HTX

65

40

37

65

65

 

Số hợp tác xã giải thể

HTX

35

50

4

14

14

3

Tổng số thành viên hợp tác xã

Người

60,000

59,000

59,000

60,000

60,000

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên mới

Thành viên

 

 

 

 

 

 

Số thành viên ra khỏi hợp tác xã

Thành viên

 

 

 

 

 

4

Tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã

Thành viên

9,500

10,000

10,000

10,000

11,000

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số lao động thường xuyên mới

Người

2,000

2,000

1,000

2,500

2,500

 

Số lao động là thành viên hợp tác xã

Người

8,500

8,500

8,500

8,500

8,500

5

Doanh thu bình quân một hợp tác xã

Tr đồng/năm

1,200

1,200

600

1,200

1,300

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Doanh thu của HTX với thành viên

Tr đồng/năm

 

 

 

 

 

6

Lãi bình quân một hợp tác xã

Tr đồng/năm

 

 

 

 

 

7

Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã

Tr đồng/năm

 

 

 

 

 

8

Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã

Người

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp

Người

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đi hc trở lên

Người

 

 

 

 

 

II

Liên hiệp hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số liên hiệp hợp tác xã

LH HTX

3

4

3

4

4

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số liên hiệp HTX thành lập mới

LH HTX

1

1

-

1

 

 

Số liên hiệp HTX giải thể

LH HTX

-

-

-

-

0

2

Tổng số hợp tác xã thành viên

HTX

12

16

12

16

20

3

Tổng số lao động trong liên hiệp HTX

Người

 

 

 

 

 

4

Doanh thu bình quân của một liên hiệp HTX

Tr đồng/năm

 

 

 

 

 

5

Lãi bình quân của một liên hiệp HTX

Tr đồng/năm

 

 

 

 

 

III

Thợp tác

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số tổ hợp tác

THT

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số tổ hợp tác thành lập mới

THT

 

 

 

 

 

 

Số THT có đăng ký hoạt động với chính quyn xã/phường/thị trấn

THT

 

 

 

 

 

2

Tổng số thành viên thợp tác

Thành viên

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên mới thu hút

Thành viên

 

 

 

 

 

3

Doanh thu bình quân một tổ hợp tác

Tr đồng/năm

 

 

 

 

 

4

Lãi bình quân một tổ hợp tác

Tr đồng/năm

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ NĂM 2018 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2019 (SỐ LIỆU TÍNH ĐẾN NGÀY 30/6/2018)
(Kèm theo Kế hoạch số 6842/KH-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh)

STT

Ch tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2017

Năm 2018

Kế hoạch năm 2019

Kế hoạch

Ước TH 6 tháng

Ước thực hiện cả năm

1

HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hợp tác xã

HTX

398

360

432

460

500

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

Hợp tác xã nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

HTX

206

 

235

 

 

 

Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

HTX

57

 

59

 

 

 

Hợp tác xã xây dựng

HTX

30

 

30

 

 

 

Hợp tác xã tín dụng

HTX

12

 

12

 

 

 

Hợp tác xã thương mại

HTX

56

 

53

 

 

 

Hợp tác xã vận tải

HTX

37

 

43

 

 

 

Hợp tác xã khác

HTX

 

 

-

 

 

2

LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số LH hợp tác xã

LHHTX

3

4

3

4

4

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

LHHTX

3

4

3

4

4

 

LH hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

LHHTX

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã xây dựng

LHHTX

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã tín dụng

LHHTX

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã thương mại

LHHTX

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã vận ti

LHHTX

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã khác

LHHTX

 

 

 

 

 

3

THỢP TÁC

 

 

 

 

 

 

 

Tổng s thợp tác

THT

5,000

5,000

5,100

5,100

5,100

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

Thợp tác nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

THT

 

 

 

 

 

 

Thợp tác công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác xây dựng

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác tín dụng

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác thương mại

THT

 

 

 

 

 

 

Thợp tác vận tải

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác khác

THT

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2019, GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 6842/KH-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh)

STT

Ch tiêu

Đơn vị tính

Ước thực hiện năm 2018

Kế hoạch 2019

Kế hoạch 2019-2020

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

CTMTQG XD Nông thôn mới

Nguồn vốn khác

CTMTQG XD Nông thôn mới

Nguồn vốn khác

CTMTQG XD Nông thôn mới

Nguồn vốn khác

(1)

(2)

(3)

(4) = (5) + (6)

(5)

(6)

(7) = (8) + (9)

(8)

(9)

(10) = (11) + (12)

(11)

(12)

I

HTRỢ CHUNG ĐI VI CÁC HTX

Tr đồng

2,395

1,430

965

6,630

4,430

2,200

8,900

4,500

4,400

1

Hỗ trợ đào tạo, bi dưỡng nguồn nhân lực HTX

 

1,100

1,100

-

1,630

1,630

-

2,500

2,500

-

 

- Số người được cử đi đào tạo

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số người được tham gia bồi dưỡng cho HTX

Người

470

 

 

750

 

 

1,500

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

1,100

1,100

-

1,630

1,630

-

2,500

2,500

-

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

Tr đồng

1,100

1,100

 

1,630

1,630

 

2,500

2,500

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thí điểm số cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

180

180

-

360

360

-

900

900

-

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

Tr đồng

180

180

 

360

360

 

900

900

 

 

Ngân sách địa phương

Trđồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Tr đồng

135

-

135

500

-

500

1,000

-

1,000

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

30

 

30

40

 

40

80

 

80

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

135

 

135

500

 

500

1,000

 

1,000

 

Trong đó

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

135

 

135

500

 

500

1,000

 

1,000

3

Hỗ trvề ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới

Tr đồng

870

330

540

4,500

2,800

1,700

5,400

2,000

3,400

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

7

 

 

7

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

870

330

540

4,500

2,800

1,700

5,400

2,000

3,400

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

Tr đồng

330

330

 

1,400

1,400

 

2.000

2,000

 

 

Ngân sách đa phương

Tr đồng

540

 

540

3,100

1,400

1,700

3,400

 

3,400

4

Hỗ trợ về tiếp cận vốn và quỹ h trphát triển hp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

10

 

10

10

 

10

20

 

20

 

Tng số vốn được vay

Tr đồng

2,000

 

2,000

1,000

 

2,000

4,000

 

4,000

5

Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được htrợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Hỗ trợ thành lập mi

Tr đồng

290

-

290

-

-

-

-

-

-

 

- Shợp tác xã được hỗ trợ

HTX

30

 

30

60

 

60

120

 

120

 

Tng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

290

 

290

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách đa phương

Tr đồng

290

 

290

600

 

600

 

 

 

II

HTRỢ RIÊNG ĐỐI VỚI HTX NÔNG, LÂM, NGƯ, DIÊM NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Shợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí htrợ

Tr đồng

-

-

-

-

-

-

 

 

-

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ giao đất, cho thuê đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ giao đất

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích đất được giao

m2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ cho thuê đất

HTX

2

 

 

4

 

 

6

 

 

 

Tổng diện tích đất được cho thuê

m2

4,000

 

 

8,000

 

 

12,000

 

 

3

Ưu đãi về tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số vốn được vay ưu đãi

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí được hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Hỗ trợ về chế biến sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí được hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng