Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 599/KH-UBND

Nghệ An, ngày 01 tháng 10 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”; Quyết định 439/QĐ-UBDT ngày 13/8/2015 của Ủy ban Dân tộc, về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 (giai đoạn I); Công văn số 834/UBDT-DTTS ngày 13/8/2015 của Ủy ban Dân tộc, về Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 498/QĐ-TTg .

- Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng dân tộc thiểu số trong thực hiện các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình. Tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số.

2. Yêu cầu:

- Các hoạt động phải cụ thể, khả thi, bám sát các nội dung, nhiệm vụ của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương.

- Tăng cường quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình.

- Các Sở, Ban, ngành và các địa phương phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công, góp phần hoàn thành Kế hoạch.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi:

Các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2. Đối tượng:

- Thanh niên, vị thành niên (nam/nữ) là người dân tộc thiểu số chưa kết hôn/tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

- Phụ huynh học sinh/cha mẹ của nam nữ thanh niên trong độ tuổi vị thành niên;

- Cán bộ cơ sở tham gia tuyên truyền, ngăn ngừa tảo hôn và kết hôn cận huyết thống ở vùng dân tộc thiểu số;

- Già làng, Trưởng họ tộc, Trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số;

- Các tổ chức, cá nhân liên quan tham gia thực hiện Đề án.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2015 đến năm 2020

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và đánh giá số liệu liên quan về thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn:

a) Các hoạt động chủ yếu:

- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, số liệu liên quan về thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

- Đánh giá về nhận thức, hiểu biết và nhu cầu thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với các quy định của pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình;

- Xác định phương thức truyền thông, các hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với điều kiện thực tế.

b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: Quý I năm 2016.

2. Xây dựng, triển khai mô hình điểm đối với địa bàn vùng dân tộc thiểu số có nguy cơ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao

- Xây dựng 08 mô hình điểm/08 xã thuộc 04 huyện

- Trưởng Ban Dân tộc tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban quản lý mô hình giai đoạn 2016-2018. Thời gian thực hiện quý II năm 2016.

- Tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn xã và triển khai hoạt động mô hình. Thời gian tổ chức vào quý I hàng năm, riêng năm 2016 tổ chức vào quý II (tổ chức 01 hội nghị /01 xã/năm).

3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân và tảo hôn, hôn nhân cậu huyết thống:

a) Các hoạt động chủ yếu:

- Hướng dẫn, triển khai các hoạt động phù hợp với các yếu tố về văn hóa, giới tính, lứa tuổi và dân tộc để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu và ngăn ngừa, hạn chế tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: mở các chuyên trang, chuyên mục trên báo Nghệ An, Bản tin Dân tộc, trang thông tin điện tử tỉnh, huyện và cơ quan làm công tác Dân tộc, đài phát thanh truyền hình, qua hệ thống thông tin, truyền thanh tuyến xã;

- Tuyên truyền, vận động thông qua hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật; qua các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí tại cộng đồng và lưu động tại thôn, bản;

- Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng đồng, các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể, hoạt động ngoại khóa trong trường học, các câu lạc bộ, các tổ, nhóm;

- Đề cao và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, già làng, trưởng bản, trưởng tộc họ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thực hiện tuyên truyền, vận động đồng bào xóa bỏ những hủ tục lạc hậu và phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và địa phương hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.

4. Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và ngăn ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống:

a) Các tài liệu, sản phẩm tuyên truyền chủ yếu:

- Tài liệu hệ thống hóa các văn bản pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình;

- Tài liệu hướng dẫn, tìm hiểu pháp luật về hôn nhân và gia đình; về tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

- Tài liệu giới thiệu về những phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc trong hôn nhân và những hủ tục lạc hậu trong hôn nhân cần vận động xóa bỏ;

- Tài liệu hỏi - đáp pháp luật về hôn nhân, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

- Những nội dung cần biết về pháp luật hôn nhân và gia đình; về tảo hôn, kết hôn cận huyết thống;

- Sổ tay tuyên truyền các loại (Sổ tay tuyên truyền viên thôn, bản; sổ tay lồng ghép tuyên truyền ngăn ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và chăm sóc sức khỏe sinh sản;...);

- Tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu,... tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình;

- Xây dựng chương trình tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan trên hệ thống đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí...

b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và địa phương triển khai tổ chức biên soạn.

c) Thời gian thực hiện: Từ năm 2016-2020.

5. Nhân rộng triển khai mô hình tại một số xã trên địa bàn tỉnh

a) Căn cứ vào kết quả đánh giá tổng kết sau 03 năm triển khai thực hiện 08 mô hình điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An để xây dựng một trong các nội dung sau:

- Tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào để xóa bỏ những hủ tục lạc hậu và ngăn ngừa, hạn chế tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo Nghệ An, đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, trên đài phát thanh và truyền hình cấp huyện, qua hệ thống thông tin truyền thanh tuyến xã.

- Tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề để cung cấp thông tin về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

- Xây dựng pa nô, áp phích, tờ rơi về tuyên truyền pháp luật về hôn nhân, gia đình.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn và các sản phẩm truyền thông, tài liệu pháp luật có liên quan về hôn nhân và gia đình.

- Tổ chức tập huấn để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên và thanh niên, sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

- Tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn.

- Các hoạt động khác.

b) Thời gian thực hiện: Năm 2019 - 2020.

6. Kiểm tra, đánh giá, tổng kết thực hiện kế hoạch

a) Các hoạt động chủ yếu:

- Tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm về luật hôn nhân và gia đình. Mỗi năm tổ chức ít nhất 08 đợt kiểm tra tại cơ sở.

- Điều tra, thu thập thông tin để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. (Thời gian thực hiện quý III năm 2020).

- Tổ chức Hội nghị tổng kết để đánh giá rút kinh nghiệm và khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. (Thời gian tổng kết quý IV năm 2020).

b) Thời gian thực hiện: Năm 2019 - 2020.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Nguồn kinh phí

Kinh phí để thực hiện các hoạt động của kế hoạch do ngân sách Trung ương hỗ trợ.

2. Nhu cầu kinh phí

Tổng nhu cầu: 4.051 triệu đồng. Trong đó, phân kỳ theo các năm:

- Năm 2016: 582 triệu đồng.

- Năm 2017: 616 triệu đồng.

- Năm 2018: 796 triệu đồng.

- Năm 2019: 957 triệu đồng.

- Năm 2020: 1.100 triệu đồng.

(Có biểu tổng hợp nhu cầu kinh phí kèm theo)

V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

1. Ban Dân tộc tỉnh

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả.

- Hàng năm, trên cơ sở kinh phí được phân bổ và các nội dung hoạt động của kế hoạch được phê duyệt, Ban Dân tộc tỉnh chủ trì xây dựng dự toán chi tiết triển khai thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

2. Sở Y tế: Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh xây dựng các nội dung hoạt động của kế hoạch trên cơ sở kế thừa các hoạt động của “Mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống góp phần nâng cao chất lượng dân số giai đoạn 2011-2015” tránh chồng chéo và đảm bảo hiệu quả.

3. Các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp nguồn kinh phí hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước báo cáo UBND tỉnh trình Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc.

4. Sở Tư pháp: Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành liên quan trong việc tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý và phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

5. Sở Thông tin và truyền thông; Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; Báo Nghệ An: Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức tuyên truyền về luật Hôn nhân và gia đình, hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống...trên đài truyền thanh, truyền hình, báo.

6. Ủy ban nhân dân các huyện: Trong phạm vi và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh triển khai thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh có liên quan và UBND các huyện chủ động tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này; chủ động tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, định kỳ xây dựng báo cáo năm gửi về Ban Dân tộc tỉnh (trước ngày 25/11 hằng năm) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Giao Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này với Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân tộc.

Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện có liên quan căn cứ Kế hoạch này triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;
- TT Tỉnh ủy, TTHĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT Hoàng Viết Đường;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện miền núi;
- CVP, PVP (NC) UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TM.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Viết Đường

 


BIỂU DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

(Kèm theo Kế hoạch số 599/KH-UBND ngày 01/10/2015 của UBND tỉnh Nghệ An)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Nội dung thực hiện

Diễn giải

Tổng

Phân kỳ theo các năm

2016

2017

2018

2019

2020

 

TỔNG CỘNG

2400

4.050

582

616

796

#######

1.100

1

Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, số liệu liên quan về thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

8 xã x 02 người/xã x 02 ngày/xã

8

8

 

 

 

 

2

Xây dựng, triển khai 8 mô hình điểm đối với địa bàn vùng dân tộc thiểu số có nguy cơ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao

 

1.886

574

616

696

 

 

 

Hội nghị đánh giá thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn xã triển khai hoạt động mô hình

15 triệu đồng/01 hội nghị x 8 (xã, trường) thực hiện mô hình (tổ chức tại xã)/năm

360

120

120

120

 

 

 

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

8 bài x 100 nghìn đồng + 12 bài x 200 nghìn đồng +24 bài x 200 nghìn đồng

24,0

8

8

8

 

 

 

Tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề để cung cấp thông tin về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

05 triệu đồng/cuộc x 04 cuộc x 8 mô hình (tổ chức tại bản, trường)/năm

480

160

160

160

 

 

 

Xây dựng pa nô, áp phích và tờ rơi, tờ gấp

Năm 2016: 8 pa nô x 20 triệu đồng/cái + 8 áp phích x 500 nghìn đồng/cái + 800 tờ rơi x 2 nghìn đồng/cái.

Năm 2017 và 2018: 16 pa nô x 20 triệu đồng/cái +16 áp phích x 500 nghìn đồng/cái + 2.000 tờ rơi x 2 nghìn đồng/cái.

502

166

168

168

 

 

 

Đưa các quy định của Luật hôn nhân và gia đình vào quy ước, hương ước của bản

Hỗ trợ 5 triệu đồng/mô hình x 8 mô hình

40

 

40

 

 

 

 

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn

15 triệu đồng/lớp x 8 lớp (tổ chức tại xã)/năm

360

120

120

120

 

 

 

Hội nghị đánh giá tổng kế sau 3 năm thực hiện mô hình

15 triệu đồng/hội nghị x 8 hội nghị (tổ chức tại xã, trường)

120

 

 

120

 

 

3

Nhân rộng triển khai mô hình tại một số xã trên địa bàn tỉnh

 

1.933

 

 

100

873

961

 

Tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ xã và người dân

15 triệu đồng/lớp x 12 lớp/6 xã (tổ chức tại xã)/năm

360

 

 

 

180

180

 

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

12 bài x 100 nghìn đồng + 24 bài x 200 nghìn đồng + 36 bài x 200 nghìn đồng + 20 xã x 48 bài x 50 nghìn đồng

110

 

 

 

61

49

 

Tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề để cung cấp thông tin về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

05 triệu đồng/cuộc x 04 cuộc x 12 xã (tổ chức tại bản)/năm

480

 

 

 

240

240

 

Xây dựng pa nô, áp phích và tờ rơi, tờ gấp

10 pa nô x 20 triệu đồng/cái + 15 áp phích x 500 nghìn đồng/cái + 2.000 tờ rơi x 2 nghìn đồng/cái/năm

423

 

 

 

212

212

 

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn

15 triệu đồng/lớp x 12 lớp/ 12 xã (tổ chức tại xã)

360

 

 

 

180

180

 

Tổ chức tham quan trong hoặc ngoài tỉnh để trao đổi học hỏi kinh nghiệm

100 triệu đồng x 01 chuyến/năm

200

 

 

100

 

100

4

Kiểm tra, đánh giá, tổng kết thực hiện kế hoạch

 

223

 

 

 

84

139

 

Tổ chức kiểm tra

07 triệu đồng/cuộc x 12 cuộc (kiểm tra các xã)

168

 

 

 

84

84

 

Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn I về thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

10 xã x 02 người/xã x 02 ngày/xã.

10

 

 

 

 

10

 

Tổ chức tổng kết tại tỉnh để đánh giá rút kinh nghiệm và khen thưởng

45 triệu đồng/hội nghị x 01 hội nghị (tổ chức tại tỉnh)

45

 

 

 

 

45

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 599/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An

  • Số hiệu: 599/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 01/10/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Hoàng Viết Đường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/10/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản