Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5986/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 14 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2023 - 2025 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH QUẢNG NAM

Thực hiện Công văn số 3557/BTNMT-KHTC ngày 23/6/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023 - 2025 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND tỉnh Quảng Nam xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm giai đoạn 2023-2025 của tỉnh với các nội dung cụ thể như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2021 VÀ NĂM 2022

1. Đánh giá công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường (BVMT) ở địa phương năm 2021 và năm 2022

1.1. Việc thi hành và tuân thủ pháp luật về BVMT

Trong năm 2021, Tỉnh ủy Quảng Nam đã tổ chức tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Qua đó, đánh giá tổng quát về kết quả đã đạt được (tập trung đánh giá về các chỉ tiêu môi trường, các nhiệm vụ, giải pháp về BVMT trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ, nông thôn, đô thị, làng nghề, bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp, công tác phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác quản lý, BVMT, công tác xây dựng chính sách, pháp luật và chỉ đạo điều hành...được đề ra tại Nghị quyết số 09); những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm trong 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết và đã ban hành Kết luận số 73-KL/TU ngày 20/7/2021 tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư, khóa XXII về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2706/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 73-KL/TU ngày 20/7/2021 của Tỉnh ủy.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TU ngày 29/10/2019 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào Chống rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 03/5/2019 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào Chống rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 21/4/2020 của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đầu tư khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2020-2030; Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 19/6/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030…

- Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022), Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ1, Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ2; UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 1452/QĐ-UBND ngày 30/5/2022 về kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường, trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 21/4/2022 quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường trên địa bàn tỉnh; đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành trên địa bàn tỉnh về các lĩnh vực bảo vệ môi trường, đất đai, khoáng sản, nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn để tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, thay thế hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường; chỉ đạo xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: trong năm 2021, trong điều kiện ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng các ngày lễ môi trường trong năm (Ngày Đa dạng sinh, Ngày Môi trường thế giới 05/6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn) thực hiện chủ yếu thông qua hình thức treo băng rôn, pa nô, apphich tuyên truyền về chủ đề môi trường trên các tuyến đường, các khu dân cư để vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa và tự giác BVMT. Trong năm 2022, hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (05/6) và Năm Quốc gia về Đa dạng sinh học, UBND tỉnh đã tổ chức hoạt động Mít tinh hưởng ứng và phát động Tháng hành động vì môi trường năm 2022 tại Vườn quốc gia Sông Thanh.

Tiếp tục triển khai chương trình liên tịch giữa Ngành tài nguyên và môi trường với các ngành, tổ chức chính trị - xã hội; lồng ghép tuyên truyền về trách nhiệm BVMT với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp và các hội, đoàn thể đã tổ chức phát động, thực hiện và nhân rộng nhiều mô hình, phong trào, cuộc vận động về BVMT3, nhiều cơ sở tôn giáo triển khai và đưa nội dung về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình hoạt động hằng năm của tổ chức tôn giáo.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường 2020, các văn bản dưới Luật thông qua hình thức trực tuyến và trực tiếp cho Sở, Ban, ngành liên quan thuộc tỉnh, các đơn vị quản lý hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố, các Hội viên phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, người cao tuổi,...; cán bộ cấp xã, phường, thị trấn. Phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn cho báo cáo viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên, hòa giải viên pháp luật trên địa bàn tỉnh Ngoài ra, thực hiện đăng tải tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường trên website của Sở Tài nguyên và Môi trường, các phương tiện truyền thông như Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh truyền hình Quảng Nam. Tuyên truyền công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về BVMT trên Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Quảng Nam, Chuyên mục Truyền hình An ninh Quảng Nam.

- Chỉ đạo các đơn vị, địa phương về tăng cường công tác phối hợp, xây dựng quy chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa, ứng phó giải quyết các vấn đề môi trường, sự cố về môi trường phát sinh trên địa bàn.

1.2. Đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 254/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ

Công tác quản lý, BVMT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp ủy đảng, chính quyền ở tỉnh và các địa phương đã vào cuộc đồng bộ, huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư trong việc theo dõi, giám sát và tố giác tội phạm về môi trường. Toàn tỉnh, đã có nhiều chương trình, kế hoạch, với nhiều chính sách, cơ chế khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực BVMT, thực hiện nhiều biện pháp, trong đó chú trọng việc xử lý chất thải, không để phát sinh mới cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường các khu công nghiệp, khu vực nông thôn, khu dân cư được cải thiện. Những thành tựu, kết quả về BVMT đã tích cực góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số nhiệm vụ trọng tâm đề ra tại Chỉ thị số 25/CT-TTg được tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

a) Các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được ban hành, chỉ đạo kiên quyết không thu hút đầu tư các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, loại hình sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường. UBNB tỉnh đã quy định cụ thể về nội dung đánh giá sơ bộ tác động về môi trường đối với các dự án, loại hình tiềm ẩn nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường (theo danh mục Phụ lục III Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) trước khi xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư vào quy trình, thủ tục khi thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

b) Công tác phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường được chú trọng tăng cường. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về BVMT của các cơ sở trên địa bàn tỉnh được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường cấp tỉnh, cấp huyện và Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh. Trong năm 2021 đến 06 tháng đầu năm 2022, đã tổ chức kiểm tra các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành để vận hành thử nghiệm của các công đoạn/giai đoạn/dự án (30 đơn vị), kiểm tra công tác kết nối dữ liệu quan trắc tự động, liên tục đối với các trạm quan trắc nước thải của các cơ sở, 42 cơ sở chăn nuôi, 30 khu vực khai thác khoáng sản thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ sau kết thúc khai thác và xin gia hạn khai thác; kiểm tra nghiệm thu công tác xử lý rác thải tại các khu xử lý tập trung, kiểm tra thẩm định các phương án tổ chức khu cách ly tại chỗ khi có dịch bệnh Covid-19 tại các nhà máy sản xuất trên địa bàn tỉnh. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường, công tác khắc phục các tồn tại, kiểm tra xác minh theo đơn kiến nghị đối với 30 tổ chức, đơn vị và ban hành 01 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về môi trường với số tiền 35 triệu đồng. Chủ tịch UBND tỉnh, Công an tỉnh đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 41 vụ vi phạm trên lĩnh vực môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm với số tiền 2.209 triệu đồng.

- Công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 07/07 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc danh mục phê duyệt theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thành việc xây dựng công trình xử lý chất thải; trong đó, 06/07 cơ sở có quyết định đưa ra khỏi danh mục. Trong năm 2021 và đến nay, tỉnh Quảng Nam không phát sinh cơ sở mới gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, ven biển:

Đối với Khu công nghiệp (KCN): hiện có 06/075 KCN đi vào hoạt động có hồ sơ môi trường và có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung (đạt tỷ lệ 85,71%) với tổng lưu lượng xả thải trung bình khoảng 12.064m3/ngày đêm (riêng KCN Thuận Yên chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung), 046/07 KCN được cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT (đạt tỷ lệ 57,14%), 067/07 KCN được cấp phép xả nước thải sau xử lý vào môi trường (đạt tỷ lệ 85,71%) và 058/07 KCN đã hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc online kết nối truyền dữ liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường và có hồ sự cố nước thải nên việc xả nước thải ra môi trường tại các KCN đang được kiểm soát chặt chẽ.

Ngoài ra, 079 KCN được quy hoạch thuộc Khu Kinh tế mở Chu Lai; hầu hết các KCN này đang trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, riêng đối với KCN Tam Thăng 2 và KCN Tam Anh - Hàn Quốc đã hoàn thành xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung và lắp đặt thiết bị chờ vận hành thử nghiệm. Tất cả các cơ sở hoạt động tại các KCN có phát sinh nước thải đều được yêu cầu thu gom, xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn tiếp nhận và đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của KCN.

Đối với các cụm công nghiệp (CCN): đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có quyết định thành lập 59 CCN với tổng diện tích 1.678,58ha, trong đó: 53 CCN đã có quy hoạch chi tiết, 51/59 CCN đã đi vào hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân 70,62% (trong đó 31 CCN có tỷ lệ lấp đầy từ 60% trở lên và 28 CCN có tỷ lệ lấp đầy dưới 60%). Ước tính đến ngày 31/12/2021, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo dự án được phê duyệt 3.286,7 tỷ đồng, trong đó đã đầu tư xây dựng thực hiện 902,527 tỷ đồng (nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và Tỉnh 413,161 tỷ đồng giai đoạn 2003-2021 cho 34 CCN). Hiện có 26/51 CCN đang hoạt động có hồ sơ về môi trường (chiếm tỷ lệ 50,98%), 0310 CCN chỉ lập hồ sơ về môi trường cho hạng mục xử lý nước thải (không đánh giá tác động môi trường cho toàn CCN), 0411/51 CCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tỷ lệ 7,84% (hiện có 02 hệ thống xử lý nước thải CCN An Lưu và CCN Trường Xuân đảm bảo điều kiện đi vào hoạt động ổn định), 0412 CCN do diện tích bố trí 1-2 nhà máy hoạt động đã có công trình xử lý nước thải tại cơ sở. Nhìn chung, hạ tầng kỹ thuật các CCN (như hệ thống giao thông, hệ thống xử lý nước thải, vỉa hè, cây xanh,..) chưa được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, chủ yếu do công tác bồi thường, GPMB còn chậm, nguồn kinh phí, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư còn hạn chế.

Đối với làng nghề, làng nghề truyền thống: tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có tổng cộng 30 làng nghề, làng nghề truyền thống13 được UBND tỉnh công nhận. Trong số các làng nghề được công nhận, có 11 làng nghề thuộc nhóm ngành Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (chiếm 36,67 %); 04 làng nghề thuộc nhóm ngành Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (chiếm 13,33 %); 15 làng nghề thuộc nhóm ngành Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ (chiếm 50%). Các nghề, làng nghề được công nhận phân bố không đều giữa các địa phương, phần lớn tập trung ở các huyện đồng bằng và 02 huyện miền núi14. Có 07 địa phương chưa có làng nghề được công nhận15. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các làng nghề, làng nghề truyền thống có phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường; tuy nhiên, hầu hết chưa được các hộ xử lý mà thải trực tiếp môi trường hoặc xử lý bằng hình thức đơn giản như: hầm rút nước thải hoặc tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi, tự đốt, tập trung rác thải tại 01 khu vực trong làng nghề, giao Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Nam thu gom.

Về công tác BVMT lưu vực sông: tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông, trong đó tập trung 3 hệ thống sông chính là sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Tam Kỳ, sông Trương Giang. Triển khai thực hiện dự án “Xây dựng ứng dụng truyền, nhận, quản lý dữ liệu quan trắc, giám sát tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh và xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Nam”.

c) Công tác quan trắc môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo về môi trường

- Tổ chức lập, phê duyệt chương trình quan trắc môi trường tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 (tại Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 12/01/2021 của UBND tỉnh) và thực hiện chương trình quan trắc môi trường tỉnh năm 2021, 2022.

- Triển khai thực hiện dự án "Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý thông tin về môi trường tỉnh". Phê duyệt Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm (2016-2020) tỉnh Quảng Nam tại Quyết định số 2674/QĐ-UBND ngày 20/9/2021.

- Tổ chức xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam năm 2021 “Chất lượng môi trường không khí - Thực trạng và giải pháp” và phê duyệt tại Quyết định số 1795/QĐ-UBND ngày 06/7/2022.

d) Về công tác BVMT đô thị:

- Về công tác cấp nước sạch đô thị: trên địa bàn tỉnh hiện có 15 hệ thống cấp nước đang hoạt động tại các đô thị; trong đó, Công ty Cổ phần Cấp Thoát nước Quảng Nam quản lý, vận hành 0916 hệ thống với tổng công suất 64.500 m3/ng.đêm, Công ty Cổ phần BOO nhà máy nước Phú Ninh quản lý, vận hành 01 hệ thống có tổng công suất 25.000 m3/ng.đêm; UBND các huyện: Đại Lộc, Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nam Trà My quản lý, vận hành 05 hệ thống có tổng công suất 17.200 m3/ng.đêm. 02 hệ thống cấp nước đang đầu tư có công suất 30.000 m3/ng.đêm (Nhà máy nước Điện Nam - Điện Ngọc công suất 15.000 m3/ng.đêm và Nhà máy nước Tam Hiệp cơ sở 2 công suất 15.000 m3/ng.đêm). Ngoài ra, khu vực đô thị các địa phương huyện Tây Giang, Đông Giang, Bắc Trà My, Nông Sơn, Quế Sơn đã được các doanh nghiệp đang nghiên cứu đầu tư. Đến nay, tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch đạt khoảng 82%.

- Về xử lý nước thải tập trung đô thị: trong thời gian qua đã kêu gọi, bố trí kinh phí đầu tư công trình trạm xử lý nước thải tập trung cho 03 thành phố Tam Kỳ17, Hội An18 và khu đô thị Nam thị trấn Ái Nghĩa19 (hiện các công trình đã đi vào vận hành chính thức); phê duyệt quy hoạch các trạm xử lý nước thải tập trung thuộc vùng Đông tỉnh Quảng Nam, ven biển phía Bắc thị xã Điện Bàn, đô thị Chu Lai - Núi Thành và các trạm xử lý nước thải cục bộ để thu gom, xử lý nước thải tại khu đô thị mới, dự án công trình nhà ở tập trung theo quy hoạch phát triển đô thị tại một số huyện/thị xã/thành phố. Hiện nay đang xúc tiến đầu tư xây dựng Hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung vùng Đông - huyện Duy Xuyên và hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải Khu đô thị Tam Hiệp thuộc dự án Cải thiện môi trường, đô thị Chu Lai, Núi Thành.

e) Về công tác BVMT nông thôn: thời gian qua, công tác BVMT nông thôn của tỉnh luôn được chú trọng. Công tác xây dựng cảnh quan, thực hiện vệ sinh môi trường có sự chuyển biến tích cực, với những phong trào như“Sạch làng, đẹp ruộng”, “Thắp sáng làng quê”… đang dần nâng cao ý thức của cư dân nông thôn về giữ gìn môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh toàn tỉnh đạt trên 93%, tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt chuẩn quốc gia đạt trên 60%. Đến cuối năm 2021, có 151/194 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm, đạt tỷ lệ 77,8% (đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016-2020).

1.3. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Quyết định số 1633/QĐ-BTNMT ngày 20/8/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 1058/QĐ-UBND ngày 16/4/2021 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ, tiếp tục thực hiện lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong các Chương trình, Kế hoạch, Đề án của tỉnh như Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 3409/KH-UBND ngày 08/6/2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050… Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu là lĩnh vực tương đối rộng, việc xác định, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực phức tạp, nguồn lực của tỉnh vẫn còn hạn chế; một số nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch đã đề ra nhưng đến nay vẫn chưa có nguồn kinh phí để thực hiện. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Trung ương đã ban hành khá nhiều văn bản triển khai các chủ trương, chính sách làm cơ sở để các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch có liên quan nhưng chưa xây dựng tiêu chí lựa chọn các nhiệm vụ, chương trình phù hợp với Nghị quyết, Quyết định của Trung ương nên địa phương vẫn còn lúng túng trong đề xuất và tham mưu các nhiệm vụ thực hiện và trước diễn biến phức tạp của thiên tai, bão lụt và dịch bệnh Covid 19 trong thời gian qua cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ, dự án.

1.4. Đánh giá các chỉ tiêu môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Trong 17 chỉ tiêu theo Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra có 04 chỉ tiêu về môi trường gồm: tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch, tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom và tỷ lệ che phủ rừng.

Theo kết quả báo cáo đánh giá tình hình kinh tế xã hội năm 2021 cho thấy 02/04 chỉ tiêu môi trường cơ bản đạt so với chỉ tiêu đề ra. Trong đó, chỉ tiêu về tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2021 đạt 95,5%, xấp xỉ đạt kế hoạch đầu năm là 96%; chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng khi xây dựng kế hoạch năm 2021, dựa trên độ che phủ rừng thực tế năm 2020 (đạt 59,45%); tuy nhiên, do tình hình mưa, bão, sạt lỡ đất,… cuối năm 2020 làm thiệt hại rất lớn đến diện tích rừng (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng) nên tỷ lệ che phủ rừng giảm mạnh, độ che phủ chưa phục hồi xuống thấp hơn cả năm 2020, chỉ đạt 59,25%, xấp xỉ đạt mục tiêu kế hoạch năm 2021 là 60,2%. Ngoài ra, tỷ lệ tăng chậm do phải sau 3 năm khôi phục trồng lại rừng, qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới được tính vào độ che phủ (theo kế hoạch năm 2022 đề xuất tỷ lệ che phủ rừng đạt 59,5%).

1.5. Đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ nhằm chỉ đạo giải quyết kịp thời vấn đề nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

Trên địa bàn tỉnh có 0520 đơn vị có hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, trong đó có 03/05 đơn vị (Công ty TNHH Hợp chất kỹ thuật châu Á Thái Bình Dương - nay là Công ty TNHH Lavergne Việt Nam và Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn Miền Trung, Công ty TNHH bao bì Tấn Đạt) còn giấy phép hoạt động theo Giấy chứng nhận/xác nhận được cấp bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường (Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn Miền Trung, Công ty TNHH bao bì Tấn Đạt được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong tháng 01/2022, thời hạn giấy phép là 05 năm). Trong quá trình hoạt động sản xuất, các đơn vị đều tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, không xảy ra sự cố về môi trường liên quan đến phế liệu cũng như vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu tại cơ sở cần phải xử lý.

1.6. Đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa

Tiếp tục thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ kêu gọi toàn xã hội chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa và phát động của Bộ Tài nguyên và Môi trường về phong trào “Chống rác thải nhựa”, Chỉ thị số 48- CT/TU ngày 29/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác triển khai thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là triển khai các quy định mới trong công tác phân loại, tính giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại nguồn theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2022); theo đó UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương tổ chức xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, soạn thảo bộ tài liệu hướng dẫn để UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình/đề án phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 03/5/2019 về Kế hoạch thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân loại, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, hạn chế việc xả thải rác thải nhựa ra môi trường. Đối với các địa phương, việc thực hiện giảm thiểu sử dụng túi ni lông khó phân hủy đạt hiệu quả rõ nét nhất là thành phố Hội An với nhiều hoạt động21 phong phú, đa dạng có sức loan tỏa kêu gọi “Chống rác thải nhựa” trong cộng đồng. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tiếp tục có nhiều hoạt động tích cực để giảm thiểu rác thải nhựa, như: trang bị máy lọc nước, sử dụng ly, cốc, bình thủy tinh, inox, bình nước sử dụng nhiều lần trong các cuộc họp, hội nghị và sinh hoạt tại cơ quan/đơn vị. Các doanh nghiệp trong các KCN không sử dụng hộp cơm xốp, ly nhựa, muỗng nhựa dùng một lần. Một số siêu thị, điểm bán hàng tập trung thì sử dụng túi ni lông đúng kích cỡ, sử dụng túi thân thiện với môi trường, theo dõi số lượng túi ni lông chứa đựng các sản phẩm bán ra,... Nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú đã thay thế túi ni lông bằng túi vải, giấy...

1.7. Đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn

Trong những năm qua, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) và xác định BVMT, quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ về quản lý CTRSH; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện và cụ thể hóa vào trong nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu của các chương trình, đề án về BVMT, quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh. Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả; công tác quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp. Nhiệm vụ quản lý CTRSH trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục từ công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, kiện toàn, mở rộng mạng lưới thu gom, quy hoạch vị trí các khu xử lý CTRSH đến công tác khuyến khích các thành phần kinh tế, huy động các nguồn lực tham gia đầu tư các công trình xử lý CTR trên địa bàn tỉnh. Theo kết quả, tổng lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo vệ môi trường hiện nay đã đạt được mục tiêu trên 95%; riêng tỷ lệ thu gom, xử lý CTRSH tại nông thôn chỉ đạt được 77% (so với kế hoạch đề ra 90%). Đến cuối năm 2021, toàn tỉnh Quảng Nam có 151 xã/194 xã hoàn thành tiêu chí về môi trường (đạt tỷ lệ 77,8%); trong đó 118 xã/194 xã được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (đạt tỷ lệ 60,8%). Công tác quy hoạch, quản lý CTRSH tiếp tục được UBND tỉnh thực hiện và phê duyệt tại Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 19/6/2020 (phê duyệt Đề án quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030); qua đó xác định các nhiệm vụ, biện pháp, dự kiến nguồn lực quản lý CTR và quy hoạch vị trí các khu xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn đến. Toàn tỉnh có 29 vị trí quy hoạch Khu xử lý CTRSH cho 17/18 địa phương (trừ thành phố Tam Kỳ), trong đó có 08 khu xử lý hiện trạng được tiếp tục sử dụng và nâng cấp mở rộng, 21 khu xử lý đầu tư mới. Đối với quy mô cấp tỉnh, UBND tỉnh đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam phục vụ xử lý CTRSH cho các địa phương phía Nam của tỉnh. Đối với cấp huyện: một số địa phương đã xúc tiến tìm kiếm nhà đầu tư dự án như: Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn…

Nguồn lực đầu tư xử lý CTRSH ngày càng tăng, bên cạnh nguồn ngân sách Nhà nước22, tỉnh đã huy động được các nguồn lực xã hội hóa đầu tư các cơ sở xử lý CTRSH23; đặc biệt, thành phố Hội An nhận được nhiều hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài24. Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành được các mức phí vệ sinh, giá thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo quy định của pháp luật về giá làm cơ sở để các địa phương áp dụng; qua đó đã huy động được nguồn lực trong cộng đồng để chi trả một phần cho hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tổ chức quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, bất cập, cụ thể:

- Về tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về CTRSH các cấp của tỉnh chủ yếu là kiêm nhiệm và còn mỏng nên tính chủ động trong việc tham mưu các nhiệm vụ về quản lý CTRSH còn hạn chế, chưa có đột phá trong việc định hướng các nhiệm vụ lâu dài.

- Tỷ lệ hộ dân tham gia nộp phí vệ sinh tại các địa phương trong thời gian qua chưa đạt mục tiêu và không ổn định dẫn đến thiếu hụt kinh phí để chi trả cho các tổ, đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển.

- Chưa khắc phục được tình trạng vứt rác bừa bãi ra môi trường, vẫn còn trường hợp vứt rác ra khe suối, ao hồ; đặc biệt các khu vực xa trục đường giao thông và các khu vực giáp ranh giữa các địa phương.

- Đối với các khu vực miền núi: Công tác thu gom, vận chuyển rác thải rất tốn kém, khó tổ chức xử lý tập trung liên vùng do địa hình phức tạp. Đến nay, vẫn chưa có được phương án tối ưu để xử lý rác thải cho khu vực miền núi: (1) phương pháp chôn lấp đơn giản, dễ vận hành nhưng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường nước từ thượng nguồn và nguồn đất phủ khan hiếm; (2) phương pháp đốt đầu tư tốn kém, chi phí vận hành cao và khó kiểm soát khí thải. Trong khi đó, mức thu phí vệ sinh thấp, số hộ tham gia nộp phí ít (do phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số). Hiện nay, các bãi chôn lấp rác thải ở các huyện miền núi vẫn chưa đảm bảo an toàn về môi trường (chôn lấp đất phủ không kịp thời, xử lý nước thải chưa đảm bảo…).

- Việc tổ chức các hoạt động truyền thông vẫn còn theo kỳ, thiếu tính liên tục, kinh phí đầu tư cho các hoạt động này vẫn còn hạn chế, nội dung và phương thức thực hiện chưa được đổi mới nên hiệu quả chưa cao.

- Nguồn thu chính phục vụ công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH là phí vệ sinh và ngân sách Nhà nước bù đắp nên việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực quản lý CTRSH còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các huyện miền núi nơi mà nguồn kinh phí cho công tác này còn thiếu.

1.8. Đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại

Tiếp tục chỉ đạo ngành nông nghiệp, các địa phương thực hiện nghiêm túc việc theo dõi, quản lý bảo tồn các loài động vật hoang dã, các loài ngoại lai (cây Mai dương, Rùa tai đỏ) trên địa bàn quản lý; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, kiểm soát chặt chẽ mọi hành vi phát triển của các loài ngoại lai xâm hại.

1.9. Đánh giá tình hình triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

- Về xử lý các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010: theo thống kê hiện có 30 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; trong đó, xử lý xong 01 điểm tại thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn; đã phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ; điều tra, đánh giá chi tiết và lập phương án xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện đối với 06 điểm25 (tại Quyết định số 3284/QĐ-UBND ngày 23/11/2020 của UBND tỉnh). Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang lập Dự án xử lý, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện xử lý 03 điểm nêu trên trong thời gian đến.

- Về bảo vệ môi trường không khí: để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/201626, Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ; trong năm 2021, tỉnh Quảng Nam tiếp tục ban hành các văn bản27 về tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo triển khai xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 2279/UBND-KTN ngày 15/4/2022. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quan trắc, giám sát môi trường không khí theo chương trình quan trắc hàng năm.

- Về thực hiện Quyết định số số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường: nội dung này UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường có Báo cáo số 238/BC-STNMT ngày 18/4/2022 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp về kết quả triển khai, thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị được UBND tỉnh giao chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan, địa phương tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1452/QĐ-UBND ngày 30/5/2022 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành trên địa bàn tỉnh về các lĩnh vực bảo vệ môi trường, đất đai, khoáng sản, nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công. Giao các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực quản lý. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 21/4/2022 về quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường trên địa bàn tỉnh, triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới Luật đến các đối tượng trên địa bàn tỉnh.

2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2021 và năm 2022

2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2021 và ước thực hiện 2022

(theo Phụ lục I đính kèm)

2.2. Đánh giá chung về kết quả thực hiện

Nhìn chung, trong năm 2021- 2022, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh Quảng Nam đã cân đối, bố trí đủ kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường từ nguồn sự nghiệp môi trường và các nguồn đầu tư xây dựng cơ bản khác. Công tác quản lý, BVMT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg, Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU tạo được chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội; đề cao vai trò, trách nhiệm đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương. Các “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường, các nguồn thải, cơ sở tiềm ẩn nguy cơ từng bước được kiểm soát. Đã khắc phục, xử lý cơ bản các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Môi trường tại các khu công nghiệp, khu vực nông thôn, khu dân cư được cải thiện. Công tác xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại được quan tâm, chú trọng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và cộng đồng dân cư tích cực tham gia, phát huy vai trò, trách nhiệm phản biện, theo dõi giám sát, tố giác tội phạm về môi trường. Những thành tựu, kết quả về quản lý, bảo vệ môi trường đã tác động và đóng góp tích cực vào việc bảo vệ sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Đa số các cụm công nghiệp chưa được chú trọng đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, nhất là việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Công tác điều tra, khảo sát, xây dựng cơ chế bảo vệ môi trường tại các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm chưa được triển khai thực hiện. Công tác phân loại, xử lý chất thải rắn chưa đạt hiệu quả, tiến độ quy hoạch và xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung còn chậm. Phần lớn khu vực nông thôn, miền núi, ngoài đô thị chưa có hệ thống cấp nước sạch. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khai thác, chế biến khoáng sản...dẫn đến khiếu kiện, tập trung đông người có nguy cơ tạo điểm nóng về môi trường vẫn còn xảy ra ở một số nơi và chưa được xử lý triệt để. Công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ môi trường giữa các ngành chức năng và địa phương đôi lúc chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường chưa được đổi mới, hiệu quả chưa cao. Một số tổ chức, cá nhân chưa tự giác chấp hành, thậm chí cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường,...

2.3. Kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ tháng 01 năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính để hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường thay thế Thông tư 02/2017/TT-BTC, kính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm đề xuất.

Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường:

- Tăng tỷ lệ chi sự nghiệp môi trường từ 1% tổng chi ngân sách hiện nay lên 2% nhằm đáp ứng nhu cầu BVMT và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

- Nguồn tài chính cho công tác BVMT vẫn từ ngân sách nhà nước; trong đó, chủ yếu là nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường. Tuy nhiên, chi sự nghiệp môi trường là nguồn chi thường xuyên nên không giải quyết được hết các vấn đề về môi trường, đặc biệt là giải quyết hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do vậy, nguồn lực tài chính cho việc BVMT cần phải dựa vào nguồn đầu tư, sự đóng góp của người khai thác, sử dụng môi trường như doanh nghiệp, người dân để cùng chung tay thực hiện tốt nhiệm vụ BVMT.

- Rà soát và điều chỉnh các quy định hiện nay về sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường theo hướng tập trung phần kinh phí tăng thêm vào các nhiệm vụ trọng tâm, các điểm nóng; tăng cường vai trò chủ động và phối hợp của cơ quan quản lý môi trường trong việc lập dự toán, phân bổ và thanh quyết toán ngân sách.

- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường cho cơ quan quản lý môi trường địa phương.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3 NĂM 2023-2025 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Kế hoạch bảo vệ môi trường

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về BVMT và khắc phục các khó khăn, vướng mắc nêu trên, trong thời gian đến, tỉnh Quảng Nam sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện cụ thể như sau:

1.1. Về nhiệm vụ trọng tâm:

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 09/NQ-TU, Kết luận số 73- KL/TU ngày 20/7/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về tăng cường công tác quản lý, BVMT và tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân có liên quan cùng tích cực tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành với nội dung, hình thức phù hợp đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân. Thực hiện các chương trình truyền thông về tăng trưởng xanh, phát triển du lịch xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, ít chất thải, các bon thấp.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành trên địa bàn tỉnh; điều chỉnh, thay thế hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

- Chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phê duyệt tại Quyết định số 1452/QĐ-UBND ngày 30/5/2022 của UBND tỉnh về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 như: xây dựng và ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí, chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh; quy định về công tác quản lý chất thải rắn trong xây dựng; quy định về điều chỉnh sang mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH từ hộ gia đình, cá nhân dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các Dự án xử lý CTR trên địa bàn tỉnh, đóng cửa Khu xử lý rác Đại Hiệp, kế hoạch phân loại CTR tại nguồn, kiểm soát các nguồn thải, cơ sở tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

- Phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án Năm môi trường sinh thái và đa dạng sinh học quốc gia 2023; Đề án thành lập Khu bảo tồn đất ngập nước nội địa vùng hạ lưu sông Thu Bồn - Trường Giang; Đề án số hóa cơ sở dữ liệu về môi trường.

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về Chương trình quan trắc môi trường định kỳ trên địa bàn tỉnh, quan trắc giám sát online.

- Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường khu vực nông thôn; đầu tư, cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống thu gom, thoát nước thải và các công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và phân tán, áp dụng biện pháp phù hợp. Đồng thời, khuyến khích phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ, cấp thôn trong cộng đồng dân cư nông thôn (tăng tỷ lệ chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật được phân loại, thu gom và xử lý).

- Một số nhiệm vụ, dự án liên quan đến các lĩnh vực, Sở, ngành thực hiện được đề xuất thực hiện trong năm 2023 và kế hoạch 03 năm 2023-2025:

(theo Phụ lục II đính kèm)

1.2. Một số giải pháp thực hiện

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân; gắn tuyên truyền trách nhiệm BVMT với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; hình thành ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, kết hợp với biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích tốt và phê phán các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

- Tổ chức nhân rộng các mô hình, cách làm hay, tốt về môi trường. Công khai minh bạch các thông tin của dự án đến cộng đồng dân cư, tăng cường công tác đối thoại, lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với các dự án đầu tư.

- Thực hiện hiệu quả các chương trình ký kết liên tịch với các tổ chức chính trị xã hội từ cấp tỉnh đến địa phương theo đúng tinh thần của Nghị Quyết 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

b) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác quản lý, BVMT

- Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản pháp luật và các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của cấp trên về quản lý, BVMT. Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương về xử lý các điểm nóng, bức xúc gây ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường phát sinh trên địa bàn.

- Tiếp tục nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về BVMT các cấp. Phát huy hiệu quả vai trò giám sát, phản biện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư đối với các hoạt động BVMT.

- Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt/xác nhận hồ sơ về môi trường, cấp giấy phép môi trường, thẩm định công nghệ, cấp phép đầu tư, xây dựng các dự án; công tác thu phí BVMT, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.

- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính.

c) Tăng cường nguồn lực, đặc biệt từ nguồn xã hội hóa, nguồn hợp tác quốc tế cho công tác BVMT, phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu, thu hút các chương trình dự án nước sạch để đảm bảo người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.

d) Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải lớn; tăng cường các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường, các nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; chủ động giám sát các đối tượng, dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường

- Không quy hoạch, mở rộng các khu, cụm công nghiệp không đảm bảo về khoảng cách an toàn về môi trường đến các điểm, khu dân cư ; quy hoạch phát triển các KCN mới theo định hướng KCN sạch, KCN sinh thái; tăng diện tích cây xanh cách ly tại các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động tiếp giáp với khu vực dân cư;

- Duy trì, phát huy hiệu quả đường dây nóng và xử lý kịp thời các vụ việc gây ô nhiễm môi trường ngay từ cơ sở;

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, hậu kiểm; điều chỉnh cấp phép đầu tư các đối tượng tác động lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ về quan trắc môi trường theo Kế hoạch quan trắc môi trường tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Sử dụng hiệu quả công nghệ trong các hoạt động kiểm soát, giám sát xả thải các nguồn gây ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, lưu vực sông. Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác bờ biển, bờ sông, các cồn bãi trên sông. Sắp xếp lại các đai rừng phòng hộ ven biển gắn với quản lý hành lang biển, phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu.

đ) Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án đầu tư xử lý chất thải; trong đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, thu hút, kêu gọi đầu tư, quy hoạch bố trí xây dựng khu xử lý rác thải trên địa bàn; thực hiện tốt công tác phân loại chất thải tại nguồn, tái sử dụng, tái chế, giảm thiểu rác thải nhựa;

- Thực hiện hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại, hoạt động xử lý, sử dụng tro, xỉ thạch cao, chất thải công nghiệp thông thường khác theo quy định của pháp luật.

e) Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hình thành ý thức chủ động phòng, tránh thiên tai, ứng phó và từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu; Triển khai có hiệu quả các dự án bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di sản; kiểm soát việc nhập khẩu các sinh vật ngoại lai xâm hại.

2. Kiến nghị, đề xuất

2.1. Kiến nghị Chính phủ:

- Quan tâm, tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho địa phương để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp, làng nghề ô nhiễm và xử lý, khắc phục các điểm tồn hóa chất bảo vệ thực hiện trên địa bàn tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2020-2030 và định hướng đến năm 2050; Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

- Ban hành các chính sách pháp luật, hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện các nội dung về biến đổi khí hậu. Đồng thời, xây dựng các tiêu chí để lựa chọn các công trình do tác động của biến đổi khí hậu gây ra.

2.2. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có hiệu lực thi hành, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Nghị định, Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Trong thời gian đến, kính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Tổ chức các buổi tọa đàm, lớp tập huấn chuyên sâu cho cán bộ, công chức môi trường cấp tỉnh, cấp huyện về các nội dung liên quan được quy định tại Nghị định, Thông tư.

- Sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật về quy định khoảng cách an toàn về môi trường áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến các công trình xây dựng, khu dân cư và một số nhiệm vụ được Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, hướng dẫn chi tiết để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.

- Một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền ban hành, quyết định của UBND cấp tỉnh được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường như: Quyết định ban hành lộ trình và chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý tại chỗ nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình tại các khu dân cư không tập trung và trong đô thị, khu dân cư tập trung trong trường hợp không bố trí được quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải (quy định tại điểm c và d khoản 5 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020), Quyết định ban hành quy định khu vực, điểm đổ thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển (quy định tại khoản 6 Điều 65 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020). Xét thấy đây là các nhiệm vụ khó, phức tạp, cần có quy định, hướng dẫn cụ thể từ các văn bản Trung ương, Bộ ngành liên quan. Do đó, kính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung này.

Trên đây là kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023 - 2025 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam kính báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- Tổng cục Môi trường;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: TN&MT, TC, KH&ĐT;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTTH, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tân

 

PHỤ LỤC I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2021 - 2022
(Kèm theo Kế hoạch số: 5986/KH-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)

Đơn vị: triệu đồng

STT

Tên nhiệm vụ/dự án

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí

Kinh phí năm 2021

Kinh phí năm 2022

Lũy kế đến hết năm 2022

Đơn vị thực hiện; lưu giữ sản phẩm

Dự kiến tiến độ giải ngân (%)

Các kết quả chính đã đạt được

Ghi chú

A

Nhiệm vụ chuyên môn

 

 

30.746

25.609

56.355

 

 

 

 

1

Nhiệm vụ chuyển tiếp

 

 

30.746

24.609

55.355

 

 

 

 

1.1

Chương trình quan trắc môi trường tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025

2021-2025

23.568

4.716

4.713

9.429

Sở TN & MT tỉnh Quảng Nam

100

Đã thực hiện xong chương trình QTMT năm 2021, đang tiếp tục thực hiện chương trình quan trắc môi trường năm 2022.

 

1.2

Xây dựng Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025

2021-2022

198

90

108

198

Sở TN & MT tỉnh Quảng Nam

100

Khảo sát và đánh giá hiện trạng PLRTN trên địa bàn tỉnh; Xây dựng Kế hoạch triển khai phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

 

1.3

Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý thông tin môi trường tỉnh Quảng Nam.

2020-2021

981

881

-

881

Sở TN & MT tỉnh Quảng Nam

100

Xây dựng được cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý thông tin môi trường tỉnh Quảng Nam.

 

1.4

Cập nhật cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý thông tin môi trường tỉnh Quảng Nam.

2022

 

 

185

185

Sở TN & MT tỉnh Quảng Nam

100

Cập nhập cơ sở dữ liệu các năm vào hệ thống quản lý thông tin môi trường tỉnh Quảng Nam.

 

1.5

Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Nam.

2020-2021

2.700

1.729

-

1.729

Sở TN & MT tỉnh Quảng Nam

100

Hoàn thành cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh

 

1.6

Xử lý rác thải tại các bãi rác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Hàng năm

 

23.000

19.000

42.000

Sở TN & MT tỉnh Quảng Nam

100

Xử lý rác thải tại các bãi rác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

 

1.7

Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Quảng Nam đến năm 2025

2021-2022

584

100

484

584

Sở TN & MT tỉnh Quảng Nam

100

Cơ bản đang hoàn thành kế hoạch theo tiến độ

 

1.8

Lập báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam năm 2021 "Chất lượng môi trường không khí - Thực trạng và giải pháp"

2021-2022

349

230

119

349

Sở TN & MT tỉnh Quảng Nam

100

UBND tỉnh đã phê duyệt Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam năm 2021 "Chất lượng môi trường không khí - Thực trạng và giải pháp"

 

2

Nhiệm vụ mở mới

 

 

-

1.000

1.000

 

 

 

 

2.1

Xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh

2022-2023

1.000

-

500

500

Sở TN & MT tỉnh Quảng Nam

Theo tiến độ thực hiện nhiệm vụ

Xây dựng đề cương và dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch

 

2.2

Xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh

2022-2023

3.000

 

500

500

Sở TN & MT tỉnh Quảng Nam

Theo tiến độ thực hiện nhiệm vụ

Xây dựng Đề cương và dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch

 

B

Nhiệm vụ thường xuyên

 

 

94.007

94.113

188.120

 

 

 

 

1

Chi thường xuyên kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh (Bao gồm các nhiệm vụ: Tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường; Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường; Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường, phân tích mẫu tại các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm môi trường, hoạt động kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án, hoạt động kiểm tra việc thực hiện giấy chứng nhận, giấy phép về môi trường; Vận hành hệ thống truyền dữ liệu quan trắc môi trường tự động liên tục; Vận hành nhà bảo tàng đa dạng sinh học; Chăm sóc khuôn viên trụ sở cơ quan; Duy trì, chăm sóc cây xanh tại Khu quần thể tượng đài mẹ VNAH và nghĩa trang liệt sĩ tỉnh; Truy quét lâm, khoáng sản trái phép; các nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác theo quy định..)

Hàng năm

 

9.759

13.763

23.522

Đơn vị (Sở, Ban, ngành) trên địa bàn tỉnh

100

Cơ bản hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại các Sở, Ban, ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh

 

2

Chi thường xuyên kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tại các địa phương trên địa bàn tỉnh (bao gồm thực hiện nhiệm vụ xử lý rác thải, nước thải công nghiệp; xử lý vệ sinh môi trường các trường học; thực hiện các dự án, đề án bảo vệ môi trường theo Quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện; quản lý các công trình vệ sinh công cộng; hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư, nơi công cộng; chi trả tiền thu gom. vận chuyển rác thải tại địa phương với đơn vị cung ứng dịch vụ và các chi phí có liên quan đến công tác xử lý rác thải tại địa phương, các nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác có liên quan...)

Hàng năm

 

84.248

80.350

164.598

Đơn vị, địa phương (huyện, thị, thành phố) trên địa bàn tỉnh

100

Cơ bản hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại địa phương hằng năm theo phân cấp

 

C

Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

 

 

-

-

 

 

 

 

 

1

Nhiệm vụ chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nhiệm vụ mở mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

-

124.753

119.722

244.475

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2023, GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 5986/KH-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Tên nhiệm vụ/dự án

Cơ sở pháp lý

Mục tiêu

Nội dung thực hiện

Dự kiến sản phẩm

Cơ quan thực hiện

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí

Dự toán 2022

Luỹ kế đến hết năm 2022

Kinh phí năm 2023

Kinh phí dự kiến năm 2024

Kinh phí dự kiến năm 2025

Ghi chú

A

Nhiệm vụ chuyên môn

 

 

 

 

 

 

130.568

24.713

52.429

29.713

24.713

23.713

 

1

Nhiệm vụ chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh

Công văn số 3441/UBND-KTN ngày 09/6/2021 về việc tham mưu xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh và Công văn số 2279/UBND-KTN ngày 15/4/2022 về việc thay thế các nhiệm vụ tham mưu xây dựng Kế hoạch quản lý tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch quản lý tài nguyên khoáng sản tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 3121/QĐ-UBND ngày 28/10/2021 của UBND tỉnh

Xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh

Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu xây dựng Kế hoạch

Kế hoạch quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam

2022- 2023

1.000

500

500

500

 

 

 

1.2

Xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh

- Điểm đ khoản 3 Điều 8 Luật BVMT; khoản 2 Điều 5 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

- Công văn số 2279/UBND-KTN ngày 15/4/2022 v/v thay thế các nhiệm vụ tham mưu xây dựng kế hoạch quản lý tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 3121/QĐ-UBND ngày 28/10/2021 của UBND tỉnh

Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh và nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường

- Đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước mặt, xác định mục tiêu chất lượng nước;

- Thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện phát sinh chất ô nhiễm;

- Loại chất ô nhiễm và tổng lượng chất ô nhiễm;

- Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải;

- Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt;

- Giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước mặt;

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch.

Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam

2022-2023

3.000

500

500

2.500

 

 

 

1.3

Hoạt động xử lý và chôn lấp chất thải sinh hoạt tại các bãi rác trên địa bàn tỉnh.

Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Xử lý rác thải tại các bãi rác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Xử lý rác thải tại các bãi rác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

 

Sở TNMT (Hợp đồng với Công ty CP Môi trường Đô thị Quảng Nam thực hiện)

Hàng năm

99.000

19.000

42.000

19.000

19.000

19.000

 

1.4

Nhiệm vụ: Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021 - 2025

Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 12/01/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Phê duyệt Chương trình quan trắc môi trường tỉnh Quảng Nam 2021 - 2025; Quyết định số 2676/QĐ-UBND ngày 05/9/2018 của UBND tỉnh về phê duyệt đơn giá hoạt động quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh

Quan trắc thường xuyên các thành phần môi trường nước, không khí, đất, trầm tích trên địa bàn toàn tỉnh. Cung cấp số liệu, thông tin về chất lượng môi trường, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện Chương trình quan trắc thường xuyên các thành phần môi trường nước, không khí, đất, trầm tích trên địa bàn toàn tỉnh (thực hiện hàng năm).

Số liệu, thông tin về chất lượng môi trường, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam

Giai đoạn 2021 - 2025 Thực hiện hàng năm

23.568

4.713

9.429

4.713

4.713

4.713

 

2

Nhiệm vụ mở mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Dự án điều tra đánh giá hiện trạng đất ngập nước vùng hạ lưu Sông Thu Bồn - sông Trường Giang; đề xuất giải pháp cơ chế quản lý các vùng đất ngập nước (ĐNN) quan trọng trên địa bàn tỉnh

- Theo Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN; Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT ngày 31/8/2020 của Bộ TNMT về quy định chi tiết các nội dung Nghị định số 66/2019/NĐ-CP

- Thực hiện Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn sử dụng bền vững các vùng ĐNN giai đoạn 2021-2030

Tổ chức điều tra, đánh giá, quản lý, quan trắc, giám sát vùng ĐNN quan trọng trên toàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 66/2019/NĐ- CP ngày 29 tháng 7 năm 2019; tiến đến hình thành các KBT ĐNN và xây dựng cơ chế đồng quản lý;

- Phục hồi các vùng ĐNN quan trọng bị suy thoái; Các vùng ĐNN quan trọng ở tỉnh được kiểm soát có hiệu quả việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển các hoạt động, chương trình du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường;

- Chi trả dịch vụ HST đối với vùng ĐNN quan trọng

- Năng lực và trang thiết bị cho các tổ chức, cá nhân làm công tác bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN quan trọng được tăng cường.

1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội tác động đến vùng quy hoạch khu bảo tồn đất ngập nước nội địa vùng hạ lưu sông Thu Bồn - Trường Giang kết nối với sông Cổ Cò;

2. Hiện trạng đa dạng sinh học, hệ sinh thái, môi trường và đối tượng cần bảo tồn vùng đất ngập nước nội địa vùng hạ lưu sông Thu Bồn - Trường Giang kết nối với sông Cổ Cò;

3: Quy hoạch thành lập khu bảo tồn đất ngập nước đất ngập nước nội địa vùng hạ lưu sông Thu Bồn - Trường Giang kết nối với sông Cổ Cò.

- Báo cáo thuyết minh quy hoạch, báo cáo tóm tắt quy hoạch kèm theo các bản đồ A3;

- Bản đồ tổng thể khu bảo tồn đất ngập nước đất ngập nước nội địa vùng hạ lưu sông Thu Bồn - Trường Giang kết nối với sông Cổ Cò tỷ lệ 1:25.000);

- Bản đồ phân vùng chức năng khu bảo tồn đất ngập nước đất ngập nước nội địa vùng hạ lưu sông Thu Bồn - Trường Giang kết nối với sông Cổ Cò (tỷ lệ 1:25.000);

- Đĩa CD ghi toàn bộ kết quả của nhiệm vụ (báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, các bản đồ chuyên đề, các báo cáo chuyên đề).

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam

2023-2024

4.000

 

 

3.000

1.000

 

 

B

Nhiệm vụ thường xuyên

 

 

 

 

 

 

467.551

94.113

94.113

107.542

123.673

142.224

 

1

Chi thường xuyên kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh (Bao gồm các nhiệm vụ: Tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường; Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường; Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường, phân tích mẫu tại các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm môi trường, hoạt động kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án, hoạt động kiểm tra việc thực hiện giấy chứng nhận, giấy phép về môi trường; Vận hành hệ thống truyền dữ liệu quan trắc môi trường tự động liên tục; Vận hành nhà bảo tàng đa dạng sinh học; Chăm sóc khuôn viên trụ sở cơ quan; Duy trì, chăm sóc cây xanh tại Khu quần thể tượng đài mẹ VNAH và nghĩa trang liệt sĩ tỉnh; Truy quét lâm, khoáng sản trái phép; các nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác theo quy định..)

Luật Bảo vệ môi trường 2020; Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định 3622/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh khóa X ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo phân cấp

Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên chi sự nghiệp bảo vệ môi trường

Các hoạt động bảo vệ môi trường theo phân cấp

Các Sở, Ban Ngành, trên địa bàn

Hàng năm

66.334

13.763

13.763

15.139

17.410

20.022

 

2

Chi thường xuyên kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tại các địa phương trên địa bàn tỉnh (bao gồm thực hiện nhiệm vụ xử lý rác thải, nước thải công nghiệp; xử lý vệ sinh môi trường các trường học; thực hiện các dự án, đề án bảo vệ môi trường theo Quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện; quản lý các công trình vệ sinh công cộng; hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư, nơi công cộng; chi trả tiền thu gom. vận chuyển rác thải tại địa phương với đơn vị cung ứng dịch vụ và các chi phí có liên quan đến công tác xử lý rác thải tại địa phương, các nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác có liên quan...)

Luật Bảo vệ môi trường 2020; Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định 3622/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh khóa X ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo phân cấp

Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên chi sự nghiệp bảo vệ môi trường

Các hoạt động bảo vệ môi trường theo phân cấp

Các Sở, Ban Ngành, trên địa bàn

Hàng năm

401.218

80.350

80.350

92.403

106.263

122.202

 

C

Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

 

 

 

 

 

9.774

-

-

7.000

2.774

 

 

1

Nhiệm vụ chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nhiệm vụ mở mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xử lý ô nhiễm môi trường đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Xử lý các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh đã điều tra đánh gá chi tiết và lập Phương án xử lý (thực hiện 03 điểm)

Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Xử lý khắc phục ô nhiễm, cải thiện và phục hồi chất lượng môi trường các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích

Xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật lưu trong đất. Tổng mức đầu tư: 6.774 triệu đồng

Xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật lưu trong đất, gồm 03 điểm: 02 điểm tại huyện Duy Xuyên, 01 điểm tại huyện Đại Lộc.

Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam

2023-2024

6.774

0

 

5.000

1.774

 

Đề xuất trung ương xem xét hỗ trợ 50% kinh phí

2.2

Nhiệm vụ Khảo sát đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết lập phương án xử lý các điểm tồn lưu trên địa bàn tỉnh (22 điểm)

Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Xử lý khắc phục ô nhiễm, cải thiện và phục hồi chất lượng môi trường các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích

Khảo sát đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết, lập phương án xử lý

Xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật lưu trong đất trên địa bàn tỉnh

Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam

2023-2024

3.000

0

-

2.000

1.000

 

Đề xuất trung ương xem xét hỗ trợ 50% kinh phí

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

607.893

118.826

146.542

144.255

151.160

165.937

 

 



1 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

2 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

3 “Phân loại rác tại nguồn”, “Nói không với túi nylon”, “Sản xuất phân compost tại hộ gia đình”, “Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường”, các mô hình “KDC thực hiện hài hòa xóa đói giảm nghèo và BVMT”, “KDC yên bình sang- xanh- sạch- đẹp”, “KDC không rải vàng mã trên đường đưa tang”, “KDC có hàng rào xanh”, “KDC tự quản về bảo vệ môi trường”,,“5 không 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”, “Phụ nữ với công tác bảo vệ môi trường”, “Phụ nữ thu gom phế liệu”, “Phụ nữ thu gom rác”…..

4 Về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT

5 KCN hậu cần cảng Tam Hiệp, KCN Bắc Chu Lai, KCN Cơ khí Ô tô Chu Lai - Trường Hải, KCN Tam Thăng 1, KCN Đông Quế Sơn, KCN Điện Nam - Điện Ngọc.

6 KCN Điện Nam - Điện Ngọc, KCN Bắc Chu Lai, KCN hậu cần cảng Tam Hiệp, KCN cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải.

7 KCN Bắc Chu Lai, KCN Điện Nam-Điện Ngọc, KCN Tam Thăng 1, KCN Tam Hiệp, KCN Cơ khí Ô tô Chu Lai - Trường Hải, KCN Đông Quế Sơn

8 KCN Điện Nam - Điện Nam, KCN Bắc Chu Lai, KCN Tam Thăng 1, KCN Tam Hiệp, KCN Cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải

9 KCN khí - năng lượng thuộc xã Tam Quang - Núi Thành, KCN Tam Anh - Hàn Quốc, KCN Tam Anh 1, KCN Tam Thăng 2, KCN Nam Thăng Bình, KCN công nghệ cao Thăng Bình, KCN Thaco Chu Lai

10 CCN An Lưu - Điện Bàn, CCN Đại Đồng 2 - Đại Lộc, CCN Trường Xuân -Tam Kỳ

11 CCN An Lưu - Điện Bàn; CCN Hà Lam - Chợ Được, huyện Thăng Bình, CCN Trường Xuân - Tam Kỳ, CCN Khối 7 - Núi Thành

12 CCN Đông Yên, CCN Gò Mỹ, CCN Tài Đa, CCN 7B

13 08 làng nghề, 22 làng nghề truyền thống.

14 Gồm: Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Phú Ninh, Núi Thành, Tây Giang, Đông Giang, Nông Sơn.

15 Gồm: Đại Lộc, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức.

16 NMN Tam Kỳ có công suất 25.000 m3/ng.đêm, NMN Hội An có công suất 15.000 m3/ng.đêm, NMN Tam Hiệp cơ sở 1 có công suất 5.000 m3/ng.đêm, NMN Thăng Bình có công suất 7.500 m3/ng.đêm, NMN Phú Ninh có công suất 1.000 m3/ng.đêm, NMN Duy Xuyên có công suất 3.000 m3/ng.đêm, NMN Điện Bàn có công suất 5.000 m3/ng.đêm, NMN Nam Giang có công suất 1.000 m3/ng.đêm, NMN Phước Sơn có công suất 2.000 m3/ng.đêm) có tổng công suất: 60.500 m3/ng.đêm.

17 công suất thiết kế 8.000 m3/ngày đêm thu gom, xử lý nước thải cho 07 phường/13 phường, xã

18 công suất thiết kế 9.380 m3/ngày đêm thu gom, xử lý rác thải cho vùng nội thị của 05 phường/14 phường, xã

19 Công suất thiết kế 400 m3/ngày đêm

20 Công ty Cổ phần thép Việt Pháp, Công ty TNHH Hợp chất kỹ thuật châu Á - Thái Bình Dương, Công ty Cổ phần giấy Sài Gòn miền Trung và Công ty cổ phần Quan Châu, Công ty TNHH bao bì Tấn Đạt.

21 mô hình không rác thải trong quản lý rác thải Cù Lao Chàm được tài trợ bởi tổ chức Môi trường Thái Bình Dương. Phối hợp, dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương từ nguồn tài trợ của IUCN.

22 Ngân sách Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên cho thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH: Tổng kinh phí ngân sách tỉnh Quảng Nam bố trí chi sự nghiệp BVMT để thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trong giai đoạn 2016-2021 là 164.090 tỷ đồng(22), trong đó: khối huyện là 49.510 tỷ và khối tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế) là 114.580 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn đầu tư kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện các dự án bảo vệ môi trường là 328.100 triệu đồng; trong đó: bố trí để thực hiện các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2016-2020 là 3.097 triệu đồng, bố trí để thực hiện các dự án khởi công mới giai đoạn 2021-2025 là 229.193 triệu đồng và bố trí để thực hiện Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 21/4/2020 về cơ chế khuyến khích đầy tư, hỗ trợ khu xử lý CTR sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020-2030 kế hoạch năm 2022 là 95.000 triệu đồng.

23 Một số dự án đầu tư tư cho xử lý CTRSH đã được cấp phép đầu tư và đang triển khai thực hiện: Dự án Nhà máy xử lý CTRSH tại thành phố Hội An do Công ty Cổ phần Đầu tư Môi trường và Phát triển Năng lượng DMC-579 Quảng Nam đầu tư với vốn đăng ký đầu tư khoảng 490 tỷ đồng; Dự án Nhà máy xử lý CTRSH Bắc Quảng Nam do Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland, Công ty Cổ phần Phát triển Sản xuất và Xuất nhập khẩu Huy Hoàng và Công ty Cổ phần Môi trường Huy Hoàng Eco đầu tư với vốn đăng ký đầu tư khoảng 523 tỷ đồng.

24 Xây dựng và chia sẻ mô hình không chất thải tại các cộng đồng châu Á được lựa chọn do Tổ chức GAIA Philippines, trong Chương trình tái chế chất thải đô thị (MWRP) - USAID - Mỹ tài trợ thông qua Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Trung tâm Green Việt) theo Quyết định số 643/QĐ-UBND ngày 11/3/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam; Tăng cường quản lý chất thải rắn đô thị nhằm giảm thiểu quá trình phát sinh khí gây biến đổi khí hậu Việt Nam (VnSWM) do Liên đoàn các Đô thị Canada (FCM) tài trợ theo Quyết định số 669/QĐ-UBND ngày 13/3/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam.

25 Kho thuốc BVTV huyện Duy Xuyên (Thôn Trà Châu, xã Duy Sơn), Kho thuốc BVTV của HTX Duy Sơn 2 (Thôn Chiêm Sơn, xã Duy Sơn), Kho thuốc BVTV của HTX NN Duy Thành (Tổ 13, thôn Thi Thại, xã Duy Thành), Kho thuốc BVTV của HTX Phú Đông (Thôn Phú Hưng, xã Tam Xuân 1), Kho thuốc BVTV Đại Hòa (Thôn Lộc Bình, xã Đại Hòa ), Kho thuốc BVTV huyện Đại Lộc (Thôn Hòa Thạch, xã Đại Quang)

26 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

27 Công văn số 2429/UBND-KTN ngày 27/4/2021 về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 5986/KH-UBND năm 2022 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025 từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh Quảng Nam

  • Số hiệu: 5986/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 14/09/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Trần Văn Tân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/09/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản