Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5742/KH-UBND | Bến Tre, ngày 11 tháng 12 năm 2017 |
Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em. Vì vậy, cần tiếp tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho GDMN phát triển. Việc chăm lo phát triển GDMN là trách nhiệm chung của mỗi gia đình, mỗi ngành, của các cấp chính quyền và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Trong những năm qua, công tác xã hội hóa (XHH) đầu tư cho GDMN tỉnh nhà có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh trường mầm non công lập, hệ thống trường lớp ngoài công lập cũng phát triển mạnh góp phần đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân địa phương. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giữ vững thành quả phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, tiến tới phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo đòi hỏi ngành học cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa. Vì vậy, xã hội hóa để tăng thêm nguồn lực đầu tư cho GDMN giai đoạn này là thực sự cần thiết.
1. Đa dạng hóa loại hình trường lớp
Tỉnh hiện có 14 trường mầm non ngoài công lập (01 dân lập và 13 trường tư thục, tỷ lệ 7,78%), gồm: 04 trường thuộc tổ chức kinh tế; 01 trường thuộc tổ chức xã hội; 03 trường thuộc tổ chức tôn giáo và 06 trường do cá nhân thành lập. Ngoài ra còn có 57 nhóm, lớp mầm non tư thục độc lập. Với cơ cấu 190 nhóm, lớp, năm học 2016-2017 các trường lớp ngoài công lập (NCL) tiếp nhận 5.349 trẻ, chiếm tỷ lệ 11,39% so với tổng số trẻ toàn cấp học.
Nhìn chung, hầu hết các huyện, thành phố đều có loại hình trường, lớp NCL, tập trung nhiều nhất là thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành.
(Phụ lục 1,2_Quy mô trường lớp NCL)
Toàn bộ trường, nhóm, lớp NCL trên địa bàn tỉnh hiện đang hoạt động đều có quyết định cho phép thành lập của Ủy ban nhân dân (UBND) theo phân cấp quản lý. Các địa phương đã linh hoạt phân công trường công lập hỗ trợ chuyên môn đối với trường, lớp NCL trên cùng địa bàn, đồng thời tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất theo kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cùng các ngành liên quan.
2. Chính sách xã hội hóa của tỉnh đối với nhà đầu tư
Đối chiếu với Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP, tỉnh đã thực hiện cơ bản các nội dung:
+ Giao đất không thu tiền sử dụng đất (04 trường); hiện đang tiếp tục giao cho nhà đầu tư để xây 02 trường mầm non tại Ba Tri và thành phố Bến Tre.
+ Cho thuê đất (01 trường);
+ Được miễn lệ phí trước bạ, được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo;
+ Được huy động vốn dưới dạng góp cổ phần;
+ Đảm bảo các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và khen thưởng cho người lao động.
Về cơ chế tài chính: Hầu hết các đơn vị thực hiện cơ chế tự thu, tự chi, cân đối lấy thu bù chi. Riêng đối với Mẫu giáo dân lập SOS thực hiện thu chi theo hướng dẫn của tổ chức SOS Việt Nam.
3. Sự tham gia của các ngành, đoàn thể và xã hội vào các hoạt động GDMN
Các ban, ngành, đoàn thể; các tổ chức xã hội và mạnh thường quân ở mức độ khác nhau đều phối hợp và tích cực cùng ngành giáo dục tham mưu địa phương trong việc huy động các nguồn lực đầu tư cho GDMN các điều kiện phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Số phòng được xây dựng từ công tác xã hội hóa từ năm 2010 đến nay là 50 phòng học và 21 phòng chức năng.
Tổng kinh phí XHH qua 5 năm trên 80 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số trường mầm non tư thục cũng có sự đầu tư lớn ước tính trên 30 tỷ đồng mỗi trường (Mầm non Trí Đức - Thành phố Bến Tre, MN Bảo Quyên huyện Châu Thành). Trong 14 trường ngoài công lập, có 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Đánh giá chung
1. Những mặt làm được:
- Việc XHH giáo dục, mở rộng các loại hình trường, lớp đã góp phần đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân địa phương.
- Các cơ sở NCL ngày càng ổn định và từng bước tập trung nâng chất lượng giáo dục. Các nhóm lớp mầm non tư thục nhận trông trẻ độ tuổi nhỏ (dưới 18 tháng) có thời gian giữ trẻ linh hoạt, phù hợp với với việc làm ca, thời vụ, tiện lợi cho việc đưa đón con của công nhân và có mức thu học phí phù hợp đang phát triển nhanh, đáp ứng một phần nhu cầu gửi con của phụ huynh là công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Các địa phương thực hiện khá tốt việc quản lý trường lớp NCL trên địa bàn không có trường hợp cơ sở giáo dục ngoài công lập hoạt động không có giấy phép, không có trường hợp ngộ độc thực phẩm, trẻ bị bạo hành.
* Nguyên nhân đạt được
- Nhận thức về XHH trong cán bộ và nhân dân có sự chuyển biến; ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp, bổ sung nguồn lực cho ngành giáo dục.
- Ngành giáo dục đã cụ thể hóa nhiệm vụ, xác định mục tiêu và giải pháp phù hợp để triển khai thực hiện đạt kết quả.
2. Những tồn tại, hạn chế:
- Sự tham gia của các nhà đầu tư vào việc xây dựng trường mầm non chưa nhiều, chủ yếu là chỉ phát triển các nhóm trẻ tư thục độc lập. Do đó, quy mô phát triển trường lớp NCL chậm chưa tương xứng với nhu cầu, tiềm năng ở những nơi có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi như thành phố, thị trấn và khu công nghiệp (7,38% - so với mặt bằng chung cả nước là 13,3%).
* Nguyên nhân hạn chế:
- Việc chuẩn bị đất sạch để xây dựng trường ở các địa phương gặp nhiều khó khăn hoặc không có quỹ đất để giao cho các tổ chức cá nhân đầu tư.
- Tỉnh chưa có chính sách ưu đãi đặc biệt để kêu gọi sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân đối với GDMN ngoài công lập.
KẾ HOẠCH XHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GDMN 2017-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
I. Các căn cứ xây dựng kế hoạch
- Căn cứ Nghị định số 69/2008/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, thể thao, môi trường;
- Căn cứ Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NQ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, thể thao, môi trường;
- Căn cứ Chỉ thị số 13-CT/TU của Tỉnh ủy về huy động nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016-2020;
- Căn cứ Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Bến Tre ban hành chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án XHH có sử dụng đất tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre;
- Kế hoạch số 3928/KH-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển GDMN trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020;
- Căn cứ tình hình thực tế GDMN tỉnh Bến Tre.
I. Mục tiêu chung
Tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về XHH giáo dục nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp GDMN. Thu hút các nguồn đầu tư phát triển, mở rộng hệ thống trường mầm non NCL, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ; tạo điều kiện để trẻ em trên địa bàn được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường lớp: Bên cạnh việc củng cố loại hình công lập, tiếp tục mở rộng loại hình trường lớp NCL (trường tư thục, dân lập, lớp mẫu giáo, nhóm trẻ tư thục).
- Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thành lập các cơ sở GDMN NCL, đặc biệt là trường mầm non chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2025, mỗi huyện có ít nhất 1 trường mầm non NCL. Tạo điều kiện để phát triển các nhóm trẻ tư thục theo nhu cầu của từng địa phương.
- Tăng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp: Trên 10% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, 80% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo. Trong đó có ít nhất 12% trẻ học trong hệ thống trường, lớp NCL năm 2020 và 15% vào năm 2025.
- Đa phương hóa nguồn lực đầu tư, khai thác, huy động các nguồn lực trong xã hội đầu tư vào phát triển GDMN. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, góp phần tăng thêm nguồn lực cho GDMN.
III. Một số giải pháp thực hiện kế hoạch
Để đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa GDMN, tỉnh Bến Tre tiếp tục sử dụng đồng bộ các giải pháp sau:
1. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong xã hội về chủ trương XBH giáo dục. Phổ biến các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến chủ trương, chính sách về phát triển hệ thống trường lớp NCL đến người dân và cộng đồng.
2. Tiến hành quy hoạch đất để xây dựng và mở rộng cơ sở GDMN gắn liền với phát triển khu, cụm công nghiệp và quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn.
Rà soát đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu gửi trẻ so với mạng lưới trường, lớp mầm non ở các huyện, thành phố hiện có; đặc biệt là ở khu vực có khu, cụm công nghiệp và có kế hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp bằng cách xây mới hoặc mở rộng quy mô cho các trường mầm non để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân.
Bên cạnh chỉ tiêu xây dựng theo kế hoạch phát triển GDMN giai đoạn 2016-2020, cần kêu gọi đầu tư xây dựng mới thêm 5 trường mầm non và các nhóm trẻ tư thục độc lập đủ đáp ứng cho trên 4000 trẻ.
(Phụ lục 2, 3: Nhu cầu ra trường lớp của trẻ mầm non và tình trạng quỹ đất giao cho nhà đầu tư tại các địa phương có nhu cầu).
3. Ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các cơ sở giáo dục NCL
3.1. Rà soát, đánh giá việc thực hiện chính sách về XHH theo Nghị định số 69/2008/NQ-CP và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NQ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, thể thao, môi trường để tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, vốn vay và thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở GDMN.
3.2. Ban hành các chính sách đặc thù của địa phương, trong đó chú ý chính sách thu hút nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp để khuyến khích cá nhân, tổ chức phát triển cơ sở giáo dục NCL: Thực hiện chế độ cho thuê đất, thuê cơ sở vật chất để thành lập các trường mầm non; nhóm, lớp mẫu giáo độc lập; nhóm trẻ tư thục với chi phí ưu đãi.
3.3. Điều chỉnh để nâng mức ưu đãi đầu tư đối với dự án xã hội hóa có sử dụng đất tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre được quy định tại Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bến Tre.
3.4. Tạo điều kiện thuận lợi về vốn vay và thủ tục hành chính để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trường mầm non NCL. Mức cho vay đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư xây trường theo mức thỏa thuận.
3.5. Áp dụng rộng rãi cơ chế đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (Public - Privite Partner) để phát triển cơ sở vật chất cho giáo dục NCL. Cụ thể là xây dựng cơ sở vật chất (hoặc cơ sở hiện có như cơ quan, văn phòng, phòng học còn giá trị sử dụng của các trường mầm non, phổ thông để lại) cho tổ chức, cá nhân thuê với mức phí ưu đãi (được quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường).
(Phụ lục 4_Danh mục cơ sở vật chất cho thuê).
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố; hướng dẫn các huyện, thành phố, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả;
b) Phối hợp với UBND các huyện, thành phố quy hoạch mạng lưới trường, lớp trong và NCL phù hợp với nhu cầu, điều kiện từng địa phương; xác định nhu cầu cần vận động cho việc thực hiện các mục tiêu cụ thể hàng năm theo kế hoạch;
c) Phối hợp trường Cao đẳng Bến Tre đào tạo giáo viên trình độ Cao đẳng mầm non, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người chăm sóc trẻ đủ số lượng đáp ứng cho trường, nhóm, lớp NCL phát triển.
d) Là cơ quan thường trực tổ chức thực hiện kế hoạch; tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh. Tổng kết 4 năm thực hiện kế hoạch.
2. Sở Kế hoạch - Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp các sở ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành, điều chỉnh, sửa đổi các chính sách ưu đãi đầu tư theo từng giai đoạn; tổng hợp danh mục các dự án ưu đãi đầu tư để xúc tiến kêu gọi đầu tư; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch.
b) Tham mưu xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các huyện giải phóng mặt bằng, tạo nguồn quỹ đất sạch sẵn sàng cho các dự án đầu tư trường mầm non; xây dựng cơ chế đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (Public - Privite Partner) công bố rộng rãi để khuyến khích đầu tư phát triển trường, lớp NCL.
c) Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện dự toán, phân bổ vốn hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tạo nguồn quỹ đất sạch cho các dự án đầu tư trường mầm non theo kế hoạch.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thành phố quy hoạch đất mở rộng quy mô trường mầm non, nhất là nơi đông dân cư và khu công nghiệp, đảm bảo diện tích đất theo quy định và kế hoạch phát triển của cấp học; chuẩn bị nguồn đất sạch cho các dự án cấp huyện kêu gọi đầu tư GDMN.
b) Phối hợp với Sở GDĐT hướng dẫn, đôn đốc các huyện lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho việc xây dựng trường, lớp học theo kế hoạch phát triển GDMN của địa phương.
5. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT trong việc cho chủ trương đào tạo giáo viên mầm non đủ đáp ứng với quy mô phát triển trường lớp NCL theo kế hoạch.
6. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức xã hội: Phối hợp tổ chức triển khai, vận động nguồn đầu tư, tài trợ, viện trợ cho GDMN.
7. UBND các huyện, thành phố
a) Xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt kế hoạch trên địa bàn.
b) Chỉ đạo thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở GDMN NCL ở khu đông dân cư, các khu vực có khu, cụm công nghiệp đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân; công khai quỹ đất của địa phương dành cho GDMN để kêu gọi đầu tư; công khai các cơ sở giáo dục cần sự đầu tư của các doanh nghiệp...
c) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại địa phương. Định kỳ 6 tháng và cuối năm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về cơ quan thường trực để tổng hợp và báo cáo về UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch XHH đầu tư phát triển GDMN trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HỆ THỐNG TRƯỜNG, LỚP MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP
STT | Tên trường | Huyện Thành phố | Loại hình | Số nhóm, lớp | Số học sinh | Số giáo viên | Ghi chú |
1 | Mẫu giáo SOS | TP Bến Tre | Dân lập | 6 | 186 | 13 | Tổ chức xã hội (Tổ chức SOS) |
2 | Mầm non Trí Đức | Tư thục | 14 | 385 | 25 | Tổ chức kinh tế (Công ty Tin học Bến Tre) | |
3 | Mầm non Bạch Đằng | Tư thục | 4 | 137 | 6 | Tổ chức kinh tế (Tổng công ty Bạch Đằng 4) | |
4 | Mầm non Khai Trí | Tư thục | 9 | 337 | 21 | Cá nhân thành lập | |
5 | Mầm non Hoa Hồng | Tư thục | 8 | 325 | 17 | Cá nhân thành lập | |
6 | Mầm non Hoa Phượng | Tư thục | 5 | 180 | 10 | Cá nhân thành lập | |
7 | Mầm non Hùng Vương | Tư thục | 9 | 386 | 12 | Tổ chức Tôn giáo | |
8 | Mầm non Cái Mơn | Chợ Lách | Tư thục | 9 | 322 | 16 | Tổ chức Tôn giáo |
9 | Mầm non Hoa Hồng | Tư thục | 7 | 281 | 14 | Tổ chức Tôn giáo | |
10 | Mầm non Chim Khuyên | Châu Thành | Tư thục | 5 | 159 | 4 | Cá nhân thành lập |
11 | Mầm non Bảo Quyên | Tư thục | 10 | 130 | 10 | Tổ chức kinh tế (Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Giáo dục Bảo Quyên - Tp Hồ Chí | |
12 | Thiên Thần Nhỏ | Tư thục | 5 | 150 | 10 | Cá nhân thành lập | |
13 | Mầm non Tuổi Ngọc | Mỏ Cày Nam | Tư thục | 8 | 288 | 13 | Cá nhân thành lập |
14 | Mầm non Sơn Ca | Giồng Trôm | Tư thục | 6 | 163 | 6 | Cá nhân thành lập |
TỔNG CỘNG | 105 | 3429 | 177 |
|
SỐ NHÓM TRẺ TƯ THỤC ĐỘC LẬP THEO HUYỆN/THÀNH PHỐ
STT | Đơn vị | Số nhóm, lớp độc lập tư thục (Tính theo QĐ cho phép thành lập) | Số học sinh | Giáo viên | Người chăm sóc trẻ |
| TỔNG CỘNG CÁC LOẠI HÌNH | ||
1 | Thành phố Bến Tre | 13 | 244 | 15 | 13 | Số trường: | 13 | ||
2 | Châu Thành | 18 | 720 | 32 | 1 | Số nhóm, lớp tư thục độc lập: | 57 | ||
3 | Bình Đại | 3 | 101 | 4 | 0 | Số học sinh: | 5.349 | ||
4 | Ba Tri | 6 | 321 | 19 | 7 | Số giáo viên: | 259 | ||
5 | Giồng Trôm | 5 | 156 | 5 | 7 | Người chăm sóc trẻ: | 36 | ||
6 | Mỏ Cày Nam | 2 | 93 | 7 | 0 |
| |||
7 | Mỏ Cày Bắc | 4 | 208 | 3 | 4 |
|
| ||
8 | Thạnh Phú | 1 | 77 | 0 | 1 |
|
| ||
9 | Chợ Lách | 5 | 150 | 7 | 3 |
|
| ||
TỔNG CỘNG | 57 | 2070 | 92 | 36 |
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
QUY MÔ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG LỚP NGOÀI CÔNG LẬP
TT | Đơn vị | Dân số trong độ tuổi năm học 2016-2017 | Kết quả huy động trẻ ra lớp năm học 2016-2017 | Số liệu ngoài công lập | Số liệu học, sinh, trường, lớp NCL cần phát triển đến | Ghi chú | |||||||
Nhà trẻ 0-2 tuổi | Mẫu giáo 3-5 tuổi | Tổng số | Nhà Trẻ | Mẫu giáo | Số lượng | Tỷ lệ % | Tỷ lệ % | Số lượng học sinh | |||||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | ||||||||||
1 | TP Bến Tre | 3,822 | 5,880 | 6,747, | 1,154 | 30.2 | 5,593 | 95.1 | 2,178 | 32.3 | 3 | 400-900 |
|
2 | Châu Thành | 4,090 | 6,734 | 5,108 | 435 | 10.6 | 4,673 | 69.4 | 1,016 | 19.9 | 4 | 204 |
|
3 | Bình Đại | 4,137 | 6,442 | 5,015 | 280 | 6.8 | 4,735 | 73.5 | 101 | 2.0 | 13 | 651 |
|
4 | Giồng Trôm | 4,230 | 7,144 | 5,752 | 508 | 12.0 | 5,244 | 73.4 | 319 | 5.5 | 9 | 544 |
|
5 | Ba Tri | 6,811 | 8,636 | 7,205 | 481 | 7.1 | 6,724 | 77.9 | 321 | 4.5 | 11 | 760 |
|
6 | Chợ Lách | 2,973 | 4,658 | 4,298 | 365 | 12.3 | 3,933 | 84.4 | 748 | 17.4 | 2 | 86 |
|
7 | Mỏ Cày Bắc | 3,711 | 4,932 | 3,745 | 175 | 4.7 | 3,570 | 72.4 | 208 | 5.6 | 9 | 354 |
|
8 | Mỏ Cày Nam | 3,396 | 5,949 | 5,004 | 212 | 6.2 | 4,792 | 80.6 | 381 | 7.6 | 7 | 370 |
|
9 | Thạnh Phú | 4,130 | 6,178 | 4,593 | 115 | 2.8 | 4,478 | 72.5 | 77 | 1.7 | 13 | 612 |
|
Cộng toàn tỉnh: | 37,300 | 56,553 | 47,467 | 3,725 | 10% | 43,742 | 77,3% | 5349 | 11.3% | 5% | 4000-4500 |
|
CÁC ĐỊA PHƯƠNG CẦN KÊU GỌI DỰ ÁN CẦN ĐẦU TƯ
TT | Đơn vị | Số trường MN cần đầu tư | Địa điểm cần đầu tư | Qui mô nhóm, lớp | Tình hình quỹ đất | ||
Tổng diện tích đất đầu tư | Đang có quỹ đất | Chưa có | |||||
1 | TP Bến Tre | 2 | 1. Trường mầm non trên địa bàn Phường 6 | 9 | 3000 m2 |
| x |
2. Phường 8, Thành phố Bến Tre | 10 | 6000 m2 | x |
| |||
2 | Chợ Lách | 1 | Thị trấn Chợ Lách | 9 | 3000 m2 | x |
|
3 | Mỏ Cày Bắc | 1 | Ấp Phước Trung, xã Phước Mỹ Trung | 15 | 6000 m2 | x |
|
4 | Mỏ Cày Nam | 1 | Thị trấn Mỏ Cày Nam | 6 | 4305 m2 | x |
|
Cộng toàn tỉnh: | 5 |
|
|
|
|
|
DANH MỤC CƠ SỞ VẬT CHẤT CẦN CHO THUÊ
TT | Đơn vị | Địa điểm cho thuê | Số phòng học cho thuê | Số phòng là cơ sở khác | Tổng diện tích các phòng cho thuê | Hiện trạng phòng cho thuê |
1 | Thành phố Bến Tre | Sơn Đông điểm ấp 1 (Tân Thành) | 8 | - | 3076 m2 | Phòng cấp 4 |
2 | Mỏ Cày Bắc | Ấp Gia Khánh, xã Hưng Khánh Trung A | 4 | - | 2143 m2 | Phòng học quy cách phổ thông |
Ấp Chợ Xếp, xã Tân Thành Bình | 4 | - | 1770 m2 | Phòng học quy cách phổ thông | ||
3 | Mỏ Cày Nam | Ấp Phú Lộc Hạ 2, xã An Định | 2 | - | 917 m2 | Phòng học quy cách phổ thông |
Ấp An Lợi, xã An Thới | 3 | - | 2680 m2 | Phòng học quy cách phổ thông | ||
4 | Giồng Trôm | Ấp 4, xã Hưng Nhượng | 2 | - | 258 m2 | Phòng học quy cách phổ thông |
Khu phố 3, Thị trấn Giồng Trôm | 3 | - | 408 m2 | Phòng học quy cách phổ thông | ||
5 | Ba Tri | Ấp Giồng Xoài, xã An Đức | 1 | - | 598 m2 | Phòng học quy cách phổ thông |
6 | Thạnh Phú | Ấp An Nhơn 2, xã An Nhơn | 2 | - | 1000 m2 | Phòng học quy cách phổ thông |
Tiểu học Thạnh Phong A | 3 | - | 499 m2 | Phòng học quy cách phổ thông | ||
Cộng toàn tỉnh: | 32 | 0 | 13.349 m2 |
|
- 1Quyết định 3074/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, chuyên nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Nghị quyết 147/2014/NQ-HĐND về phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2017 phát triển giáo dục mầm non thành phố Hà Nội đến năm 2020
- 4Nghị quyết 82/2017/NQ-HĐND về chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- 5Quyết định 4295/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 6Nghị quyết 96/2018/NQ-HĐND về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo
- 7Kế hoạch 370/KH-UBND năm 2019 về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019-2025
- 8Nghị quyết 386/2021/NQ-HĐND về chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2033
- 1Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 2Quyết định 3074/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, chuyên nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Nghị định 59/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 4Nghị quyết 147/2014/NQ-HĐND về phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5Quyết định 16/2016/QĐ-UBND về chính sách ưu đãi đầu tư dự án xã hội hóa có sử dụng đất tại đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 6Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2017 phát triển giáo dục mầm non thành phố Hà Nội đến năm 2020
- 7Nghị quyết 82/2017/NQ-HĐND về chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- 8Quyết định 4295/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 9Nghị quyết 96/2018/NQ-HĐND về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo
- 10Kế hoạch 370/KH-UBND năm 2019 về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019-2025
- 11Nghị quyết 386/2021/NQ-HĐND về chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2033
Kế hoạch 5742/KH-UBND năm 2017 về xã hội hóa đầu tư phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017-2010 và định hướng đến năm 2025
- Số hiệu: 5742/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Hữu Phước
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra