- 1Luật thi hành án dân sự 2008
- 2Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 3Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 76/QĐ-BTP về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 550/KH-UBND | Bình Thuận, ngày 18 tháng 02 năm 2020 |
Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và triển khai thực hiện Quyết định số 76/QĐ-BTP ngày 15 tháng 01 năm 2020 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2020; UBND tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2020, nội dung cụ thể như sau:
1. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. Xem xét, đánh giá khách quan thực trạng thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành (Lĩnh vực bảo vệ môi trường) và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp (Theo dõi tình hình thi hành Luật Thi hành án dân sự và đăng ký giao dịch bảo đảm) năm 2020, nhằm phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập kịp thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
1. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, nội dung và hình thức theo dõi thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ- CP.
2. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các sở, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện công việc được giao.
3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
I. Đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành
1. Lĩnh vực, phạm vi lĩnh vực theo dõi
- Lĩnh vực theo dõi: Tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Phạm vi theo dõi: Việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nước, đất, không khí, quản lý chất thải.
2. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật
2.1. Ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường
a) Nội dung hoạt động: Trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, các sở, ngành và địa phương ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Sản phẩm đầu ra: Kế hoạch theo dõi về tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ngành và địa phương.
c) Cơ quan thực hiện: Các sở, ngành và UBND cấp huyện. d) Thời gian thực hiện: Trong tháng 02 năm 2020.
2.2. Hướng dẫn, đôn đốc các sở ngành và địa phương thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường
a) Nội dung hoạt động: Tổ chức nghiên cứu, rà soát, tổng hợp để xây dựng hệ thống văn bản QPPL về bảo vệ môi trường; Ban hành công văn hướng dẫn, đôn đốc các sở ngành và địa phương thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Sản phẩm đầu ra: Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; các công văn hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật.
c) Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan và các địa phương.
d) Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
2.3. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có)
a) Nội dung hoạt động:
- Tiếp nhận, thu thập thông tin phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin từ quản lý nhà nước theo lĩnh vực; thông tin qua công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý, truy tố, xét xử.
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
b) Sản phẩm đầu ra: Văn bản xử lý hoặc văn bản kiến nghị xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật.
c) Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan và các địa phương.
d) Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
2.4. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường
a) Nội dung hoạt động: Tổ chức kiểm tra liên ngành theo Kế hoạch này và kế hoạch kiểm tra đột xuất về tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Phạm vi kiểm tra: Kiểm tra tình hình chung về thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện và một số doanh nghiệp.
c) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả kiểm tra.
d) Đoàn kiểm tra liên ngành do Lãnh đạo Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn, thành viên là đại diện các sở, ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Bình Thuận và bộ phận trực tiếp tham mưu công tác theo dõi thi hành pháp luật của Sở Tư pháp.
đ) Đơn vị được kiểm tra:
- Cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cấp huyện: UBND các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Tuy Phong, Phú Quý và thành phố Phan Thiết.
- Doanh nghiệp: Do Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn.
e) Thời gian kiểm tra: Quý II, III, IV năm 2020.
2.5. Hội nghị, tọa đàm tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường
a) Nội dung hoạt động: Tổ chức hội nghị, tọa đàm tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
c) Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị có liên quan và các địa phương.
d) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo trình UBND tỉnh về kết quả tổ chức hội nghị, tọa đàm.
đ) Đối tượng: Các cơ quan, đơn vị liên quan; Doanh nghiệp.
e) Địa điểm thực hiện: Do các Sở chủ động tổ chức thực hiện. g) Thời gian thực hiện: Quý III, IV năm 2020.
II. Đối với lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp
1. Phạm vi, lĩnh vực theo dõi:
Theo dõi tình hình thi hành Luật Thi hành án dân sự và tình hình thi hành pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, cụ thể như sau:
1.1. Cục Thi hành án dân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức theo dõi tình hình thi hành Luật Thi hành án dân sự.
Phạm vi theo dõi: Hồ sơ, trình tự, thủ tục thi hành án dân sự.
1.2. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Phạm vi theo dõi: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.
2. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật
2.1. Tổ chức thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật (nếu có)
a) Nội dung hoạt động:
- Tiếp nhận, thu thập thông tin từ văn bản, báo cáo của các cơ quan nhà nước về tình hình thi hành pháp luật.
- Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân phản ánh, cung cấp.
b) Đơn vị chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Sở Tư pháp.
c) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương.
2.2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
a) Nội dung hoạt động: Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được giao quản lý.
b) Đơn vị chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Sở Tư pháp.
c) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức, cá nhân có liên quan.
d) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả kiểm tra và các văn bản khác trong phạm vi thẩm quyền.
2.3. Hội nghị, tọa đàm, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật
a) Nội dung hoạt động: Tổ chức hội nghị, tọa đàm, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được giao quản lý.
b) Đơn vị chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Sở Tư pháp.
c) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức, cá nhân có liên quan.
d) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả tổ chức hội nghị, tọa đàm, điều tra, khảo sát.
2.4. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Nội dung hoạt động:
- Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, kịp thời xử lý hạn chế, bất cập, vướng mắc trong lĩnh vực được giao quản lý đã phát hiện được trong quá trình thu thập thông tin, kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình theo dõi thi hành pháp luật.
- Công bố công khai kết quả theo dõi thi hành pháp luật trong 02 lĩnh vực được nêu trong Kế hoạch này.
b) Đơn vị chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Sở Tư pháp.
c) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức, cá nhân có liên quan.
d) Sản phẩm đầu ra: Văn bản xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật.
1. Sở Tư pháp
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2020 (gọi tắt là Đoàn Kiểm tra) để thực hiện kiểm tra. Đồng thời, thông báo lịch kiểm tra cụ thể cho các cơ quan, đơn vị để thực hiện nghiêm túc các nội dung kiểm tra.
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng báo cáo theo từng nội dung công tác; đồng thời thực hiện việc tổng hợp kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường vào báo cáo chung về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2020 của tỉnh để gửi Bộ Tư pháp đúng thời gian quy định.
2. Các sở, ngành
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn kịp thời ban hành Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường và lĩnh vực trọng tâm phù hợp với tình hình thực tế của ngành và địa phương mình.
- Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung kế hoạch; cử cán bộ tham gia Đoàn Kiểm tra của tỉnh khi có yêu cầu.
- Bố trí cán bộ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
3. UBND cấp huyện
- Kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND cấp xã phối hợp chặt chẽ với Phòng Tư pháp, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch tham mưu, giúp UBND cùng cấp triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung Kế hoạch.
- Bố trí cán bộ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
4. Các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp được kiểm tra
Thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các yêu cầu của Đoàn Kiểm tra trong việc báo cáo các nội dung kiểm tra, theo dõi và tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được giao.
5. Công tác báo cáo
Các sở, ngành và địa phương báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của Sở Tư pháp và tổng hợp vào báo cáo chung về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2020, gửi về Sở Tư pháp trước ngày 05/12/2020 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh đúng thời gian quy định.
Kinh phí cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào do ngân sách Nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3982/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Kế hoạch 458/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2020
- 3Kế hoạch 22a/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 4Quyết định 230/QĐ-UBND về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2020
- 5Quyết định 3490/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6Chỉ thị 384/CT-UBND về thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 7Kế hoạch 60/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2021 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 1Luật thi hành án dân sự 2008
- 2Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 3Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 3982/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5Quyết định 76/QĐ-BTP về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2020
- 6Kế hoạch 458/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2020
- 7Kế hoạch 22a/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 8Quyết định 230/QĐ-UBND về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2020
- 9Quyết định 3490/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 10Chỉ thị 384/CT-UBND về thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 11Kế hoạch 60/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2021 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
Kế hoạch 550/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2020
- Số hiệu: 550/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/02/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Nguyễn Ngọc Hai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/02/2020
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định