Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 4 năm 2020 |
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Để chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm đạt hiệu quả và theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 484/SYT-TTr ngày 01/4/2020, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020 (sau đây gọi tắt là dịch bệnh) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể như sau:
I. Tình hình dịch bệnh trong nước năm 2019
Tại Việt Nam, trong năm 2019 không ghi nhận sự xâm nhập của các bệnh nguy hiểm mới nổi, các bệnh dịch lưu hành tiếp tục được khống chế, tỷ lệ mắc và tử vong của hầu hết các bệnh dịch truyền nhiễm lưu hành thấp hơn so với trung bình giai đoạn 5 năm qua, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tiêm phòng có tỷ lệ mắc giảm mạnh do duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao: Tiếp tục giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, Bệnh tay chân miệng giảm 19,2%, Bệnh viêm não vi rút giảm 21,3%, Bệnh viêm não Nhật Bản giảm 49,8%, Bệnh sốt rét: Giảm 10,9%, Bệnh tả: Trong 8 năm trở lại đây không ghi nhận trường hợp mắc.
Tuy nhiên, một số bệnh truyền nhiễm còn lưu hành như sốt xuất huyết có số mắc gia tăng cục bộ tại một số địa phương vào các tháng cao điểm, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; bệnh sởi ghi nhận rải rác tại một số tỉnh, thành phố; cúm gia cầm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), cúm A(H7N9) trên người tuy nhiên vẫn ghi nhận các ổ dịch cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) trên các đàn gia cầm tại một số tỉnh, thành phố.
Cuối năm 2019, bệnh viêm đường hô hấp do SARS-CoV-2 xuất hiện tại Trung Quốc và bắt đầu lây lan ra các nước trên thế giới, đến nay dịch bệnh đã bùng phát mạnh tại hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 gây ra. Dịch bệnh COVID-19 đang lây lan tại các tỉnh, thành trên cả nước gây ảnh hưởng mọi mặt đời sống, kinh tế xã hội.
II. Tình hình mắc một số bệnh truyền nhiễm trong tỉnh những năm gần đây và năm 2019
Trong 5 năm (2015 - 2019) tại Quảng Ngãi cho thấy 10 bệnh có số ca mắc cao nhất lần lượt là: Tiêu chảy, cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ trực trùng, quai bị, thủy đậu, lỵ a mip, viêm não vi rút, sốt rét.
1. Phân tích tình hình dịch bệnh theo 5 nhóm bệnh cơ bản
a) Nhóm các bệnh đường tiêu hóa
- Bệnh chân tay miệng: Sau đợt bùng phát bệnh năm 2011 số ca mắc có xu hướng giảm dần. Trong năm 2019, bệnh ghi nhận tại 136/184 xã, phường của 14/14 huyện, thành phố với 1.595 ca mắc (0 tử vong). So với cùng kỳ năm 2018, số ca mắc giảm 25,41% (2.115 ca). Bệnh tăng mạnh từ tháng 8 đến tháng 11 và có xu hướng giảm dần vào cuối năm. Địa phương có số ca mắc/100.000 cao nhất tỉnh: Minh Long (375,92),Thành phố (241,21), Tư Nghĩa (214,10), Sơn Tịnh (138,92), Bình Sơn (108,16). Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu trẻ dưới 5 tuổi chiếm 94,6% và 78,2% mắc tại nhà.
- Bệnh tiêu chảy: Xảy ra quanh năm, thường có xu hướng tăng vào đầu năm và giảm vào những tháng cuối năm. Tính trung bình hàng tháng có gần 600 trường hợp mắc. Năm 2019, bệnh tiêu chảy có số trường hợp mắc giảm 16% so với cùng kỳ năm 2018 và giảm 9,96% so với trung bình từ 2015-2019
- Bệnh lỵ trực trùng: Năm 2019 ghi nhận 276 trường hợp mắc, không có tử vong, số trường hợp mắc giảm 16,1 % so với cùng kỳ năm 2018 (329 trường hợp) và giảm 11% so với trung bình 5 năm (2015-2019).
- Lỵ a mip: Năm 2019 số trường hợp mắc (274 trường hợp) giảm 30% so với năm 2018 (256 trường hợp).
b) Nhóm các bệnh do muỗi truyền
- Bệnh sốt xuất huyết: Năm 2019 số ca mắc trên địa bàn là 3.777 ca. So với cùng kỳ 2018, số mắc tăng 3.76 lần. Từ năm 2015 - 2019, sốt xuất huyết tăng giảm có chu kỳ hàng năm, đỉnh dịch tập trung từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Bệnh tập trung chủ yếu ở các huyện Bình Sơn, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Sơn Tịnh và thành phố Quảng Ngãi.
- Bệnh sốt rét: Năm 2019 toàn tỉnh ghi nhận 09 bệnh nhân sốt rét (01 nội địa, 08 ngoại lai) giảm 57% so với năm 2018. Tử vong do sốt rét: Không.
c) Nhóm dịch bệnh có vắc xin phòng bệnh
- Từ năm 2015-2019 các bệnh có vắc xin phòng bệnh ghi nhận số trường hợp mắc thấp. Năm 2019, toàn tỉnh ghi nhận 31 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, tử vong 03 (01 Tây Trà, 02 Sơn Hà). So với năm 2018 số trường hợp mắc bạch hầu tăng 30 trường hợp, tử vong tăng 02 trường hợp. Hầu hết các trường hợp này đều không được tiêm phòng đầy đủ; ghi nhận 02 trường hợp mắc ho gà: 01 thành phố Quảng Ngãi, 01 Tư Nghĩa, cả 02 trường hợp đều chưa đến tuổi tiêm chủng.
- So với các bệnh được đưa vào tiêm chủng thường xuyên, các bệnh không được đưa vào tiêm chủng thường xuyên có tỷ lệ mắc cao nhất trong 5 năm gần đây (2015-2019) như quai bị, thủy đậu.
d) Nhóm dịch bệnh lây từ động vật: Từ năm 2015 đến năm 2019, số người tiêm vắc xin dại ngày càng tăng; năm 2019 toàn tỉnh ghi nhận 10.474 người tiêm vắc xin dại và 2.498 người tiêm huyết thanh kháng dại, tăng lần lượt 3,22% và 7,2% so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2019 ghi nhận 01 trường hợp tử vong tại xã Sơn Trung, huyện Sơn Hà do không tiêm vắc xin dại.
e) Nhóm dịch bệnh mới nổi
- Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân: Năm 2019 không ghi nhận trường hợp mắc mới. Tích lũy từ khi xuất hiện 19/4/2011 đến nay toàn tỉnh ghi nhận 241 trường hợp tại huyện Ba Tơ (xã Ba Xa, Ba Vinh, Ba Ngạc, Ba Tô, Ba Điền, Ba Nam) và huyện Sơn Hà (xã Sơn Ba) trong đó có 16 trường hợp tử vong.
- Các bệnh Zika, Mer-CoV, Ebola, Cúm A, Whitmore, COVID-19... Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Trong khi các nguồn nhân lực, vật lực, tài chính phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh còn không ít thiếu thốn, hạn chế.
- Áp lực và yêu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao.
- Tình hình các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch trên thế giới còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là COVID-19.
B. KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2020
1. Mục tiêu chung
Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân và góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Dự phòng, ngăn chặn, cảnh báo sớm và đáp ứng kịp thời với các bệnh dịch nguy hiểm mới nổi, tái nổi, bệnh lây truyền từ động vật sang người như COVID-19, viêm đường hô hấp cấp tỉnh Trung Đông (MERS-CoV), cúm A(H1N1, H5N1, H7N9), Zika, tả, thương hàn... Giảm số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm lưu hành như: Tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản, viêm màng não do não mô cầu, dại, Rota vi rút, thủy đậu, quai bị, bệnh liên cầu lợn ở người và các bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Huy động sự tham gia tích cực và xác định vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội.
- Tăng cường công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền để từng bước nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân trong phòng bệnh, phát hiện dịch bệnh và phối hợp xử lý khi có dịch.
- Củng cố hệ thống giám sát dịch có đủ năng lực về: Giám sát thường xuyên, ứng dụng công nghệ thông tin, thu thập, phân tích, phiên giải số liệu vê bệnh truyền nhiễm. Cảnh báo được dịch và nguy cơ gây dịch bệnh. Lập được chương trình hành động thiết thực, hiệu quả cho phòng, chống dịch bệnh.
- Chủ động sẵn sàng các phương án cụ thể khi có dịch xảy ra ở diện rộng.
- Nâng cao năng lực trong khâu lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm của hệ thống xét nghiệm; củng cố, mở rộng các xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh của phòng xét nghiệm tại tỉnh.
- Đảm bảo đủ thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh ở các tuyến.
1. Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19)
Phát hiện sớm, cách ly triệt để các trường hợp COVID-19, khoanh vùng, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong trên địa bàn tỉnh. Hạn chế, giảm thiểu tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế, trật tự, an toàn xã hội. Các cấp, các ngành tích cực, chủ động thực hiện kế hoạch phòng, chống COVID-19 trên địa bàn tỉnh đạt mục tiêu đề ra.
- Tỷ lệ mắc/100.000 dân năm 2020 là: 148.88. Cụ thể: 1.824 ca
- 10% số bệnh nhân nghi sốt xuất huyết được chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh (182 mẫu).
- 3% số bệnh nhân nghi sốt xuất huyết được chẩn đoán phân lập vi rút (54 mẫu).
- Giảm 5% số mắc so với trung bình giai đoạn 05 năm 2015-2019, cụ thể số mắc <87/100.000 dân (1.156ca), không có ca tử vong, khống chế không để dịch lớn xảy ra.
- 100% ca bệnh độ 2b trở lên được lấy mẫu phân lập vi rút.
- Phát hiện sớm các trường hợp người bị động vật (chó, mèo) nghi dại cắn để theo dõi và tiêm phòng kịp thời, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại.
- 100% các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền phòng, chống bệnh dại.
100% ca viêm não vi rút được điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đúng quy định. Không để dịch xảy ra.
6. Cúm A(H1N1, H5N1, H7N9, H5N6)
- Tăng cường năng lực hệ thống giám sát, đảm bảo phát hiện sớm 100% ca bệnh, chùm ca bệnh nghi cúm A đầu tiên; tổ chức cách ly, điều trị, khoanh vùng, dập dịch kịp thời, hạn chế thấp nhất tử vong do dịch.
- Theo dõi quản lý 100% trường hợp có tiếp xúc gần với người bệnh, người từ vùng dịch trở về, người có yếu tố dịch tễ liên quan.
- Phối hợp với cơ quan thú y: Giám sát, xử lý 100% ổ dịch cúm gia cầm.
Phát hiện sớm trường hợp nhiễm vi rút Zika, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng, tử vong do bệnh gây ra.
8. Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng
- Giám sát liệt mềm cấp (LMC) đúng quy trình. (Chỉ tiêu giám sát phát hiện ≥ 4 ca, đạt > 1/100.000 trẻ dưới 15 tuổi).
- Không có ca bại liệt.
- Giám sát tất cả những ca CSS/UVSS (Chỉ tiêu giám sát phát hiện ≥ 83 ca đạt > 4/1.000 trẻ đẻ sống).
- Điều tra và lấy huyết thanh 100% ca phát ban nghi Sởi/Rubella, đảm bảo không có dịch sởi xảy ra, chỉ tiêu giám sát phát hiện ≥ 67 ca nghi sởi.
- Số ca sởi ≤ 67 ca (đạt ≤ 5/100.000 dân).
- Giảm mắc ho gà ≤ 13 ca (≤ 1/100.000 dân).
- Tỷ lệ mắc UVSS < 1/1.000 trẻ đẻ sống/huyện.
- Số ca mắc bạch hầu ≤ 1 ca (đạt ≤ 0,02/100.000 dân)
- Giám sát tất cả các trường hợp Viêm gan B, Thương hàn, nghi ngờ VNNB, Bạch hầu ở trẻ em dưới 15 tuổi.
9. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác
Phát hiện sớm các trường hợp Tả, Liên cầu Lợn, Whitmore, Ebola.., xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng, tử vong do bệnh gây ra.
1. Công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành
- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tại các địa phương từ tỉnh đến cơ sở; phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên.
- Kiện toàn hoặc thành lập mới Đội cơ động giám sát tuyến tỉnh, huyện, thị xã và thành phố, xử lý ổ dịch tại cộng đồng và bệnh viện (khoa nhi & khoa truyền nhiễm).
- Các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch trên địa bàn quản lý.
a) Công tác giám sát bệnh truyền nhiễm
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát dịch tễ để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh; tại khoa Nhiệt đới, khoa Hồi sức Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản nhi tỉnh; bệnh viện huyện; Trạm Y tế xã, tại cộng đồng, phân công cán bộ y tế thôn bản đứng cánh giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ bệnh truyền nhiễm, báo cáo kịp thời cho trạm y tế xã, phối hợp điều tra xác minh trường hợp bệnh.
b) Công tác phát hiện, xử lý kịp thời nguồn lây, ngăn chặn đường lây truyền
Tầm soát thường xuyên bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện từ tỉnh, huyện, trạm y tế xã và cộng đồng thông qua y tế thôn bản; theo dõi cập nhật thường xuyên trên phần mềm, phản hồi thông tin và phối hợp tuyến dưới điều tra, giám sát, nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống của dịch bệnh tại cộng đồng. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ bệnh, khẩn trương khoanh vùng, cách ly và xử lý triệt để. Việc xử lý ổ dịch phải tuân thủ theo các quy định của Bộ Y tế.
c) Công tác truyền thông
Biên soạn tài liệu truyền thông, tờ rơi, áp phích, băng đĩa với nội dung và hình ảnh rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với từng nhóm đối tượng và phong lục tập quán lại mỗi địa phương. Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thường xuyên bằng nhiều hình thức (phát băng tuyên truyền trên sóng phát thanh truyền hình, xe loa tuyên truyền, cấp phát tờ rơi, tuyên truyền trực tiếp tại các cuộc họp dân ở tổ dân phố, thôn, bản).
Đẩy mạnh công tác truyền thông đến người dân và cộng đồng thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng nước sạch, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng hóa chất sát khuẩn thông thường, không khạc nhổ bừa bãi, nằm màn, khơi thông cống rãnh, lật úp các vật dụng nơi muỗi đẻ, phát hiện triệu chứng bệnh và đến cơ sở y tế gần nhất để phòng tránh lây lan bệnh, những bệnh lây qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp, qua véc tơ truyền bệnh.
d) Công tác tập huấn: Tổ chức tập huấn về công tác giám sát và phòng, chống các bệnh truyền nhiễm cho cán bộ huyện, xã và y tế thôn bản, tập huấn giám sát sốt xuất huyết, cho cán bộ tuyến tỉnh và huyện. Tập huấn phiên bản mới phần mềm Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và triển khai cho tuyến xã.
đ) Công tác đảm bảo hậu cần
- Chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ thuốc, hóa chất khử trùng, trang bị bảo hộ, máy phun hóa chất phục vụ phòng, chống dịch bệnh năm 2020;
- Đảm bảo kinh phí truyền thông, giám sát, tập huấn phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm năm 2020.
e) Thông tin, báo cáo
- Thực hiện nghiêm túc chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của bộ trưởng Bộ Y tế.
- Khi có dịch bệnh xảy ra, hàng ngày, từ 14 giờ đến 15 giờ các địa phương tổng hợp báo cáo ca bệnh và các hoạt động phòng, chống về Sở Y tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, email: ytdpqngai2010@gmail.com, điện thoại: 0255.3824.989) để tổng hợp báo cáo.
TT | Các hoạt động chính | Tháng/năm 2020 | Đơn vị thực hiện | |||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |||
1 | Xây dựng, phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| UBND các cấp, ngành Y tế |
2 | Tổ chức thực hiện các hoạt động chính về phòng, chống dịch bệnh trong năm: Vệ sinh yêu nước; phong trào cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh; chiến dịch VSMT, diệt muỗi, diệt bọ gậy, tiêm chủng… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| UBND các cấp, ngành Y tế |
3 | Hoạt động giám sát dịch bệnh, tiêm chủng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngành Y tế phối hợp với các sở, ban ngành. |
4 | Hoạt động tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngành Y tế |
5 | Truyền thông GDSK |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngành Y tế và các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan |
6 | Đảm bảo công tác hậu cần |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - UBND các cấp; Các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư. |
7 | Thông tin, báo cáo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - UBND các cấp - Các đơn vị y tế |
8 | Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| UBND các cấp, ngành Y tế, các sở, ngành liên quan |
9 | Hội nghị, sơ kết, tổng kết năm 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - UBND các cấp, Sở Y tế, các sở, ban, ngành |
1. Sở Y tế
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, các sở, ngành tổ chức triển khai và thực hiện kế hoạch đạt mục tiêu đề ra.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng Kế hoạch triển khai phòng, chống COVID-19; bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, bệnh Zika, cúm A(H5N1), cúm A(H5N2), cúm A (H7N9), cúm A(H10N8), viêm màng não do não mô cầu, bạch hầu, hội chứng viêm da dày sừng, Ebola, MERS-CoV...; giám sát chặt chẽ, phát hiện và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, ngăn chặn biến chứng và hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong; chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu, điều trị để kịp thời chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân trong trường hợp xảy ra dịch trên diện rộng; thành lập các đội cấp cứu lưu động ở tất cả các tuyến y tế, sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị trong cấp cứu, điều trị bệnh nhân.
- Lập dự toán kinh phí cụ thể phục vụ công tác phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm gây dịch gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống bệnh tại địa phương về: công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, triển khai phát động phong trào vệ sinh yêu nước; phong trào cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh; chiến dịch VSMT, diệt muỗi, diệt bọ gậy, các chiến dịch truyền thông... tại các địa phương và các cơ sở khám, chữa bệnh. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh phối hợp với ngành y tế các cấp tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ huynh học sinh, giáo viên, cô nuôi dạy trẻ các biện pháp phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm ở người như: COVID-19, tay chân miệng, sốt xuất huyết, Zika, cúm A(H5N1), cúm A(H5N2), cúm A (H7N9), cúm A(H10N8) ở người, viêm màng não do não mô cầu, sởi-rubella, bạch hầu, Ebola, MERS-CoV...
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện tốt các nội dung: vệ sinh môi trường, khử trùng tẩy uế môi trường, dụng cụ đồ chơi, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân. Phát động phong trào vệ sinh yêu nước, phong trào cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh trong toàn ngành giáo dục.
- Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, chỉ đạo, giám sát các hoạt động phòng, chống các dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục và chăm sóc trẻ.
- Khi phát hiện các ổ dịch tại cơ sở giáo dục phải thông báo kịp thời cho cơ sở y tế và phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế
3. Sở Tài chính
Thẩm định dự toán kinh phí phòng, chống dịch bệnh và tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh năm 2020 (gồm các nội dung mua thuốc, hóa chất, vật tư phòng, chống dịch, tập huấn, hoạt động tuyên truyền, giám sát, phun hóa chất xử lý dịch...) theo quy định hiện hành.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính xem xét thẩm định dự toán kinh phí phòng, chống dịch bệnh do Sở Y tế lập, trình UBND tỉnh quyết định đảm bảo kinh phí triển khai các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với ngành Y tế tuyên truyền cho người dân cảnh giác với dịch cúm gia cầm, không ăn tiết canh và các sản phẩm gia cầm chưa nấu chín, không ăn gia cầm mắc bệnh và thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc, chế biến gia cầm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo Chi cục Thú y thông báo kịp thời cho ngành y tế khi phát hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để phối hợp thực hiện các biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh lây từ gia súc, gia cầm sang người.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi
- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Y tế: Hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh để người dân nhận thức đúng, đầy đủ về sự nguy hiểm, nguyên nhân, đường lây truyền, triệu chứng và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để chủ động phòng ngừa dịch bệnh ngay tại gia đình, cộng đồng.
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi tăng thời lượng thông tin, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; tuyên truyền những hành vi không có lợi cho sức khỏe để người dân biết và phòng tránh... Lồng ghép chương trình truyền thông phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm ở người vào chuyên mục “Sức khỏe cộng đồng”. Tăng cường công tác truyền thông phát động phong trào vệ sinh yêu nước, phong trào cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tăng cường nắm bắt thông tin về khách du lịch, đặc biệt những người đến từ vùng có dịch để truyền thông, vận động người dân, khách du lịch tự giám sát sức khỏe, kịp thời khai báo với cơ quan y tế để phòng, chống COVID-19 và dịch bệnh truyền nhiễm khác.
- Kịp thời chỉ đạo, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo việc theo dõi khách du lịch từ vùng có dịch đến Quảng Ngãi, tổ chức lễ hội, sự kiện phù hợp với tình hình dịch bệnh, không để bùng phát dịch bệnh.
8. Các sở, ban, ngành có liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ, tùy vào diễn biến tình hình dịch trên địa bàn tỉnh chủ động, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo không để dịch bệnh phát sinh và lan rộng trên địa bàn tỉnh.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các hội, đoàn thể tích cực và chủ động tham gia cùng chính quyền các cấp và ngành y tế thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân.
10. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn phối hợp tham mưu xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2020 trên địa bàn quản lý; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, tay chân miệng, sốt xuất huyết, Zika, viêm màng não do não mô cầu, sởi-rubella, Bạch hầu, cúm A(H5N1), cúm A(H5N2), cúm A (H7N9), cúm A(H10N8) ở người, Ebola, MERS-CoV...
- Phối hợp chỉ đạo và tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và tập trung xử lý triệt để ngay từ trường hợp mắc bệnh đầu tiên, khống chế không để dịch lây lan ra diện rộng.
- Huy động hệ thống chính trị và các hội, đoàn thể tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân, vận động nhân dân chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
- Chủ động bố trí, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch từ nguồn ngân sách của huyện, thị xã, thành phố đảm bảo các hoạt động phun hóa chất tẩy uế môi trường, chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy/lăng quăng, các hoạt động phát động phong trào vệ sinh yêu nước, hoạt động cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh.
- Tổng hợp, báo cáo kịp thời cho Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Y tế về diễn biến tình hình bệnh và công tác phòng, chống các bệnh này tại địa phương.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo Sở Y tế để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 47/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2019
- 2Kế hoạch 44/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020
- 3Kế hoạch 31/KH-UBND về phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 4Kế hoạch 2051/KH-UBND về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Bình Thuận năm 2020
- 5Kế hoạch 2787/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên người tỉnh Đồng Nai năm 2020
- 6Quyết định 282/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7Kế hoạch 530/KH-UBND về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 8Kế hoạch 743/KH-UBND về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2021 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 9Kế hoạch 260/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2021
- 1Thông tư 54/2015/TT-BYT hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Kế hoạch 47/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2019
- 3Quyết định 173/QĐ-TTg năm 2020 về công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 44/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020
- 5Kế hoạch 31/KH-UBND về phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 6Kế hoạch 2051/KH-UBND về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Bình Thuận năm 2020
- 7Kế hoạch 2787/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên người tỉnh Đồng Nai năm 2020
- 8Quyết định 282/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9Kế hoạch 530/KH-UBND về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 10Kế hoạch 743/KH-UBND về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2021 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 11Kế hoạch 260/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2021
Kế hoạch 49/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 49/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/04/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Đặng Ngọc Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/04/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra