Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 2051/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 02 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 137/QĐ-BYT ngày 17/01/2020 của Bộ Y tế về ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020 trên địa bàn tỉnh với những nội dung cụ thể sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2019

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM

1. Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại tỉnh

1.1. Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính vùng Trung Đông (MERS- CoV): Không ghi nhận trường hợp mắc MERS-CoV.

1.2. Dịch bệnh do vi rút Zika: Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika.

1.3. Bệnh cúm gia cầm: Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh cúm A (H5N1, H7N9, H5N6…) trên người.

1.4. Bệnh tả: Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh tả.

1.5. Sởi - Rubella: Ghi nhận 401 ca sốt phát ban nghi Sởi/Rubella, trong đó 217 ca dương tính với vi rút sởi và 2 ca dương tính với Rubella.

1.6. Ho gà: Toàn tỉnh ghi nhận 7 ca.

1.7. Bệnh sốt xuất huyết: Toàn tỉnh ghi nhận 6.476 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, có 90 ca nặng, 04 trường hợp tử vong (6.476/4/90), số mắc tăng 4,2 lần so với năm 2018 (1.535/0/12); 10/10 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều có số mắc sốt xuất huyết tăng cao so với năm 2018: Hàm Thuận Nam (929 ca), Hàm Thuận Bắc (909 ca), Tánh Linh (877 ca), Phan Thiết (784 ca), Bắc Bình (670 ca), Tuy Phong (570 ca), Đức Linh (534 ca), Hàm Tân (515 ca), La Gi (499 ca), Phú Quý (99 ca), dịch sốt xuất huyết lưu hành suốt năm 2019. Số ca nặng 90 ca, tăng 7,5 lần so với năm 2018 (12 ca), số ca nặng tập trung chủ yếu ở Đức Linh (36 ca) và Bắc Bình (25 ca). Có 04 trường hợp tử vong tại huyện Tánh Linh, La Gi, Đức Linh, Phú Quý (năm 2018 không có tử vong).

1.8. Bệnh Viêm não vi rút, Viêm não Nhật bản:

1.8.1. Viêm não vi rút:

Toàn tỉnh ghi nhận 4 trường hợp mắc, số mắc giảm 33,33% ca so với cùng kỳ 2018 (6 trường hợp).

1.8.2. Viêm não Nhật Bản:

Toàn tỉnh không ghi nhận trường hợp mắc, số mắc giảm 100% so với năm 2018 (3 trường hợp).

1.9. Bệnh Tay - Chân - Miệng: Ghi nhận 933 trường hợp mắc, không có tử vong (933/0). Số mắc giảm 42,9% so với cùng kỳ năm 2018 (1.634/0). Số mắc tập trung tại Hàm Thuận Bắc (204 trường hợp), Đức Linh (161 trường hợp), Bắc Bình (108 trường hợp). Các địa phương còn lại có số mắc rải rác.

1.10. Bệnh liên cầu lợn ở người: Toàn tỉnh ghi nhận 01 trường hợp mắc, giảm 01ca so với năm 2018 (2 ca).

1.11. Bệnh sốt rét: Số bệnh nhân sốt rét ghi nhận trong năm 2019 là 307 ca, trong đó có 02 ca sốt rét ác tính, không có bệnh nhân tử vong. Số mắc sốt rét tăng 3 lần so với năm 2018 (102 ca). Số mắc sốt rét cao ghi nhận tại Bắc Bình (152 ca), Hàm Thuận Bắc (87 ca), Tánh Linh (49 ca). Riêng huyện Hàm Tân, huyện Phú Quý và thị xã La Gi không ghi nhận ca bệnh.

1.12. Bệnh dại: Toàn tỉnh ghi nhận 3 trường hợp mắc và tử vong do bệnh dại tại Phan Thiết, Tuy Phong và La Gi.

1.13. Bệnh Thủy đậu: Toàn tỉnh ghi nhận 312 trường hợp mắc, giảm 25,5% so với 2018 (419 trường hợp).

1.14. Bệnh Quai bị: Toàn tỉnh ghi nhận 150 trường hợp mắc, giảm 2,5 lần so với 2018 (370 trường hợp).

1.15. Bệnh than: Không ghi nhận trường hợp mắc.

1.16. Bệnh Bạch hầu: Không ghi nhận trường hợp mắc.

1.17. Bệnh Bại liệt: Không ghi nhận trường hợp mắc.

1.18. Bệnh Ebola: Không ghi nhận trường hợp mắc.

2. Đánh giá chung về tình hình dịch bệnh

Tại Bình Thuận có 04 loại bệnh truyền nhiễm mang tính chất dịch lưu hành quanh năm và có nguy cơ gây dịch là bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét, bệnh Tay - Chân - Miệng và bệnh sởi. Dịch xảy ra rải rác, diễn biến phức tạp kéo dài cả năm 2019.

Đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết có số mắc cao nhất từ trước đến nay, 10/10 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều có số mắc tăng rất cao so với cùng kỳ. Số mắc sốt xuất huyết toàn tỉnh tăng 4,2 lần so với năm 2018 và có 04 trường hợp tử vong. Các huyện, thành phố có số mắc cao gồm: Các huyện: Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Bắc Bình và thành phố Phan Thiết.

Bệnh sốt rét: Số mắc tăng gấp 3 lần so với năm 2018, có 02 ca sốt rét ác tính. Số mắc tập trung cao ở các huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong.

Bệnh sởi tăng hơn 30,7 lần so năm 2018 có 8/10 huyện, thị xã, thành phố có số mắc tăng (trừ Hàm Tân và Phú Quý không ghi nhận ca mắc), số mắc tăng cao ở các đơn vị: Phan Thiết, Bắc Bình, Tuy Phong, Tánh Linh và Hàm Thuận Bắc. Không ghi nhận ca tử vong.

Bệnh tay chân miệng giảm 42,9% so với năm 2018, tuy nhiên số mắc vẫn cao, có khả năng gây dịch ở bất kỳ thời điểm nào, số mắc tập trung cao ở các đơn vị: Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Bắc Bình, Phan Thiết, Tánh Linh.

Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác: Các trường hợp mắc bệnh xuất hiện rải rác, không có ổ dịch tập trung.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH ĐÃ TRIỂN KHAI

1. Công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo

- Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, chỉ đạo ngành Y tế và các ngành liên quan tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh, trong đó tập trung công tác tuyên truyền, phòng chống dịch và các bệnh hay gặp trong mùa lễ hội, xuân hè, thu đông (bệnh cúm, sốt xuất huyết, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa...), tăng cường phòng chống bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, rà soát đánh giá, xác định đối tượng, độ tuổi, vùng nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh để kịp thời khống chế không để dịch bệnh lan rộng.

2. Các hoạt động phòng chống dịch cụ thể

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

- Công văn số 1529-CV/TU ngày 23/8/2019 của Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết.

- Kế hoạch số 528/KH-UBND ngày 13/02/2019 của UBND tỉnh về việc triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi – Rubella cho trẻ 1-5 tuổi các huyện nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh năm 2019.

- Kế hoạch số 557/KH-UBND ngày 19/02/2019 của UBND tỉnh về việc triển khai uống bổ sung vắc xin bại liệt (bOPV) cho trẻ dưới 5 tuổi huyện Tánh Linh năm 2019.

- Quyết định số 685/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành định mức, thiết bị lạnh bảo quản, vận chuyển vắc xin trong tiêm chủng mở rộng tuyến tỉnh, huyện, xã.

- Chỉ thị số 07/KH-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống, chống dịch bệnh sởi.

- Kế hoạch số 1522/KH-UBND ngày 06/5/2019 của UBND tỉnh về Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2019 trên địa bàn tỉnh.

- Công văn số 1521/UBND-KGVXNV ngày 06/05/2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết.

- Công văn số 3279/UBND-KGVXNC ngày 03/9/2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết

3. Công tác kiểm tra, giám sát, thông tin, báo cáo

- UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế và các sở, ngành, địa phương có liên quan tiến hành kiểm tra các tuyến về công tác phòng, chống dịch sốt rét, sốt xuất huyết, tay chân miệng, công tác tiêm chủng mở rộng theo định kỳ 3, 6, 9 tháng và hàng năm hoặc đột xuất khi có dịch xảy ra tại các địa phương.

- Hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm các tuyến hoạt động đảm bảo, kịp thời thông tin và báo cáo theo đúng quy định.

4. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe

Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, thị xã, thành phố về phòng chống dịch bệnh; cấp phát băng rôn, tờ rơi… cho tuyến dưới nhằm triển khai thực hiện các đợt truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân.

5. Kết quả thực hiện chỉ tiêu: (Đính kèm Phụ lục 1).

III. KHÓ KHĂN, TỒN TẠI

- Một số bệnh truyền nhiễm lưu hành tại tỉnh tăng cao so với năm 2018, có nguy cơ bùng phát dịch nếu không ngăn chặn kịp thời (sốt xuất huyết, sốt rét, sởi).

- Do tác động biến đổi khí hậu và sự khác biệt về vùng, miền, thời tiết và chu kỳ phát triển của bệnh là những yếu tố thuận lợi cho muỗi gây bệnh sốt xuất huyết và sốt rét, nên có thể bùng phát dịch bất cứ lúc nào.

- Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng. Việc khống chế sự gia tăng số mắc sốt xuất huyết gặp nhiều hạn chế do thói quen trữ nước mưa sinh hoạt của người dân, quá trình đô thị hóa mạnh là nơi có rất nhiều ổ đọng nước tạo môi trường thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh sốt xuất huyết.

- Công tác phòng chống sốt rét gặp nhiều khó khăn, triển khai chiến dịch phun và tẩm mùng bằng hóa chất diệt muỗi ở những vùng sốt rét lưu hành chưa kịp thời, nguồn kinh phí hạn chế... Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở những xã miền núi, xã đồng bào dân tộc ít người, chủ yếu người dân đi làm rẫy, săn bắn ở lại qua đêm trong rừng, một bộ phận dân cư di biến động, khó kiểm soát, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt rét.

- Bệnh tay chân miệng giảm so cùng kỳ 2018 nhưng việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn vì không có biện pháp dự phòng đặc hiệu, các thói quen hành vi không hợp vệ sinh và ý thức về phòng chống bệnh của người dân chưa cao.

- Bệnh cúm gia cầm lây sang người như cúm A(H5N1, H7N9 …) luôn tiềm ẩn bùng phát do vẫn ghi nhận dịch cúm trên gia cầm tại địa phương, bên cạnh đó với tập quán chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, điều kiện kinh tế, vệ sinh thấp kém ở một số bộ phận dân cư, cùng với việc hạn chế về quản lý mua bán, giết mổ, sử dụng gia cầm ốm, chết ....

- Việc khống chế bệnh dại còn gặp nhiều khó khăn vì bệnh dại trên đàn chó chưa được kiểm soát tốt ở các vùng nông thôn do tỷ lệ đàn chó được tiêm phòng chưa cao, số lượng chó nuôi trong dân không kiểm soát được, đa số chó thả rong không được rọ mõm. Mặt khác nhận thức của người dân về nguy cơ của bệnh dại còn hạn chế, còn ghi nhận nhiều trường hợp tử vong vì bệnh dại do người dân không chủ động, tự giác đi tiêm phòng vắc xin dại, một số trường hợp không có đủ kinh phí tiêm phòng hoặc vẫn sử dụng thuốc nam để điều trị khi bị chó, mèo nghi dại cắn.

- Bệnh liên cầu lợn vẫn xảy ra rải rác do người dân còn có thói quen sử dụng sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín, chế biến không hợp vệ sinh và dễ lây nhiễm như tiết canh, nem ..., ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm chưa cao, việc chăn nuôi nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh chuồng trại, cung cấp và bán sản phẩm từ lợn nhiễm bệnh khó kiểm soát.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường, gia tăng dân số, giao lưu đi lại của người dân ngày càng gia tăng, đặc biệt hậu quả của thiên tai, lụt bão có thể làm phát sinh, phát triển dịch bệnh.

- Một số địa phương các cấp chính quyền chưa thật sự chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh, việc phối hợp giữa ngành Y tế và các ban ngành đoàn thể của địa phương thiếu chặt chẽ; kinh phí cho công tác phòng chống dịch chưa được đầu tư đúng mức.

Các hoạt động phòng chống dịch thuộc chương trình Mục tiêu y tế dân số quốc gia như: Dự án Tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh sốt xuất huyết, sốt rét... nguồn kinh phí bị cắt giảm ảnh hưởng rất lớn đến đến việc triển khai các chương trình và nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.

IV. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2020 TẠI TỈNH

(Đính kèm Phụ lục 2).

Phần II

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Giảm 5-10% tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình hàng năm giai đoạn 2015-2019. Khống chế kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống dịch, thành lập các đội đáp ứng nhanh trong giai đoạn xảy ra dịch. Củng cố Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, tăng cường trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên.

- Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm.

- Tăng cường năng lực hệ thống điều trị để phát hiện sớm, phân luồng khám bệnh, thực hiện cách ly kịp thời đối với bệnh COVID-19, thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm khác nhằm không để lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, giảm biến chứng và giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.

- Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng chống dịch bệnh.

- Tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành liên quan triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, kiểm tra, giám sát các hoạt động tại địa phương.

- Đảm bảo đủ kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, khu cách ly đối với bệnh COVID-19, đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch.

II. CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN

1. 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời. Đặc biệt đối với dịch bệnh COVID-19.

2. 100% cán bộ làm công tác thống kê báo cáo các bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, công tác thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm, nâng cao chất lượng và sử dụng báo cáo bằng phần mềm qua mạng internet.

3. Giảm 5% số mắc do các bệnh truyền nhiễm phổ biến so với năm2019.

4. Khống chế trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm phổ biến.

5. Chỉ tiêu cụ thể: (Đính kèm Phụ lục 3).

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo

- Củng cố hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (COVID-19), dịch Cúm A (H5N1), Cúm A(H7N9), đội phòng chống dịch các tuyến và các phòng xét nghiệm, nâng cao năng lực chẩn đoán, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống và ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 để kịp thời lấy mẫu xét nghiệm, cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch không để dịch lan rộng ra cộng đồng.

- Tăng cường trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh, sớm phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, cấp và bổ sung kinh phí cho công tác phòng chống dịch bệnh và các chương trình y tế mục tiêu.

- Tăng cường xã hội hóa công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, huy động sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân nhằm phát huy hiệu quả phòng chống dịch một cách cao nhất.

- Tăng cường phối hợp giữa ngành y tế với các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp trong việc vận động nhân dân, tổ chức thực hiện các hoạt động của cộng đồng, chủ động phòng chống dịch bệnh như tổng vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, diệt ổ lăng quăng, thu gom dụng cụ phế thải, đăng ký tiêm ngừa cho đàn gia cầm phòng chống dịch cúm, ăn uống hợp vệ sinh...

2. Công tác chuyên môn kỹ thuật

2.1. Công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm:

- Tăng cường công tác giám sát bệnh chủ động tại cộng đồng, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên, kịp thời thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, xử lý ổ dịch triệt để hạn chế lây lan và không để dịch bệnh lan rộng, bùng phát. Chú trọng vào nhóm các dịch bệnh nguy hiểm (COVID-19, Ebola, Mers-coV, cúm A (H5N1), Cúm A (H7N9)...).

- Nâng cao chất lượng của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại tất cả các tuyến; thực hiện giám sát một số bệnh truyền nhiễm như bệnh cúm, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản... nhằm cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết về dịch tễ học và các yếu tố liên quan làm cơ sở lập kế hoạch dự phòng và khống chế dịch bệnh chủ động.

- Tăng cường và mở rộng triển khai giám sát dựa vào sự kiện (EBS) lồng ghép với hệ thống giám sát thường xuyên (giám sát dựa vào chỉ số).

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát bệnh truyền nhiễm, thực hiện báo cáo theo phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm tại tuyến huyện. Phối hợp với hệ điều trị để tiến tới giám sát, báo cáo từng trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám, chữa bệnh.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y trong việc chủ động giám sát, chia sẻ thông tin và tổ chức các hoạt động phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

- Thiết lập và vận hành Đội đáp ứng nhanh tại các tuyến có đủ năng lực và trang thiết bị sẵn sàng thực hiện xử lý ổ dịch, hỗ trợ tuyến trước khi có dịch bệnh xảy ra.

- Chuẩn bị sẵn sàng phương án, kế hoạch phối hợp, ứng phó theo tình huống nếu xảy ra dịch bệnh lớn hoặc xảy ra đại dịch.

- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch (cán bộ giám sát, xét nghiệm, cấp cứu điều trị bệnh nhân, xử lý dịch, truyền thông).

- Chủ động dự báo các bệnh dịch nguy hiểm xảy ra tại địa phương để có biện pháp phòng chống. Tổ chức trực chống dịch 24/24 giờ trong thời gian có dịch. Khi có dịch xảy ra: xử lý theo hướng dẫn thường quy từng bệnh.

2.2. Công tác tiêm chủng và an toàn sinh học:

- Tập huấn, hướng dẫn chuyên môn về đảm bảo an toàn tiêm chủng, tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao tỷ lệ tiêm chủng.

- Đảm bảo an toàn tiêm chủng, nâng cao tỷ tệ tiêm vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng; tăng cường tiếp cận tiêm chủng dịch vụ phòng bệnh truyền nhiễm.

- Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, đặc biệt tại các xã, phường vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống, bảo đảm tỷ lệ tiêm các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng đạt ít nhất 95% quy mô xã, phường trên phạm vi toàn quốc.

- Theo dõi, giám sát, tổng hợp, thực hiện việc chia sẻ thông tin, phân tích các trường hợp tai biến nặng sau tiêm. Thực hiện việc báo cáo, chia sẻ thông tin về các trường hợp tai biến nặng sau tiêm theo đúng quy định.

- Triển khai kế hoạch tiêm vắc xin cúm mùa cho nhân viên y tế trong năm 2020 theo Quyết định số 2893/QĐ-BYT ngày 11/5/2018 của Bộ Y tế; Kế hoạch truyền thông về tiêm chủng, kế hoạch tiếp nhận, vận chuyển bảo quản và sử dụng vắc xin phòng chống đại dịch cúm.

- Triển khai các hoạt động về an toàn sinh học và xét nghiệm theo Kế hoạch Nâng cao năng lực hệ thống xét nghiệm bệnh truyền nhiễm thuộc Y tế dự phòng năm 2020. Đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.

2.3. Giải pháp về giảm tử vong:

- Tăng cường năng lực cho bệnh viện các tuyến, tổ chức phân tuyến điều trị, phòng lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

- Bổ sung phác đồ điều trị một số bệnh truyền nhiễm gây dịch, phác đồ chống sốc, chống kháng thuốc.

- Tổ chức các đội điều trị cấp cứu cơ động để hỗ trợ tuyến dưới. Tập huấn về các phác đồ điều trị, hồi sức cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân, phòng lây nhiễm.

- Trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân để đạt mục tiêu giảm tử vong.

3. Công tác truyền thông, giáo dục, sức khỏe

- Ngành Y tế chủ động, thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh.

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh, lợi ích tiêm chủng để vận động nhân dân chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, phối hợp và tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp chủ động phối hợp tổ chức các chiến dịch tuyên truyền rửa tay bằng xà phòng, chiến dịch vệ sinh môi trường, thực hiện tốt chỉ tiêu 3 công trình vệ sinh; duy trì thực hiện tốt phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe.

- Xây dựng các thông điệp truyền thông cho người bệnh, người chăm sóc, gia đình người bệnh về phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, một số kiến thức cơ bản phòng bệnh.

4. Kinh phí thực hiện

Tổng dự toán kinh phí phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020: 3.518.140.000 đồng (Ba tỷ, năm trăm mười tám triệu, một trăm bốn mươi nghìn đồng). (Đính kèm Phụ lục 4,5,6).

5. Công tác phối hợp liên ngành

- Tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế với các ngành liên quan như: Thông tin và truyền thông; Giáo dục & Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn … trong phòng chống dịch bệnh.

- Huy động các đoàn thể xã hội tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh: phụ nữ, thanh niên, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ ... trong phòng chống dịch bệnh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại các cấp ở địa phương; việc cấp bổ sung ngân sách từ địa phương và huy động nguồn kinh phí tài trợ để đảm bảo kinh phí hoạt động của các Chương trình mục tiêu quốc gia; việc công bố dịch bệnh nhóm A, nhóm B và nhóm C khi có đủ điều kiện công bố dịch theo Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế hệ dự phòng trên địa bàn tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm và thực hiện các hoạt động giám sát trọng điểm bệnh truyền nhiễm.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế hệ điều trị trên địa bàn tỉnh triển khai các biện pháp phòng chống lây lan, giảm đến mức tối đa trong cơ sở điều trị và thực hiện chế độ thông tin dịch bệnh theo quy định.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và đoàn thể xã hội kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh, chú trọng dịch bệnh Covid – 19.

- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh khi có tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh của các đơn vị trong tỉnh.

- Có trách nhiệm tập hợp, rà soát các đề xuất bổ sung kinh phí phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm của các đơn vị y tế trên tinh thần lồng ghép và hiệu quả, gửi Sở Tài chính để trình UBND tỉnh phê duyệt bổ sung kinh phí cho các đơn vị thực hiện.

2. Sở Thông tin Truyền thông

Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là bệnh COVID-19, kịp thời chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền cho người dân để người dân không hoang mang và chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chỉ đạo Ban quản lý các khu Resort, hướng dẫn chủ Resort, khách sạn chú ý những khách du lịch đến từ vùng dịch: Bệnh COVID-19, Cúm A (H5N1, H7N9,...), Mers-coV, dịch bệnh do vi rút Zika, ... và thông báo cho khách du lịch về các trường hợp sốt, ho không rõ nguyên nhân nên đến cơ sở y tế thăm khám, xác định nguyên nhân.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

Tích cực phối hợp với ngành Y tế và các đơn vị liên quan triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng chống dịch bệnh COVID – 19, Sốt xuất huyết - Zika, Tay chân miệng; tuyên truyền lợi ích, ý nghĩa của tiêm chủng mở rộng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn ngành giáo dục, vận động cha mẹ và học sinh tham gia tiêm chủng mở rộng đúng lịch, đủ liều nhằm phòng chống các dịch bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng như: Sởi, Rubella, bạch hầu, ho gà, uốn ván, ...

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với ngành Y tế phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người, chỉ đạo các đơn vị thú y phối hợp với ngành Y tế thông báo 2 chiều về tình hình dịch bệnh ở người, động vật; các ổ dịch ở người, động vật; kết quả xét nghiệm có liên quan đến gia súc...

6. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế và dự toán ngân sách của ngành Y tế đã được UBND tỉnh giao năm 2020, Sở Tài chính thực hiện cấp phát đầy đủ, kịp thời để triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm nhóm A (bệnh COVID-19) trên địa bàn tỉnh.

7. Các ban, ngành, đoàn thể (Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí minh, Hội Nông dân, Hội chữ thập đỏ...)

Phối hợp ngành Y tế tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm như là: bệnh Covid – 19, cúm A(H5N1, H7N9...), Mers-coV, dịch bệnh do vi rút Zika, Sốt xuất huyết - Zika, Tay chân miệng...

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, chú trọng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID – 19, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; đảm bảo kinh phí cho phòng chống dịch bệnh, đẩy mạnh công tác truyền thông và quản lý bệnh nhân, xử lý nguồn bệnh tại cộng đồng.

- Thành lập các đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương.

- Chỉ đạo các đơn vị, phòng, ban liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với ngành Y tế triển khai kế hoạch có hiệu quả.

Giao Sở Y tế đôn đốc việc thực hiện, định kỳ báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh (Đ/c Hòa);
- Các cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Mặt trận và các Đoàn thể tỉnh;
- Báo Bình Thuận;
- Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KGVXNV. Việt.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Hòa

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số 2051/KH-UBND ngày 02/6/2020 của UBND tỉnh)

Chỉ tiêu năm 2019

Thực hiện năm 2019

So với năm 2018

Đánh giá

1. Bệnh tay chân miệng:

- Tỷ lệ mắc:

< 101,2/100.000 dân

- Tỷ lệ chết/mắc: 0,02%

1. Bệnh tay chân miệng:

- Tỷ lệ mắc/100.000 dân: 70,9%

- Tỷ lệ chết/mắc: 00

Số mắc giảm 45,55%

- Đạt

2. Bệnh sốt xuất huyết:

- Khống chế tỷ lệ mắc:

≤ 129/100.000 dân

- Khống chế tỷ lệ chết/mắc: 0,09%

2. Bệnh sốt xuất huyết:

 - Tỷ lệ mắc/100.000 dân: 526,2

- Tỷ lệ

chết/mắc: 0,06%

Số mắc tăng 4,2 lần

Số chết tăng 4 ca

- Không đạt so với chỉ tiêu

- Đạt

3. Bệnh sởi: Không để dịch bệnh lớn xảy ra

- Khống chế < 2/100.000 dân

- Khống chế tỷ lệ chết/mắc

3. Bệnh sởi: Không có dịch lớn xảy ra

-Tỷ lệ mắc/100.000: 22,4

- Tỷ lệ chết/mắc: 00

Tăng

- Không đạt


- Đạt

- Đạt

4. Cúm A (H5N1):

- Khống chế

≤ 0,002/100.000 dân

- Khống chế tỷ lệ chết/mắc: 0,001/100.000 dân

4. Cúm A (H5N1): Không ghi nhận trường hợp mắc

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

5. Cúm A (H7N9):

Khống chế không để dịch xảy ra. Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.

5. Cúm A (H7N9)

Không ghi nhận trường hợp mắc

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

6. Ebola:

Khống chế không để dịch xả ra. Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.

6. Ebola:

Không ghi nhận trường hợp mắc

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

7. Bệnh dại:

Khống chế không để xảy ra trường hợp tử vong do bệnh dại

7. Bệnh dại:

Ghi nhận 03 trường hợp tử vong do bệnh dại

Tăng 03 ca tử vong

Không đạt

8. Bệnh tả:

Khống chế không để dịch xảy ra.

8. Bệnh tả:

Không ghi nhận trường hợp mắc

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

9. Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng:

- Tỷ lệ tiêm vắc xin trong chương trình TCMR đạt ≥ 90% ở quy mô xã, phường

- Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt tỷ lệ trên 70% ở quy mô xã, phường

- Không có dịch bệnh lớn xảy ra

- Duy trì thành quả thanh toán Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.

9. Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng:

- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trong chương trình TCMR đạt 97,1% ở quy mô xã, phường

-Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt tỷ lệ trên 85,13% ở quy mô xã, phường

- Duy trì thành quả thanh toán Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trong chương trình TCMR đạt 97,21% ở quy mô xã, phường

 

Tăng 8,17%

Đạt so với chỉ tiêu

Đạt

10. Bệnh sốt rét.

Tỷ lệ mắc/1000 dân: 0,35

Tỷ lệ chết/100.000 dân: 0,08%000

Số lược người điều trị sốt rét: 5.000

Lam máu:70.000

Số lược người bảo vệ bằng hóa chất:60.000

Tử vong: 01

10. Bệnh sốt rét

Tỷ lệ mắc/1000 dân: 0,24

Tỷ lệ chết/100.000 dân: 0

Số lược người điều trị sốt rét: 2.076

Lam máu; 67.282

Số lược người bảo vệ bằng hóa chất: 54.368

Tử vong: 0

 

Tăng

 

Giảm

 

Giảm

Tăng

 

Đạt

Đạt

Không đạt

 

Không đạt

Đạt

11. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác: Giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để gia tăng số mắc và xảy ra dịch bệnh.

11. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác: Giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để gia tăng số mắc và xảy ra dịch bệnh.

Không xảy ra dịch

Đạt

 

PHỤ LỤC 2

DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2020 TẠI TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số 2051/KH-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2020 của UBND tỉnh)

TT

Tên bệnh

Dự báo dịch bệnh 2020

Cơ sở ước tính, dự báo

Tại tỉnh

Tuýp gây bệnh

Đường lây

Miễn dịch

Vắc xin, biện pháp chống dịch bệnh

Yếu tố nguy cơ

1

2

3

4

5

6

1

Bệnh viêm phổi cấp do virus Corona (ở Trung Quốc)

Đã có dịch tại Việt Nam và xâm nhập vào tỉnh Bình Thuận

Đã ghi nhận 09 trường hợp mắc bệnh

Virus mới thuộc họ Corona (COVID-19)

Thường lây qua đường hô hấp

Chưa có miễn dịch cộng đồng

Chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu

Người nhập cảnh từ vùng có dịch đến Bình Thuận.

Người du lịch hoặc di dân từ vùng có dịch trong nước đến Bình Thuận

2

Sốt xuất huyết

Bệnh lưu hành ở mức độ cao, có tính chu kỳ, trong năm 2019 tỷ lệ mắc dự báo tăng tại địa phương.

Dịch bệnh lưu hành hầu hết ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

Có 4 tuýp gây bệnh D1, D2, D3, D4.

Do muỗi truyền

Miễn dịch bền vững theo týp, không có miễn dịch chéo.

Chưa có vắc xin.

Chưa có thuốc Điều trị đặc hiệu.

Tích trữ nước sinh hoạt. Mưa nhiều, nhiệt độ tăng.

Đô thị hóa mạnh.

Di cư nhiều.

Vệ sinh môi trường còn nhiều tồn tại.

3

Tay chân miệng

Lưu hành trên diện rộng.

Nguy cơ tỷ lệ mắc tăng cao vào tháng 4-5 và tháng 9-11

Dịch bệnh lưu hành hầu hết ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

Có nhiều tuýp vi rút gây bệnh.

 

Đường tiêu hóa, thông qua thực phẩm và tiếp xúc với vật dụng nhiễm bẩn.

Không có miễn dịch chéo.

Tỷ lệ mắc cao ở trẻ dưới 5 tuổi.

 

Chưa có vắc xin và thuốc Điều trị đặc hiệu.

Chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.

Mầm bệnh lưu hành rộng rãi trong cộng đồng.

Thói quen rửa tay hợp vệ sinh thấp.

Tỷ lệ người lớn, người chăm sóc trẻ mang trùng cao.

4

Sởi

Bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch nếu không đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ

Năm 2014 dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh. Sau chiến dịch tiêm MR dịch bệnh đã giảm, đến nay ghi nhận 01 trường hợp mắc (năm 2016)

Một tuýp vi rút gây bệnh

Đường hô hấp

Miễn dịch bền vững

Có vắc xin, chưa có thuốc Điều trị đặc hiệu.

Nếu không duy trì ổn định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tại các xã vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống

5

Cúm A(H5N1)

Nguy cơ xảy ra dịch.

Chưa ghi nhận trường hợp mắc

Tuýp cúm H5N1 ở người có nguy cơ biến chủng và tái tổ hợp.

Từ gia cầm sang người

Có miễn dịch.

Chưa có vắc xin, thuốc Điều trị đặc hiệu.

Xảy ra dịch cúm trên gia cầm. Tiếp xúc và sử dụng sản phẩm gia cầm bị bệnh.

Chưa kiểm soát được dịch bệnh trên gia cầm.

6

Sốt rét

Bệnh lưu hành khó kiểm soát, tiềm ẩn nguy cơ gây dịch, tỷ lệ mắc dự báo khả năng giảm ít

Bệnh lưu hành hầu hết ở các huyện, trên địa bàn tỉnh

Bệnh lưu hành hầu hết ở các huyện, trên địa bàn tỉnh

Do muỗi truyền

Không có miễn dịch

Chưa có vắc xin.

Có thuốc điều trị

Phun hóa chất, tẩm mùng bằng hóa chất

Nâng cao ý thức người dân

Biến đổi khí hậu, mưa nhiều.

 Làm rẫy, rừng, khai thác lâm sản

Dân di biến động, giao lưu kinh tế

Nguy cơ kháng thuốc sốt rét

7

Ebola

Bệnh có nguy cơ xâm nhập

Chưa ghi nhận trường hợp mắc

Một tuýp vi rút gây bệnh

Qua tiếp xúc

Chưa có miễn dịch.

Chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu.

Người nhập cảnh từ vùng có dịch

8

Cúm A(H7N9)

Nguy cơ xuất hiện tại tỉnh trong những tháng đông – xuân và mùa lễ tết.

Chưa ghi nhận trường hợp mắc

Tuýp cúm H7N9 có nguy cơ biến chủng và tái tổ hợp.

Từ gia cầm sang người

Chưa có miễn dịch.

Chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu.

Xảy ra dịch cúm trên gia cầm.

Tiếp xúc và sử dụng sản phẩm gia cầm bị bệnh. Giao lưu với vùng có dịch

9

Zika

Nguy cơ xâm nhập

Chưa ghi nhận trường hợp mắc

Có liên hệ mật thiết với chủng vi rút Zika châu Á

Do muỗi truyền

Chưa có miễn dịch.

Chưa có vắc xin,thuốc điều trị đặc hiệu.

Giống bệnh Sốt xuất huyết.

10

Dại

Nguy cơ xảy ra dịch rải rác tại một số địa phương

Bệnh xảy ra rãi rác không đều qua các năm.

Một tuýp vi rút gây bệnh

Đường máu, qua vết xước, cắn

Miễn dịch bền vững sau tiêm vắc xin phòng bệnh dại đầy đủ. Tỷ lệ miễn dịch trong quần thể thấp.

Có vắc xin phòng bệnh. Không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Bệnh dại lưu hành cao trên đàn chó, mèo nhưng chưa được kiểm soát, tỷ lệ tiêm phòng cho chó, mèo thấp. Người dân có nhận thức chưa cao về tiêm phòng vắc xin khi bị chó nghi dại cắn.

11

Tả

Nguy cơ xâm nhập và xảy ra dịch, đặc biệt là vùng nguy cơ cao và vùng có ổ dịch bệnh cũ.

Chưa ghi nhận trường hợp mắc

Có hai tuýp gây bệnh chủ yếu tại Việt Nam là Ogawa và Inaba.

Đường tiêu hóa, thông qua thực phẩm và tiếp xúc với vật dụng nhiễm bẩn

Thời gian tồn tại miễn dịch ngắn.

Có vắc xin, tuy nhiên hiệu lực bảo vệ thấp, miễn dịch tồn tại ngắn 6 tháng.

Có kháng sinh đặc hiệu.

Quản lý nước sinh hoạt, phân chưa tốt. An toàn thực phẩm còn thấp.

Tập quán ăn,uống mất vệ sinh của một số bộ phận dân cư.

12

Bệnh viêm gan

Các bệnh viêm gan do vi rút có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng

Tỷ lệ mắc nhiễm vi rút viêm gan B cao

Tuýp A,B,C, D,E

Máu, tiêu hóa

Miễn dịch bền vững

Có vắc xin phòng viêm gan vi rút A,B

Tỷ lệ lưu hành cao

Tỷ lệ người tiêm vắc xin thấp. Tỷ lệ tiêm trẻ sơ sinh thấp và gián đoạn tiêm.

13

Các bệnh thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng

Nguy cơ tản phát các trường hợp mắc bệnh như ho gà, bạch hầu ...

Chưa ghi nhận trường hợp mắc

Các chủng gây bệnh đã được xác định cho từng bệnh.

Đường lây truyền đã xác định rõ cho từng bệnh.

Miễn dịch bền vững. Tỷ lệ miễn dịch cao trong quần thể.

Có kế hoạch chủ động tiêm vắc xin hàng năm và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng.

Có nguy cơ xâm nhập từ các vùng dịch.

14

Các bệnh lây truyền từ động vật sang người: than, leptospira, liên cầu lợn ở người, hanta vi rút, giun, sán

Bệnh xảy ra rải rác và số mắc có thể tăng lên.

Bệnh vẫn ghi nhận trên động vật

 

Qua ăn uống, tiếp xúc.

Miễn dịch trong cộng đồng có tỷ lệ thấp hoặc không có miễn dịch.

Chưa có vắc xin phòng bệnh.

Tập quán chăn nuôi, giết mổ không hợp vệ sinh.

Thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh làm các bệnh lây nhiễm, lưu hành trong cộng đồng.

Chăn nuôi chưa được quản lý tốt làm tăng nguy cơ lây nhiễm

 

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ THỰC HIỆN 2019 VÀ CHỈ TIÊU 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 2051/KH-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2020 của UBND tỉnh)

Năm 2019

Chỉ tiêu năm 2020

Chỉ tiêu

Thực hiện

1. Bệnh tay chân miệng:

- Tỷ lệ mắc: < 101,2/100.000 dân

- Tỷ lệ chết/mắc: 0,02%

1. Bệnh tay chân miệng:

- Tỷ lệ mắc/100.000 dân: 70,9

- Tỷ lệ chết/mắc: 00

1. Bệnh tay chân miệng:

- Tỷ lệ mắc: < 101,2/100.000 dân

- Tỷ lệ chết/mắc: 0,02%

2. Bệnh sốt xuất huyết:

- Khống chế tỷ lệ mắc: ≤129/100.000 dân

- Khống chế tỷ lệ chết/mắc: 0,09%

2. Bệnh sốt xuất huyết:

 - Tỷ lệ mắc/100.000 dân: 526,2

- Tỷ lệ chết/mắc: 0,06

2. Bệnh sốt xuất huyết:

- Khống chế tỷ lệ mắc: ≤129/100.000 dân

- Khống chế tỷ lệ chết/mắc: 0,09%

3. Bệnh sởi:Không để dịch bệnh lớn xảy ra

- Khống chế < 2/100.000 dân

1. Không có dịch xảy ra

 - Tỷ lệ mắc/100.000 dân: 22,4

3. Bệnh sởi: Không để dịch bệnh lớn xảy ra

- Khống chế < 2/100.000 dân

- Khống chế tỷ lệ chết/mắc

4. Cúm A (H5N1):

- Khống chế ≤ 0,002/100.000 dân

- Khống chế tỷ lệ chết/mắc: 0,001/100.000 dân

4. Cúm A (H5N1): Không ghi nhận trường hợp mắc

4. Cúm A (H5N1):

- Khống chế ≤0,002/100.000 dân

- Khống chế tỷ lệ chết/mắc: 0,001/100.000 dân

5. Cúm A (H7N9)

Khống chế không để dịch xảy ra

5. Cúm A (H7N9)

Không ghi nhận trường hợp mắc

5. Cúm A (H7N9):

Khống chế không để dịch xảy ra. Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.

6. Ebola:

Khống chế không để dịch xả ra

6. Ebola:

Không ghi nhận trường hợp mắc

6. Ebola:

Khống chế không để dịch xả ra. Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.

7. Bệnh dại:

Khống chế không để xảy ra trường hợp tử vong do bệnh dại

7. Bệnh dại:

Ghi nhận 03 trường hợp tử vong do bệnh dại

7. Bệnh dại:

Khống chế không để xảy ra trường hợp tử vong do bệnh dại

8. Bệnh tả:

- Khống chế 0,0004/100.000 dân

8. Bệnh tả:

Không ghi nhận trường hợp mắc

8. Bệnh tả:

Khống chế không để dịch xảy ra.

9. Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng:

- Tỷ lệ tiêm vắc xin trong chương trình TCMR đạt ≥ 90% ở quy mô xã, phường

- Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt tỷ lệ trên 70%

- Không có dịch bệnh lớn xảy ra

- Duy trì thành quả thanh toán Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.

9. Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng:

- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trong chương trình TCMR đạt 97,1% ở quy mô xã, phường

- Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt tỷ lệ 85,13% ở quy mô xã, phường

- Không có dịch bệnh xảy ra

- Duy trì thành quả thanh toán Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.

9. Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng:

- Tỷ lệ tiêm vắc xin trong chương trình TCMR đạt ≥ 95% ở quy mô xã, phường

- Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt tỷ lệ trên 70% ở quy mô xã, phường

- Không có dịch bệnh lớn xảy ra

- Duy trì thành quả thanh toán Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.

10. Bệnh sốt rét.

Tỷ lệ mắc/1000 dân: 0,35

Tỷ lệ chết/100.000 dân: 0,08%000

Số lược người điều trị sốt rét: 5000

Lam máu:70.000

Số lược người bảo vệ bằng hóa chất:60.000

Tử vong: 01

10. Bệnh sốt rét

Tỷ lệ mắc/1000 dân: 0,24

Tỷ lệ chết/100.000 dân: 0

Số lược người điều trị sốt rét: 2.067

Lam máu: 67.000

Số lược người bảo vệ bằng hóa chất: 54.368

Tử vong: 0

10. Bệnh sốt rét

Tỷ lệ mắc/1000 dân: 0,35

Tỷ lệ chết/100.000 dân: 0,08%000

Số lược người điều trị sốt rét: 5000

Lam máu:70.000

Số lược người bảo vệ bằng hóa chất:60.000

Tử vong 01

11. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác: Giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để gia tăng số mắc và xảy ra dịch bệnh.

11. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác: Giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để gia tăng số mắc và xảy ra dịch bệnh.

11. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác: Giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để gia tăng số mắc và xảy ra dịch bệnh.

 

PHỤ LỤC 4

DỰ TOÁN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 2051/KH-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2020 của UBND tỉnh)

I. Kinh phí cho hoạt động xử lý ổ dịch sốt xuất huyết năm 2020

1. Tổng kinh phí cho hoạt động xử lý ổ dịch sốt xuất huyết năm 2020

Số ổ năm 2020 (250 ổ)

Kinh phí xử lý cho 01 ổ dịch sốt xuất huyết (*) (đồng)

Thành tiền (đồng)

Vùng II: 30

3.320.000

99.600.000

Vùng III: 110

3.080.000

338.800.000

Vùng IV: 110

2.880.000

316.800.000

Tổng

755.200.000

2. Kinh phí hỗ trợ vùng II (Phan Thiết)

Stt

Nội dung và mức hỗ trợ

Thành tiền (VNĐ)

1

Mức hỗ trợ nhân công trực tiếp phun hóa chất:

260.000 đồng/người/ngày x 2 máy x 2 người/máy x 2 đợt

2.080.000

2

Mức hỗ trợ cán bộ y tế giám sát dịch tễ học, hỗ trợ kỹ thuật:

40.000 đồng/người/ngày x 2 máy x 1 người/máy x 2 đợt

160.000

3

Mức hỗ trợ cho người dẫn đường:

120.000 đồng/người/ngày x 2 máy x 1 người/máy x 2 đợt

480.000

4

Mức hỗ trợ xăng vận hành máy phun ULV:

40 hộ/1 lít xăng/giờ x 3 lít xăng x 20.000 đồng/lít x 2 đợt (chi theo thực tế)

120.000

5

Giám sát dịch tễ trước và sau phun:

40.000 đồng/người/ngày x 4 người x 3 ngày

480.000

Tổng cộng

3.320.000

3. Kinh phí hỗ trợ vùng III (Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, La Gi)

Stt

Nội dung và mức hỗ trợ

Thành tiền (VNĐ)

1

Mức hỗ trợ nhân công trực tiếp phun hóa chất:

230.000 đồng/người/ngày x 2 máy x 2 người/máy x 2 đợt

1.840.000

2

Mức hỗ trợ cán bộ y tế giám sát dịch tễ học, hỗ trợ kỹ thuật:

40.000 đồng/người/ngày x 2 máy x 1 người/máy x 2 đợt

160.000

3

Mức hỗ trợ cho người dẫn đường:

120.000 đồng/người/ngày x 2 máy x 1 người/máy x 2 đợt

480.000

4

Mức hỗ trợ xăng vận hành máy phun ULV:

40 hộ/1 lít xăng/giờ x 3 lít xăng x 20.000 đồng/lít x 2 đợt (chi theo thực tế)

120.000

5

Giám sát dịch tễ trước và sau phun:

40.000 đồng/người/ngày x 4 người x 3 ngày

480.000

Tổng cộng

3.080.000

4. Kinh Phí hỗ trợ Vùng IV( Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh, Phú Quý)

Stt

Nội dung và mức hỗ trợ

Thành tiền (VNĐ)

1

Mức hỗ trợ nhân công trực tiếp phun hóa chất:

205.000 đồng/người/ngày x 2 máy x 2 người/máy x 2 đợt

1.640.000

2

Mức hỗ trợ cán bộ y tế giám sát dịch tễ học, hỗ trợ kỹ thuật:

40.000 đồng/người/ngày x 2 máy x 1 người/máy x 2 đợt

160.000

3

Mức hỗ trợ cho người dẫn đường:

120.000 đồng/người/ngày x 2 máy x 1 người/máy x 2 đợt

480.000

4

Mức hỗ trợ xăng vận hành máy phun ULV:

40 hộ/1 lít xăng/giờ x 3 lít xăng x 20.000 đồng/lít x 2 đợt (chi theo thực tế)

120.000

5

Giám sát dịch tễ trước và sau phun:

40.000 đồng/người/ngày x 4 người x 3 ngày

480.000

Tổng cộng

2.880.000

II. Kinh phí dự kiến cho hoạt động xử lý dịch Sốt xuất huyết diện rộng 2020

1. Tổng kinh phí hỗ trợ phun hóa chất chủ động diện rộng

Số xã, phường thực hiện

Số đợt thực hiện

Kinh phí cho 1 đợt xử lý dịch sốt xuất huyết

Thành tiền (đồng)

Vùng II: 2

02

15.490.000

61.960.000

Vùng III: 4

14.290.000

114.320.000

Vùng IV: 4

13.290.000

106.320.000

Tổng

282.600.000

2. Kinh phí hỗ trợ vùng II (Phan Thiết)

Stt

Nội dung và mức hỗ trợ

Thành tiền

(VNĐ)

1

Mức hỗ trợ nhân công trực tiếp phun hóa chất:

260.000 đồng/người/ngày x 4 máy x 2 người/máy x 5 ngày

10.400.000

2

Mức hỗ trợ cán bộ y tế giám sát dịch tễ học, hỗ trợ kỹ thuật:

40.000 đồng/người/ngày x 4 máy x 1 người/máy x 5 ngày

800.000

3

Mức hỗ trợ cho người dẫn đường:

120.000 đồng/người/ngày x 4 máy x 1 người/máy x 5 ngày

2.400.000

4

Giám sát dịch tễ trước và sau phun:

40.000 đồng/người/ngày x 4 người x 4 ngày

640.000

5

Tiền xăng vận hành máy phun

62,5 lít x 20.000 đồng/lít

1.250.000

Tổng

15.490.000

3. Kinh phí hỗ trợ vùng III (Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, La Gi)

Stt

Nội dung và mức hỗ trợ

Thành tiền

(VNĐ)

1

Mức hỗ trợ nhân công trực tiếp phun hóa chất:

230.000 đồng/người/ngày x 4 máy x 2 người/máy x 5 ngày

9.200.000

2

Mức hỗ trợ cán bộ y tế giám sát dịch tễ học, hỗ trợ kỹ thuật:

40.000 đồng/người/ngày x 4 máy x 1 người/máy x 5 ngày

800.000

3

Mức hỗ trợ cho người dẫn đường:

120.000 đồng/người/ngày x 4 máy x 1 người/máy x 5 ngày

2.400.000

4

Giám sát dịch tễ trước và sau phun:

40.000 đồng/người/ngày x 4 người x 4 ngày

640.000

5

Tiền xăng vận hành máy phun

62,5 lít x 20.000 đồng/lít

1.250.000

Tổng

14.290.000

4. Kinh Phí hỗ trợ Vùng IV (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh, Phú Quý)

Stt

Nội dung và mức hỗ trợ

Thành tiền (VNĐ)

1

Mức hỗ trợ nhân công trực tiếp phun hóa chất:

205.000 đồng/người/ngày x 4 máy x 2 người/máy x 5 ngày

8.200.000

2

Mức hỗ trợ cán bộ y tế giám sát dịch tễ học, hỗ trợ kỹ thuật:

40.000 đồng/người/ngày x 4 máy x 1 người/máy x 5 ngày

800.000

3

Mức hỗ trợ cho người dẫn đường:

120.000 đồng/người/ngày x 4 máy x 1 người/máy x 5 ngày

2.400.000

4

Giám sát dịch tễ trước và sau phun:

40.000 đồng/người/ngày x 4 người x 4 ngày

640.000

5

Tiền xăng vận hành máy phun

62,5 lít x 20.000 đồng/lít

1.250.000

Tổng

13.290.000

III. Kinh phí hỗ trợ người tham gia diệt lăng quăng

Số xã, phường thực hiện

Số đợt thực hiện

Số hộ gia đình/xã, phường

Mức hỗ trợ/hộ (đồng)

Thành tiền (đồng)

30

02

4.000

3.000

720.000.000

IV. Kinh phí phòng chống sốt xuất huyết thường quy 2020

Stt

Nội dung

Số lượng

Thành tiền (đồng)

1

Giám sát véc tơ định kỳ hàng tháng

27 xã x 12 tháng x 4 người x 40.000đ /người/ngày

51.840.000

2

Giám sát dịch tễ chủ động tuyến tỉnh

120 ngày ×40.000đ/người/ngày
 × 4 người

19.200.000

3

Xét nghiệm định loại véc tơ

2000 mẫu x 5.000đ/mẫu

10.000.000

4

Thuê người dẫn đường điều tra, giám sát

30 ngày x 4 người x 120.000đ/ người/ngày

14.400.000

5

Mua hóa chất

660.000đ/lít x 300 lít

198.000.000

6

Sửa chữa, bảo trì máy phun, mua bình ắc quy

Thanh toán theo thực tế

15.000.000

7

Xăng vận hành máy phun đặt trên xe ô tô

Xăng vận hành máy phun đặt trên xe ô tô: 10 xã x 6 giờ/ngày x 4 ngày/xã x 4,5lít/giờ x 20.000đ /lít x 2 đợt

43.200.000

8

Thuê người dẫn đường máy phun ô tô

4 ngày/xã x 10 xã x 120.000đ/ người/ngày x 2 đợt

9.600.000

9

Xăng xe ô tô

Xăng xe ô tô:12.000 km x 16lít/100km x 20.000đ /lít

38.400.000

10

Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán Sốt xuất huyết

700 mẫu x 25.000đ/mẫu

17.500.000

11

Xét nghiệm xác định độ nhạy cảm của hóa chất với muỗi

10 mẫu x 600.000đ/mẫu

6.000.000

12

Công tác phí trong tỉnh

120.000đ/ người /ngày x 5 người x 50 ngày 100.00đ/ người/ngày x 5 người x 40 ngày

30.000.000 20.000.000

13

Lưu trú trong tỉnh

200.000đ/người/đêm x 50 đêm x 5 người

50.000.000

14

Vé tàu 2 chiều Phú Quý

4 người x 700.000đ/người/2 chiều x 2 đợt

5.600.000

15

Tập huấn cho cán bộ y tế tuyến huyện về phòng chống SXH

 

6.100.000

 

Tổng cộng

 

534.840.000

Tổng kinh phí: (I) + (II) + (III) + (IV) = 2.292.640.000 (Hai tỷ, hai trăm chín mươi hai triệu, sáu trăm bốn mươi ngàn đồng).

 

PHỤ LỤC 5

KINH PHÍ CÚM A/H5N1, H7N9, TAY CHÂN MIỆNG, SỞI-RUBELLA, PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI
(Kèm theo Kế hoạch số 2051/KH-UBND ngày 02/6/2020 của UBND tỉnh)

1. Mua vật tư, hóa chất, thuốc

STT

Tên thuốc và vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền

(đồng)

1

Thuốc Tamiflu 7,5mg

Viên

3.000

180.000

540.000.000

2

Khẩu trang N 95 (hộp 50 cái)

Hộp

50

950.000

47.500.000

3

Khẩu trang y tế (hộp 50 cái)

Hộp

500

350.000

175.000.000

4

Trang phục chống dịch (7 khoản)

Bộ

1.000

100.000

100.000.000

5

Nước súc miệng

Chai

1.000

30.000

30.000.000

6

Cloramin B

kg

500

230.000

115.000.000

7

Dung dịch sát khuẩn (rửa tay)

Chai

200

40.000

8.000.000

Tổng cộng

1.015.500.000

2. Hoạt động chuyên môn

STT

Nội dung

Thành tiền

(đồng)

1

Tập huấn chuyên môn:

40.000.000

2

Xăng xe đi công tác, công tác phí (gồm nhiên liệu, lệ phí qua đường, rửa xe, phụ cấp lưu trú, thuê phòng ngủ), đi kiểm tra, giám sát:

90.000.000

3

Tiếp xúc ổ dịch, xử lý dịch:

50.000.000

4

Các khoản chi khác phục vụ công tác chuyên môn:

30.000.000

Cộng:

210.000.000

Tổng cộng (1+2) = 1.225.500.000đ

(Bằng chữ: Một tỷ hai trăm hai mươi lăm triệu, năm trăm ngàn đồng).

 

PHỤ LỤC 6

TỔNG KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG DỊCH NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 2051/KH-UBND ngày 02/6/2020 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Kinh phí địa phương (đồng)

Kinh phí Trung ương

(đồng)

1

Phòng chống sốt xuất huyết

2.292.640.000

0

2

Kinh phí phòng chống Cúm A(H5N1,H7N9...) và các dịch bệnh khác như tay chân miệng, Sởi - Rubella, phòng chống bệnh dại…

1.225.500.000

0

Tổng cộng

3.518.140.000

0

Bằng chữ: Ba tỷ, năm trăm mười tám triệu, một trăm bốn mươi nghìn đồng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2051/KH-UBND về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Bình Thuận năm 2020

  • Số hiệu: 2051/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 02/06/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Nguyễn Đức Hòa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/06/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản