Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/KH-UBND

Lào Cai, ngày 04 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP, SẮP XẾP DÂN CƯ, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa các nội dung để triển khai thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các địa phương để phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị; tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với chế biến đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu; quan tâm phát triển các sản phẩm OCOP, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, truy suất rõ nguồn gốc; đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, sắp xếp, ổn định dân cư nông thôn, cơ bản không còn hộ ở phân tán, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; đồng thời khai thác và phát huy các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động, tích cực triển khai Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả; thực hiện nghiêm việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo, đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của đề án đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 5-5,5%/năm; Cơ cấu nội ngành: Nông nghiệp 74%, Lâm nghiệp 20%, Thủy sản 6%.

- Giá trị sản phẩm/01 ha đất canh tác bình quân đạt trên 100 triệu đồng; duy trì sản lượng lương thực có hạt trên 300.000 tấn; sản lượng thịt hơi 68.500 tấn; sản lượng thủy sản 11.000 tấn; tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60%.

- Phát triển mới 100 chuỗi nông sản an toàn được xác nhận; Chuẩn hóa và công nhận ít nhất 150 sản phẩm OCOP (dự kiến có 90 sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao; 55 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao; 05 sản phẩm đạt chứng nhận 5 sao).

2. Sắp xếp dân cư nông thôn: Quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; sắp xếp ổn định dân cư nông thôn, cơ bản không còn hộ ở phân tán; bố trí, sắp xếp ổn định khoảng 2.525 hộ dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới (Cơ bản sắp xếp ổn định tại chỗ và sắp xếp xen ghép chiếm 63%, sắp xếp tập trung chiếm 37% số hộ cần sắp xếp).

3. Xây dựng nông thôn mới: Phấn đấu toàn tỉnh có 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (gồm: huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên và thành phố Lào Cai); 01 huyện nông thôn mới nâng cao (Bảo Thắng); 94 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân đạt 17,3 tiêu chí/xã, không có xã dưới 10 tiêu chí.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp

1.1. Trồng trọt

a) Sản xuất đảm bảo an ninh lương thực:

- Cây lúa nước: Khai thác hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; đến năm 2025, diện tích gieo trồng lúa khoảng 31.100 ha, sản lượng 167.000 tấn. Xây dựng vùng thâm canh trọng điểm lúa tập trung, chủ yếu tại các huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Văn Bàn quy mô trên 11.000 ha. Sử dụng các giống chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất như: hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), 3 giảm 3 tăng, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), nông nghiệp hữu cơ...

- Cây ngô: Từng bước giảm diện tích gieo trồng ngô 1 vụ vùng cao, diện tích trồng ngô kém hiệu quả; đến năm 2025 duy trì ổn định diện tích gieo trồng khoảng 33.000 ha, sản lượng khoảng 143.000 tấn. Phát triển và duy trì vùng thâm canh ngô, quy mô 12.500 ha tại các vùng trọng điểm như Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên, Bắc Hà. Chuyển đổi cơ cấu giống ngô, nâng tỷ lệ các giống cao sản, chống chịu sâu bệnh... để nâng cao năng suất; hình thành các vùng sản xuất ngô ngọt, ngô nếp phục vụ chế biến, vùng ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc.

b) Phát triển các vùng sản xuất cây trồng chủ lực

- Phát triển vùng sản xuất cây dược liệu: Tập trung duy trì, phát triển cây dược liệu đến năm 2025 đạt trên 3.000 ha. Chú trọng một số cây dược liệu chủ lực là Atiso, Đương quy, Cát cánh... Duy trì diện tích dược liệu lâu năm dưới tán rừng trồng; Trồng mới trên 500 ha tập trung tại các huyện: Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, thị xã Sa Pa, gắn với liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu 100% diện tích cây dược liệu có liên kết tiêu thụ ổn định; 100% diện tích cây dược liệu dùng làm thuốc đảm bảo tiêu chuẩn GACP - WHO. Xây dựng cơ sở thu gom, sơ chế, bảo quản dược liệu với diện tích từ 500 - 1.000 m2/khu sơ chế, 03 cơ sở chế biến dược liệu.

- Phát triển vùng sản xuất chè: Cơ cấu lại vùng sản xuất chè, tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng vùng nguyên liệu, tập trung thâm canh tăng năng suất, chất lượng chè. Phát triển ổn định 6.500 ha chè, sử dụng giống chè chất lượng cao để trồng mới 1.000 ha, đến năm 2025 diện tích chè đạt 7.500 ha; thâm canh 5.000 ha chè kinh doanh đảm bảo năng suất tăng lên 10 - 15%. Thúc đẩy sản xuất, chứng nhận chè VietGAP, chè hữu cơ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Đầu tư công nghệ chế biến sâu, đa dạng mẫu mã sản phẩm, nâng giá trị sản phẩm/đơn vị canh tác từ 20 - 25% so với năm 2020; nâng tỷ lệ chế biến chè xanh chất lượng cao từ 15% lên 30 - 40%. Từng bước giảm tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường dễ tính (các nước vùng Trung Đông và Pakistan); tăng tỷ lệ xuất khẩu sang các nước EU, Đông Âu, Đài Loan đạt 20 - 30% sản lượng; chè nội tiêu đạt 30% sản lượng

- Phát triển vùng cây ăn quả ôn đới: Rà soát, cơ cấu lại vùng trồng đảm bảo quy mô liền vùng, nâng cao năng suất, chất lượng. Cải tạo và duy trì ổn định 3.500 ha diện tích hiện có; phát triển, mở rộng 500 ha cây ăn quả ôn đới, đến năm 2025 diện tích đạt khoảng 4.000 ha tập trung tại các huyện: Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà và thị xã Sa Pa với các loại cây bản địa như quýt Mường Khương, mận Tả Van, mận hậu, mận Tam hoa, lê VH6 và một số giống cây ăn quả ôn đới mới. Rà soát, bổ sung 1-2 giống cây ăn quả ôn đới rải vụ để phục vụ nhu cầu khách du lịch, ổn định các vùng sản xuất, cấp mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn với du lịch sinh thái.

- Phát triển vùng sản xuất rau: Đến năm 2025, diện tích vùng rau trái vụ vùng cao, rau chuyên canh hàng hóa đạt 2.000 ha, trong đó duy trì 1.200 ha, mở rộng 800 ha. Cụ thể: Sản xuất rau trái vụ vùng cao đạt 1.200 ha (duy trì 800 ha, mở rộng 400 ha) tại các huyện: Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà và thị xã Sa Pa. Phát triển vùng rau chuyên canh vùng thấp đạt 800 ha (duy trì 400 ha, mở rộng 400 ha) tại các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát và thành phố Lào Cai; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển vùng sản xuất hoa: Đến năm 2025, diện tích vùng sản xuất hoa đạt trên 400 ha, trong đó duy trì trên 200 ha, mở rộng thêm gần 200 ha tập trung chủ yếu tại Sa Pa, Bắc Hà với các loại hoa cao cấp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ. Hình thành vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao, thúc đẩy du lịch canh nông, du lịch trải nghiệm tại các huyện có lợi thế.

- Nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng gắn với thị trường: Thực hiện nghiên cứu, chọn tạo và khảo nghiệm so sánh để đưa vào sản xuất từ 3-5 giống lúa có chất lượng tốt, có bản quyền của tỉnh Lào Cai; sản xuất hạt giống lúa đến năm 2025 sản lượng đạt trên 1.000 tấn đáp ứng nhu cầu sản xuất trong và ngoài tỉnh. Phát triển 3-5 giống cây ăn quả ôn đới chất lượng, sản xuất 750.000 - 800.000 cây giống cây ăn quả đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tổ chức nhân giống và sản xuất một số giống rau, hoa có giá trị, đến năm 2025 đạt 10 triệu cây giống mô, cây bầu/năm; 2-2,5 triệu cây giống dược liệu/năm cung cấp cho sản xuất đại trà.

1.2. Phát triển chăn nuôi

Đến năm 2025, tổng đàn gia súc đạt 695.000 con (đàn lợn 510.000 con, đàn trâu 115.000 con, đàn bò 25.000 con, đàn gia súc khác 45.000 con); gia cầm 5,2 triệu con. Tổng sản lượng thịt hơi đạt 68.500 tấn; Tập trung ưu tiên phát triển hai ngành hàng chính, có nhiều tiềm năng phát triển đó là chăn nuôi lợn, bò, cụ thể:

- Chăn nuôi lợn: Đến năm 2025 tổng đàn lợn đạt 510.000 con; sản lượng thịt hơi đạt 51.000 tấn. Vùng thấp chuyển đổi mạnh hình thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ; cơ cấu giống chủ yếu sử dụng các giống lợn ngoại, lợn lai. Vùng cao đẩy mạnh chăn nuôi lợn đen bản địa, thí điểm và nhân rộng mô hình quản lý chăn nuôi lợn an toàn trong cộng đồng thôn, bản có hiệu quả (bằng quy ước, hương ước).

- Chăn nuôi bò: Phát triển chăn nuôi thâm canh bò thịt, tổng đàn bò đến năm 2025 đạt 25.000 con; sản lượng thịt hơi đạt 700 tấn. Vùng thấp, chăn nuôi các giống bò ngoại, bò lai cao sản hướng thịt; vùng cao bình tuyến, chọn lọc phát triển chăn nuôi giống bò tốt của vùng cao. Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa ở những vùng có điều kiện thuận lợi (Văn Bàn, Bảo Yên,...).

1.3. Phát triển thủy sản, nâng cao giá trị gia tăng

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi mạnh từ phương thức nuôi quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản, đến năm 2025 sản lượng thủy sản đạt 11.000 tấn. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên các lưu vực sông hồ chứa nhằm bảo tồn, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản các loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao, có nguy cơ tuyệt chủng để phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất giống phát triển nuôi hàng hóa đặc sản. Tập trung sản xuất giống thủy sản: Khai thác tối đa công suất của các cơ sở sản xuất giống, hàng năm toàn tỉnh sản xuất trên 25 triệu con giống các loại, đáp ứng được trên 70% nhu cầu giống của tỉnh. Tiếp tục nghiên cứu sản xuất giống vật nuôi phục vụ nhu cầu sản xuất.

1.4. Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý, bảo vệ rừng bền vững

a) Quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

- Quản lý rừng: Xây dựng nội dung quy hoạch lâm nghiệp tích hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quản lý tốt quy hoạch lâm nghiệp; thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên; tiếp tục chuyển đổi quy hoạch lâm nghiệp phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tới năm 2025, quy hoạch diện tích rừng và đất lâm nghiệp ổn định khoảng 417.000 ha, chiếm 65,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

- Bảo vệ rừng: Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng; thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; Thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ.

- Bảo tồn đa dạng sinh học: Bảo tồn, nâng cao đa dạng sinh học các khu rừng đặc dụng, phòng hộ; giảm số vụ vi phạm, diện tích rừng bị thiệt hại. Nâng cấp khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát lên thành Vườn Quốc gia, mở rộng khu Bảo tồn thiên nhiên Văn Bàn; xác lập 2 khu rừng đặc dụng tín ngưỡng tại huyện: Bắc Hà, Mường Khương; nghiên cứu thành lập Khu dự trữ sinh quyển quốc gia (nếu đủ điều kiện) để thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ rừng và phát triển rừng.

b) Phát triển kinh tế lâm nghiệp:

- Tập trung phát triển vùng nguyên liệu phấn đấu đến năm hình thành vùng nguyên liệu với quy mô trên 100.000 ha, cụ thể:

+ Trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: Trồng mới rừng 20.700 ha rừng; Trồng lại rừng sau khai thác 18.200 ha; Trồng cây phân tán: 2.500.000 cây; Khoanh nuôi tái sinh rừng 4.800 ha tập trung tại các huyện vùng cao, nguy cơ sa mạc hóa, nơi trồng rừng khó thành rừng. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trồng rừng ở vùng thấp; thay thế diện tích cây trồng kém hiệu quả bằng trồng rừng gỗ lớn có năng suất, giá trị cao, trồng cây lâm nghiệp đa mục đích.

+ Nâng cao năng suất chất lượng, giá trị gia tăng của rừng trồng: Ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng vườn ươm giống cây lâm nghiệp, quy mô 30 triệu cây/năm; phấn đấu trên 80% diện tích rừng trồng được thâm canh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp để đem lại giá trị kinh tế cao. Nâng năng suất gỗ rừng trồng từ 15m3/ha/năm lên 17m3/ha/năm; tăng giá trị thu nhập từ rừng trồng từ 34 triệu đồng lên 40 triệu đồng/ha vào năm 2025.

+ Phát triển lâm sản ngoài gỗ: Phát triển ổn định diện tích 58.500 ha cây lâm sản ngoài gỗ (bao gồm: Quế, Bồ đề, Măng, Hồi và các loại cây dược liệu khác). Giảm dần diện tích thảo quả, không phát triển cây sa nhân trong rừng tự nhiên; tiến tới chấm dứt các hoạt động sản xuất trong rừng tự nhiên.

- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, phấn đấu đến năm 2025 đạt 80% sản phẩm gỗ qua chế biến, 35% sản phẩm quế có chứng chỉ Ogranic: Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng, phát triển hệ thống các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh. Giảm tỷ lệ các sản phẩm thô, truyền thống, tăng tỷ lệ sản phẩm tỉnh được chế biến sâu. Hình thành các tổ, nhóm tiến tới hình thành các hợp tác xã lâm nghiệp, sản xuất theo chuỗi giá trị.

c) Thúc đẩy phát triển các dịch vụ khác từ rừng: Thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tiến hành áp dụng hệ số K từ năm 2021. Xây dựng, thực hiện kế hoạch cho thuê rừng, thuê môi trường rừng; Thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại Vườn quốc Hoàng Liên, tiến tới mở rộng phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát và huyện Bắc Hà.

1.5. Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hình thành và phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, cụ thể, đến năm 2025: (1) Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau diện tích đạt 750 ha. (2) Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa thực hiện 290 ha. (3) Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dược liệu diện tích đạt 370 ha. (4) Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây ăn quả, cây có múi thực hiện 1.240 ha. (5) Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè, thực hiện 1.250 ha (6) Ứng dụng công nghệ cao trong trồng dâu, nuôi tăm, 100% diện tích trồng dâu được sử dụng giống tốt, năng suất cao. (7) Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi với 8 cơ sở chăn nuôi lợn, gà công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đạt bình quân 1.000 lợn nái ngoại sinh sản, 15.000 lợn thịt, trên 20.000 gà thịt, 10.000 gà đẻ trứng. (8) Ứng dụng công nghệ cao nuôi trồng thủy sản nước lạnh quy mô khoảng 14.500 m3. (9) Ứng dụng công nghệ cao trong lâm nghiệp tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: Ứng dụng công nghệ vào sản xuất giống cây lâm nghiệp; Ứng dụng công nghệ viễn thám trong điều tra và quản lý tài nguyên rừng; Ứng dụng công nghệ trong chế biến lâm sản.

1.6. Phát triển các chuỗi sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP

- Phát triển chuỗi giá trị: Quy hoạch và phát triển vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến đối với 09 sản phẩm chủ lực của tỉnh (Quế chè, dược liệu, cây ăn quả, rau trái vụ, gạo chất lượng cao, dâu tằm, cá nước lạnh, lợn đen bản địa). Phát triển thêm 100 chuỗi nông sản an toàn được xác nhận, 50 sản phẩm đặc hữu được chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. 100% sản phẩm chuỗi được quản lý bằng phần mềm Hệ thống thông tin quản lý chuỗi nông sản an toàn.

- Phát triển các cơ sở chế biến: Phát triển mới 41 cơ sở và 04 nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản; hỗ trợ phát triển khoảng 15 cơ sở chế biến nông sản gắn với chuỗi giá trị. Thu hút được thêm 50 doanh nghiệp (trong đó có ít nhất 05 doanh nghiệp lớn đầu tàu) tham gia đầu tư liên kết sản xuất theo chuỗi quy mô trên 30 nghìn ha giá trị liên kết đạt trên 2.000 tỷ đồng.

- Phát triển sản phẩm OCOP: Chuẩn hóa và công nhận ít nhất 150 sản phẩm OCOP, trong đó dự kiến có 90 sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao; 55 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao; 05 sản phẩm đạt chứng nhận 5 sao; củng cố ít nhất 60 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm thế mạnh hiện có của các địa phương; phát triển mới ít nhất 30 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.

1.7. Đổi mới và phát triển các hình thức kinh tế tập thể

- Tiếp tục duy trì số lượng và chất lượng của các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) trong nông nghiệp đã được hình thành; đồng thời tổ chức thành lập mới các HTX và chuyển đổi các THT hoạt động có hiệu quả có nhu cầu thành lập hợp tác xã. Mỗi năm phấn đấu phát triển 15-20 HTX nông nghiệp; 40-50 tổ hợp tác nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có trên 250 HTX nông nghiệp (trong đó có trên 230 HTX hoạt động hiệu quả) và trên 400 tổ hợp tác.

- Xây dựng và nhân rộng 20 mô hình HTX kiểu mới gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm an toàn, có thương hiệu trên thị trường. Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở kết cấu hạ tầng cho khoảng 50 HTX nông nghiệp

1.8. Lĩnh vực thủy lợi

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư và quản lý khai thác công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, dân sinh. Hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo năng lực phục vụ tưới cho trên 45.800 ha diện tích gieo trồng, tương ứng mỗi năm tăng 300 ha; nâng cấp 15 hồ chứa, làm mới 02 hồ chứa, nâng tổng dung tích trữ nước lên 10 triệu m3; tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa toàn tỉnh đạt 80%, tương ứng có 3.720 km kênh được kiên cố hóa. Tập trung sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, nâng tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 97%, tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch 50%.

2. Sắp xếp dân cư nông thôn

- Quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/0217 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Bố trí sắp xếp lại các hộ dân cư đang có nhà ở trên đất nông, lâm nghiệp, hạn chế việc xây dựng nhà ở trên đất nông, lâm nghiệp không theo quy hoạch.

- Tổ chức rà soát và sáp nhập thôn, bản đảm bảo tập trung theo đúng Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 03/5/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về việc sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019-2020 và sau năm 2020.

- Bố trí, sắp xếp ổn định khoảng trên 2.525 hộ dân cư ở các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới. Hình thức sắp xếp: Cơ bản sắp xếp ổn định tại chỗ và sắp xếp xen ghép chiếm 63%, sắp xếp tập trung chiếm 37%.

3. Xây dựng nông thôn mới

- Đối với cấp huyện xây dựng nông thôn mới: Tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng xây dựng nông thôn mới, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới/đạt chuẩn nông thôn mới và huyện nông thôn mới nâng cao theo quy định; Xây dựng chương trình, kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo các cấp; Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

- Duy trì và nâng cao chất lượng các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Các huyện, thị xã, thành phố và các xã xây dựng kế hoạch chi tiết để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, đảm bảo duy trì “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” bền vững.

- Đối với xây dựng “Xã nông thôn mới nâng cao", “Xã kiểu mẫu": Hàng năm rà soát, đánh giá, lựa chọn các xã đã hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới để phấn đấu hoàn thành xây dựng “Xã nông thôn mới nâng cao”, “Xã kiểu mẫu”. Xây dựng kế hoạch cụ thể nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu hoàn thành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao, xã kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025.

- Đối với thực hiện “Thôn nông thôn mới”, “Thôn Kiểu mẫu ": Xây dựng Bộ tiêu chí về Thôn nông thôn mới, Thôn kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Hàng năm tổ chức công nhận các thôn đạt chuẩn “Thôn Kiểu mẫu”, “Thôn Nông thôn mới” và nhân rộng các mô hình có cách làm hay, sáng tạo. UBND cấp huyện tùy vào điều kiện thực tế của địa phương ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ các thôn, bản phấn đấu Thôn nông thôn mới, Thôn kiểu mẫu và tặng thưởng công trình phúc lợi đối với các thôn, bản được công nhận đạt chuẩn Thôn nông thôn mới, Thôn kiểu mẫu.

- Nhiệm vụ cụ thể thực hiện tiêu chí: Phấn đấu đến năm 2025 duy trì 100% các xã hoàn thành tiêu chí Quy hoạch; 105 xã đạt tiêu chí Giao thông; Duy trì 100% các xã đạt tiêu chí Thủy lợi; 125 xã đạt tiêu chí Điện nông thôn; 110 xã đạt tiêu chí Trường học; 125 xã đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa; 122 xã đạt tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại; 120 xã đạt tiêu chí Thông tin và truyền thông; 112 xã đạt tiêu chí Nhà ở dân cư; 96 xã đạt tiêu chí thu nhập; 96 xã đạt tiêu chí hộ nghèo; Duy trì 100% các xã đạt tiêu chí Lao động có việc làm; 115 xã đạt tiêu chí Tổ chức sản xuất; 120 xã đạt tiêu chí Giáo dục và đào tạo; 120 xã đạt tiêu chí y tế; 120 xã đạt tiêu chí văn hóa; 97 xã đạt tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm; 120 xã đạt tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 120 xã hoàn thành tiêu chí quốc phòng và an ninh.

(Chi tiết tại các phụ biểu từ 04 - 11 kèm theo)

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, tập quán sản xuất từ nhỏ lẻ, truyền thống sang phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; từ phát triển nông nghiệp theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ số lượng sang chất lượng để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tiếp tục tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; di chuyển, sắp xếp, ổn định dân cư để phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới.

2. Quy hoạch và quản lý quy hoạch: Triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên cơ sở tích hợp các nội dung, định hướng phát triển của các ngành, các địa phương theo Luật Quy hoạch nhằm phát huy lợi thế các sản phẩm của địa phương, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của vùng.

3. Giải pháp đất đai: Quy hoạch, bố trí sử dụng đất đai đảm bảo quỹ đất phục vụ cho vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đảm bảo cơ sở dữ liệu đất đai, giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân và các thành phần kinh tế. Rà soát quy chủ toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giải quyết dứt điểm chồng lấn, chồng chéo về quyền sử dụng đất, giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cơ cấu lại sử dụng đất, thực hiện chuyển đổi khoảng 7.000 - 8.000 ha đất trồng lúa, đất trồng ngô kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Khai hoang, phục hóa diện tích đất chưa sử dụng, khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

4. Khoa học công nghệ: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất và chế biến nông, lâm thủy sản. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tỉnh, chế biến sâu; gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Phát huy vai trò công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đào tạo tập huấn cho nông dân. Tập trung xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản của tỉnh; tổ chức quản lý chặt chẽ thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thông qua việc cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất, và truy suất nguồn gốc sản phẩm.

5. Tổ chức sản xuất: Khai thác tốt những tiềm năng thế mạnh, đặc thù của tỉnh, phát huy lợi thế của từng vùng khí hậu, vùng sinh thái. Tăng cường liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức kinh tế trong nông nghiệp, quan tâm phát triển kinh tế trang trại, gia trại theo hướng sản xuất hàng hóa, cụ thể:

- Về trồng trọt: Tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế; áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị như: Hình thành 2.000 ha vùng sản xuất rau chuyên canh, rau trái vụ; Phát triển ổn định 400 ha vùng trồng hoa chất lượng cao; Vùng dược liệu 3.000 ha với các chủng loại có tiềm năng, lợi thế; Phát triển 4.000 ha vùng cây ăn quả ôn đới (mận, đào, lê).

- Về chăn nuôi: Tập trung phát triển chăn nuôi lợn, trâu, bò thịt, gia cầm; phát huy lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, từng vùng để chăn nuôi những vật nuôi đặc sản, các giống bản địa có giá trị kinh tế cao. Đàn trâu, bò dự kiến đạt 140 ngàn con; đàn lợn 510 ngàn con; đàn gia cầm khoảng 5.200 ngàn con.

- Về thủy sản: Khai thác, sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước của từng địa phương, hình thành các vùng nuôi tập trung, nuôi thâm canh, nuôi cá nước lạnh, nuôi cá lồng; bảo vệ và bảo tồn nguồn gen của các loài thủy sản quý hiếm. Diện tích thủy sản ao hồ nhỏ khoảng 2.200 ha; diện tích nuôi trên hồ chứa, mặt hồ nước lớn 320 ha; thể tích nuôi cá lồng bè 17.000 m3; nuôi cá nước lạnh 60.000 m3.

- Về lâm nghiệp: Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, phát huy giá trị đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen; Phát triển mạnh trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng đa mục đích gắn với quy hoạch các cơ sở chế biến; xây dựng các phương án quản lý rừng bền vững. Đến năm 2025, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60%.

6. Phát triển dịch vụ nông nghiệp và thị trường: Tập trung đổi mới và phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm (từ giống, kiểm tra chất lượng nông sản, thị trường tiêu thụ...). Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ cải tiến mẫu mã, bao bì, đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý. Tạo môi trường thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, tạo ra hệ thống tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, thành lập các hiệp hội ngành, hàng để điều phối hoạt động sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.

7. Cơ chế chính sách: Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hiện hành như: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản; chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đề xuất xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa; trong đó tập trung giải quyết vấn đề về tích tụ đất đai, cho thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cơ chế huy động nguồn vốn cho các tổ chức, hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật và xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, xúc tiến thương mại để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa. Ngoài ra, lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng chính sách nông nghiệp hỗ trợ an sinh xã hội đảm bảo phù hợp mục tiêu của chương trình và điều kiện thực tiễn tại địa phương.

8. Nguồn nhân lực: Tập trung thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn, nhất là các điểm sắp xếp dân cư mới. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp tục thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là cán bộ cơ sở đảm bảo đủ năng lực chuyên môn, làm cầu nối giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào phát triển sản xuất.

9. Huy động nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công: Khuyến khích thu hút tư nhân đầu tư vào phát triển nông nghiệp; nhà nước chỉ trực tiếp làm những việc mà tư nhân và các tổ chức xã hội không làm được. Nâng cao chất lượng quá trình lựa chọn dự án, tổ chức quản lý, vận hành các dự án có hiệu quả; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất tập trung, các cụm dân cư, các khu, vùng ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ đầu tư bảo quản sau thu hoạch và công nghệ chế biến nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.

V. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

1. Nhu cầu vốn thực hiện đề án: 12.701 tỷ đồng, trong đó:

- Nhu cầu vốn ngân sách 8.999 tỷ đồng;

- Nhu cầu vốn ngoài ngân sách: 3.702 tỷ đồng.

2. Nguồn vốn đầu tư

- Ngân sách Trung ương: Nguồn đầu tư phát triển, trái phiếu chính phủ, sự nghiệp, các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án nguồn vốn ODA, nguồn vốn tín dụng.

- Nguồn Ngân sách tỉnh: Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, hỗ trợ lãi suất vay vốn; chính sách hỗ trợ xuất khẩu, xúc tiến thương mại.

- Nguồn vốn đầu tư các các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

(Chi tiết tại phụ biểu 02, 03 kèm theo)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; Xây dựng các dự án ưu tiên giai đoạn 2021-2025 trình UBND tỉnh phê duyệt. Kiểm tra, đánh giá, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho nông sản, thực phẩm của tỉnh; tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành tỉnh hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố lập, xây dựng các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế, thuộc phạm vi đề án trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2021-2025. Phối hợp kiểm tra, đánh giá, đề xuất những các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, ngành tỉnh liên quan tổ chức các diễn đàn kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp lập dự án; thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu thẩm định nguồn vốn hỗ trợ các chương trình, đề án, dự án.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và sở, ngành, các đơn vị của tỉnh liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho nông nghiệp, nông thôn; rà soát, sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn.

3. Sở Tài chính

- Phối hợp với các Sở, ngành tỉnh liên quan rà soát sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm, thẩm định dự toán kinh phí Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng, tổng hợp trình UBND tỉnh.

- Tham mưu bố trí kinh phí cho các nội dung thực hiện của đề án từ nguồn sự nghiệp kinh tế. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu vốn; cân đối, đề xuất bố trí kinh phí cho triển khai thực hiện từng nội dung đề án và các chương trình, đề án, dự án cụ thể.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp về giống, quy trình canh tác, bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.

- Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX và các cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm; Hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu mang địa danh và chỉ dẫn địa lý cho các nông sản chủ lực của tỉnh.

5. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại; khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm, sản phẩm OCOP của tỉnh;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tích cực vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nông sản, thực phẩm, sản phẩm OCOP đặc trưng; xây dựng và phát triển hệ thống chợ, siêu thị tiêu thụ nông sản, thực phẩm.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất; hướng dẫn lập báo cáo, kế hoạch bảo vệ môi trường và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường.

- Chủ trì tham mưu giải pháp về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ thực hiện bố trí sắp xếp dân cư nông thôn và phương án giải quyết các hộ đang có nhà ở trái phép trên đất nông, lâm nghiệp.

- Rà soát bổ sung và tổ chức quản lý tốt quy hoạch sử dụng đất, tham mưu xây dựng các chính sách về đất đai để hỗ trợ hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung.

7. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng: Chủ trì, phối hợp các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn theo Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn mới làm cơ sở triển khai thực hiện.

8. Sở Nội vụ: Chủ trì tham mưu UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố theo Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 03/5/2019 của UBND tỉnh.

9. Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh tỉnh Lào Cai

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn đã ban hành; tạo cơ chế thông thoáng về hồ sơ, thủ tục vay vốn để người dân có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các chương trình tín dụng cụ thể phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra.

10. Các sở, ban ngành liên quan: Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện đề án; tham mưu cho UBND tỉnh về những vấn đề liên quan lĩnh vực ngành mình quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện đề án có hiệu quả.

11. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn căn cứ chức năng, nhiệm vụ, xây dựng các dự án, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn phù hợp với thực tiễn địa phương; đồng thời, chỉ đạo, giao kế hoạch cụ thể cho các xã tổ chức thực hiện. Chủ động bố trí ngân sách cấp huyện hỗ trợ đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình và triển khai sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

VII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Định kỳ 06 tháng và hàng năm các đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện gửi về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp) theo quy định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có những vướng mắc, phát sinh cần sửa đổi, bổ sung kế hoạch, Thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT, PCT1,2,3;
- Các sở, ban, ngành tỉnh trong KH;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, PCVP3;
- BBT Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH1,2,3, VX1, NLN1,2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Khánh

 

Biểu 01: MỤC TIÊU ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP, SXDC, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2020-2025

(Kèm theo Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Đơn vị

Mục tiêu NQĐH XVI

Mục tiêu Đề án

TH năm 2020

Mục tiêu năm 2021

Mục tiêu năm 2022

Mục tiêu năm 2023

Mục tiêu năm 2024

Mục tiêu năm 2025

So sánh %

MTĐA so NQĐH XVI

MT 2025 so UTH 2020

1

Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân

%

 

5-5,5

5,5

5,13

5,1

5,1

5,1

5,1

 

92,7

2

Cơ cấu kinh tế nội ngành

%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nông nghiệp

%

 

74

80

79

78

77

76

74

 

108,1

 

Lâm nghiệp

%

 

20

15

16

17

18

19

20

 

133,3

 

Thủy sản

%

 

6

5

5

5

5

5

6

 

120,0

3

Giá trị sản phẩm/ha đất canh tác

Tr.đ

100

100

80,1

84

88

92

96

100

100

124,8

4

Sản lượng lương thực

Nghìn tấn

 

310

341

330

325

320

315

310

 

90,9

5

Sản lượng thịt hơi các loại

Tấn

 

68.500

60.200

61.500

63.200

65.000

66.700

68.500

 

113,8

6

Sản lượng thủy sản

Tấn

 

11.000

9.830

10.050

10.280

10.510

10.750

11.000

 

111,9

7

Tỷ lệ che phủ rừng

%

>60

>60

56,01

56,82

57,5

58,2

59,0

>60

100

107,1

8

Phát triển mới chuỗi nông sản an toàn

Chuỗi

 

100

79

100

120

140

160

180

 

227,8

9

Chuẩn hóa và công nhận sản phẩm OCOP

Sản phẩm

 

150

51

80

110

140

170

200

 

392,2

10

Sắp xếp ổn định dân cư Thiên tai, ĐBKK, biên giới

Hộ

 

2.525

340

820

506

490

405

304

 

89,4

11

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới

60%

94

57

72

78

84

89

94

120,5

164,9

12

Số huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện

>2

4

1

2

 

 

 

4

200

400

13

Bình quân tiêu chí

Tiêu chí/xã

 

17,3

15,17

15,4

15,9

16,2

 

17,3

 

114,0

 

Biểu 2: TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2020-2025

(Kèm theo Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Danh mục

Nhu cầu vốn giai đoạn 2021- 025

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Vốn NSNN

Vốn ngoài NS

Vốn NSNN

Vốn ngoài NS

Vốn NSNN

Vốn ngoài NS

Vốn NSNN

Vốn ngoài NS

Vốn NSNN

Vốn ngoài NS

Vốn NSNN

Vốn ngoài NS

 

TNG SỐ

12.701

8.999

3.702

2.358

1.699

659

2.737

1.963

774

2.597

1.825

771

2.567

1.807

760

2.442

1.704

738

I

Trồng trọt

1.083

335

749

221

88

134

245

74

171

236

69

167

207

58

149

174

46

128

1

Dự án sản xuất đảm bo an ninh lương thực

42,2

21,0

21,2

3,5

1,8

1,7

9,1

4,5

4,6

14,4

7,1

7,3

11,5

5,7

5,8

3,7

1,9

1,8

2

Dự án phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao

70

21

49,0

6,0

1,5

4,5

12,0

3,6

8,4

30,0

9,1

20,9

16,0

4,9

11,1

6,0

1,9

4,1

3

Dự án phát triển vùng chè an toàn

162,0

49,0

113,0

33,0

11,0

22,0

43,5

13,0

30,5

37,5

11,3

26,2

31,0

9,0

22,0

17,0

4,7

12,3

4

Dự án phát triển sản xuất cây dược liệu chủ lực giá trị cao

22,8

10,6

12,2

2,4

0,9

1,5

7,3

3,4

3,9

8,0

3,7

4,3

2,8

1,4

1,4

2,4

1,3

1,1

5

Dự án phát triển vùng sản xuất cây dâu tm

45,8

25,9

19,9

4,0

2,2

1,9

21,4

12,0

9,4

8,9

5,0

3,9

7,5

4,2

3,3

4,0

2,6

1,5

6

Dự án sn xuất nông nghiệp ứng dụng CNC

472,3

115,0

357,3

94,4

23

71,4

94

23

71,0

95

23

72,0

94

23

71,0

94,9

23,0

71,9

7

Dự án bảo tồn phát triển giống Nông nghiệp đặc sn giá trị kinh tế cao vùng Tây Bắc tỉnh Lào cai giai đoạn 2021-2025

268,3

92,3

176,0

78

47,4

30,6

58

15

43

42,3

9,4

32,9

44

10

34

46

11

35,3

II

Chăn nuôi

435

169

266

87

32

55

87

34

53

87

35

52

87

35

52

87

34

53

1

Kế hoạch tái đàn, phát triển chăn nuôi lợn bền vững

250

100

150

50

18

32

50

20

30

50

21

29

50

21

29

50

20,0

30

2

Dự án chăn nuôi thâm canh bò thịt

150

60

90

30

12

18

30

12

18

30

12

18

30

12

18

30

12,0

18

3

Dự án xây dựng cơ sở giết mổ quy mô nhỏ

35,0

9,0

26,0

7,0

1,8

5,2

7,0

1,8

5,2

7,0

1,8

5,2

7,0

1,8

5,2

7,0

1,8

5,2

III

Thủy sản

169,0

66,0

103,0

28,6

18,8

9,8

29,0

9,4

19,6

24,0

7,4

16,6

44,0

15,3

28,7

43,4

15,1

28,3

1

Dự án bảo tồn nguồn lợi thủy sản

5

5

 

1

1

 

1

1

 

1

1

 

1

1

 

1

1

 

2

Dự án nuôi thâm canh các đối tượng thủy sn có giá trị kinh tế theo hướng VietGAP

18

8

10

3,6

1,6

2,0

3,6

1,6

2,0

3,6

1,6

2,0

3,6

1,6

2,0

3,6

1,6

2,0

3

Dự án phát triển nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa

15

6

9

3

1,2

1,8

3,0

1,2

1,8

3,0

1,2

1,8

3,0

1,2

1,8

3,0

1,2

1,8

4

Dự án ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sn xuất, ương nuôi giống thủy sản

17

7

10

3,4

1,4

2,0

3,4

1,4

2,0

3,4

1,4

2,0

3,4

1,4

2,0

3,4

1,4

2,0

5

Dự án xúc tiến thương mại thủy sản

25

5

20

5

1

4,0

5

1

4,0

5

1

4,0

5

1

4,0

5

1

4,0

6

Dự án nghiên cứu phát triển giống thủy sản đặc sản, giống có giá trị kinh tế cao vùng Tây Bc

89

35

54

12,6

12,6

 

13,0

3,2

9,8

8,0

1,2

6,8

28,0

9,1

18,9

27,4

8,9

18,5

IV

Lâm nghiệp

2.269,5

1.498,7

770,8

453,8

326,7

127,1

453,9

298,8

155,1

453,8

293,7

160,1

453,7

293,6

160,1

454,3

285,9

168,3

1

Dự án hỗ trợ phát triển rừng sn xuất tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

810,4

130,0

680,4

162

53

109

162

25

137

162

20

142

162

20

142

162,4

12,0

150,40

2

Dự án xác lập các khu rừng phòng, hộ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030

13,5

13,5

 

2,7

2,7

 

2,8

2,8

 

2,8

2,8

 

2,7

2,7

 

2,5

2,5

 

3

Dự án Bo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn ĐDSH giai đoạn 2021- 2025 của BQL Khu BTTN Bát Xát

26,1

25,6

0,5

5,2

5,1

0,1

5,2

5,1

0,1

5,2

5,1

0,1

5,2

5,1

0,1

5,3

5,2

0,1

4

Dự án hỗ trợ chế biến lâm sản tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2030

78

33,7

44,3

15,6

6,7

8,9

15,6

6,7

9

15,6

6,7

9

15,6

6,7

9

15,6

6,9

8,70

5

Dự án phát triển lâm sn ngoài g và dược liệu tỉnh Lào Cai

13

8,0

5,0

2,6

1,6

1,0

2,6

1,6

1,0

2,6

1,6

1,0

2,6

1,6

1,0

2,6

1,6

1,0

6

Dự án: Lập hồ sơ ranh giới, đo đạc, lập bn đđịa chính và cấp giấy chứng nhận cho BQL RPH Bát Xát, Khu BTTN Bát Xát

29,05

29,05

 

5,8

5,8

 

5,8

5,8

 

5,8

5,8

 

5,8

5,8

 

5,85

5,85

 

7

Dự án Xây dựng cp dự báo cháy rừng và bng tra cấp dự báo cháy rừng

0,5

0,5

 

0,1

0,1

 

0,1

0,1

 

0,1

0,1

 

0,1

0,1

 

0,1

0,1

 

8

Dự án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025

80,1

80,1

 

16,0

16,0

 

16,0

16,0

 

16,0

16,0

 

16,0

16,0

 

16,1

16,1

 

9

Dự án xây dựng Đề án đóng ca rừng tự nhiên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030

3,2

3,2

 

0,7

0,7

 

0,7

0,7

 

0,6

0,6

 

0,6

0,6

 

0,6

0,6

 

10

Dự án hỗ trợ chế biến sn phẩm quế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030

51,0

10,5

40,6

10,2

2,1

8,1

10,2

2,1

8,1

10,2

2,1

8,1

10,2

2,1

8,1

10,2

2,1

8,1

1 1

Dự án bo vệ và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng

1.164,6

1.164,6

 

232,9

232,9

 

232,9

232,9

 

232,9

232,9

 

232,9

232,9

 

233,0

233,0

 

V

Phát triển chuỗi sản phẩm chủ lực, sn

1.504,8

449,1

1.055,7

304,4

97,8

206,6

305,4

87,8

217,6

306,4

88,8

217,6

301,4

87,8

213,6

287,2

86,9

200,3

1

Dự án phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sn phẩm chủ lực

148,9

91,2

57,7

39

27

12

30

16

14

30

16

14

30

16

14

19,9

16,2

3,7

2

Dự án phát triển cơ sở chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản

1.027

232

795,0

200

46

154

210

47

163

210

47

163

205

46

159

202

46,0

156,0

3

Phát triển sản phẩm OCOP

316,9

116,9

200,0

63

23

40

63

23

40

64

24

40

64

24

40

62,9

22,9

40,0

4

Dự án điều tra đánh giá các SP nông sản chủ lực làm cơ sở xây dựng ATLAS NN điện tử tỉnh Lào Cai đến 2030

12,0

9,0

3,0

2,4

1,8

1

2,4

1,8

1

2,4

1,8

1

2,4

1,8

1

2,4

1,8

0,6

VI

Thủy lợi

1.750

1.700

50

350

340

10

350

340

10

350

340

10

350

340

10

350

340

10

1

Dự án xây dựng hạ tầng thủy lợi, cấp nước sinh  hoạt gn với cơ cấu lại kinh tế NLN, giai đoạn 2021-2025

1.750

1.700

50

350

340

10

350

340

10

350

340

10

350

340

10

350

340

10,00

VI

Phát triển nông thôn gắn với ổn định, sắp xếp dân cư nông thôn

867,8

681,5

186,3

251,6

214,4

37,2

196,7

159,5

37,2

149,5

112,3

37,2

134,4

97,2

37,2

135,6

98,1

37,5

1

Dự án đổi mới và phát triển các hình thức kinh tế tập thể

258,4

72,1

186,3

51,6

14,4

37,2

51,6

14,4

37,2

51,6

14,4

37,2

51,6

14,4

37,2

52

15

37,50

2

Dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư NT trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025

609,4

609,4

 

200,0

200,0

 

145,1

145,1

 

97,9

97,9

 

82,8

82,8

 

83,6

83,6

 

VII

Nông thôn mới

4.622,0

4.100,0

522,0

661,5

581,5

80,0

1.070,0

960,0

110,0

990,0

880,0

110,0

990,0

880,0

110,0

910,5

798,5

112,0

 

Biểu 03: PHÂN NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2020-2025

(Kèm theo Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh)

Đơn vị: Tỷ đồng

TT

Danh mục dự án

Nhu cầu vốn giai đoạn 2021- 2025

Tổng số

Vốn ngân sách

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp

Vốn nhân dân đóng góp

Vốn khác

Ghi chú

Tổng số

Đầu tư NSĐF

Vốn sự nghiệp NSĐF

Vốn CTMTQG

NSTVV hỗ trợ có MT

Vốn vay ODA

Đầu tư qua Bộ, ngành TW

Vốn TPCP

Vốn tự có của DN

Vốn vay (tín dụng)

(A)

(B)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

16

 

TỔNG SỐ

12.701

12.701

8.999

41

2.645

1.544

3.835

753

174

1

1.365

455

1.499

383

 

I

Trồng trọt

1.083

1.083

335

38

121

70

75

3

21

7

186

77

240

245

 

1

Dự án sản xuất đảm bảo an ninh lương thực

42,2

42,2

21

 

9

9

 

 

3

 

4,8

 

16,4

 

 

 

- Sản xuất lúa, gạo

27,8

27,8

11,1

 

5

5

 

 

1,1

 

1,2

 

15,5

 

 

 

- Thâm canh ngô

14,4

14,4

9,9

 

4

4

 

 

1,9

 

3,6

 

0,9

 

 

2

Dự án phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao

70

70

21

 

1 1

10

 

 

 

 

4

 

45

 

 

3

Dự án phát triển vùng chè an toàn

162

162

49

 

24

25

 

 

 

 

10

 

93

 

 

 

- Mở rộng diện tích

32

32

14

 

4

10

 

 

 

 

 

 

18

 

 

 

- Thâm canh tăng năng suất, cht lượng

130

130

35

 

20

15

 

 

 

 

10

10

75

 

 

4

Dự án phát triển sản xuất cây dược liệu chủ lực giá trị cao

22,7

22,7

10,6

 

6,0

4,6

 

 

 

 

3,3

 

8,8

 

 

5

Dự án phát triển vùng sn xuất cây dâu tm

45,8

45,8

25,9

 

20

5,9

 

 

 

 

6,7

 

13,2

 

 

6

Dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC

472,3

472,3

115

29

31

16

12

3

18

7

157

67

64

69

 

 

Trồng trọt

342,3

342,3

68

15

26

10

6

3

8

1

134

39

55

46

 

 

Chăn nuôi

105

105

35

10

3

5

5

 

8

4

20

25

5

20

 

 

Thủy sản

25

25

12

4

2

1

1

 

2

2

3

3

4

3

 

7

Dự án bảo tồn phát triển giống Nông nghiệp đặc sản giá trị kinh tế cao vùng Tây Bắc tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

268,3

268,3

92,3

9,3

20

 

63

 

 

 

 

 

 

176

 

II

Chăn nuôi

435

435

169

 

169

 

 

 

 

 

33

53

180

 

 

1

Kế hoạch tái đàn, phát triển chăn nuôi lợn bền vững

250

250

100

 

100

 

 

 

 

 

10

20

120

 

 

2

Dự án chăn nuôi thâm canh bò thịt

150

150

60

 

60

 

 

 

 

 

10

20

60

 

 

3

Dự án xây dựng cơ sở giết mổ quy mô nhỏ

35

35

9

 

9

 

 

 

 

 

13

13

 

 

 

III

Thủy sản

169

169

66

3

41

 

22

 

 

 

 

 

24

79

 

1

Dự án bo tồn nguồn lợi thủy sản

5

5

5

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Dự án nuôi thâm canh các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế theo hướng VietGAP

18

18

8

 

8

 

 

 

 

 

 

 

6

4

 

3

Dự án phát triển nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa

15

15

6

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

2

 

4

Dự án ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, ương nuôi các giống thủy sản

17

17

7

 

7

 

 

 

 

 

 

 

6

4

 

5

Dự án xúc tiến thương mại thủy sản

25

25

5

 

5

 

 

 

 

 

 

 

5

15

 

6

Dự án nghiên cứu phát triển giống thủy sản đặc sn, giống có giá trị kinh tế cao vùng Tây Bắc

89

89

35

3

10

 

22

 

 

 

 

 

 

54

 

IV

Lâm nghiệp

2.269,5

2.269,5

1.498,7

 

648,4

 

850,3

 

 

 

87,9

 

682,9

 

 

1

Dự án hỗ trợ phát triển rừng sn xuất tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025

810,4

810,4

130

 

 

 

130,0

 

 

 

 

 

680,4

 

 

2

Dự án xác lập các khu rừng phòng hộ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030

13,5

13,5

13,5

 

 

 

13,5

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Dự án Bảo vệ rừng, PCCCR và bo tồn ĐDSH giai đoạn 2021 - 2025 của BQL Khu BTTN Bát Xát

26,1

26,1

25,6

 

10,3

 

15,3

 

 

 

 

 

0,5

 

 

4

Dự án hỗ trợ chế biến lâm sản tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021- 2030

78

78

33,7

 

 

 

33,7

 

 

 

44,3

 

 

 

 

5

Dự án phát triển lâm sn ngoài gỗ và dược liệu tỉnh Lào Cai

13

13

8

 

 

 

8

 

 

 

3

 

2

 

 

6

Dự án: Lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận cho Ban QL Rừng phòng hộ Bát Xát, Khu BTTN Bát Xát

29,05

29,05

29,05

 

 

 

29,05

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Dự án Xây dựng cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng tỉnh Lào Cai

0,527

0,527

0,527

 

 

 

0,527

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Dự án Nâng cao năng lực phòng cháy, cha cháy rừng tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 -2025

80,1

80,1

80,1

 

38,1

 

42

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Dự án xây dựng Đề án đóng cửa rừng tự nhiên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030

3,2

3,2

3,2

 

 

 

3,2

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Dự án hỗ trợ chế biến sn phẩm quế (tinh chế sản phẩm từ vỏ quế) tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030

51,0

51,0

10,45

 

 

 

10,45

 

 

 

40,55

 

 

 

 

11

Dự án bảo vệ và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng

1.164,6

1.164,6

1.164,6

 

600,0

 

564,6

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Phát triển chuỗi sản phm chủ lực, sản phẩm OCOP

1.505

1.505

449

 

172

124

150

 

3

 

908

145

 

3

 

1

Dự án phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sn phẩm chủ lực

148,9

148,9

91,2

 

21,2

70

 

 

 

 

57,7

 

 

 

 

2

Dự án phát triển cơ sở chế biến sản phẩm nông lâm thủy sn

1.027

1.027

232

 

32

50

150

 

 

 

700

95

 

 

 

3

Phát triển sản phẩm OCOP

316,9

316,9

116,9

 

116,9

 

 

 

 

 

150

50

 

 

 

4

Dự án điều tra đánh giá các SP nông sản chủ lực làm cơ sở xây dựng ATLAS nông nghiệp điện tử phục vụ QL và định hướng vùng nông sản HH tập trung chuyên canh gắn với XD NTM tỉnh Lào Cai đến 2030

12,0

12,0

9,0

 

2,0

4,0

 

 

3,0

 

 

 

 

3,0

 

VI

Thủy lợi

1.750

1.750

1.700

 

200

300

300

750

150

 

 

 

 

50

 

1

Dự án xây dựng hạ tầng thủy lợi, cấp nước sinh hoạt gn với cơ cấu lại kinh tế nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025

1.750

1.750

1.700

 

200

300,0

300,0

750,0

150,0

 

 

 

 

50,0

 

VI

Phát trin nông thôn gắn với ổn định, sắp xếp dân cư nông thôn

867,8

868

681

 

44

 

637

 

 

 

 

180

 

6

 

1

Dự án đi mới và phát triển các hình thức kinh tế tập thể

258,4

258,4

72,1

 

15,8

 

56,3

 

 

 

 

180

 

6

 

2

Dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021- 2025

609,4

609,4

609,4

 

28,6

 

581

 

 

 

 

 

 

 

 

VII

Nông thôn mới

4.622,0

4.622

4.100

 

1.250

1.050

1.800

 

 

 

150

 

372

 

 

 

Biểu 04: SẢN PHẨM LÚA NGÔ SẢN XUẤT THÂM CANH CHẤT LƯỢNG CAO GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh)

TT

Đơn vị/ Cây trồng

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

A

Cây lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sn xuất lúa CLC

8.000

57,73

46.185

8.420

59,48

50.081

9.100

62,22

56.625

9.725

64,50

62.727

10.400

67,38

70.078

11.050

68,00

75.140

 

Bát Xát

750

56,20

4.215

850

57,10

4.854

900

62,50

5.625

950

64,50

6.128

1.000

67,5

6.750

1.000

68,00

6.800

 

M. Khương

550

56,50

3.108

650

57,40

3.731

650

59,60

3.874

700

61,50

4.305

750

66,0

4.950

800

67,00

5.360

 

Bắc Hà

300

54,20

1.626

320

55,50

1.776

350

57,40

2.009

400

59,50

2.380

450

63,0

2.835

500

65,00

3.250

 

Bảo Thng

2.000

58,20

11.640

2.000

60,20

12.040

1.750

62,70

10.973

1.775

65,00

11.538

1.750

67,5

11.813

1.800

68,00

12.240

 

Bảo Yên

1.900

58,00

11.020

2.000

60,00

12.000

2.100

62,00

13.020

2.200

64,60

14.212

2.250

66,8

15.030

2.250

67,20

15.120

 

Sa Pa

100

56,00

560

100

58,00

580

150

60,00

900

200

62,00

1.240

200

65,0

1.300

200

66,00

1.320

 

Văn Bàn

2.400

58,40

14.016

2.500

60,40

15.100

3.200

63,20

20.224

3.500

65,50

22.925

4.000

68,5

27.400

4.500

69,00

31.050

B

Cây Ngô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thâm canh

10.100

62,21

62.829

10.400

63,00

65.520

11.000

64,00

70.402

11.500

66,0

75.940

12.000

68,00

81.606

12.500

70,00

87.500

 

TP Lào Cai

350

64,00

2.240

350

64,6

2.261

350

65,6

2.296

300

66,2

1.986

300

68,1

2.043

300

70,0

2.100

 

Bát Xát

1.000

62,50

6.250

1.100

63,2

6.952

1.200

64,2

7.704

1.300

66,0

8.580

1.400

67,5

9.450

1.500

69,1

10.365

 

M. Khương

1.850

61,20

11.322

1.850

61,8

11.433

2.000

63,0

12.600

2.100

65,2

13.692

2.150

67,5

14.513

2.200

70,0

15.400

 

Si Ma Cai

500

60,20

3.010

550

60,8

3.344

700

62,0

4.340

800

64,5

5.160

900

66,8

6.012

950

69,0

6.555

 

Bắc Hà

1.200

61,00

7.320

1.250

62,0

7.750

1.300

62,9

8.177

1.400

65,0

9.100

1.450

67,0

9.715

1.500

70,0

10.500

 

Bảo Thắng

2.050

63,00

12.915

2.000

63,8

12.760

2.000

64,8

12.960

2.050

66,8

13.694

2.100

68,8

14.448

2.150

70,4

15.136

 

Bo Yên

1.950

62,50

12.188

2.000

63,5

12.700

2.000

64,5

12.900

2.050

66,5

13.633

2.100

68,5

14.385

2.200

70,5

15.510

 

Văn Bàn

1.200

63,20

7.584

1.300

64,0

8.320

1.450

65,0

9.425

1.500

67,3

10.095

1.600

69,0

11.040

1.700

70,2

11.934

 

Biểu 05: PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU CHỦ LỰC, GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh)

ĐVT: Ha

TT

Huyện, thị xã

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Ghi chú

 

Tổng

2.300

2.440

2.580

2.720

2.860

3.000

 

1

Bát Xát

621

636

651

666

681

697

 

2

Mường Khương

697

736

775

804

833

863

 

3

Si Ma Cai

42

54

66

78

90

100

 

4

Bắc Hà

177

185

193

200

208

215

 

5

Bảo Thắng

120

120

120

120

120

120

 

6

Bảo Yên

240

282

324

366

408

450

 

7

Sa Pa

170

190

210

240

270

300

 

8

Văn Bàn

233

237

241

246

250

255

 

 

Biểu 06: PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CHÈ, GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh)

TT

Đơn vị/ Cây trồng

TH đến năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Ghi chú

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

I

DT Tập trung

6500

59,33

25.712

6.871

63

43.237

7.121

66

46.760

7.371

68

50.267

7.571

73

55.080

7500

86,01

64.511

 

 

TP Lào Cai

160

75,66

1.211

160

78

1.248

160

85

1.360

160

93

1.488

160

105

1.680

160

91,00

1.456

 

 

Bát Xát

600

39,86

1.594

600

60

3.600

600

62

3.720

600

65

3.900

600

70

4.200

600

74,00

4.440

 

 

Mường Khương

3386

58,42

12.362

3.686

65

23.959

3.936

68

26.765

4.186

70

29.302

4.386

75

32.895

4.400

90,00

39.600

 

 

Bắc Hà

655

45,24

2.963

735

48

3.528

735

50

3.675

735

52

3.822

735

55

4.043

650

61,00

3.965

 

 

Bo Thng

858

68,17

4.499

850

70

5.950

850

72

6.120

850

75

6.375

850

78

6.630

850

90,00

7.650

 

 

Bo Yên

800

55,01

2.934

800

60

4.800

800

62

4.960

800

65

5.200

800

68

5.440

800

90,00

7.200

 

 

Sa Pa

41

36,16

148

40

38

152

40

40

160

40

45

180

40

48

192

40

50,00

200

 

II

Trồng mới

 

 

 

380

 

 

250

 

 

250

 

 

200

 

 

 

 

 

 

 

Mường Khương

 

 

 

300

 

 

250

 

 

250

 

 

200

 

 

 

 

 

 

 

Bắc Hà

 

 

 

80

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thâm canh

2202

75,76

16.682

2.321

76

17.705

2.821

80

22.609

3.421

85

28.964

4.071

89

36.065

5.000

93,28

46.642

 

 

Bát Xát

75

66,93

502

100

68

680

100

72

720

100

75

750

150

75

1.125

200

75,00

1.500

An toàn

 

Mường Khương

1000

89,56

8.956

1.200

90

10.800

1.500

92

13.800

2.000

95

19.000

2.500

98

24.500

3.380

100,00

33.800

VietGap; Ô long

 

Bc Hà

483

46,69

2.255

585

48

2.808

585

50

2.925

585

52

3.042

585

55

3.218

584

61,00

3.562

SX Hữu cơ

 

Bo Thng

350

81,86

2.865

250

85

2.125

400

86

3.440

450

88

3.960

500

90

4.500

500

95,00

4.750

An toàn

 

Bảo Yên

258

75,81

1.956

150

77

1.155

200

79

1.580

250

82

2.050

300

85

2.550

300

95.00

2.850

VietGap

 

Sa Pa

36

41,18

148

36

38

137

36

40

144

36

45

162

36

48

173

36

50,00

180

Ô Long

 

Biểu 07: CÂY ĂN QUẢ ÔN ĐỚI LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh)

TT

Đơn vị/ Cây trồng

TH đến năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sn lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

 

Cây ôn đới

2862,8

 

9901,2

3150

 

11582

3490

 

12523

3715

 

14197

3890

 

15207

4010

 

14826

1

CÂY LÊ

914,8

21,79

1993,2

1060

26,34

2792

1190

26,47

3150

1250

27,12

3389,5

1260

27,49

3464

1280

25,70

2741

 

Bát Xát

230,8

26,36

507

250

27,0

675,0

250

28,00

700

250

29,00

725,00

250

30,00

750

250

31,44

786

 

Si Ma Cai

293

18,00

440

350

18,5

647,5

400

19,00

760

400

19,50

780,00

400

20,00

800

400

20,25

650

 

Bắc Hà

211

32,40

570

250

32,5

812,5

300

33,00

990

350

33,50

1.172,50

350

34,00

1.190

350

35,0

750

 

Sa Pa

165

33,60

462

180

34.0

612,0

200

34,00

680

200

34,50

690,00

200

35,00

700

200

36,0

520

 

Văn Bàn

15

12,00

15

30

15,0

45,0

40

 

20

50

 

22,00

60

 

24

80

26,0

35

2

Cây ĐÀO

384

27,25

872

410

27,29

1119

470

27,98

1315

480

28,34

1360,5

500

28,62

1431

530

29,13

1544

 

Bát Xát

25,00

23,04

48

30,00

24,00

72,00

30

25,00

75

30

26,0

78,0

30

27

81

30

28

84,00

 

Bc Hà

70,00

23,66

138

80,00

24,00

192,00

90

25,00

225

100

25,0

250,0

120

25

300

150

25

375,00

 

Sa Pa

289,00

28,48

686

300,00

28,50

855,00

350

29,00

1.015

350

29,5

1.032,5

350

30

1.050

350

31

1.085,00

3

Cây MẬN

1564

44,99

7036

1680

45,66

7671

1830

44,03

8058

1985

47,59

9447

2130

48,41

10312

2200

47,91

10541

 

Bắc Hà

800

46,50

3720

850

47

3995

900

48

4320

950

49

4655

1000

50,0

5000

1.000

50

4.995

 

Bát Xát

26

45,77

119

50

46

230

60

47

282

75

48

360

90

48,0

432

100

48

462

 

Mường Khương

281

44,80

1259

300

45

1350

350

46

1610

400

46

1840

450

46,0

2070

500

46

2.186

 

Sa Pa

151

46,69

705

160

47

752

170

18

306

180

49

882

190

50,0

950

200

50

998

 

Si Ma Cai

306

40,29

1233

320

42

1344

350

44

1540

380

45

1710

400

46.5

1860

400

48

1.900

 

Biểu 08: DIỆN TÍCH RAU TRÁI VỤ, RAU AN TOÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh)

TT

Đơn vị/ Cây trồng

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Ghi chú

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

DT ha

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng tấn

 

Cây rau

1150

200,3

23.033

1250

220,2

27.531

1450

240,1

34.813

1650

260,5

42.978

1850

280,4

51.875

2000

300,65

60.130

 

1

TP Lào Cai

165

210,0

3.465

150

230,0

3450

100

250

2500

100

270

2.700

100

280,5

2805

100

302,0

3.020

 

2

Bát Xát

130

200,0

2.600

150

215,0

3225

210

235

4935

250

255

6.375

280

278

7784

300

300,0

9.000

 

3

Mường Khương

50

160,0

800

60

200,5

1203

120

230

2760

150

245

3.675

170

265

4505

180

285,0

5.130

 

4

Si Ma Cai

20

165,0

330

40

185,0

740

70

210

1470

100

256

2.560

130

276

3588

150

285,0

4.275

 

5

Bắc Hà

220

200,0

4.400

240

221,0

5304

250

245

6125

260

265

6.890

280

285

7980

300

300,0

9.000

 

6

Bảo Thắng

105

205,0

2.153

1 10

227,0

2497

150

250

3750

190

270

5.130

220

290

6380

240

315,0

7.560

 

7

Bảo Yên

80

200,0

1.600

100

229,5

2295

120

240

2880

150

265

3.975

180

285

5130

200

304,0

6.080

 

8

Sa Pa

350

205,0

7.175

350

226,2

7917

350

245,5

8592,5

350

263,5

9.223

350

285,5

9992,5

350

315,0

11.025

 

9

Văn Bàn

30

170,0

510

50

180,0

900

80

225

1800

100

245

2.450

140

265

3710

180

280,0

5.040

 

 

Biểu 09: QUY MÔ, SẢN LƯỢNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2025

(Kèm theo Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh)

TT

Hạng mục

Đơn vị tính

Thực hiện 2020

Kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025

Tăng trưởng /năm (%)

2021

2022

2023

2024

2025

I

Gia súc

 

630.000

645.000

657.000

670.000

683.000

695.000

1,88

1

Đàn lợn

Con

440.000

463.000

475.000

487.000

499.000

510.000

1,46

 

Sản lượng thịt hơi

Tấn

45.300

46.130

47.300

48.600

49.800

51.000

2,1

2

Đàn trâu

Con

122.500

115.000

115.000

115.000

115.000

115.000

-0,41

 

Sản lượng thịt hơi

Tấn

2.180

2.200

2.260

2.290

2.350

2.400

1,88

3

Đàn bò

Con

19.500

21.700

22.000

23.000

24.000

25.000

2,41

 

Sản lượng thịt hơi

Tấn

580

580

640

660

680

700

3,18

4

Đàn ngựa

Con

8.000

7.300

7.000

7.000

7.000

7.000

-2,67

 

Sản lượng thịt hơi

Tấn

140

140

140

140

140

140

-0,63

5

Đàn dê

Con

40.000

38.000

38.000

38.000

38.000

38.000

0,47

 

Sản lượng thịt hơi

Tân

230

220

230

230

230

230

3,93

II

Gia cầm chính (Gà, vịt, ngan):

1000 con

4.850

4.550

4.700

4.850

5.000

5.200

3,39

 

Sản lượng thịt hơi

Tấn

11.560

12.000

12.400

12.850

13.270

13.800

3,96

 

Trứng

1000 quả

50.400

52.000

54.000

56.000

58.000

60.000

3,12

III

SP chăn nuôi khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng thịt hơi các loại vật nuôi khác (thỏ,...)

Tấn

230

230

230

230

230

230

0,43

 

Sản lượng mật ong

Tấn

52

53

54

55

56

57

1,84

 

TỔNG SẢN LƯỢNG THỊT HƠI

Tấn

60.220

61.500

63.200

65.000

66.700

68.500

2,73

 

Biểu 10. QUY MÔ, TIẾN ĐỘ, ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2025

(Kèm theo Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh)

TT

Huyện/ thành phố

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Diện tích nuôi ao hồ nhỏ (ha)

Sản lượng thủy sản các loại (tấn)

Diện tích nuôi ao hồ nhỏ (ha)

Sản lượng thủy sản các loại (tấn)

Diện tích nuôi ao hồ nhỏ (ha)

Sản lượng thủy sản các loại (tấn)

Diện tích nuôi ao hồ nhỏ (ha)

Sản lượng thủy sản các loại (tấn)

Diện tích nuôi ao hồ nhỏ (ha)

Sản lượng thủy sản các loại (tấn)

Diện tích nuôi ao hồ nhỏ (ha)

Sản lượng thủy sản các loại (tấn)

 

Tổng cộng

 

9.830

 

10.050

 

10.280

 

10.510

 

10.750

 

11.000

I

Thủy sản thông thường

2.168

9.160

2.188

9.360

2.200

9.565

2.220

9.770

2.240

9.980

2.260

10.200

1

TP. Lào Cai

248

1.435

250

1.440

251

1.445

253

1.450

255

1.456

257

1.466

2

Mường Khương

90

200

91

215

92

230

94

245

96

260

98

270

3

Bát Xát

237

1.025

239

1.071

242

1.118

244

1.168

247

1.217

249

1.259

4

Si Ma Cai

22

45

24

52

25

59

27

66

29

73

31

80

5

Bắc Hà

54

300

56

311

57

326

59

337

61

348

63

378

6

Bảo Thắng

709

2.855

745

2.925

748

2.996

753

3.067

758

3.138

762

3.212

7

Sa Pa

13

17

13

18

13

18

14

19

14

20

16

22

8

Bảo Yên

445

1.800

417

1.830

418

1.860

420

1.890

422

1.920

424

1.945

9

Văn Bàn

350

1.483

353

1.498

354

1.513

356

1.528

358

1.548

360

1.568

II

Thủy sản nước lạnh

57.100

670

57.700

690

58.300

715

58.900

740

59.500

770

60.000

800

1

TP. Lào Cai

 

 

200

2

250

3

450

5

650

8

750

11

2

Bát Xát

12.000

120

12.050

130

12.150

135

12.200

143

12.260

152

12.340

157

3

Bắc Hà

1.700

20

1.750

23

1.850

25

1.950

27

2.010

30

2.090

34

4

Sa Pa

42.400

523

42.450

525

42.550

539

42.650

548

42.710

558

42.790

570

5

Bảo Yên

 

 

100

1

200

2

250

3

400

5

480

7

6

Văn Bàn

1.000

7

1.150

9

1.300

11

1.400

14

1.470

17

1.550

21

 

Biểu 11: MỘT SỐ CHỈ TIÊU NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh)

TT

Hạng mục đầu tư

Đơn vị tính

Tổng khối lượng

Phân theo Địa phương/đơn vị

TP Lào Cai

Bát Xát

Bảo Thắng

Sa Pa

Văn Bàn

Bảo Yên

Mường Khương

Bắc Hà

Si Ma Cai

1

Trồng rừng

 

38.900,0

150,0

5.227,0

5.500,0

300,0

7.250,0

11.473,0

2.000,0

6.150,0

850,0

*

Rừng phòng hộ

ha

1.200

0

150

0

0

200

150

300

250

150

 

+ Trồng rừng TTCMĐ, phòng hộ

ha

1.200

 

150

 

 

200

150

300

250

150

*

Rừng sản xuất

ha

36.200

150

4.827

5.500

300

6.900

11.323

1.200

5.500

500

 

+ Trồng mới

ha

18.000

150

2.327

1.000

300

3.900

5.123

1.200

3.500

500

 

+ Trồng lại rừng

ha

18.200

 

2.500

4.500

 

3.000

6.200

 

2.000

 

*

Trồng rừng TT Nương rẫy

ha

1.500

 

250

 

 

150

 

500

400

200

2

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng

Ha

4.800

0

700

100

450

2.250

800

0

500

0

*

Khoanh nuôi mới

Ha

2.330

 

300

100

350

680

400

 

500

 

*

Khoanh nuôi mới (người dân KN)

Lượt Ha

2.470

 

400

 

100

1.570

400

 

 

 

3

Trồng cây phân tán

1000 cây

2.500

200

200

300

250

300

300

250

450

250

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 47/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 04/02/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Hoàng Quốc Khánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/02/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản