- 1Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 42-CT/TW năm 2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Quyết định 987/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 444/KH-UBND | Nghệ An, ngày 05 tháng 8 năm 2020 |
Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Công văn số 5586-CV/TU ngày 01/4/2020 của Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư; Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị với một số nội dung như sau:
1. Đảm bảo triển khai kịp thời các quy định của Trung ương, của Tỉnh về phòng chống thiên tai, đặc biệt là Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai, Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ; Kế hoạch 4135/KH-UBND ngày 14/9/2018 của UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ;
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
3. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh liên quan đến công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh để tăng cường công tác chỉ huy, chỉ đạo, điều hành phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
4. Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho cán bộ các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền cấp huyện, cấp xã và phổ biến kiến thức phòng chống thiên tai cho cộng đồng dân cư nhằm chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra;
5. Phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu. Đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;
6. Xác định nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo từng giai đoạn, đảm bảo các nhiệm vụ cấp bách phòng chống thiên tai phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn lực.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Nhiệm vụ chung
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
- Xác định công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Quán triệt sâu sắc quan điểm chủ động phòng ngừa là chính, kết hợp các biện pháp thích ứng phù hợp, tôn trọng quy luật tự nhiên, đảm bảo phát triển bền vững.
- Tập trung lãnh đạo chỉ đạo việc phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” (bao gồm: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ) gắn với xây dựng cộng đồng an toàn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tạo sự thống nhất trong các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và toàn xã hội cả về nhận thức, hành động trước tình hình và tác động tiêu cực ngày càng phức tạp của thiên tai. Nâng cao kiến thức, năng lực cho lãnh đạo, cán bộ, đảng viên các cấp, nhất là cơ sở có trách nhiệm thông tin hướng dẫn kỹ năng nhận biết và cách thức ứng phó thiên tai cho cộng đồng, đặc biệt là đối tượng dễ bị tổn thương.
b) Lãnh đạo công tác xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều chỉnh, lồng ghép nội dung phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của các cấp, các ngành theo hướng đa mục tiêu, hạn chế tối đa việc gia tăng rủi ro thiên tai, thích ứng với đặc điểm của từng vùng nhất là vùng ven biển, khu vực đông dân cư và xu hướng biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
c) Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi giám sát thiên tai đảm bảo kịp thời, đủ độ tin cậy.
- Nâng cao năng lực dự báo khí hậu, thời tiết, cảnh báo thiên tai, trên cơ sở củng cố, nâng cấp và hiện đại hóa các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn đã có; xây dựng mới các trạm cảnh báo lũ đầu nguồn và các trạm đo sóng ven biển.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kịp thời các bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo, dự báo thiên tai và các chủ trương, chỉ thị về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Thường xuyên phổ biến cho người dân về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng trong việc chủ động phòng, chống thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức lồng ghép khác.
- Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
d) Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Hàng năm, ưu tiên nguồn lực tập trung xử lý dứt điểm các trọng điểm đê điều, nhất là các tuyến đê xung yếu từ cấp III trở lên, sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực trọng yếu. Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị của cơ quan tham mưu phục vụ chỉ đạo điều hành ứng phó với thiên tai các cấp, nhất là cơ quan chỉ đạo điều hành cấp tỉnh.
- Rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên, từng bước đầu tư xây dựng, nâng cao khả năng chống chịu thiên tai của hệ thống kết cấu hạ tầng (hệ thống đê điều).
e) Tập trung các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước trên cơ sở củng cố, kiện toàn lực lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ tỉnh đến cơ sở.
- Kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) các cấp, các ngành để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ PCTT - TKCN.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN các cấp, các ngành.
- Củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cơ sở.
- Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng hiện có đang hoạt động tại các cấp để củng cố, kiện toàn, bổ sung nguồn lực. Từng bước nâng cao năng lực, kỹ năng và các điều kiện đảm bảo để thực thi kịp thời, xử lý linh hoạt các tình huống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.
- Phân công trách nhiệm cụ thể và xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chuyên trách với các lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng để phối hợp xây dựng các kế hoạch, phương án kịch bản phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo tính khả thi, thiết thực, sát thực tiễn.
- Giao trách nhiệm cụ thể cho chính quyền các cấp trong việc đảm bảo nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho cơ quan và lực lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai cùng cấp đặc biệt là lực lượng xung kích ở cấp xã.
g) Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phát huy vai trò tập hợp lực lượng, đặc biệt là lực lượng xung kích tại cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao nhận thức, năng lực, tính chủ động cho đoàn viên, hội viên và người dân về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong tổ chức của mình. Huy động và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ. Phối hợp với các cơ quan truyền thông giới thiệu, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, gương điển hình trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Nhiệm vụ cụ thể: (Có chi tiết phụ lục kèm theo).
Lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, xã hội hóa và Chương trình mục tiêu của Trung ương để thực hiện kế hoạch. Hàng năm, giao sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan, đơn vị liên quan để đầu tư bố trí kinh phí xây dựng cơ bản cho các công trình, dự án theo kế hoạch. Giao sở Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan để tham mưu bố trí kinh phí sự nghiệp trong dự toán ngân sách được thực hiện theo kế hoạch.
1. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư; Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh tới cán bộ, đảng viên và nhân dân; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện ở cấp mình. Tổ chức kiểm tra, giám sát, khen thưởng, biểu dương đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên để xảy ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đẩy mạnh công tác vận động hội viên, người dân tích cực tham gia các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và giám sát việc thực hiện Kế hoạch này.
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan Thường trực Ban chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh) theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch 444/KH-UBND ngày 05/8/2020 của UBND tỉnh)
TT | Nhiệm vụ cụ thể | Đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện | Sản phẩm | Thời gian hoàn thành |
1 | Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho cán bộ, phổ biến kiến thức phòng chống thiên tai cho cộng đồng dân cư. | Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành, địa phương. | Văn bản hướng dẫn; chỉ thị; tập huấn; đào tạo. | Hàng năm |
2 | Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. | Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành, địa phương. | Quyết định, Nghị Quyết,.... | 2020-2021 |
3 | Củng cố, nâng cấp và hiện đại hóa các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn đã có; xây dựng mới các trạm cảnh báo lũ đầu nguồn và các trạm đo sóng ven biển. | Sở Tài nguyên và Môi trường, Đài Khí tượng Thủy văn. | Công trình, dự án | 2020-2025 |
4 | Đầu tư trang bị hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy, điều hành và liên lạc với các tàu thuyền đánh bắt trên biển khi dự báo có khả năng hoặc xảy ra thiên tai. | Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Sở NN và PNTT và các địa phương liên quan. | Trang thiết bị | 2020-2022 |
5 | Đầu tư xử lý dứt điểm các trọng điểm đê điều, nhất là tuyến đê Tả Lam (đê cấp III), các tuyến đê xung yếu, sạt lở bờ sông, bờ biển các khu vực trọng yếu. | Sở NN và PTNT và các sở, ngành, địa phương liên quan. | Công trình, dự án | Hàng năm |
6 | Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan tham mưu phục vụ chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai các cấp, nhất là cơ quan chỉ đạo điều hành ở cấp tỉnh theo hướng hiện đại. | Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và các địa phương, đơn vị. | Cơ sở vật chất | 2020-2022 |
7 | Tích hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống, khắc phục thiên tai vào quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 05 năm và hàng năm của tỉnh. | Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành, địa phương liên quan. | Quy hoạch | 2020-2022 |
8 | Rà soát Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2019-2023 | Các sở, ban, ngành và UBND các cấp. | Các kế hoạch | Rà soát hàng năm |
9 | Xây dựng Phương án ứng phó với thiên tai nhằm chủ động ứng phó khi có thiên tai xảy ra. | Các sở, ban, ngành và UBND các cấp. | Phương án ứng phó. | Rà soát hàng năm |
10 | Lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. | Các sở, ngành liên quan và các địa phương. |
| Thường xuyên |
11 | Xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt. | Văn phòng Thường trực BCH PCTT và TKCN tỉnh và các địa phương. | Lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai được thành lập | 2020 |
12 | Mua sắm trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác phòng chống thiên tai. | Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Văn phòng Thường trực BCH PCTT và TKCN tỉnh; các Sở, ngành liên quan và các địa phương. | Trang thiết bị, vật tư, phương tiện phục vụ công tác phòng chống thiên tai | Hàng năm |
13 | Xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ; kết nối trực tuyến với cơ quan phòng chống thiên tai trung ương và các cấp địa phương theo thời gian thực | Các sở, ngành liên quan; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh. | Cơ sở dữ liệu; công cụ hỗ trợ; kết nối trực tuyến với cơ quan phòng chống thiên tai trung ương và các cấp địa phương. | 2020-2022 |
14 | Di dời, bố trí lại dân cư vùng thường xuyên bị thiên tai, tập trung ưu tiên vùng nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất | Sở Nông Nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Ban dân tộc tỉnh và các cơ quan liên quan. | Dân cư được bố trí, di dời. | 2020 - 2025 |
15 | Xử lý công trình cản trở thoát lũ trên sông | Các Sở, ngành liên quan và các địa phương. |
| Hàng năm |
16 | Cắm mốc hành lang thoát lũ cho các tuyến sông chính; cắm mốc cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực có nguy cơ sạt lở | Văn phòng Thường trực BCH PCTT và TKCN tỉnh; các sở, ngành và địa phương liên quan. | Hệ thống mốc. | Hàng năm |
17 | Sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa, công trình thủy lợi. | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp huyện. | Hồ chứa được sửa chữa, nâng cấp. | Hàng năm |
18 | Xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão. | Các sở, ngành và địa phương liên quan | Khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão. | 2020 - 2025 |
19 | Xây dựng, nâng cấp nhà ở phòng chống thiên tai. | Sở Xây dựng, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương. | Hỗ trợ các hộ nghèo xây dựng, nâng cấp nhà ở. | 2020 - 2025 |
20 | Lắp đặt, xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phục vụ phòng chống thiên tai (tự động quan trắc mưa, độ mặn, mực nước,...). | Các sở, ngành và địa phương. | Hệ thống quan trắc chuyên dùng. | 2020 - 2025 |
21 | Lắp đặt thiết bị cảnh báo ở các khu vực thường xuyên bị ngập sâu (ngầm tràn, khu vực trũng thấp...). | Các sở, ngành liên quan và địa phương | Hệ thống cảnh báo. | 2020 - 2025 |
22 | Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm một số loại hình thiên tai điển hình (lũ quét, sạt lở đất,...). | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với các cơ quan, địa phương | Hệ thống quan trắc, cảnh báo. | 2020 - 2025 |
23 | Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. | Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các sở ngành liên quan và các địa phương | Diễn tập PCTT. | Theo kế hoạch |
24 | Chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với thiên tai từng vùng miền. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương. |
| Hàng năm |
25 | Trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương liên quan. |
| Hàng năm |
26 | Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác Phòng chống thiên tai theo hướng chuyên trách. | Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Nội vụ và các địa phương. |
| Hàng năm |
27 | Thực trạng, phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. | Sở Nông Nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với sở Tài nguyên và MT và các cơ quan liên quan. |
| 2021 - 2030 |
28 | Đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực tham mưu trong công tác phòng, chống thiên tai. |
| Tập huấn | Hàng năm |
- 1Kế hoạch 2885/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 2Quyết định 3029/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 23/2020/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức hoạt động, quản lý, sử dụng và quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Hưng Yên
- 4Quyết định 24/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quy trình khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Kon Tum kèm theo Quyết định 36/2017/QĐ-UBND
- 5Kế hoạch 303/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quyết định 987/QĐ-TTg, Kế hoạch 244-KH/TU thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 6Kế hoạch 185/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 987/QĐ-TTg về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 1Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1270/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 42-CT/TW năm 2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Quyết định 987/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 2885/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 6Quyết định 3029/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 23/2020/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức hoạt động, quản lý, sử dụng và quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Hưng Yên
- 8Quyết định 24/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quy trình khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Kon Tum kèm theo Quyết định 36/2017/QĐ-UBND
- 9Kế hoạch 303/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quyết định 987/QĐ-TTg, Kế hoạch 244-KH/TU thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 10Kế hoạch 185/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 987/QĐ-TTg về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Kế hoạch 444/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 444/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/08/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Hoàng Nghĩa Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định