Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 395/KH-UBND | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ, CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2025
Thực hiện Chương trình công tác năm 2025 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương; Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2025 của Bộ Tư pháp; các chương trình công tác trọng tâm của hThành phố năm 2025, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2025 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Tiếp tục thực hiện nghiêm, có chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây viết tắt là PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân (sau đây gọi là Chỉ thị số 32-CT/TW); Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Kế hoạch số 02-KH/TU ngày 06/11/2020 của Thành ủy về thực hiện Kết luận số 80-KL/TW, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản pháp luật của Trung ương và Thành phố.
1.2. Đổi mới công tác PBGDPL và tập trung xây dựng văn hoá tuân thủ pháp luật, văn hoá thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí; nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và doanh nghiệp.
1.3. Tăng cường chuyển đổi số trong công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật nhằm tạo đột phá trong công tác PBGDPL theo hướng lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.
1.4. Bảo đảm kinh phí cho công tác PBGDPL và hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật. Tăng cường bố trí kinh phí PBGDPL ở cấp xã, đảm bảo ít nhất 20 triệu cho 01 đơn vị cấp xã.
2. Yêu cầu
2.1. Quá trình thực hiện phải bám sát nội dung, yêu cầu của Trung ương và Thành phố; đảm bảo các hoạt động PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm, có sự kết hợp, lồng ghép việc thực hiện các chương trình, đề án khác có liên quan, phù hợp đối tượng, địa bàn.
2.2. Huy động sự tham gia, phối hợp tích cực của cả hệ thống chính trị, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, người lao động và toàn thể Nhân dân Thủ đô; phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp.
2.3. Gắn kết công tác PBGDPL với công tác xây dựng thi hành và bảo vệ pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, tiếp công dân, giải quyết các thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.4. Gắn việc tuyên truyền PBGDPL với việc triển khai thực hiện chủ đề năm 2025 của Thành phố “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động của Trung ương và Thành phố.
2.5. Phát huy tinh thần trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu và chấp hành pháp luật của công dân, doanh nghiệp; phát huy vai trò chủ động, tích cực, tính tự giác và trách nhiệm nêu gương của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt của người đứng đầu trong học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, tuân thủ và chấp hành pháp luật.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
1. Đối tượng
1.1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang; người dân thành thị và nông thôn, miền núi; phụ nữ; thanh thiếu niên; doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp, người nước ngoài cư trú trên địa bàn Thành phố.
1.2. Các đối tượng đặc thù theo quy định của Luật PBGDPL.
2. Nội dung
2.1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Kế hoạch, Chương trình, Đề án công tác PBGDPL (theo Phụ lục 01);
2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và văn bản hướng dẫn triển khai thi hành.
2.3. Tập trung phổ biến các văn bản pháp luật mới liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân và doanh nghiệp được Quốc hội thông qua và có hiệu lực năm 2024 và năm 2025; các văn bản hướng dẫn triển khai thi hành các văn bản pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật Thành phố; các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp. Tập trung tuyên truyền phổ biến, giới thiệu các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến người dân, doanh nghiệp, các văn bản pháp luật của Thành phố cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tư vấn, định hướng hỗ trợ khởi nghiệp.
2.4. Tiếp tục phổ biến, giới thiệu các văn bản pháp luật góp phần thực hiện chủ đề công tác của Thành phố năm 2025 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; công tác cải cách tinh gọn bộ máy, thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ môi trường, cải cách hành chính, Đề án 06, trật tự văn minh đô thị, vệ sinh môi trường, trật tự xây dựng và đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn hoá, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp, phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em...; Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố; Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố; Quy tắc ứng xử khi tham gia môi trường mạng xã hội; ứng xử trong gia đình; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, tôn trọng pháp luật các vấn đề khác của xã hội được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội.
2.5. Xây dựng và triển khai mô hình mới, có hiệu quả trong công tác PBGDPL.
2.6. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; Các Kế hoạch của UBND Thành phố: số 351/KH-UBND về triển khai, thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 13-9-2022 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở”; số 215/KH-UBND ngày 17/7/2024 triển khai thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở” trên địa bàn Thành phố; tiếp tục nhân rộng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”.
2.7. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định. Gắn việc thực hiện nhiệm vụ chuẩn tiếp cận pháp luật với việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn Thành phố.
2.8. Thực hiện kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Công tác PBGDPL
1.1. Thực hiện Chương trình PBGDPL, Đề án, Kế hoạch về PBGDPL của Trung ương và Thành phố ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố (Phụ lục 01)
- Đơn vị chủ trì: Các đơn vị chủ trì thực hiện Đề án.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.2. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL
1.2.1 Tổ chức triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin theo Kế hoạch số 325/KH-UBND ngày 21/12/2022 của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL và thực hiện Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” giai đoạn 2025-2030 theo chỉ đạo của Trung ương.
1.2.2. Khai thác, vận hành và nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử PBGDPL của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố (https://pbgdpl.hanoi.gov.vn), Cổng/Trang Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị theo hướng truy cập tập trung, liên thông, kết nối, lồng ghép, chia sẻ thông tin, tài liệu về PBGDPL trên môi trường mạng bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nhà nước, tạo thuận lợi trong khai thác, trao đổi thông tin pháp luật giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị Thành phố, UBND các quận, huyện thị xã.
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông; cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.2.3. Xây dựng các chương trình, sản phẩm, tài liệu, ấn phẩm PBGDPL để đăng tải trên Trang thông tin điện tử tuyên truyền PBGDPL của Thành phố, Cổng/Trang thông tin điện tử của sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị Thành phố, UBND các quận, huyện thị xã.
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo chí của Thành phố và cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.2.4. Tổ chức đối thoại, giải đáp vướng mắc, tuyên truyền pháp luật trực tiếp, trực tuyến.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, các sở, ngành, đoàn thể; UBND các quận, huyện, thị xã.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng UBND Thành phố, Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông; cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.2.5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố theo xu hướng hiện đại trong khung giờ vàng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và sóng phát thanh.
- Đơn vị chủ trì: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông; cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025
1.2.6. Nhân rộng mô hình mới về phổ biến, giáo dục pháp luật.
a) Nhân rộng việc thực hiện tuyên truyền trên thiết bị điện tử, mô hình “Cầu thang pháp luật”, “Kiot điện tử”.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng UBND Thành phố, Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông; Sở Văn hoá và Thể thao; Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực giao thông vận tải; Công an Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã; Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội; Thành đoàn Hà Nội; các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025
b) Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên iHanoi
- Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành Thành phố
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025
c) Xây dựng sách nói, sách điện tử tuyên truyền PBGDPL
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.3. Tuyên truyền, PBGDPL trên các báo, Đài Phát thanh và truyền hình của Trung ương và Thành phố, mạng xã hội
1.3.1. Xây dựng phóng sự, đĩa video, tiểu phẩm... tuyên truyền pháp luật.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.3.2. Tăng thời lượng, nội dung tuyên truyền pháp luật mới ban hành tại các chuyên trang, chuyên mục pháp luật của các báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
- Đơn vị chủ trì: Các cơ quan báo chí của Thành phố, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông; Sở Tư pháp; các cơ quan báo chí, truyền hình Trung ương; cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.3.3. Đa dạng hóa các hình thức PBGDPL khác trên mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến, mạng viễn thông, sóng phát thanh, truyền hình, mạng lưới thông tin cơ sở, cơ quan thông tin đại chúng.
- Đơn vị chủ trì: Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan báo chí của Thành phố, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan báo chí, truyền hình Trung ương, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.3.4. Tổ chức tuyên truyền pháp luật trên sóng phát thanh
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp; Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội; UBND các quận, huyện, thị xã.
- Đơn vị phối hợp: Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.4. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về Đề án số 06 của Thủ tướng Chính phủ
1.4.1. Tuyên truyền thực hiện dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực ngành, đơn vị phụ trách trên Cổng/Trang thông tin điện tử của đơn vị.
- Đơn vị chủ trì: Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
- Đơn vị phối hợp: Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.4.2. Xây dựng video tuyên truyền quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, Cổng/Trang thông tin điện tử của các đơn vị.
- Đơn vị chủ trì: Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
- Đơn vị phối hợp: Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.5. Tuyên truyền, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành
1.5.1. Định hướng tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đơn vị chủ trì: UBND thành phố Hà Nội; Ban xây dựng đảng của Thành ủy tham mưu công tác tuyên giáo.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng UBND Thành phố; Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông; Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.5.2. Cung cấp thông tin, đề nghị các cơ quan báo chí Thành phố, báo chí Trung ương và địa phương ký Chương trình phối hợp công tác với Thành phố, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đơn vị thực hiện: Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành liên quan; Các cơ quan báo chí; UBND quận, huyện, thị xã.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.5.3. Phối hợp với cơ quan truyền hình Trung ương, Thành phố tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đơn vị chủ trì: Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông; Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan báo, đài Trung ương và Thành phố, Văn phòng UBND Thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.5.4 Truyền thông dự thảo văn bản quy định triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024.
- Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành, đơn vị chủ trì xây dựng văn bản.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng UBND Thành phố; Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông; Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.5.5. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành chuyên sâu theo từng lĩnh vực.
- Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố (theo mục 6 Phụ lục ban hành kèm Kế hoạch 254/KH-UBND ngày 22/8/2024 của UBND Thành phố Hà Nội về tuyên truyền, phổ biến và tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành)
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị vị Thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan (theo mục 6 Phụ lục ban hành kèm Kế hoạch 254/KH-UBND ngày 22/8/2024 của UBND thành phố Hà Nội về tuyên truyền, phổ biến và tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành; Kế hoạch tăng cường tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024)
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.5.6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành bằng nhiều hình thức.
- Đơn vị chủ trì: UBND thành phố Hà Nội, các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; UBND quận, huyện, thị xã, xã phường thị trấn; các cơ quan báo, đài Thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng UBND Thành phố; Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông; Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.5.7. Tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đơn vị chủ trì: UBND thành phố Hà Nội, các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; UBND quận, huyện, thị xã, xã phường thị trấn; các cơ quan báo, đài Thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng UBND Thành phố; Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông; Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan; Báo Kinh tế và Đô thị; Báo Hà Nội mới; Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
- Thời gian thực hiện: Quý I/2025, bắt đầu từ ngày 01/01/2025, ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành.
1.5.8. Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu Luật Thủ đô.
- Đơn vị chủ trì: UBND thành phố Hà Nội.
- Đơn vị tham mưu: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng UBND Thành phố; Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông; Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.6. Triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (có Kế hoạch riêng)
1.6.1. Tham mưu ban hành Kế hoạch
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng UBND Thành phố, các sở, ngành, đoàn thể, đơn vị Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã; các cơ quan thông tin đại chúng của Thành phố, các cơ quan, tổ chức có liên quan.
1.6.2. Tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng hình thức phù hợp.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, Văn phòng UBND Thành phố các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã; các cơ quan thông tin đại chúng của Thành phố, các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/10/2025 đến ngày 30/11/2025.
1.7. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù
1.7.1. Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân tộc miền núi, thiểu số, người dân ở vùng xa trung tâm Thành phố bằng nhiều hình thức phù hợp.
- Đơn vị chủ trì: Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về công tác dân tộc; Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Đức và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.7.2. Tuyên truyền cho người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, người lao động trong các doanh nghiệp, nạn nhân bị bạo lực gia đình, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo bằng các hình thức, nội dung phù hợp.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực lao động- thương binh và xã hội; Thành đoàn Hà Nội; Công an Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã.
- Đơn vị phối hợp: Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố, Liên đoàn lao động Thành phố, Hội Người mù, Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo, Hội Người khuyết tật, Đoàn Luật sư Thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.7.3. Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2030” trên địa bàn Thành phố theo Kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 16/7/2024 của UBND Thành phố.
- Đơn vị chủ trì: Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về công tác dân tộc Thành phố; UBND huyện Thạch Thất, Ba vì, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, các tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.8. Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
1.8.1.Nâng cao chất lượng việc giáo dục pháp luật trong nhà trường chú trọng giáo dục pháp luật, pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, pháp luật về phòng, chống ma túy, pháp luật về môi trường mạng, phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm, phòng, chống tác hại của thuốc lá, pháp luật về bảo vệ môi trường, Quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục, Quy tắc ứng xử nơi công cộng; Quy tắc ứng xử trên môi trường mạng; Quy tắc ứng xử trong gia đình,....trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt thuộc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội quản lý bằng nhiều hình thức phù hợp; chú trọng đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, học tập môn đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục kinh tế và pháp luật theo xu hướng tiên tiến, hiện đại, cập nhật kiến thức phù hợp.
- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và đào tạo.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã; các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.8.2. Đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, học tập môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật trong trường học.
- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và đào tạo
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực lao động-thương binh và xã hội; UBND các quận, huyện, thị xã; các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
1.8.3. Tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng tổ chức hoạt động PBGDPL cho công chức, viên chức, giáo viên đảm nhiệm công tác tuyên truyền PBGDPL tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo và cơ sở giáo dục.
- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp; Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực lao động-thương binh và xã hội; UBND các quận, huyện, thị xã; các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn Thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
1.8.4. Tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác PBGDPL trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan tham mưu thực hiện nhiệm vụ lao động, thương binh và xã hội.
- Đơn vị chủ trì: Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực lao động- thương binh và xã hội.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và đào tạo, UBND các quận, huyện, thị xã; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
1.8.5. Triển khai nhân rộng mô hình “Phiên tòa giả định” cho các đối tượng học sinh THCS và THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và đào tạo, Đoàn Luật sư Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ sở giáo dục THCS, THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.9. Xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật
Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 152/KH-UBND ngày 05/7/2019 của UBND Thành phố triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật trên địa bàn Thành phố. Thực hiện xã hội hóa việc quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật theo hướng tự quản cộng đồng.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.10. Phát hiện, nhân rộng, thực hiện mô hình, cách làm mới, sáng tạo, linh hoạt trong công tác PBGDPL
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, UBND quận, huyện, thị xã.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị Thành phố, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025
1.11. Củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật các cấp, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ PBGDPL
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, UBND quận, huyện, thị xã.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, đoàn thể, đơn vị Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.12. Tổ chức triển khai Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 12/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”. (Có kế hoạch riêng)
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã
- Đơn vị phối hợp: Các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.13. Triển khai thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027
- Đơn vị chủ trì: Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố, Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Theo Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 25/8/2022 của UBND Thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện Đề án).
- Đơn vị phối hợp: Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.14. Triển khai thực hiện Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”
- Đơn vị chủ trì: Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã (Theo Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 01/03/2023 của UBND Thành phố triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
- Đơn vị phối hợp: Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
1.15. Sơ kết đánh giá 05 năm thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư theo Kế hoạch số 02-KH/TU ngày 05/11/2020 của Thành uỷ và tổng kết đánh giá 05 năm thực hiện Quyết định số 1521/QĐ TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư theo Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 15/12/2020 của UBND Thành phố bằng hình thức phù hợp (Có Kế hoạch riêng)
1.16. Thực hiện xã hội hóa trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Đơn vị chủ trì: Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn.
- Đơn vị phối hợp: Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.17. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về công tác PBGDPL
2. Công tác hòa giải ở cơ sở
2.1. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 13/9/2022 của Thành uỷ Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội trong công tác hoà giải ở cơ sở theo Kế hoạch số 351/KH- UBND ngày 30/12/2022 của UBND thành phố Hà Nội
- Cơ quan chủ trì: UBND thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Đơn vị tham mưu: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các quận, huyện, thị xã.
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thuộc Thành phố, các tổ chức cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
2.2. Triển khai Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2028 theo Kế hoạch số 215/KH- UBND ngày 17/7/2024 của UBND Thành phố Hà Nội
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thuộc Thành phố, Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư Thành phố, Tòa án nhân dân Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
2.3. Tổ chức củng cố, kiện toàn các Tổ hòa giải và tiếp tục triển khai mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã.
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thuộc Thành phố, UBND xã, phường, thị trấn.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
2.4. Kiện toàn và tập huấn cho tập huấn viên về công tác hòa giải ở cơ sở
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã.
- Đơn vị phối hợp: Tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
3. Công tác chuẩn tiếp cận pháp luật
3.1. Thông tin, truyền thông, quán triệt, phổ biến về đánh giá, công nhận, xây dựng cấp huyện, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các cấp.
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt Trận tổ quốc Việt Nam Thành phố, Cơ quan tham mưu thực hiện nhiệm vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn của Thành phố; Cơ quan tham mưu thực hiện nhiệm vụ thông tin và truyền thông của Thành phố; các cơ quan báo, đài Thành phố; các sở, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
3.2. Tổ chức tập huấn, hội thảo nâng cao năng lực cho các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức của sở, ngành, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn được giao quản lý, tham mưu, thực hiện công tác đánh giá, công nhận cấp huyện, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt Trận tổ quốc Việt Nam Thành phố, Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực nội vụ, Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông và các đơn vị, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
3.3. Tổ chức đánh giá, công nhận, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
- Đơn vị chủ trì: UBND các quận, huyện, thị xã.
- Đơn vị phối hợp: UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Tháng 01 năm 2025.
3.4. Thực hiện nhiệm vụ đánh giá cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của Thành phố, Sở Văn hoá và Thể Thao, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu đánh giá huyện đạt chuẩn nông thôn mới, quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025
4. Kiểm tra công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật
(có Kế hoạch riêng)
- Đơn vị chủ trì: Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố.
- Đơn vị tham mưu: Sở Tư pháp.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng UBND Thành phố; các sở, ngành, đoàn thể,
đơn vị Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã được kiểm tra.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025
5. Tổng kết công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2025 trên địa bàn Thành phố và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Trung ương và Thành phố
- Đơn vị chủ trì: UBND Thành phố.
- Đơn vị tham mưu: Sở Tư pháp, Văn phòng UBND Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025
6. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố từ nguồn ngân sách của Thành phố, ngân sách quận, huyện, thị xã, xã; phường, thị trấn theo phân cấp hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố
1.1. Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện Kế hoạch.
1.2. Rà soát nội dung, kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền PBGDPL, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2025 của các đơn vị thuộc Thành phố đảm bảo đúng quy định, tổng hợp gửi cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực tài chính để báo cáo UBND Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố bố trí kinh phí triển khai thực hiện theo quy định.
1.3. Tham mưu triển khai Đề án thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.
1.4. Chủ trì các kế hoạch, Đề án được giao. Đôn đốc, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể chủ trì Đề án triển khai PBGDPL trên địa bàn Thành phố; định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo công tác PBGDPL với Bộ Tư pháp, UBND Thành phố.
2. Văn phòng UBND Thành phố
Thông tin kịp thời, chính xác văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố về các vấn đề pháp luật được dư luận quan tâm đặc biệt là các quy định cải cách bộ máy, cải cách hành chính, triển khai Đề án số 06, thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Luật Thủ đô các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô; phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan truyền thông của Trung ương và Thành phố thực hiện công tác tuyên truyền PBGDPL.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
3.1. Tuyên truyền phổ biến pháp luật pháp luật về an toàn giao thông, trật tự công cộng, pháp luật về phòng, chống ma túy, phòng chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm, phòng, chống tác hại của thuốc lá, pháp luật về bảo vệ môi trường, an ninh mạng, Quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục, Quy tắc ứng xử nơi công cộng, Quy tắc ứng xử trên môi trường mạng, Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, xây dựng văn hoá tuân thủ pháp luật, ý thức thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn chính sách về giáo dục và đào tạo quy định trong Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành....trong các cơ sở giáo dục bằng nhiều hình thức phù hợp; kết hợp việc tuyên truyền phổ biến pháp luật gắn với kỹ năng sống cho học sinh về phòng, chống cháy nổ, xâm hại tình dục, phòng, chống thương tích.
3.2. Xây dựng câu lạc bộ pháp luật trong trường học, ứng xử khi tham gia môi trường mạng xã hội, ứng xử khi tham gia giao thông; triển khai nhân rộng mô hình tổ chức “Phiên toà giả định” cho đối tượng học sinh trên địa bàn Thành phố.
3.3. Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2022-2027.
4. Công an Thành phố
4.1. Tổ chức tuyên truyền Luật Phòng cháy, chữa cháy, Bộ luật Hình sự, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ, Luật Căn cước; Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng các văn bản luật liên quan đến chuyên ngành quản lý đến cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân trên địa bàn Thành phố, đặc biệt chú trọng tuyên truyền nội dung liên quan Đề án số 06 của Chính phủ về định danh
điện tử, ứng dụng VNeID, pháp luật về cư trú, pháp luật về căn cước và tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về chính sách an ninh, trật tự an toàn xã hội quy định trong Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh trật tự an toàn xã hội, phòng, chống ma tuý. Chú trọng tuyên truyền cho các đối tượng đặc thù là người vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
4.2. Chủ trì, triển khai Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 21/9/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022-2025”. Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 5/01/2023 của UBND thành phố Hà Nội về tuyên truyền, PBGDPL cho người đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4.3. Triển khai các hình thức tuyên truyền PBGDPL về an ninh, trật tự cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn Thành phố.
4.4.Triển khai xây dựng tuyên truyền qua thiết bị điện tử về pháp luật phòng cháy, chữa cháy, giao thông.
5. Thanh tra Thành phố
Tổ chức tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, tuyên truyền Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Thanh tra, Luật Đất đai, Luật Nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành.
Chủ trì, triển khai thực hiện Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 20/10/2017 của UBND Thành phố về tuyên truyền PBGDPL về khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội; tăng cường tuyên truyền pháp luật về tiếp công dân.
Triển khai tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 13/9/2022 về tăng cường tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022-2025.
6. Sở Văn hóa và Thể thao
6.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quảng cáo, di sản văn hóa, về xây dựng nếp sống văn minh đô thị, văn hóa tuân thủ pháp luật, văn hoá thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Quy
tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố; Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố, Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, tôn trọng pháp luật, tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động quảng cáo, rao vặt, các tổ chức treo biển hiệu không đúng quy định của Thành phố gây mất mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường trên địa bàn Thủ đô.
Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và tập huấn chính sách lĩnh vực văn hóa quy định trong Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành,
6.2. Hướng dẫn tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, quy tắc ứng xử tại nơi công cộng tại điểm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố. Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện pháp luật gắn với Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Làng Văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Tổ dân phố Văn hóa”.
6.3. Chủ trì xây dựng Kế hoạch về thực hiện hương ước, quy ước theo Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện hương ước, quy ước.
7. Sở Du lịch
Chủ trì công tác tuyên truyền, triển khai Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn Thành phố; Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành; Triển khai Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, văn hoá tuân thủ pháp luật.
8. Sở Y tế
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Bảo hiểm y tế, Luật Khám, chữa bệnh, pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn về chính sách y tế quy định trong Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
9. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các hiệp định về thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật Việt Nam về chống gian lận thương mại, thương mại điện tử, xúc tiến thương mại, Luật Điện lực, Luật Bảo vệ người tiêu dùng.
Đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản pháp luật về giao dịch điện tử, thương mại điện tử, chính sách hỗ trợ giá, các chính sách, quy định về đảm bảo lương thực, thực phẩm trên địa bàn Thành phố...., địa chỉ các Website đảm bảo cho người dân mua bán hàng hóa online.
10. Bảo hiểm xã hội Thành phố
Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật về Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế cho cán bộ, công chức, viên chức, chủ sử dụng lao động, người lao động và Nhân dân.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn về chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội quy định trong Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
11. Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tư của Thành phố
11.1. Căn cứ đề xuất của các đơn vị và khả năng cân đối ngân sách, cơ quan tham mưu nhiệm vụ về tài chính của Thành phố phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí triển khai thực hiện theo quy định.
11.2. Chủ trì, triển khai thực hiện tuyên truyền phổ biến, giới thiệu các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến doanh nghiệp, các văn bản pháp luật của Thành phố về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tư vấn, định hướng hỗ trợ khởi nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, pháp luật về chứng khoán, trái phiếu, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng, …
11.3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn chính sách về tài chính, đầu tư quy định trong Luật Thủ đô và văn bản hướng dẫn thi hành
12. Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ
12.1. Phối hợp Sở Tư pháp, các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương và địa phương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung và công tác triển khai Kế hoạch; chú trọng tuyên truyền, phổ biến chuyên sâu các chính sách quy định Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành; các quy định cải cách bộ máy, cải cách hành chính; công tác thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ môi trường, triển khai Đề án số 06.
12.2. Phối hợp với Sở Tư pháp trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL; chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của Thành phố và Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, những văn bản pháp luật thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố theo chủ đề năm 2024.
12.3. Chủ trì triển khai Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 31/3/2023 của UBND Thành phố thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam.
12.4. Chủ trì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực khoa học, công nghệ; tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn về chính sách về khoa học và công nghệ quy định trong Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
13. Sở Giao thông vận tải
13.1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ, pháp luật về đường thủy, văn hóa giao thông, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức ngành giao thông và Nhân dân trên địa bàn Thành phố.
13.2. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp phổ biến tuyên truyền pháp luật trên thiết bị điện tử, màn hình Led thuộc thẩm quyền quản lý.
13.3. Chủ trì, phối hợp với Ban xây dựng đảng của Thành ủy tham mưu công tác tuyên giáo, cơ quan tham mưu nhiệm vụ về thông tin và truyền thông, Sở Tư pháp và tổ chức, cá nhân có liên quan tuyên truyền quy định Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ và lĩnh vực pháp luật khác đối với người tham gia giao thông tại các phương tiện công cộng (tàu điện trên cao, xe buýt nhanh, xe buýt điện...) trên địa bàn Thành phố; việc triển khai thực hiện thu phí vào nội đô.
13.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn chính sách về giao thông, trong Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
14. Sở Xây dựng
14.1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức ngành xây dựng và Nhân dân trên địa bàn Thành phố.
14.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn chính sách về cải tạo, chỉnh trang đô thị, chính sách về nhà ở quy định trong Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
15. Sở Quy hoạch - Kiến trúc
Tổ chức tuyên truyền Luật Thủ đô và văn bản hướng dẫn thi hành; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
16. Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội của Thành phố
16.1. Tăng cường tuyên truyền phổ biến về Bộ luật Lao động, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chủ sử dụng lao động. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn về chính sách xã hội quy định trong Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
16.2. Tăng cường tuyên truyền Luật Phòng, chống ma túy; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) trong các Trung tâm chữa bệnh và cai nghiện ma túy và tại các địa phương.
16.3. Phối hợp Sở Tư pháp, các cơ quan liên quan phổ biến cho đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý.
16.4. Triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023-2030” theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 17/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
17. Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực về nông nghiệp và phát triển nông thôn; tài nguyên và môi trường của Thành phố
Chủ trì, triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn Thành phố. Chú trọng tuyên truyền Luật Đê điều, Luật Thú y, Luật An toàn vệ sinh thực phẩm, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Thủy sản, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Địa chất và khoáng sản, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng chính sách xây dựng nông thôn mới, tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn chính sách về lĩnh vực nông nghiệp, bảo vệ môi trường quy định trong Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành... cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn Thành phố; lồng ghép tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Tổ chức tuyên truyền pháp luật xử lý vi phạm hành chính về nông nghiệp, bảo vệ môi trường, pháp luật về đất đai, bảo vệ rừng, pháp luật trong quản lý tài nguyên khoáng sản, các hoạt động khai thác khoáng sản, sử dụng bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông, vệ sinh môi trường, rác thải.
18. Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về lĩnh vực về nội vụ
Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng nội dung, chương trình để tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về cải cách tinh gọn bộ máy, cải cách hành chính, kỷ cương hành chính, kiến thức pháp luật, pháp luật dân chủ ở cơ sở, pháp luật về chế độ công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố và UBND các quận, huyện thị xã.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn chính sách về tổ chức chính quyền đô thị và chính sách về thu hút nhân tài quy định trong Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
19. Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND Thành phố về công tác dân tộc của Thành phố
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp phát triển thực hiện tuyên truyền theo nhiệm vụ tại Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND Thành phố “Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”; Kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 16/7/2024 của UBND Thành phố về thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2030” trên địa bàn Thành phố; đẩy mạnh công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Thành phố bằng nhiều hình thức chú trọng hình thức đối thoại, giao lưu với đồng bào dân tộc thiểu số.
20. Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố
Đẩy mạnh tuyên truyền quy trình, thủ tục giải quyết thủ tục hành chính dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng; Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan báo, đài của Thành phố tuyên truyền pháp luật trên iHaNoi.
21. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hoà Lạc
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật cho công nhân, doanh nghiệp thuộc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội pháp luật về Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, chính sách về nhà ở, pháp luật phòng cháy, chữa cháy; những văn bản pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp...
Tổ chức tuyên truyền pháp luật trên màn hình Led, thiết bị điện tử tại khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội.
Ban Quản lý khu công nghệ cao Hoà Lạc tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn về chính sách về khu công nghệ cao quy định trong Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
22. Các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
22.1. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục PBGDPL; tăng thời lượng phát thanh, truyền hình để tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan đến đời sống nhân dân; chú trọng tuyên truyền đến các văn bản pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân và doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua; việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; các văn bản pháp luật phục vụ chủ đề công tác của Thành phố năm 2025; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố và vấn đề pháp luật được dư luận quan tâm, các chính sách theo từng lĩnh vực quy định trong Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
22.2. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp với Sở Tư pháp, cơ quan tham mưu nhiệm vụ thông tin và truyền thông của Thành phố thực hiện phổ biến pháp luật trên sóng phát thanh và trên truyền hình; chú trọng đa dạng hóa theo xu hướng hiện đại các hình thức PBGDPL trong các khung giờ khác nhau đặc biệt là vào khung giờ vàng.
23. Đề nghị Ban xây dựng đảng của Thành ủy tham mưu công tác tuyên giáo
23.1. Chỉ đạo cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan thực hiện nhiệm vụ Tuyên giáo của các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước đã được Quốc hội ban hành liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân và doanh nghiệp, các văn bản pháp luật được Quốc hội thông qua năm 2024, năm 2025, Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố.
23.2. Thường xuyên định hướng công tác thông tin tuyên truyền PBGDPL, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên của Thành phố; bồi dưỡng nâng cao chất lượng tin bài của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên viết về pháp luật. Định kỳ hàng tháng, định hướng thông tin PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng.
24. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Hội Nông dân Thành phố, Hội Cựu chiến binh Thành phố, Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư Thành phố
Tuyên truyền pháp luật Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật mới ban hành cho hội viên, đoàn viên trực thuộc, đặc biệt đến người dân ở cơ sở bằng các hình thức phù hợp; tích cực phối hợp với các sở, ngành đoàn thể Thành phố triển khai thực hiện Chương trình hành động PBGDPL năm 2025 của Thành phố và những Đề án, Chương trình PBGDPL do đơn vị mình chủ trì, nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo, có hiệu quả trong công tác PBGDPL ở cơ sở.
25. Đề nghị Liên đoàn Lao động Thành phố
Tuyên truyền pháp luật cho người lao động trên địa bàn Thành phố, tập trung tuyên truyền về Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo quy định về pháp luật lao động.
26. Đề nghị Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Thành phố, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật cho doanh nghiệp trên địa bàn, chính sách thu hút đầu tư quy định trong Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật của Thành phố cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, những văn bản pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích doanh nghiệp...
27. Đề nghị Thành đoàn Hà Nội
27.1. Xây dựng mô hình mới về PBGDPLvà nhân rộng mô hình PBGDPL có hiệu quả gắn với tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cách mạng, truyền thống dân tộc, đạo đức, lối sống văn hóa tuân thủ pháp luật và ý thức tự tôn dân tộc cho thanh niên, sinh viên.
27.2. Thực hiện nhiều hình thức phổ biến pháp luật qua mạng internet, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, mô hình câu lạc bộ pháp luật cho thanh niên, sinh viên..., Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quy tắc ứng xử trên mạng, Quy tắc ứng xử nơi công cộng, Quy tắc ứng xử trong gia đình, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm, cứu nạn, cứu hộ, chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực giao thông, văn hoá, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự an toàn xã hội...
27.3. Tổ chức hoạt động tuyên truyền pháp luật qua ứng dụng công nghệ thông tin như trên thiết bị điện tử, mạng xã hội....
27.4. Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp, Đảng ủy khối các trường Đại học và Cao đẳng Thành phố, các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam cho sinh viên trên địa bàn Thành phố.
28. Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố, cơ quan thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự của Thành phố
28.1. Xây dựng kế hoạch tăng cường tuyên truyền về cải cách tư pháp và tuyên truyền PBGDPL thông qua các hoạt động truy tố, xét xử, thi hành án, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Nhân dân; Tuyên truyền qua xét xử lưu động. Thường xuyên thông tin về hoạt động truy tố, xét xử, thi hành án trên địa bàn Thành phố trên Cổng/Trang thông tin điện tử, qua hệ thống phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác; Kết hợp tuyên truyền PBGDPL cùng với việc xử lý nghiêm, kịp thời đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt là các vụ án phức tạp, tham nhũng; góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
28.2. Thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên sâu các văn bản pháp luật về tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức ngành như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng Hành chính, Luật Thi hành án dân sự, Luật Phòng, chống tham nhũng,...; Tổ chức tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
29. Đề nghị Đảng ủy khối các trường Đại học, Cao đẳng
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự công cộng, bảo vệ môi trường, Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các vấn đề dư luận quan tâm trên địa bàn Thành phố cho cán bộ, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố.
Tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam cho sinh viên trên địa bàn Thành phố.
30. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
30.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2025; chú trọng các Luật mới ban hành có liên quan đến đời sống Nhân dân, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố về công tác PBGDPL; tiếp tục triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án PBGDPL phù hợp với tình hình, đặc điểm và điều kiện cụ thể của địa phương gắn với việc triển khai công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp; đẩy mạnh việc tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố; Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố, Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, ứng xử khi tham gia môi trường mạng,...; những vấn đề xã hội được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội nhằm nâng cao nhận thức và giáo dục văn hóa tuân thủ pháp luật của Nhân dân trên địa bàn.
30.2. Lựa chọn các nội dung và hình thức tuyên truyền, PBGDPL phù hợp với đối tượng, địa bàn để công tác PBGDPL đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Chú trọng nhân rộng những mô hình có hiệu quả trong công tác PBGDPL đặc biệt là những mô hình mới, thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; triển khai thực hiện thí điểm đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL.
30.3. Thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, chú trọng kiện toàn, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên, xây dựng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”.
30.4. Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật mang tính chất chiều sâu, đi vào thực chất, chú trọng đánh giá qua tài liệu kiểm chứng và đúng thời hạn theo quy định.
30.5. Chủ động bố trí kinh phí đảm bảo triển khai thực hiện công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật và chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện bố trí kinh phí đảm bảo triển khai các công tác này. Tăng cường bố trí kinh phí PBGDPL ở cấp xã, đảm bảo ít nhất 20 triệu/01 đơn vị cấp xã/01 năm.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương căn cứ Kế hoạch này xây dựng Kế hoạch tại đơn vị, địa phương mình; tổ chức triển khai Kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả; định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo kết quả gửi Sở Tư pháp-Cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố để tổng hợp.
Kèm theo Kế hoạch này là Danh mục chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Thành phố năm 2025 (Phụ lục 01) và Danh mục nhiệm vụ PBGDPL năm 2025 của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố giao các đơn vị thực hiện (Phụ lục 02)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Luật Điện Lực 2004
- 3Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 4Chỉ thị 32-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Bí thư ban hành
- 5Luật bảo hiểm y tế 2008
- 6Luật thi hành án dân sự 2008
- 7Luật an toàn thực phẩm 2010
- 8Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 9Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
- 10Luật việc làm 2013
- 11Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 12Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
- 13Luật Xây dựng 2014
- 14Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 15Luật thú y 2015
- 16Bộ luật dân sự 2015
- 17Bộ luật hình sự 2015
- 18Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 19Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 20Luật tố tụng hành chính 2015
- 21Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
- 22Luật Đầu tư 2020
- 23Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- 24Luật Du lịch 2017
- 25Bộ luật Lao động 2019
- 26Luật Trồng trọt 2018
- 27Luật Thủy sản 2017
- 28Luật Chăn nuôi 2018
- 29Quyết định 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 30Kế hoạch 220/KH-UBND năm 2017 về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 31Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020
- 32Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
- 33Luật Doanh nghiệp 2020
- 34Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2019 về triển khai Quyết định 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 35Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
- 36Luật Phòng, chống ma túy 2021
- 37Kết luận 80-KL/TW năm 2020 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 38Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kết luận 80-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 39Quyết định 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 40Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2021 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025
- 41Kế hoạch 253/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030 do Thành phố Hà Nội ban hành
- 42Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023
- 43Quyết định 407/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 44Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 45Luật Đất đai 2024
- 46Quyết định 977/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 47Quyết định 979/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 48Kế hoạch 228/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 49Luật Nhà ở 2023
- 50Luật Kinh doanh bất động sản 2023
- 51Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 52Luật Thanh tra 2022
- 53Kế hoạch 351/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 15-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở do thành phố Hà Nội ban hành
- 54Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2023 về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2027
- 55Luật Căn cước 2023
- 56Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 57Luật Thủ đô 2024
- 58Quyết định 1400/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023-2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 59Luật Đường bộ 2024
- 60Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 61Kế hoạch 214/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2030" trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 62Kế hoạch 215/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quyết định 315/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030
Kế hoạch 395/KH-UBND năm 2024 phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025
- Số hiệu: 395/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 31/12/2024
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra