ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 112/KH-UBND | Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2023 |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố, đồng thời tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, tạo chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết của xã hội về các quyền con người; thông tin đầy đủ giúp nhân dân Thủ đô cùng với nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ về quan điểm, chủ trương, nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam; nâng cao uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người ở phạm vi trong nước, khu vực và trên thế giới.
- Xây dựng hình ảnh Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tôn trọng, bảo vệ và thực thi toàn diện quyền con người, lan tỏa và nâng cao vị thế của Thủ đô; tăng cường tình hữu nghị, sự tin cậy và ủng hộ của bạn bè quốc tế với Việt Nam và Thủ đô Hà Nội.
- Góp phần thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực quyền con người. Qua đó, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tự hào về thành tựu quyền con người của đất nước và Thủ đô, tạo đồng thuận xã hội.
2. Yêu cầu
- Bám sát và thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung, giải pháp, nhiệm vụ theo Đề án của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác truyền thông về quyền con người, phù hợp với tình hình thực tế của thành phố Hà Nội.
- Bảo đảm dùng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và về quyền con người nói riêng.
- Công tác tuyên truyền về quyền con người là nhiệm vụ chính trị và là trách nhiệm thường xuyên của cả hệ thống chính trị; cần xác định rõ vai trò, nhiệm vụ, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống chính trị của Thành phố tham gia truyền thông về quyền con người.
- Lồng ghép các nhiệm vụ liên quan đến truyền thông về quyền con người trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Sử dụng kinh phí truyền thông đúng quy định, hiệu quả, tránh trùng lặp.
3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2028
- 100% cơ quan hành chính nhà nước thuộc Thành phố thực hiện cơ chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định hiện hành, trong đó liên hệ, lồng ghép thông tin về kết quả bảo vệ, thực thi quyền con người trên địa bàn Thành phố gắn với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị; thông tin kịp thời, tương xứng với các nỗ lực và thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh và phúc lợi xã hội, đảm bảo quyền con người của các cơ quan chức năng từ Trung ương đến cơ sở, trên phạm vi cả nước, trọng tâm là địa bàn Thủ đô Hà Nội.
- 100% cán bộ làm công tác quyền con người của Thành phố, 100% cán bộ làm công tác quản lý thông tin, truyền thông của Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện, UBND cấp xã; 100% nhân sự tham gia công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí Thành phố; 70% cán bộ chủ chốt của các tổ chức chính trị - xã hội cấp Thành phố được cập nhật thông tin tình hình công tác quyền con người ở Việt Nam, tham gia các khoá bồi dưỡng của Trung ương và Thành phố tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông về quyền con người.
- Hưởng ứng chuỗi Triển lãm ảnh, tài liệu lưu trữ về quyền con người ở Việt Nam do các cơ quan Trung ương tổ chức, phát động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông, tăng cường các sản phẩm truyền thông về quyền con người bằng tiếng nước ngoài và sản phẩm truyền thông trên nền tảng số, lan tỏa thông tin tích cực, nhân văn.
- Giảm thông tin sai lệch, tin giả, tin xấu độc xâm hại quyền con người trên không gian mạng; tăng cường phát hiện, xử lý tin giả, tin xấu độc xâm phạm quyền con người trên không gian mạng.
- Về đối ngoại: Góp phần cùng các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong cả nước hoàn thành việc thực hiện khuyến nghị của quốc tế về tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về quyền con người đã được Chính phủ Việt Nam chấp thuận, bao gồm: Khuyến nghị số 63 (Thúc đẩy sự đóng góp của truyền thông công cộng trong việc nâng cao nhận thức về quyền con người cũng như luật về quyền con người), khuyến nghị số 67 (Theo đuổi các nỗ lực tăng cường nhận thức về quyền con người nhằm đảm bảo tốt hơn việc thúc đẩy quyền con người), khuyến nghị số 86 (Tiếp tục thực hiện các chương trình tăng cường nhận thức về quyền con người, nhất là về các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên) theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc chu kỳ III.
1. Luật pháp quốc tế về quyền con người, trong đó đặc biệt quan tâm tới 07 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên gồm: (1) Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị; (2) Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa; (3) Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; (4) Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; (5) Công ước về Quyền Trẻ em; (6) Công ước về Quyền của Người khuyết tật; (7) Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo và thúc đẩy quyền con người.
2. Chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền con người, các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên hoặc có kế hoạch gia nhập, các văn bản của thành phố Hà Nội triển khai công tác quyền con người; kết quả nội luật hóa và thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người trên địa bàn Thành phố.
3. Tình hình, nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực, trong đó có công tác xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống của người dân, các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để không ai bị bỏ lại phía sau; những đánh giá, nhận định tích cực của dư luận, truyền thông quốc tế về kết quả công tác bảo đảm và phát triển quyền con người ở Việt Nam và thành phố Hà Nội. Các thông tin tích cực, đề cao các giá trị đạo đức, hướng thiện, lối sống nhân văn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
4. Kịp thời đấu tranh, phản bác với các quan điểm, luận điểm sai trái về quyền con người; lên án hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, quyền con người để vi phạm pháp luật, phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, hình ảnh, uy tín quốc tế của Việt Nam và thành phố Hà Nội.
5. Các ưu tiên trong đối ngoại về quyền con người của Việt Nam; về vị trí, vai trò, sáng kiến và đóng góp của Việt Nam trong các nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người ở cấp độ khu vực và quốc tế; khẳng định sự chủ động, tích cực của thành phố Hà Nội trong các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế nhằm thực thi và bảo vệ quyền con người.
6. Các nội dung khác theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.
1. Hoàn thiện cơ chế, văn bản phối hợp, hướng dẫn
a) Định kỳ cung cấp thông tin tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố cho báo chí, trong đó liên hệ, lồng ghép với kết quả bảo vệ, thực thi quyền con người của các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc Thành phố.
- Chủ trì: Văn phòng UBND Thành phố.
- Phối hợp: Mời Ban Tuyên giáo Thành ủy, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, các sở, ban, ngành Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã.
- Sản phẩm: Họp báo, hội nghị, tài liệu thông tin báo chí...
- Thời gian: Thường xuyên.
b) Tổ chức theo dõi, tổng hợp dư luận báo chí trong và ngoài nước, xây dựng lập luận đấu tranh với các thông tin sai lệch về tình hình bảo đảm quyền con người thuộc phạm vi quản lý.
- Chủ trì: Các sở, ban, ngành Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã.
- Phối hợp: Mời Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an Thành phố.
- Sản phẩm: Báo cáo, tài liệu của các cơ quan, đơn vị tự tổng hợp, gửi Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp theo dõi.
- Thời gian: Định kỳ hàng Quý (ngày 30 của tháng cuối Quý) hoặc đột xuất khi có vấn đề phát sinh.
c) Tổ chức điểm báo, điểm dư luận trong nước và nước ngoài về Hà Nội, trong đó có nội dung về quyền con người.
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp: Các cơ quan báo chí, truyền thông Trung ương và địa phương.
- Sản phẩm: Điểm thông tin báo chí, trang tin, mạng xã hội trong nước và nước ngoài về Hà Nội.
- Thời gian: Thường xuyên.
d) Cung cấp thông tin theo thẩm quyền về các vụ việc, đối tượng trên địa bàn Hà Nội dược quốc tế quan tâm; giải thích, làm rõ, phản bác các thông tin sai lệch về quyền con người trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì: Công an thành phố Hà Nội.
- Phối hợp: Mời Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền thông.
- Sản phẩm: Các hình thức cung cấp thông tin báo chí, văn bản tuyên truyền theo quy định.
- Thời gian: Thường xuyên.
đ) Chủ động rà soát, tích hợp nội dung, nhiệm vụ từ các đề án, kế hoạch truyền thông hiện hành về quyền con người, tránh trùng lặp.
- Chủ trì: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn.
- Phối hợp: Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian: Thường xuyên.
a) Rà soát, lựa chọn, cung cấp ảnh, tài liệu về kết quả đảm bảo quyền con người theo phạm vi, lĩnh vực quản lý để gửi Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng khung nội dung triển lãm.
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp: Các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã.
- Thời gian: 2023 - 2028.
b) Tổ chức triển lãm trực tuyến hoặc trực tiếp theo khung nội dung triển lãm và tài liệu tiếp nhận từ Bộ Thông tin và Truyền thông (có Kế hoạch riêng).
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp: Mời Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ, Công an Thành phố, các sở, ban, ngành có liên quan.
- Sản phẩm: Triển lãm ảnh, tài liệu.
- Thời gian: 2023 - 2028.
a) Tham gia đầy đủ, đúng thành phần các khóa tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng truyền thông về quyền con người do các bộ, ban, ngành Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương tổ chức và triệu tập.
- Chủ trì: Các sở, ban, ngành Thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã.
- Thời gian: 2023 - 2028.
b) Tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo chuyên đề, tọa đàm chuyên gia nhằm nâng cao, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ truyền thông về quyền con người cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, truyền thông, xuất bản của Thành phố, cán bộ thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở trên địa bàn Thành phố; cán bộ thành viên Ban Chỉ đạo về Nhân quyền Thành phố và cán bộ quản lý các cấp, nhất là cấp địa phương, cơ sở; đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; tuyên truyền viên là cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn; sử dụng thống nhất, hiệu quả bộ tài liệu truyền thông về quyền con người do các cơ quan Trung ương biên soạn.
- Chủ trì: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã.
- Thời gian: Hằng năm.
c) Tổ chức đoàn phóng viên báo chí đi thực tế, viết bài tại các địa phương, cơ sở thuộc thành phố Hà Nội.
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp: Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
- Sản phẩm: Các chuyến đi thực tế.
- Thời gian: Hằng năm.
d) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, quản lý các khóa tập huấn, đào tạo chương trình bồi dưỡng trực tuyến đại chúng mở, miễn phí (Massive Open Online Course - MOOCs) về quyền con người.
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian: 2023 - 2028.
a) Đẩy mạnh xây dựng và khai thác các tài khoản, kênh thông tin trên mạng xã hội đa ngôn ngữ, đa kênh phục vụ truyền thông về quyền con người, đặc biệt là giới trẻ.
- Chủ trì: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã.
- Sản phẩm: Sản phẩm truyền thông trên môi trường mạng.
- Thời gian: Thường xuyên.
b) Khai thác hiệu quả cơ chế đặt hàng các cơ quan báo chí, xuất bản; sản xuất, phổ biến tin bài, xuất bản phẩm, các sản phẩm truyền thông về quyền con người bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
- Chủ trì: Các cơ quan báo chí, xuất bản.
- Phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã.
- Sản phẩm: Sản phẩm thông tin báo chí, xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông khác.
- Thời gian: 2023 - 2028.
c) Sản xuất, phát hành các sản phẩm thông tin cơ sở về quyền con người.
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp: Mời Ban Tuyên giáo Thành ủy, Công an Thành phố, Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ngành có liên quan.
- Sản phẩm: Sản phẩm thông tin cơ sở.
- Thời gian: Hằng năm.
d) Đẩy mạnh truyền thông về quyền con người trong các chương trình ngoại khóa, các buổi sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội và tuần sinh hoạt giáo dục công dân, sinh hoạt chính trị đầu khóa của học sinh, sinh viên; sinh hoạt của tổ chức công đoàn, nhất là công đoàn trong các khu công nghiệp và chế xuất; sinh hoạt của hội phụ nữ, hội người cao tuổi ở các cấp.
- Chủ trì: Các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố.
- Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Thời gian: Hằng năm.
5. Hợp tác quốc tế, thông tin đối ngoại về quyền con người
a) Khai thác hiệu quả các nguồn tài trợ, hỗ trợ của nước ngoài theo quy định của pháp luật phục vụ triển khai các giải pháp truyền thông về quyền con người.
- Chủ trì: Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị thuộc Thành phố.
- Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian: 2023 - 2028.
b) Hợp tác với các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài để trao đổi tin, bài thông tin về chủ trương, chính sách và thành tựu quyền con người ở Việt Nam đăng phát trên báo chí nước ngoài.
- Chủ trì: Các cơ quan báo chí Thành phố.
- Phối hợp: Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an Thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian: 2023 - 2028.
- Chủ trì: Các cơ quan báo chí, xuất bản của Thành phố.
- Phối hợp: Mời Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian: 2023 - 2028.
a) Tiếp nhận, sử dụng, vận hành các cơ sở dữ liệu dùng chung về quyền con người do các cơ quan Trung ương xây dựng, triển khai đến các địa phương.
- Chủ trì: Các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố.
- Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian: 2023 - 2028.
b) Công bố, cập nhật thông tin về kết quả triển khai thực hiện quyền con người trên hệ thống trang, Cổng thông tin điện tử các cơ quan nhà nước thuộc Thành phố.
- Chủ trì: Các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn.
- Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian: 2023 - 2028.
c) Theo dõi, phối hợp các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương kịp thời phát hiện, xử lý, đấu tranh phòng, chống nạn tin giả, tin xấu độc xâm hại quyền con người ở Việt Nam, xuyên tạc kết quả thực thi quyền con người ở Việt Nam.
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp: Công an Thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian: Thường xuyên.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành; nguồn đóng góp của các cơ quan báo chí, xuất bản, tổ chức nghiên cứu khoa học tham gia thực hiện Đề án; các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và các nguồn tài trợ hợp pháp khác.
2. Hằng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành Thành phố, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, các địa phương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung trong kế hoạch dự toán ngân sách trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
3. Việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan.
1. Nhiệm vụ chung
- Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông - cơ quan chủ trì tham mưu UBND Thành phố thực hiện Đề án của Chính phủ trong quá trình triển khai, thực hiện Kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, dự toán thực hiện nhiệm vụ trong dự toán ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ được giao tại mục III của Kế hoạch này và theo chức năng, nhiệm vụ.
- Ban Dân tộc Thành phố, Công an Thành phố và các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư chủ trì triển khai các nội dung truyền thông 07 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên theo chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương.
- Báo cáo sơ kết 3 năm và tổng kết Đề án gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND Thành phố.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, tham mưu UBND Thành phố thực hiện Đề án của Chính phủ; triển khai các nội dung hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp Ban Thi đua khen thưởng Thành phố tổng hợp, đề xuất UBND Thành phố khen thưởng, động viên các tác giả, tác phẩm truyền thông về quyền con người có giá trị.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã xây dựng báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Đề án; tham mưu UBND Thành phố tổng kết Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố
- Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc thực hiện Đề án của Chính phủ, Kế hoạch thực hiện Đề án của UBND thành phố Hà Nội; trọng tâm là nội dung, nhiệm vụ tại mục II, III của Kế hoạch này
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung đa dạng, đầy đủ, toàn diện về quyền con người; vận động đoàn viên, hội viên cảnh giác trước thông tin giả, thông tin xấu độc xuyên tạc kết quả thực hiện quyền con người ở Việt Nam và thành phố Hà Nội.
4. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của các sở, ban, ngành thuộc Thành phố, tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố để triển khai Kế hoạch theo quy định.
5. Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
- Nghiên cứu, đưa vào chương trình giảng dạy, bồi dưỡng nội dung về quyền con người theo bộ tài liệu thống nhất do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn và cấp phát.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, tọa đàm nhằm nâng cao, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ truyền thông về quyền con người.
6. UBND quận, huyện, thị xã
- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện truyền thông về quyền con người ở địa phương; chỉ đạo các phòng, đơn vị trên địa bàn, căn cứ nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện công tác truyền thông phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế tại địa phương.
- Cân đối và bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
7. Các cơ quan báo chí, xuất bản của Thành phố
- Xây dựng chuyên mục, bố trí thời lượng phù hợp để truyền thông về quyền con người.
- Cử cán bộ, phóng viên, biên tập viên tham gia các chuyến thực tế, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông về quyền con người.
- Lựa chọn các tác phẩm báo chí, xuất bản có chất lượng tham gia các giải thưởng truyền thông về quyền con người do các cơ quan có thẩm quyền chủ trì phát động.
- Lan tỏa các sản phẩm báo chí, xuất bản về quyền con người trên các hạ tầng và nền tảng truyền thông, chú trọng lan tỏa trên không gian mạng. Tăng cường trao đổi các chương trình truyền thông thành tựu quyền con người ở Việt Nam và thành phố Hà Nội để đăng, phát trên các hạ tầng của các hãng truyền thông uy tín quốc tế.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. UBND Thành phố đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện; yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2023 triển khai Quyết định 1079/QĐ-TTg phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 2Kế hoạch 40/KH-UBND năm 2023 triển khai Quyết định 1079/QĐ-TTg phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Kế hoạch 182/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 1079/QĐ-TTg phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2028
- 4Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 5Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2023 triển khai Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2023 triển khai Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 7Kế hoạch 942/KH-UBND năm 2023 triển khai Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 8Kế hoạch 1297/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam, giai đoạn 2023-2028 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 9Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2023-2028
- 10Kế hoạch 3457/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 1079/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2023 triển khai Quyết định 1079/QĐ-TTg phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 4Kế hoạch 40/KH-UBND năm 2023 triển khai Quyết định 1079/QĐ-TTg phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Kế hoạch 182/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 1079/QĐ-TTg phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2028
- 6Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 7Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2023 triển khai Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2023 triển khai Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 9Kế hoạch 942/KH-UBND năm 2023 triển khai Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 10Kế hoạch 1297/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam, giai đoạn 2023-2028 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 11Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2023-2028
- 12Kế hoạch 3457/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 112/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 31/03/2023
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Hà Minh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định