Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3510/KH-UBND | Cao Bằng, ngày 09 tháng 10 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CẬP NHẬT, SỐ HÓA DỮ LIỆU HỘ TỊCH TỪ SỔ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
Thực hiện Luật Hộ tịch năm 2014, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ; Quyết định số 2173/QĐ-BTP ngày 11/12/2015 của Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” (sau đây gọi là Đề án), Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024;
Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cập nhật, số hóa dữ liệu hộ tịch từ sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh;
- Chuyển đổi dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy sang dữ liệu số theo hướng hình thành Hệ thống thông tin hộ tịch với cấu trúc chuẩn tại tất cả các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn toàn tỉnh;
- Hiện đại hóa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; thiết lập Hệ thống thông tin hộ tịch đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan đăng ký hộ tịch ở địa phương; bảo đảm việc kết nối để chia sẻ, cung cấp thông tin với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác; bảo đảm tối đa lợi ích cho người dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về hộ tịch trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai thực hiện cần bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ theo Đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt, các chương trình, kế hoạch có liên quan của tỉnh; đảm bảo Đề án được triển khai nghiêm túc, đúng tiến độ, hiệu quả và kế thừa nguồn lực, dữ liệu hộ tịch điện tử sẵn có tại địa phương, phù hợp với yêu cầu đăng ký và quản lý hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch;
- Phát huy vai trò chủ động, tích cực, trách nhiệm của các cơ quan đăng ký hộ tịch trong việc thực hiện Đề án, nhất là trong công việc bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc đáp ứng được việc kết nối với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc;
- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc triển khai thực hiện; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp có liên quan trên địa bàn toàn tỉnh, bảo đảm nhập thông tin, dữ liệu hộ tịch vào cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc có chất lượng, hiệu quả, dữ liệu thống nhất, chính xác.
- Số liệu đăng ký hộ tịch được thống kê, tổng hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời, được chia sẻ công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
II. NỘI DUNG
1. Rà soát, bảo đảm đầy đủ máy tính có kết nối mạng Internet cho các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch
- Thực hiện rà soát, trang bị đủ máy tính, thiết bị cần thiết có liên quan cho công chức làm công tác hộ tịch tại UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh.
+ Cơ quan chủ trì thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Thời gian thực hiện: Quý IV/2019.
- Rà soát, đảm bảo việc kết nối mạng Internet sử dụng thông suốt tại các cơ quan đăng ký hộ tịch
+ Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Quý IV/2019.
2. Rà soát, thống kê số liệu các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký hiện đang được lưu trữ bằng Sổ hộ tịch giấy tại Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Quý IV/2019.
Cơ quan đăng ký hộ tịch truy cập vào hệ thống, tiến hành kiểm tra, đối chiếu file dữ liệu đã được cập nhật với nội dung đã được đăng ký trong sổ gốc. Chuẩn hóa lại thông tin và thực hiện việc phê duyệt các dữ liệu đã được chuẩn hóa, chính xác thông tin vào phân vùng dữ liệu chính thức của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử do Bộ Tư pháp thống nhất quản lý.
4.2. Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Cục Công nghệ thông tin - Bộ Tư pháp.
4.3. Thời gian thực hiện: Thực hiện đồng thời với việc cập nhật dữ liệu vào phần mềm tại điểm 3 Mục II kế hoạch này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1.1. Sở Tư pháp:
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này và thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc triển khai thực hiện.
- Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin - Bộ Tư pháp tạo tài khoản để cập nhật dữ liệu vào phần mềm; khóa tài khoản nhập dữ liệu sau khi hoàn thành việc nhập dữ liệu.
- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch, cập nhật dữ liệu hộ tịch lịch sử từ Sổ giấy hiện đang lưu trữ tại Sở Tư pháp vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
- Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử trên địa bàn toàn tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
1.2. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí, các điều kiện về cơ sở vật chất thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch của cấp huyện và cấp xã theo lộ trình tại Mục II kế hoạch này.
1.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn huyện, bố trí kinh phí, cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện việc số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử theo đúng lộ trình.
- Chủ động phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tạo tài khoản để nhập dữ liệu hộ tịch vào phần mềm và xóa tài khoản sau khi hoàn thành việc nhập dữ liệu của Phòng Tư pháp cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Thực hiện cập nhật, số hóa dữ liệu hộ tịch từ các Sổ hộ tịch giấy vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc
Dữ liệu hộ tịch do cấp nào tạo lập (đăng ký) thì cấp đó thực hiện việc cập nhật, số hóa (theo hướng dẫn thực hiện số hóa Sổ hộ tịch ban hành kèm theo Công văn số 1437/BTP-CNTT ngày 25/4/2019 của Bộ Tư pháp).
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2019 (quý IV/2019) đến năm 2025, cụ thể:
+ Năm 2019: Cập nhật toàn bộ dữ liệu hộ tịch được đăng ký từ ngày 01/01/2016 đến thời điểm các cơ quan đăng ký hộ tịch sử dụng phần mềm hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp: 109.304 dữ liệu (trường hợp).
+ Năm 2020-2022: Cập nhật toàn bộ các dữ liệu hộ tịch được đăng ký từ ngày 01/01/2006 đến hết 31/12/2015 theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ: 409.152 dữ liệu (trường hợp).
+ Năm 2024: Cập nhật toàn bộ các dữ liệu hộ tịch được đăng ký từ ngày 01/01/1999 đến hết 31/12/2005 theo quy định tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính Phủ: 102.395 dữ liệu (trường hợp).
+ Năm 2025: Cập nhật toàn bộ các dữ liệu hộ tịch được đăng ký từ năm 1976 đến năm 1999 hoặc từ năm 1975 trở về trước: 13.172 dữ liệu (trường hợp).
Để bảo đảm việc cập nhật, số hóa dữ liệu hộ tịch từ Sổ hộ tịch giấy và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được thuận lợi, tận dụng được các thông tin công dân đã được tạo lập và thiết lập mối quan hệ nhân thân trong cơ sở dữ liệu tại mỗi giai đoạn nên ưu tiên thực hiện và hoàn thành việc cập nhật, số hóa lần lượt các nhóm sổ hộ tịch gốc theo thứ tự như sau:
+ Nhóm Sổ đăng ký kết hôn;
+ Nhóm Sổ đăng ký khai sinh;
+ Nhóm Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con;
+ Nhóm Sổ đăng ký cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
+ Nhóm Sổ đăng ký khai tử;
+ Các sổ đăng ký hộ tịch còn lại, bao gồm Sổ đăng ký giám hộ; Sổ đăng ký chấm dứt giám hộ; Sổ ghi chú ly hôn và Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc...
4. Kiểm tra, phê duyệt và cập nhật dữ liệu vào phân vùng dữ liệu chính thức Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch
4.1. Nội dung:
2. Kinh phí thực hiện:
Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung được phân công tại Kế hoạch này, căn cứ nội dung công việc cụ thể, tiến độ và chế độ chi tiêu hiện hành, xây dựng dự toán kinh phí hàng năm vào dự toán ngân sách chung của cơ quan, đơn vị.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 185/KH-UBND năm 2019 thực hiện số hóa, cập nhật dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 2Kế hoạch 6762/KH-UBND năm 2019 về thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc
- 3Kế hoạch 2607/KH-UBND năm 2019 về triển khai thực hiện cập nhật, số hóa dữ liệu hộ tịch từ Sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 4Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2019 về thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử từ các sổ hộ tịch cũ tại địa phương thuộc tỉnh Thái Bình, nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc
- 5Kế hoạch 2547/KH-UBND năm 2019 về thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 1Nghị định 158/2005/NĐ-CP về việc đăng ký và quản lý hộ tịch
- 2Nghị định 83/1998/NĐ-CP về việc đăng ký hộ tịch
- 3Luật Hộ tịch 2014
- 4Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
- 5Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6Quyết định 2173/QĐ-BTP năm 2015 phê duyệt Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7Quyết định 101/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 1437/BTP-CNTT năm 2019 về hướng dẫn số hóa Sổ hộ tịch do Bộ Tư pháp ban hành
- 9Kế hoạch 185/KH-UBND năm 2019 thực hiện số hóa, cập nhật dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 10Kế hoạch 6762/KH-UBND năm 2019 về thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc
- 11Kế hoạch 2607/KH-UBND năm 2019 về triển khai thực hiện cập nhật, số hóa dữ liệu hộ tịch từ Sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 12Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2019 về thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử từ các sổ hộ tịch cũ tại địa phương thuộc tỉnh Thái Bình, nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc
- 13Kế hoạch 2547/KH-UBND năm 2019 về thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn do tỉnh Tây Ninh ban hành
Kế hoạch 3510/KH-UBND năm 2019 về thực hiện cập nhật, số hóa dữ liệu hộ tịch từ sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Số hiệu: 3510/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/10/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Hoàng Xuân Ánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra