Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3149/KH-UBND | Điện Biên, ngày 28 tháng 10 năm 2019 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2020
Để triển khai thực hiện tốt Đề án phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016-2020 được ban hành tại Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án năm 2020 với các nội dung như sau:
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NĂM 2019
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Dự ước năm 2019, các chỉ tiêu của đề án đạt được như sau:
- Cơ cấu kinh tế tập thể trong GRDP của tỉnh năm 2019 đạt 1,64% (bao gồm cả kinh tế của thành viên), đạt 91% so với mục tiêu đề án.
- Tổng số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh là 198 HTX đạt 97,5% so với mục tiêu đề án. Trong năm 2019 thành lập mới 25 HTX đạt 125% so với mục tiêu đề án; 26 HTX giải thể.
- Tổng số tổ hợp tác của tỉnh là 430 tổ đạt 100,7% so với mục tiêu đề án. Trong năm 2019 thành lập mới 25 tổ, đạt 125% so với mục tiêu đề án.
- Doanh thu bình quân của HTX là 1.685 triệu đồng đạt 94,2% so với mục tiêu đề án; lợi nhuận bình quân của một HTX là 145 triệu/năm, đạt 81% so với mục tiêu đề án. Doanh thu bình quân của tổ hợp tác là 119 triệu đồng, đạt 90,1% so với mục tiêu đề án; lợi nhuận bình quân của một tổ hợp tác là 26 triệu đồng/năm đạt 96,2% so với mục tiêu đề án.
- Tạo việc làm cho 16.036 lao động trong hợp tác xã, tổ hợp tác, đạt 70% so với mục tiêu đề án. Thu nhập bình quân của thành viên và lao động thường xuyên trong hợp tác xã đạt 42 triệu đồng/người/năm, đạt 77,7% so với mục tiêu đề án. Thu nhập bình quân của thành viên và lao động thường xuyên trong tổ hợp tác đạt 24 triệu đồng/người/năm, đạt 100% so với mục tiêu đề án.
- Tỷ lệ hợp tác xã đang hoạt động xếp loại khá, giỏi là 37,3%, đạt 97,1% so với mục tiêu đề án; tỷ lệ hợp tác xã đang hoạt động xếp loại yếu kém là 9,6%, đạt 102% so với mục tiêu đề án.
- Hỗ trợ xây dựng mô hình hợp tác xã điểm: Chưa đạt
- Đóng góp vào ngân sách năm 2019 đạt 3.729 triệu đồng, đạt 83% so với mục tiêu đề án.
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
Công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể tiếp tục được cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội quan tâm thực hiện và được tổ chức dưới nhiều hình thức: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép trong các hội nghị, hội thảo; cung cấp các tin bài cho báo chí... Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh về kinh tế tập thể.
Các cơ quan thông tin tuyên truyền, báo chí, hệ thống thông tin cơ sở đã chủ động, tích cực triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể tới cán bộ, nhân dân với trọng tâm là phổ biến các văn bản pháp luật về HTX... Các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh đã từng bước nâng cao nhận thức về mô hình HTX kiểu mới; chủ động tiếp cận, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các thành viên, các HTX để kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc của HTX với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho các HTX trên địa bàn tỉnh phát triển.
Tỉnh đã đề nghị MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên, đặc biệt là Liên minh HTX phối hợp với cơ quan nhà nước cùng cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, kế hoạch của tỉnh liên quan đến kinh tế tập thể; Tăng cường các hoạt động hỗ trợ, phổ biến và nhân rộng các mô hình HTX, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả trên địa bàn...
2. Triển khai nhóm chính sách hỗ trợ
a) Chính sách tín dụng
- Trong năm 2019, các hợp tác xã và tổ hợp tác đang được vay vốn ở 04 Ngân hàng thương mại (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng TMCP Công thương, Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển) và Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh. Đến 30/9/2019 có 13 HTX được vay vốn với tổng dư nợ 13.040 triệu đồng, giảm 1,71% so với thời điểm 31/12/2018 (13.040/13.267 triệu đồng). Trong đó cho vay HTX nông nghiệp chiếm 24,56% tổng dư nợ cho vay kinh tế tập thể; HTX xây dựng chiếm 19,85%; HTX giao thông vận tải chiếm 18,4%; HTX thương mại dịch vụ chiếm 37,19%. Số HTX được hỗ trợ lãi suất vay là 01 HTX với số tiền được hỗ trợ lãi suất là 2.934 triệu đồng. Ước thực hiện đến 31/12/2019 cho 15 HTX vay vốn với tổng dư nợ 15.465 triệu đồng. Thực hiện cho vay đối với khu vực kinh tế tập thể của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ rất thấp (0,07%/tổng dư nợ).
- Hỗ trợ tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã:
+ Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh với nguồn vốn ban đầu là 1 tỷ đồng, hiện nay đã được cấp bổ sung 500 triệu đồng; đến thời điểm 30/9/2019 Quỹ đã giải ngân 14 dự án với tổng số vốn cho vay là 1.689 triệu đồng. Ước thực hiện đến 31/12/2019 giải ngân 16 dự án cho 16 HTX, tổ hợp tác với số vốn cho vay là 1.989 triệu đồng.
+ Năm 2019 Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Trung ương cho vay 2 dự án với số vốn vay là 11.200 triệu đồng (Từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Trung ương).
Thông qua hoạt động tín dụng đã góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các HTX mở rộng quy mô và tăng năng lực sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.
b) Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, khuyến công
Nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của tỉnh như: Gạo, thổ cẩm, mây tre đan..., tỉnh đã bố trí kinh phí 150 triệu đồng từ quỹ xúc tiến thương mại để hỗ trợ các HTX tham gia hội chợ triển lãm thương mại trong nước, cụ thể: Tổ chức cho các HTX tham gia Hội chợ thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh; Hội chợ Agro việt tại Hà Nội; Hội chợ OCOP tại tỉnh Thái Nguyên và Hòa Bình; Hội chợ Xuân Điện Biên năm 2019; Hội chợ Thương mại quốc tế vùng Tây Bắc - Điện Biên năm 2019; các phiên chợ hàng Việt tại các huyện Mường Nhé, Điện Biên Đông, Điện Biên. Hỗ trợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa tại Gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa của tỉnh; Lễ Hội hoa ban năm 2019; Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ 14 tại Sơn La; Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VI...
Thông qua nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2019, đã hỗ trợ 2 Hợp tác xã đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến: Hợp tác xã Quang Vinh P&T, huyện Điện Biên Đông đầu tư máy chiết xuất tinh dầu hương nhu với tổng kinh phí hỗ trợ là 100 triệu đồng; Hợp tác xã Đồ thủ công mỹ nghệ Anh Minh thành phố Điện Biên phủ đầu tư máy sản xuất đồ lưu niệm với tổng kinh phí là 100 triệu đồng. Sở Công Thương đã đăng ký với Bộ Công Thương bổ sung từ nguồn khuyến công quốc gia hỗ trợ cho Hợp tác xã Dũng Nhâm, huyện Điện Biên đầu tư máy may công nghiệp; tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ là 200 triệu đồng.
Qua các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến công đã tạo điều kiện cho các HTX thành viên từng bước khẳng định được thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của HTX và cải thiện đời sống của thành viên, người lao động trong HTX.
c) Chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ:
Tỉnh đã giao cho Sở Khoa học và Công nghệ quản lý 3 đề tài hiện đang triển khai trên địa bàn tỉnh có sự tham gia phối hợp của hợp tác xã, kinh phí triển khai đề tài từ nguồn Sự nghiệp KH&CN của tỉnh, cụ thể như sau:
- Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chính tại tỉnh Điện Biên”. Tổng kinh phí thực hiện là: 722,63 triệu đồng, trong đó kinh phí thực hiện năm 2019 là: 350 triệu đồng. Nội dung: HTX phối hợp hỗ trợ cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap 10ha sản phẩm Lúa gạo cho HTX Dịch vụ Tổng hợp Thanh Yên.
- Đề tài: “Nghiên cứu phát triển sản xuất sản phẩm gạo (lúa) Điện Biên theo chuỗi giá trị”. Tổng kinh phí thực hiện là: 749,64 triệu đồng, trong đó kinh phí thực hiện năm 2019 là: 144,37 triệu đồng. Nội dung: HTX Dịch vụ Tổng hợp Thanh Yên phối hợp xây dựng mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gạo (lúa) theo chuỗi giá trị.
- Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn (RAT) bền vững trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. Tổng kinh phí thực hiện là: 484,75 triệu đồng, trong đó kinh phí thực hiện năm 2019 là: 200 triệu đồng. Nội dung HTX Trang trại sinh thái Điện Biên phối hợp xây dựng mô hình Rau an toàn bền vững theo VietGap.
d) Chính sách bồi dưỡng, hỗ trợ nguồn nhân lực
Bằng nguồn vốn từ chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 02 lớp tập huấn với 67 người là cán bộ, thành viên HTX nông nghiệp tham dự, số kinh phí được bố trí là 75,024 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí cho 32 cán bộ quản lý HTX nông nghiệp tham gia lớp tập huấn về Chương trình mỗi xã một sản phẩm, số kinh phí được hỗ trợ là 45,76 triệu đồng.
Triển khai thực hiện Kế hoạch hỗ trợ thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX, tỉnh đã hỗ trợ đưa 4 cán bộ về làm việc cho 4 HTX (2 HTX ở huyện Điện Biên, 2 HTX ở huyện Mường Chà) với tổng kinh phí hỗ trợ là 125 triệu từ chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nguồn ngân sách trung ương.
e) Chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm
Thực hiện theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, năm 2019 có 1 HTX được hỗ trợ chế biến sản phẩm với mức hỗ trợ 320 triệu đồng.
g) Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Đã ban hành quyết định hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho 2 HTX nông nghiệp ở huyện Điện Biên xây dựng nhà xưởng, đường giao thông nội đồng từ nguồn dự phòng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Hiện các HTX đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để được hỗ trợ vào năm 2020.
h) Chính sách khác
- Đã phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện thành công 02 dự án cánh đồng lớn hợp tác liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ lúa (IR64 và Bắc thơm số 7) với quy mô 120 ha của Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Thanh Yên và Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Bản Mé. Sản phẩm gạo đã được chứng nhận theo chuỗi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời đã đăng ký quét mã truy suất nguồn gốc (mã QR). Kinh phí hỗ trợ cho 02 Hợp tác xã năm 2019 là 139,7 triệu đồng.
- Hỗ trợ 04 Hợp tác xã nông nghiệp của huyện Điện Biên thông qua dự án hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; trong đó có 02 dự án liên kết phát triển thủy sản và 02 dự án liên kết sản xuất lúa với tổng số kinh phí 735,195 triệu đồng để hỗ trợ các Hợp tác xã xây dựng cơ sở hạ tầng, kiểm định chất lượng sản phẩm, nhãn mác, ... phục vụ sản xuất, kinh doanh. Cụ thể:
+ Hỗ trợ 01 HTX đầu tư xi nô chứa thóc với số kinh phí hỗ trợ 35,195 triệu đồng.
+ Hỗ trợ 01 HTX xây dựng nhà xưởng với số kinh phí hỗ trợ 350 triệu đồng.
+ Hỗ trợ kiểm định chất lượng, nhãn mác, bao bì sản phẩm cho 03 HTX với số kinh phí hỗ trợ 200 triệu đồng.
+ Hỗ trợ lò sấy cho 01 HTX với số kinh phí hỗ trợ 150 triệu đồng.
(Tổng hợp kinh phí thực hiện hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể năm 2019 theo biểu đính kèm).
Năm 2019, kinh tế tập thể của tỉnh tiếp tục phát triển, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và đạt được một số chỉ tiêu cơ bản của Đề án, tuy nhiên còn một số chỉ tiêu chưa đạt như: Cơ cấu kinh tế tập thể trong GRDP của tỉnh, đóng góp vào ngân sách; doanh thu, lợi nhuận của hợp tác xã, thu nhập của thành viên và lao động... Nguyên nhân là do phần lớn các hợp tác xã của tỉnh quy mô còn nhỏ, năng lực sản xuất kinh doanh còn hạn chế; hiệu quả hoạt động của nhiều hợp tác xã và tổ hợp tác còn thấp và thiếu bền vững; Trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã còn có những hạn chế; các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế tập thể chưa được thể chế hóa và vận dụng vào thực tiễn trên địa bàn, chưa có tác động thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.
Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đề án trong năm 2019, nhìn chung đã được các cấp, các ngành triển khai thực hiện. Các cấp, các ngành đã chủ động bố trí nguồn lực và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện đề án, thông qua đó đã góp phần tạo điều kiện cho kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh phát triển. Tuy nhiên do nguồn kinh phí còn hạn hẹp, một số hoạt động hỗ trợ kinh tế tập thể từ nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương còn gặp khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn để triển khai nhiệm vụ đề ra.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRONG NĂM 2020
- Cơ cấu kinh tế tập thể trong GRDP của tỉnh năm 2020 đạt 1,85% (bao gồm cả kinh tế của thành viên).
- Thành lập mới 25 hợp tác xã, 25 tổ hợp tác.
- Doanh thu bình quân của hợp tác xã đạt 1.830 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân của hợp tác xã đạt 179 triệu đồng/năm; doanh thu bình quân của tổ hợp tác đạt 140 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân đạt 30 triệu đồng/năm.
- Tạo việc làm cho 18.890 lao động trong hợp tác xã, tổ hợp tác. Thu nhập bình quân của thành viên và lao động thường xuyên trong hợp tác xã đạt 55 triệu đồng/người/năm; thu nhập bình quân của thành viên và lao động trong tổ hợp tác đạt 26 triệu đồng/người/năm (không tính thu nhập khác).
- Nâng tỷ lệ hợp tác xã xếp loại khá, giỏi lên 40%, giảm tỷ lệ hợp tác xã xếp loại yếu kém xuống 9,2%.
- Hỗ trợ xây dựng 03 mô hình hợp tác xã điểm để nhân rộng.
- Đóng góp vào ngân sách năm 2020 đạt 4,5 tỷ đồng.
- Tổ chức các lớp tuyên truyền ở các xã, cụm xã nhằm phổ biến sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể, đặc biệt là Luật Hợp tác xã năm 2012 cho cán bộ cấp xã, cán bộ thôn bản, các cá nhân, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn. Tuyên truyền về khuyến khích khởi nghiệp thông qua tham gia các mô hình hợp tác xã kiểu mới tập trung vào các đối tượng đã qua đào tạo nhưng chưa có việc làm. Tuyên truyền về chương trình OCOP để các hợp tác xã tham gia vào chương trình.
Tổ chức 05 lớp với 250 người tham gia, địa điểm tổ chức: Dự kiến xã Thanh Nưa, Thanh Yên, Hua Thanh, Nà Tấu huyện Điện Biên, Phường Mường Thanh thành phố Điện Biên Phủ.
Đơn vị thực hiện: Liên minh hợp tác xã tỉnh phối hợp với Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND các huyện, thị, thành phố, UBND các xã.
Kinh phí thực hiện: 27,6 triệu đồng.
Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ, Cổng TTĐT của tỉnh tăng thời lượng, diện tích, số lượng các phóng sự, chuyên đề, các tin, bài tuyên truyền về kinh tế tập thể; Tuyên truyền về khuyến khích khởi nghiệp thông qua tham gia các mô hình hợp tác xã kiểu mới, đặc biệt tập trung vào lực lượng lao động trẻ đã qua đào tạo tham gia xây dựng hợp tác xã, tổ hợp tác; chú trọng giới thiệu các mô hình hợp tác xã kiểu mới liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị, các hợp tác xã làm ăn có hiệu quả để nhân rộng.
Phát, đăng 4 phóng sự hoặc chuyên đề, 25 tin, 15 bài trên báo, đài.
Đơn vị thực hiện: Liên minh hợp tác xã tỉnh phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Điện Biên, Báo Điện Biên Phủ.
Kinh phí thực hiện: 101,5 triệu đồng.
Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương.
2. Xây dựng mô hình hợp tác xã điển hình
Hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm về hợp tác xã sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chú trọng phát triển hợp tác xã trong lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của địa phương; dự kiến xây dựng 03 mô hình trình diễn về lĩnh vực nông nghiệp, trong đó:
- 01 mô hình HTX chăn nuôi ở huyện Tuần Giáo.
- 01 mô hình HTX trồng rau an toàn ở thành phố Điện Biên Phủ.
- 01 mô hình HTX sản xuất lúa gạo ở huyện Điện Biên.
Căn cứ vào từng mô hình cụ thể và nhu cầu của hợp tác xã để xác định nội dung hỗ trợ nhằm tăng thêm năng lực cho hợp tác xã hoạt động, đồng thời định hướng, tư vấn giúp cho hợp tác xã tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phát triển một cách bền vững. Các nội dung hỗ trợ cho 3 mô hình bao gồm: hỗ trợ máy móc thiết bị, cây, con giống, vật tư nông nghiệp, phần mềm kế toán, vay vốn ưu đãi.
Đơn vị thực hiện: Liên minh hợp tác xã tỉnh phối hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị, thành phố.
Kinh phí thực hiện: 4.382,5 triệu đồng.
Nguồn kinh phí: Thực hiện lồng ghép với các nguồn vốn khác từ chương trình xây dựng nông thôn mới, Nghị quyết 30a... và vốn của hợp tác xã.
3. Triển khai nhóm chính sách hỗ trợ
a) Chính sách về đất đai:
Triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đất đai, ưu tiên và tạo điều kiện cho hợp tác xã được thuê đất theo quy định. Trường hợp chưa có đất; ưu tiên cho các hợp tác xã thuê đất từ nguồn đất công ích hoặc đất thu hồi. Riêng đối với hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, nhà kho... được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại điểm e, khoản 1, điều 110 Luật đất đai 2013.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho thành viên hợp tác xã thực hiện dồn điền đổi thửa, góp ruộng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê quyền sử dụng đất để thực hiện cơ giới hóa có hiệu quả và liên kết trong sản xuất kinh doanh, đi đến sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn.
Phấn đấu trong năm 2020, có 05 hợp tác xã được giao đất với tổng diện tích 5.500 m2 (Dự kiến: HTX dịch vụ tổng hợp Thanh Yên, HTX dịch vụ kinh doanh tổng hợp công nông nghiệp xã Noong Hẹt, HTX nông sản sạch Điện Biên, HTX dịch vụ nông lâm nghiệp tổng hợp Thanh Hưng, HTX dịch vụ nông lâm nghiệp tổng hợp xã Thanh Xương), có 05 hợp tác xã được thuê đất với tổng diện tích 8.500m2 (Dự kiến: HTX dịch vụ vận chuyển khách, hàng hóa và dịch vụ thành phố Điện Biên Phủ, HTX đồ thủ công mỹ nghệ Anh Minh, HTX Hồng Phước, HTX nông nghiệp công nghệ cao RASA, HTX nông nghiệp công nghệ cao Bản Mé).
b) Chính sách tín dụng
Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của các hợp tác xã, tổ hợp tác hiện nay, dự kiến năm 2020 UBND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh bổ sung thêm vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã 2 tỷ đồng nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã, tổ hợp tác tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế. Đồng thời Liên minh hợp tác xã tỉnh tăng cường huy động vốn, kết hợp, lồng ghép các nguồn: Từ các thành viên, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, vốn ủy thác của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Trung ương, vốn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP, ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP để tăng thêm nguồn vốn cho Quỹ nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của các hợp tác xã, tổ hợp tác.
Ngân hàng chính sách xã hội và các Ngân hàng thương mại ưu tiên cho các hợp tác xã, tổ hợp tác được vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, vay vốn hỗ trợ lãi suất, vay bảo lãnh tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục thực hiện Chương trình kết nối khách hàng - Doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã nông nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng phục vụ phương án, dự án sản xuất kinh doanh.
c) Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Hỗ trợ kinh phí cho các hợp tác xã nông nghiệp xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên hợp tác xã bao gồm: Nhà kho, xưởng chế biến theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020. Dự kiến cụ thể:
Số hợp tác xã hỗ trợ: 03 hợp tác xã, trong đó:
- 01 HTX xây dựng nhà kho, diện tích 120m2 (Dự kiến HTX nông sản sạch Điện Biên).
- 02 HTX xây dựng xưởng chế biến, tổng diện tích 240m2 (Dự kiến HTX Hồng Phước, HTX nông nghiệp công nghệ cao Bản Mé).
Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Kinh phí thực hiện: 1.440 triệu đồng
Nguồn kinh phí: Ngân sách trung ương (80%), hợp tác xã (20%).
d) Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh
Đối với hợp tác xã khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh được thực hiện theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; cụ thể: UBND tỉnh trích một phần từ nguồn dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn lực hợp pháp kết hợp với nguồn dự phòng ngân sách trung ương để hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc hiện vật để hỗ trợ khôi phục sản xuất cho hợp tác xã.
Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Dự kiến kinh phí thực hiện: 953 triệu đồng
Nguồn kinh phí: Ngân sách trung ương (80%), Ngân sách địa phương (20%).
đ) Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, khuyến công
Các hợp tác xã có sản phẩm tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài được hỗ trợ theo quyết định số 1309/QĐ-UBND ngày 23/12/2011 của UBND tỉnh. UBND tỉnh hỗ trợ các hợp tác xã đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa và được cung cấp miễn phí về thông tin thị trường, khoa học, công nghệ; Hỗ trợ cung cấp thông tin về sản phẩm của các hợp tác xã trên trang thông tin điện tử hoặc Website của các huyện, Sở Công Thương và các sở, ngành của tỉnh. Đồng thời tạo điều kiện và ưu tiên phê duyệt từ 2-3 đề án xúc tiến thương mại, đề án khuyến công của Liên minh hợp tác xã và các hợp tác xã nhằm nâng cao năng lực, tay nghề cho lao động và tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Hỗ trợ tổ chức cho các hợp tác xã tham gia hội chợ, triển lãm tại thành phố Hà Nội với 04 gian hàng tham gia; trong đó có 02 gian hàng của hợp tác xã (Dự kiến: HTX thổ cẩm Lào Na Sang II, HTX ong mật Điện Biên, HTX dịch vụ tổng hợp Thanh Yên, HTX Làng nghề mây tre đan Nà Tấu), 02 gian hàng của Liên minh HTX.
Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương, Liên minh HTX.
Kinh phí thực hiện: 212,84 triệu đồng
Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương: 63,94 triệu đồng; HTX: 148,9 triệu đồng
Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa: 04 hợp tác xã (Dự kiến: HTX Dũng Nhâm, HTX trồng rau an toàn, HTX dứa Mường Chà, HTX dịch vụ nông nghiệp Rạng Đông).
Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.
Kinh phí thực hiện: 17,44 triệu đồng
Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương 50%; hợp tác xã 50%.
Hỗ trợ kinh phí để tổ chức điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa cho khu vực kinh tế tập thể tại trung tâm thành phố Điện Biên phủ.
Đơn vị thực hiện: Liên minh HTX tỉnh.
Kinh phí thực hiện: 126,0 triệu đồng. Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương.
e) Bồi dưỡng, hỗ trợ nguồn nhân lực
Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng, tham quan học tập mô hình tại các tỉnh, thành có mô hình hợp tác xã phát triển, nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ quản lý hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác, chú trọng bồi dưỡng cho cán bộ hợp tác xã tham gia chương trình OCOP. Dự kiến tổ chức 08 lớp với số lượng 560 lượt người tham dự.
Đơn vị thực hiện: Liên minh hợp tác xã tỉnh, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, thị, thành phố.
Kinh phí thực hiện: 478,32 triệu đồng. Nguồn kinh phí: Ngân sách trung ương.
Hỗ trợ đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn cho HTX nông nghiệp, số lượng: 4 người.
Đơn vị thực hiện: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Kinh phí thực hiện: 158,0 triệu đồng
Nguồn kinh phí: Ngân sách trung ương trong chương trình MTQG xây dựng NTM.
g) Hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác.
Hỗ trợ kinh phí để thành lập mới 25 hợp tác xã và 25 tổ hợp tác.
Đơn vị thực hiện: Liên minh hợp tác xã tỉnh.
Kinh phí hỗ trợ: 19,0 triệu đồng.
Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương.
Tổng kinh phí thực hiện: 7.916,2 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 2.550,72 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương: 2.728,61 triệu đồng.
- Các hợp tác xã đóng góp: 2.636,87 triệu đồng.
(Có dự toán chi tiết kèm theo)
1. Tuyên truyền, tập huấn pháp luật về kinh tế tập thể và xây dựng mô hình hợp tác xã điểm
Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể; Đài phát thanh, truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ xây dựng và tăng thời lượng phát sóng các phóng sự, chuyên đề, đăng tải các tin, bài về kinh tế tập thể.
Tuyên truyền thông qua việc biên soạn nội dung giảng dạy để đưa các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của trường Chính trị tỉnh,Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố và chương trình giảng dạy của các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm bền vững, gắn với chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp; hình thành các cánh đồng lớn, vùng chuyên canh, thâm canh, đẩy mạnh hợp tác trong sản xuất kinh doanh; từ đó hình thành các mô hình HTX kiểu mới vừa sản xuất tập trung, vừa làm dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ thành viên.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chủ động triển khai thực hiện lồng ghép hỗ trợ xây dựng mô hình hợp tác xã điểm với các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn. Tổ chức hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm về các mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn trong và ngoài tỉnh để nhân diện rộng.
a) Bồi dưỡng, hỗ trợ nguồn nhân lực
- Thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ để thu hút đội ngũ cán bộ có trình độ, nhất là sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng các ngành kinh tế, kỹ thuật vào làm việc trong hợp tác xã.
- Trên cơ sở kế hoạch về hỗ trợ, bồi dưỡng nguồn nhân lực và dự toán kinh phí thực hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tổng hợp chung trong dự toán của tỉnh, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề nghị hỗ trợ lãnh phí để thực hiện.
b) Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, khuyến công
Bố trí kinh phí ngân sách địa phương hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa cho hợp tác xã; hỗ trợ hợp tác xã tham gia các Hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm; tổ chức điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa cho khu vực kinh tế tập thể, chú trọng các sản phẩm hợp tác xã tham gia chương trình OCOP; khuyến khích, hỗ trợ hợp tác xã thương mại dịch vụ tham gia chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; tổ chức chương trình kết nối cung cầu giữa các hợp tác xã, cơ sở sản xuất hàng nông sản trên địa bàn với các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị tạo thành một chuỗi liên kết từ sản xuất, đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm (Cung ứng giống, vật tư, phân bón, hướng dẫn quy trình kỹ thuật và thu mua sản phẩm cho HTX).
Hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước kết hợp với vốn của các tổ chức, hộ kinh doanh và vốn vay để xây dựng các chợ dân sinh tại địa bàn xã, giao cho các hợp tác xã quản lý, kinh doanh và khai thác.
c) Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
- Bố trí một phần kinh phí từ chương trình khuyến nông, quỹ khoa học công nghệ cho nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án hỗ trợ hợp tác xã đưa giống mới, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học, công nghệ 4.0, bảo quản và chế biến sản phẩm nông, lâm, hải sản; ưu tiên các hợp tác xã tham gia chương trình OCOP. Ứng dụng khoa học quản lý trong xây dựng mô hình hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP tại cộng đồng. Xây dựng mô hình trình diễn tại hợp tác xã.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các hợp tác xã đầu tư dây truyền máy móc thiết bị, chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh từ sản xuất nguyên liệu thô hoặc sơ chế là chính, sang sản xuất ra sản phẩm cung cấp cho thị trường; đầu tư trang thiết bị phục vụ cho khâu đóng gói, sản xuất bao bì, nâng cao mẫu mã, chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hỗ trợ các hợp tác xã đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP; tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP.
d) Thành lập mới hợp tác xã
Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các ngành liên quan, các địa phương chủ động hỗ trợ cung cấp thông tin, tư vấn, tập huấn cho sáng lập viên hợp tác xã; tư vấn xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh; hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập đăng ký hợp tác xã.
đ) Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Khuyến khích, hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các mô hình hợp tác xã điển hình đủ điều kiện hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh cho cộng đồng thành viên hợp tác xã như: trụ sở, nhà kho, xưởng chế biến...
Trên cơ sở kế hoạch về hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và dự toán kinh phí thực hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Liên minh HTX tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tổng hợp chung trong dự toán của tỉnh, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị hỗ trợ kinh phí (phân ngân sách trung ương hỗ trợ) để thực hiện.
e) Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh
Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương, các nguồn tài chính hợp pháp khác và dự phòng ngân sách Trung ương thực hiện hỗ trợ hợp tác xã để bù đắp thiệt hại, khôi phục sản xuất do thiên tai, dịch bệnh.
Trên cơ sở kế hoạch về hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và dự toán kinh phí thực hiện, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Liên minh HTX tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tổng hợp chung trong dự toán của tỉnh, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị hỗ trợ kinh phí (phần ngân sách trung ương hỗ trợ) để thực hiện.
g) Hỗ trợ chế biến sản phẩm:
Thực hiện theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Căn cứ nhu cầu đầu tư thực tế của các hợp tác xã về đầu tư máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp và đề nghị hỗ trợ lãi suất của các hợp tác xã, các ngân hàng thương mại thẩm định và giải quyết cho các hợp tác xã được vay vốn.
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Điện Biên phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tổng hợp chung trong dự toán của tỉnh, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị hỗ trợ kinh phí (hỗ trợ phần chênh lệch lãi suất cho vay) để thực hiện.
- Bố trí ngân sách địa phương hàng năm kết hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020, thực hiện lồng ghép với nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia; các Chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn để triển khai thực hiện kế hoạch.
- Vốn đầu tư của hợp tác xã và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
1. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê số lượng tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có; kiểm tra hướng dẫn các hợp tác xã tổ chức hoạt động đúng Luật Hợp tác xã; tổ chức đánh giá, phân loại hợp tác xã; tư vấn, hỗ trợ các hợp tác xã giải thể theo quy định của Luật HTX 2012; xây dựng, nhân rộng các mô hình hợp tác xã điển hình tiên tiến.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân; bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ các hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Hỗ trợ các nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia OCOP hình thành và phát triển thành hợp tác xã; phối hợp tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã tham gia chương trình OCOP.
- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn các đơn vị tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch, thẩm định các nội dung đề xuất của các hợp tác xã, tổ hợp tác về việc hưởng chính sách hỗ trợ trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Phối hợp theo dõi, giúp đỡ và hướng dẫn các hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện các chính sách hỗ trợ.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; theo dõi, giám sát thi hành Luật HTX trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh cân đối phân bổ nguồn vốn đầu tư; bố trí ngân sách địa phương hàng năm, lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh để thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành, đơn vị liên quan tham mưu trình UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch vốn cho các Sở, ngành, đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo quy định hiện hành.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp tổ chức các lớp tuyên truyền, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; rà soát, đánh giá kết quả hoạt động các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách phát triển hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo đạt các chỉ tiêu kế hoạch được giao, tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp tổ chức thực hiện và bố trí nguồn lực hỗ trợ, triển khai thực hiện Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Phối hợp xây dựng một số mô hình hợp tác xã điểm, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa phù hợp với từng địa bàn để triển khai nhân rộng trong toàn tỉnh.
5. Các Sở, ban, ngành khác
Theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Liên minh hợp tác xã tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, thực hiện kế hoạch theo phạm vi, lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của địa phương năm 2020 trình HĐND cấp huyện thông qua để triển khai thực hiện.
- Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các sở, ngành liên quan rà soát, đánh giá, phân loại hợp tác xã; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã; xây dựng các mô hình hợp tác xã điểm, các mô hình khởi nghiệp thông qua hợp tác xã trên địa bàn.
- Tăng cường phối hợp công tác tuyên truyền về kinh tế tập thể; tạo điều kiện để thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác; tăng cường chỉ đạo giải thể hợp tác xã theo quy định của Luật HTX 2012.
- Ưu tiên, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, đề án để hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX đặc biệt là mô hình hợp tác xã liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế, góp phần hoàn thành tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát quỹ đất công ích để giao đất, thuê đất cho các hợp tác xã xây dựng trụ sở, mặt bằng sản xuất kinh doanh; tăng cường phối hợp tuyên truyền, tạo điều kiện cho các hợp tác xã, tổ hợp tác thành lập và hoạt động; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia phát triển kinh tế tập thể. Tăng cường vai trò của MTTQ Việt Nam các cấp và các đoàn thể tỉnh trong công tác giám sát và phản biện xã hội liên quan đến kinh tế tập thể. Chủ động phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, các sở, ngành liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương để tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án Phát triển kinh tế tập thể trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Các ngành, các địa phương phối hợp, triển khai thực hiện. Chủ động báo cáo UBND tỉnh (qua Liên minh Hợp tác xã tỉnh) những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 3149/KH-UBND ngày 28/10/2019 của UBND tỉnh)
TT | Vốn thực hiện | Nguồn vốn | |||
Tổng số | Ngân sách Trung ương | Ngân sách địa phương | Vốn ngân hàng | ||
1 | Chính sách tín dụng và Quỹ hỗ trợ phát triển HTX | 14.125 | 11.200 | 500 | 2.425 |
| - Vay Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh. | 500 |
| 500 |
|
| - Vay Quỹ hỗ trợ phát triển HTX Trung ương. | 11.200 | 11.200 |
|
|
| - Vay Ngân hàng. | 2.425 |
|
| 2.425 |
2 | Hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến công | 550 | 200 | 350 |
|
3 | Hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực | 245 | 245 |
|
|
4 | Hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ | 694 |
| 694 |
|
5 | Hỗ trợ chế biến sản phẩm | 320 | 320 |
|
|
6 | Chính sách khác | 874,9 | 185,2 | 689,7 |
|
| Tổng cộng
| 16.809 | 12.150,2 | 2.233,7 | 2.425 |
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI TIẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PTKTTT NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 3149/KH-UBND ngày 28/10/2019 của UBND tỉnh)
I. HỖ TRỢ CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
1. Tập huấn tuyên truyền tại các xã, cụm xã:
(Đối tượng là cán bộ cấp xã, thôn, bản, cá nhân, hộ gia đình)
STT | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
| Mở 05 lớp ; mỗi lớp tập huấn gồm 50 học viên; thời gian 01 ngày |
| Theo thông tư 38/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 và QĐ số 01/2018/QĐ- UBND tỉnh Điện Biên ngày 02/01/2018 |
1 | Chi thù lao giảng viên (cấp tỉnh) |
| |
| 01 người x 500.000đ/buổi x 02 buổi | 1.000 | |
| + Tiền lưu trú: 3 ngày x 200.000đ/ngày | 600 | |
| + Tiền ngủ tại xã 02 đêm x 300.000đ/01 đêm | 600 |
|
| + Tiền tàu xe đi lại trung bình 30km/01 lượt x 02 lượt x 1000đ/km | 60 |
|
2 | Chi nước uống cho học viên, giảng viên 51 người /lớp x 10.000đ/người/ngày x 1 ngày | 510 |
|
3 | Chi văn phòng phẩm cho học viên: 50 người x 15.000đ/người | 750 |
|
4 | Tiền thuê hội trường: 1 ngày x 1.000.000đ/ngày | 1.000 |
|
5 | Tiền phô tô tài liệu : 50 bộ x 20.000đ/100 trang | 1.000 |
|
| Cộng chi phí 01 lớp | 5.520 |
|
| Tổng chi phí 05 lớp | 27.600 |
|
| Trong đó: NS địa phương 100% | 27.600 |
|
2. Tuyên truyền trên Báo, Đài của tỉnh
04 phóng sự; 25 tin và 15 bài
STT | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
1 | Tuyên truyền trên Báo in, báo điện tử, báo nói: | 11.500 |
|
| - 25 tin x 115.000 đ (1150.000 x 10% x 1(hệ số nhuận bút)) | 2.875 |
|
| + Giống bò cái nặng 150 kg/con: 30 con x 13.000.000 đ/con | 390.000 |
|
| + Giống bò đực nặng 300kg/con: 05 con x 15.000.000đ/con | 75.000 |
|
| + Thuốc thú y, hóa chất sát trùng 200.000đ/con x 35 con | 7.000 |
|
3.2 | Dê sinh sản: | 159.200 |
|
| + Giống dê cái nặng 20 kg/con: 50 con x 2.500.000 đ/con | 125.000 |
|
| + Giống dê đực nặng 30kg/con: 10 con x 3.000.000đ/con | 30.000 |
|
| + Thuốc thú y, hóa chất sát trùng 70.000đ/con x 60 con | 4.200 |
|
3.3 | Gà sinh sản an toàn sinh học | 100.000 |
|
| + Giống gà 7 ngày tuổi: 2.000 con x 25.000đ/con | 50.000 |
|
| + Thuốc thú y: 15000đ/con x 2.000 con | 30.000 |
|
| - Máy nghiền thức ăn cho gia súc: 01 chiếc x 20.000.000đ/chiếc | 20.000 |
|
| Tổng cộng năm 2020 | 4.382.500 |
|
| Trong đó: NS địa phương 50% | 2.191.250 |
|
| HTX 50% | 2.191.250 |
|
III. KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho 03 HTX ( Nhà kho, xưởng chế biến)
STT | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
| Xây Nhà kho, xưởng chế biến: 03 nhà ( nhà cấp 4 lợp mái bằng tôn) |
|
|
| - Kích thước : 10m * 12m = 120 m2 |
|
|
| - Đơn giá 1m2 : 4.000.000đ/m2 |
|
|
| - Thành tiền: 120 m2 x 4.000.000đ/m2 x 03 nhà | 1.440.000 |
|
| Tổng cộng kinh phí năm 2020 | 1.440.000 |
|
| Trong đó: NS Trung ương 80% | 1.152.000 |
|
| HTX: 20% | 288.000 |
|
IV. KINH PHÍ HỖ TRỢ GIỐNG, VỐN KHI GẶP KHÓ KHĂN DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
STT | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
1 | Giống cây trồng: |
|
|
2 | Lúa; rau màu và ngô: 500.000đ/ha x 10 ha | 5.000 | QĐ 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009. Điều 3 |
3 | Cây công nghiệp và cây ăn quả: 1.000.000đ/ha x 8 ha | 8.000 | |
4 | Vật nuôi: |
| |
5 | Gia cầm: 15.000đ/con x 3.000 con | 45.000 |
|
6 | Lợn: 500.000đ/con x 300 con | 150.000 |
|
7 | Trâu, bò: 2.000.000đ/con x 50 con | 100.000 |
|
8 | Thủy sản: |
|
|
9 | Nuôi trồng thủy, hải sản: 3.000.000đ/ha x 15 ha | 45.000 |
|
10 | Lồng, bè: 3.000.000đ/100m3 x 20.000m3 | 600.000 |
|
| Kinh phí cho 01 năm | 953.000 |
|
| Trong đó: NS Trung ương 80% | 762.400 |
|
| NS địa phương 20% | 190.600 |
|
V. KINH PHÍ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
STT | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
A | Tham gia hội chợ triển lãm |
|
|
1 | Tổ chức cho 02 HTX tham gia hội chợ triển lãm tại Hà Nội | 100.800 | QĐ 1309/QĐ-UBND ngày 23/12/2011 Điều 8 mục 1; điều 9 mục 4, điều 10 mục 3.3 và Thông tư 102/2012/TT-BTC ngày 6/2012 |
| Tiền thuê gian hàng : 10.000.000đ/gian x 50% x 02 gian | 10.000 | |
| Nhân công: |
| |
| Tại Hà Nội 36 công x 300.000 đ/công | 10.800 |
|
| Chi phí xăng xe | 15.000 |
|
| - 15 bài x 575.000 đ (1.150.000 x 10% x 5 ( hệ số nhuận bút) | 8.625 |
|
2 | Tuyên truyền trên Truyền hình (Báo hình): | 90.000 |
|
| - 4 phóng sự x 1.500.000đ/phút x 15 phút | 90.000 |
|
| Tổng kinh phí năm 2020 | 101.500 |
|
| Trong đó: NS địa phương 100% | 101.500 |
|
II. HỖ TRỢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HTX ĐIỂN HÌNH
Xây dựng 03 mô hình HTX điển hình về lĩnh vực sản xuất, Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp
STT | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
1 | Mô hình HTX sản xuất kinh doanh lúa chất lượng cao: | 2.828.800 | QĐ Số 10/2012/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên ngày 21/5/2012 về nội dung chi và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông địa phương. QĐ số 245/QĐ-SNN ngày 24/4/2014 về việc sửa đổi bổ sung một số định mức kinh tế- kỹ thuật tại QĐ số 10/2012/ QĐ-UBND |
| - Giống: 70kg/ha x 80 ha x 8.000đ/kg | 44.800 | |
| - Đạm Urê: 250kg/ha x 80 ha x 6.000đ/kg | 120.000 | |
| - Lân văn điển : 550kg/ha x 80ha x 8.000đ/kg | 352.000 | |
| - Thuốc trừ sâu: 1.000.000đ/ha x 80 ha | 80.000 | |
| - Thuốc trừ cỏ: 300.000đ/ha x 80 ha | 2.400 | |
| - Phân hữu cơ: 5 tấn /ha x 80ha x 5.000đ/kg | 200.000 | |
| - Dây truyền sản xuất gạo (máy xay sát, máy đóng, máy tuốt lúa) | 2.000.000 | |
| - Máy vi tính + phần mềm kế toán | 29.600 | |
2 | Mô hình HTX trồng rau: | 822.500 |
|
| - Hạt: 20.000kg / ha x 35ha x 50.000đ/kg | 87.500 |
|
| - Lân văn điển : 1.600 kg/ha x 35ha x 8.000đ/kg | 448.000 |
|
| - Đạm Urê: 1.200kg/ha x 35 ha x 6.000đ/kg | 252.000 |
|
| - Thuốc BVTV 500.000đ/ha x 35 ha | 17.500 |
|
| - Phân hữu cơ: 10 tấn /ha x 35ha x 5.000đ/kg | 17.500 |
|
3 | Mô hình HTX chăn nuôi đại gia súc, dịch vụ cung ứng giống gia cầm: | 731.200 |
|
3.1 | Chăn nuôi bò sinh sản: | 472.000 |
|
| Hàng hóa 4 tấn | 65.000 |
|
2 | Liên minh HTX tỉnh tham gia hội chợ triển lãm tại Hà Nội | 112.040 |
|
| - Thuê gian hàng 2 gian x 5000000đ/gian | 10.000 |
|
| - Trang trí gian hàng: |
|
|
| + In bạt đóng khung sắt: phông chính cho 4 gian hàng tỉnh Điện Biên (3m x 3m) x 4 x 250.000đ/m2 | 9.000 |
|
| + In bạt đóng khung sắt: trán gian hàng cho 4 gian hàng tỉnh Điện Biên (0,5 x 3m) x 4 x 250.000đ/m2 | 1.500 |
|
| - Công tác phí |
|
|
| - Phòng nghỉ (4 người x 8 ngày) x 450.000đ/tối | 14.400 |
|
| - Phụ cấp (4 người x 9 ngày) x 200.000đ/ngày | 7.200 |
|
| - Chi phí xăng xe đi lại xe công vụ (1.100km x 221/100km) =242 x 20.000đ/lít | 4.840 |
|
| - Thuê xe vận chuyển hàng hóa và công cụ, dụng cụ, thiết bị trưng bày | 10.000 |
|
| - Hàng trưng bày sử dụng hàng hóa của HTX | 53.100 |
|
| - Chi phí dự phòng( Phí, lệ phí sử dụng đường bộ...) | 2.000 |
|
| Tổng kinh phí hội chợ triển lãm năm 2020 | 212.840 |
|
| Trong đó: NS địa phương | 63.940 |
|
| HTX | 148.900 |
|
B | Đăng ký nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa |
|
|
| 04 HTX được đăng ký nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa mỗi HTX đăng ký 02 nhóm sản phẩm |
| Thông tư 22/2009/TT-BTC ngày 04/2/2009 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu Công nghiệp |
1 | Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm có 6 SP, dịch vụ): 180.000đ x 02 nhóm | 360 | |
2 | Nếu nộp đơn trên 6 SP, DV trong nhóm, nộp thêm cho mỗi SP, DV thứ 7 trở đi 30.000đ x 2 nhóm | 60 | |
3 | Lệ phí thẩm định nội dung đơn : 360.000đ/nhóm x 02 nhóm | 720 |
|
4 | Nếu nộp đơn trên 6 SP, DV trong nhóm, nộp thêm cho mồi SP, DV thứ 7 trở đi 60.000đ x 2 nhóm | 120 |
|
5 | Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 02 nhóm x 120.000đ/HTX | 240 |
|
6 | Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 02 nhóm x 120.000đ/HTX | 240 |
|
7 | Lệ phí bổ sung cho mỗi nhóm, từ nhóm thứ 2: 02 nhóm x 100.000đ/HTX | 200 |
|
8 | Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 02 nhóm x 100.000đ/HTX | 200 |
|
9 | Lệ phí gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (cho mỗi nhóm sản phẩm, dịch vụ): 02 nhóm x 660.000đ/HTX | 1320 |
|
10 | Lệ phí bổ sung cho nhóm thứ 2: 02 nhóm x 450.000đ/HTX | 900 |
|
| Cộng kinh phí cho 01 HTX | 4.360 |
|
| Tổng kinh phí cho 04 HTX= 4.360 x 04 | 17.440 |
|
| Trong đó NS địa phương 50% | 8.720 |
|
| HTX 50% | 8.720 |
|
C | Thuê cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm cho các HTX tại thành phố Điện Biên |
|
|
1 | Số lượng 01 gian kích thước 30m2 (5m x 6 m) x 350.000đ/m2/ tháng x 12 tháng | 126.000 |
|
| Cộng kinh phí năm 2020 | 126.000 |
|
| Trong đó: NS địa phương 100% | 126.000 |
|
VI. KINH PHÍ BỒI DƯỠNG, HỖ TRỢ NGUỒN NHÂN LỰC
1. Tập huấn bồi dưỡng
Tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý HTX, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các HTX.
Địa điểm bồi dưỡng tại tỉnh Điện Biên
| Thời gian 04 ngày; 08 lớp cho 560 học viên; mỗi lớp 70 người |
|
|
1 | Tiền in tài liệu (70 bộ x 20.000đ/bộ) | 1.400 | Theo TT 340/TT-BTC ngày 29/12/2016 về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của HTX |
2 | Tiền nước uống (70 người x 10.000đ/người x 4 ngày) | 2.800 | |
3 | Tiền ăn cho học viên |
| |
4 | Tuần giáo, Điện Biên Đông, huyện Điện Biên: 28 người x 50.000đ/ngày x 5 ngày (có thêm 1/2 ngày đi và 1/2 ngày về) | 7.000 | Quyết định 29/2010/QĐ- UBND tỉnh ngày 23/12/2010 |
5 | Người ở gần HTX gồm TP Điện Biên Phủ, các xã lân cận thuộc huyện Điện Biên 42 người x 50.000đ/ngày x 4 ngày | 8.400 | |
6 | Tiền thuê phòng nghỉ cho đại biểu là HTX không hưởng lương |
|
|
7 | Đại biểu là HTX không hưởng lương ở xa 28 người x 120.000đồng/người/tối x 4 tối ( có 01 đêm học viên ở xa ra trước) | 13.440 |
|
8 | Tiền tàu xe cho HTX không hưởng lương xa là 28 người (2,500km) | 2.500 |
|
9 | Chi phí chuẩn bị cho tập huấn |
|
|
10 | Chi tiền thuê hội trường 4 ngày x 3.000.000đ/ngày | 12.000 |
|
11 | Chi tiền gửi công văn cho 70 HTX | 500 |
|
12 | Tiền văn phòng phẩm sách, bút (70 học viên x 20.000đ/người) | 1.400 |
|
13 | Chi tiền trang trí khánh tiết gồm (Ma két,..) | 1.000 |
|
14 | Tiền thuê giảng viên 01 người x 4 ngày x 500.000đ/buổi | 4.000 |
|
15 | Tiền vé máy bay tàu xe cho giảng viên 02 lượt x 1750000đ/vé | 3.500 |
|
16 | Tiền ăn cho giảng viên 04 ngày x 200.000đ/ngày | 800 |
|
17 | Tiền ngủ của giảng viên: 01 người x 03 tối x 350.000đ/tối | 1.050 |
|
| Tổng cộng số tiền của 01 lớp | 59.790 |
|
| Tổng chi phí 08 lớp | 478.320 |
|
| Trong đó: NS Trung ương 100% | 478.320 |
|
2 Hỗ trợ thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp Đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX
| Số lượng 04 người làm trong 12 tháng | 158.000 |
|
| Trong đó: NS Trung ương 100% | 158.000 |
|
VI. KINH PHÍ HỖ TRỢ THÀNH LẬP MỚI;
STT | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
1 | Thành lập 25 HTX, 25 tổ hợp tác |
|
|
| Tư vấn trực tiếp ( người thực hiện cán bộ viên chức) |
| Theo Thông tư 05/VBHD-BTC ngày 8/1/2014 mục 3, điểm c |
| - 25 HTX : |
| |
| + Mỗi HTX tư vấn trong 04 ngày x 70.000đ/buổi x 2 buổi x 25 HTX | 14.000 |
|
| - 25 tổ hợp tác |
|
|
| + Mỗi tổ hợp tác tư vấn trong 02 ngày x 50.000đ/buổi x 2 buổi/ngày x 25 tổ HT | 5.000 |
|
| Tổng số tiền của 01 năm | 19.000 |
|
| Trong đó: NS địa phương 100% | 19.000 |
|
Tổng kinh phí thực hiện đề án PTKTTT năm 2020: | 7.916.200 |
|
Số tiền bằng chữ: Bảy tỷ chín trăm mười sáu triệu hai trăm nghìn đồng./. |
|
|
Trong đó : NS Trung ương: | 2.550.720 |
|
NS địa phương | 2.728.610 |
|
HTX: | 2.636.870 |
|
- 1Chỉ thị 06/2004/CT-UB về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết về kinh tế tập thể do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 2Nghị quyết 31/2019/NQ-HĐND bổ sung Danh mục công trình, dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Danh mục công trình, dự án sử dụng dưới 10ha đất lúa, dưới 20ha đất rừng phòng hộ, dưới 50ha đất rừng sản xuất phát sinh trong năm 2019 và chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ, rừng sản xuất sang mục đích khác do tỉnh Bình Định ban hành
- 3Chỉ thị 16/2008/CT-UBND về tăng cường công tác hỗ trợ, khuyến khích phát triển lĩnh vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 4Kế hoạch 2083/KH-UBND năm 2019 về phát triển kinh tế tập thể năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 5Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2019 về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Cà Mau năm 2020
- 6Kế hoạch 507/KH-UBND năm 2019 về phát triển kinh tế tập thể năm 2020 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 7Quyết định 05/2020/QĐ-UBND về sửa đổi Quy chế phối hợp giữa cơ quan chức năng trong hỗ trợ hoạt động kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau kèm theo Quyết định 43/2018/QĐ-UBND
- 8Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2019 về phát triển kinh tế tập thể năm 2020 tỉnh Lạng Sơn
- 9Kế hoạch 265/KH-UBND về xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2020, định hướng 2025 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 10Kế hoạch 3018/KH-UBND năm 2020 về phát triển kinh tế tập thể năm 2021 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 11Nghị quyết 15/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025
- 12Quyết định 1105/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025
- 1Thông tư 22/2009/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 4Thông tư 102/2012/TT-BTC quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí của Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 10/2012/QĐ-UBND về Quy định chi, mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông địa phương sử dụng nguồn kinh phí khuyến nông của tỉnh Điện Biên
- 6Luật hợp tác xã 2012
- 7Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật đất đai 2013
- 9Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất hướng dẫn Nghị định 88/2005/NĐ-CP về chế độ tài chính hỗ trợ sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã do Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 2261/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 12Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2011 về thành lập và Quy chế sử dụng và quản lý quỹ xúc tiến thương mại tỉnh Điện Biên
- 13Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 14Thông tư 340/2016/TT-BTC hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 15Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 16Quyết định 01/2018/QĐ-UBND về Quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 17Quyết định 461/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Thông tư 35/2018/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Ban Tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 19Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 20Chỉ thị 06/2004/CT-UB về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết về kinh tế tập thể do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 21Nghị quyết 31/2019/NQ-HĐND bổ sung Danh mục công trình, dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Danh mục công trình, dự án sử dụng dưới 10ha đất lúa, dưới 20ha đất rừng phòng hộ, dưới 50ha đất rừng sản xuất phát sinh trong năm 2019 và chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ, rừng sản xuất sang mục đích khác do tỉnh Bình Định ban hành
- 22Chỉ thị 16/2008/CT-UBND về tăng cường công tác hỗ trợ, khuyến khích phát triển lĩnh vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 23Kế hoạch 2083/KH-UBND năm 2019 về phát triển kinh tế tập thể năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 24Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2019 về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Cà Mau năm 2020
- 25Kế hoạch 507/KH-UBND năm 2019 về phát triển kinh tế tập thể năm 2020 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 26Quyết định 05/2020/QĐ-UBND về sửa đổi Quy chế phối hợp giữa cơ quan chức năng trong hỗ trợ hoạt động kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau kèm theo Quyết định 43/2018/QĐ-UBND
- 27Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2019 về phát triển kinh tế tập thể năm 2020 tỉnh Lạng Sơn
- 28Kế hoạch 265/KH-UBND về xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2020, định hướng 2025 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 29Kế hoạch 3018/KH-UBND năm 2020 về phát triển kinh tế tập thể năm 2021 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 30Nghị quyết 15/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025
- 31Quyết định 1105/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 3149/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án phát triển kinh tế tập thể năm 2020 do tỉnh Điện Biên ban hành
- Số hiệu: 3149/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/10/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Lê Thành Đô
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra