Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 11 tháng 3 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Thông báo số 268/TB-VPCP ngày 31/7/2018 của Văn phòng Chính phủ về thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐCW ngày 22/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018- 2020;

Căn cứ Kết luận số 235/KL-TU ngày 19/7/2018 của Tỉnh ủy Tuyên Quang kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 12 (khóa XVI) nhiệm kỳ 2015 - 2020,

Căn cứ Thông báo số 891-TB/TU ngày 01/3/2019 của Thường trực Tỉnh ủy về Kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đến năm 2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, MỤC TIÊU

1. Mục đích

Nhằm cụ thể hóa Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020; Quyết định số 01/QĐ-BCĐCW ngày 22/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018- 2020 và Kết luận số 235/KL-TU ngày 19/7/2018 của Tỉnh ủy Tuyên Quang kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 12 (khóa XVI) nhiệm kỳ 2015 - 2020, làm cơ sở cho các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đến năm 2020 trên các lĩnh vực và địa bàn quản lý sát với tình hình thực tế, bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh theo quy mô vùng sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị gắn liền với thị trường tiêu thụ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất nông sản thực phẩm hàng hóa có lợi thế của địa phương.

2. Yêu cầu

Các cấp, các ngành phải coi Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm(tiếng Anh là One Commune One Product - viết tắt là OCOP) là Chương trình phát triển kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với việc phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư, góp phần hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn cần ưu tiên đưa nội dung triển khai Chương trình OCOP vào Chương trình công tác trọng tâm hàng năm của đơn vị để chủ động thực hiện có hiệu quả Chương trình.

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu chung

- Tập trung nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm nông lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, xây dựng một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn huyện, tỉnh, quốc gia theo Chương trình OCOP.

- Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 sản phẩm tổ chức phát triển sản xuất theo Chương trình OCOP đạt quy mô hàng hóa, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất nông nghiệp an toàn, thực hành nông nghiệp tốt (GAP) hoặc đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành khác; thực hiện liên kết giữa Hợp tác xã với Tổ hợp tác và các hộ gia đình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm tiến tới hoàn thiện tiêu chuẩn hóa sản phẩm thành sản phẩm OCOP.

3.1. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh:

- Mỗi huyện, thành phố xây dựng được 01 sản phẩm chủ lực có quy mô cấp huyện, cụ thể: huyện Lâm Bình: Dê núi Lâm Bình; huyện Na Hang: Cá đặc sản, Chè Shan tuyết; huyện Chiêm Hóa: Lạc Chiêm Hóa; huyện Hàm Yên: Cam Hàm Yên; huyện Yên Sơn: Bưởi, Chè Yên Sơn; huyện Sơn Dương: Chè Sơn Dương; thành phố Tuyên Quang: Mật ong.

- Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa 74 sản phẩm; nội dung hỗ trợ: xây dựng và ban hành tiêu chuẩn sản phẩm; xây dựng nhãn hiệu (đối với sản phẩm chưa được công nhận); cải tiến mẫu mã, bao bì, máy móc, trang thiết bị,...trong đó: Huyện Lâm Bình: 12 sản phẩm; huyện Na Hang: 08 sản phẩm; huyện Chiêm Hóa: 11 sản phẩm; huyện Hàm Yên: 08 sản phẩm; huyện Yên Sơn: 21 sản phẩm; huyện Sơn Dương: 09 sản phẩm; thành phố Tuyên Quang: 05 sản phẩm.

(Có biểu chi tiết số 01, 02 đính kèm)

II. PHẠM VI, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN

1. Phạm vi thực hiện: Chương trình OCOP được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh, khuyến khích thực hiện Chương trình ở khu vực đô thị (phường, thị trấn).

2. Thời gian thực hiện Chương trình: Từ năm 2019 đến năm 2020.

3. Đối tượng

- Sản phẩm: Bao gồm sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản của từng địa phương trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện lịch sử, sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ của địa phương.

- Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

4. Nguyên tắc thực hiện: Nhà nước đóng vai trò ban hành các cơ chế chính sách, kinh phí hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các làng nghề, cá nhân (hộ sản xuất) phát triển, như hỗ trợ: Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì, máy móc, trang thiết bị…,đào tạo nghề; lãi suất tín dụng; xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm;…chủ thể thực hiện là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các làng nghề, cá nhân (hộ sản xuất) tự quyết định lựa chọn các sản phẩm có lợi thế của địa phương để phát triển các sản phẩm đó đảm bảo theo đúng quy chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

Trên cơ sở 6 nhóm sản phẩm của Chương trình tổ chức truyên truyền, đào tạo, tập huấn và lựa chọn các sản phẩm OCOP chủ lực, đặc sản, đặc trưng đã có để tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đồng thời phát triển thêm các sản phẩm mới đến năm 2020 dựa theo các tiêu chí như: Có tính độc đáo của địa phương, có khả năng trở thành sản phẩm hàng hóa mang đặc trưng riêng của vùng, miền; sản phẩm có quy mô sản xuất lớn, có tiềm năng thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu.

1. Các nội dung thực hiện

- Tổ chức tuyên truyền về OCOP.

- Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa về xây dựng nhãn hiệu đối với sản phẩm chưa được công nhận và cải tiến mẫu mã, bao bì, máy móc, trang thiết bị…

- Tổ chức hội nghị OCOP triển khai Kế hoạch OCOP.

- Học tập kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh đã thực hiện tốt OCOP.

- Tổ chức tập huấn về OCOP, đăng ký ý tưởng và xây dựng phương án kinh doanh đối với những sản phẩm đã được lựa chọn.

- Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

- Tổ chức đánh giá sản phẩm OCOP.

- Tổ chức tham gia các hội chợ tại các tỉnh thành phố.

- Tổ chức hội chợ OCOP của tỉnh.

- Tổ chức hội chợ OCOP của huyện, thành phố.

2. Tổng kinh phí thực hiện đến năm 2020

2.1. Tổng kinh phí thực hiện phân theo các nguồn: 52.279 triệu đồng (Bằng chữ: Năm mươi hai tỷ, hai trăm bẩy mười chín triệu đồng), trong đó:

- Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014: 200 triệu đồng.

- Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014: 100 triệu đồng.

- Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 13/7/2016: 6.744 triệu đồng.

- Chương trình MTQG xây dựng NTM và huy động các nguồn hợp pháp khác: 30.721 triệu đồng.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh: 14.514 triệu đồng.

2.2. Tổ chức các hoạt động triển khai Kế hoạch

- Tiêu chuẩn hóa 74 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP: 38.068 triệu đồng, trong đó:

+ Hỗ trợ xây dựng, cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn áp dụng theo tiêu chuẩn: 3.800 triệu đồng.

+ Hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm: 6.180 triệu đồng.

+ Hỗ trợ lãi suất tiển vay: 1.824 triệu đồng.

+ Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: 4.500 triệu đồng.

+ Hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chế biến sản phẩm: 21.764 triệu đồng (Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 7.250 triệu đồng, chiếm 33,3%; Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh: 14.514 triệu đồng, chiếm 66,7%).

- Tổ chức tuyên truyền OCOP: 545 triệu đồng (Xây dựng website OCOP tỉnh Tuyên Quang, chi phí nhuận bút và duy trì website OCOP tỉnh Tuyên Quang: 265 triệu đồng; thiết kế, in, phát hành tờ rơi: 280 triệu đồng).

- Tổ chức hội nghị OCOP triển khai Kế hoạch OCOP: 48 triệu đồng.

- Học tập kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh đã thực hiện tốt OCOP: 122 triệu đồng.

- Tổ chức tập huấn về OCOP, đăng ký ý tưởng và xây dựng phương án kinh doanh đối với những sản phẩm đã được lựa chọn: 1.076 triệu đồng.

- Tổ chức đánh giá sản phẩm OCOP: 420 triệu đồng.

- Tổ chức tham gia các hội chợ tại các tỉnh thành, phố trong nước: 1.200 triệu đồng.

- Tổ chức tham Hội chợ OCOP cấp huyện: 3.800 triệu đồng.

- Tổ chức hội chợ các huyện, thành phố: 7.000 triệu đồng.

(Có biểu chi tiết số 03 đính kèm)

IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Xây dựng hệ thống tổ chức Chương trình OCOP

Xây dựng bộ máy quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, phường, thị trấn theo hướng kiện toàn Ban chỉ đạo và Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp gắn với nhiệm vụ thực hiện Chương trình OCOP đồng thời có bộ phận chuyên trách triển khai Chương trình OCOP.

Thành lập Ban chỉ đạo các cấp tỉnh, huyện, xã cụ thể như sau:

a) Cấp tỉnh

Cơ quan chỉ đạo: Kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh gắn với Chương trình OCOP.

Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp tỉnh và huyện.

b) Cấp huyện, thành phố

Cơ quan chỉ đạo: Kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện, thành phố gắn với Chương trình OCOP.

Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố.

c) Cấp xã, phường, thị trấn: Kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã gắn với Chương trình OCOP.

2. Tổ chức tuyên truyền

Tổ chức lồng ghép tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới hình thức như: Băng rôn, áp phích, tờ rơi với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu và xây dựng chuyên mục, chuyên đề phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang về Chương trình OCOP đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh biết, đăng ký tham gia trên cơ sở các phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản của xã, địa phương trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.

Tập trung tuyên truyền các cơ chế, chính sách của Trung ương, của Tỉnh liên quan đến hỗ trợ phát triển 06 nhóm sản phẩm theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, trong đó tuyên truyền rộng rãi các chính sách về hỗ trợ phát triển hợp tác xã, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Tuyên truyền về Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” thông tin quảng bá các sản phẩm nông sản, các sản phẩm đăng ký nhãn hiệu, các sản phẩm đã có thương hiệu của tỉnh và các địa phương; làm cho người dân thay đổi tư duy, nhận thức về phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn hóa sản phẩm và nhãn mác, bao bì đóng gói đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

3. Năm 2019

3.1. Tổng kinh phí thực hiện phân theo các nguồn: 40.659 triệu đồng (Bằng chữ: Bốn mươi tỷ, sáu trăm năm chín triệu đồng), trong đó:

- Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014: 200 triệu đồng.

- Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014: 100 triệu đồng.

- Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 13/7/2016: 2.824 triệu đồng.

- Chương trình MTQG xây dựng NTM và huy động các nguồn hợp pháp khác: 23.021 triệu đồng.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh: 14.514 triệu đồng.

3.2. Tổ chức các hoạt động triển khai Kế hoạch

- Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa 74 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, tổng kinh phí thực hiện: 32.888 triệu đồng. (Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 18.374 triệu đồng, chiếm 55,8%; Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất 14.514 triệu đồng chiếm 44,2%), trong đó:

+ Thực phẩm: 51 sản phẩm, kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển: 21.770 triệu đồng, trong đó:

Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 12.904 triệu đồng (Hỗ trợ xây dựng, cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn áp dụng theo tiêu chuẩn: 3.000 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm: 650 triệu đồng; hỗ trợ lãi suất tiền vay: 984 triệu đồng; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: 3.600 triệu đồng; hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chế biến sản phẩm: 4.670 triệu đồng)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh: 8.866 triệu đồng

+ Đồ uống: 18 sản phẩm, kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển: 7.175 triệu đồng, trong đó:

Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 3.730 triệu đồng (Hỗ trợ xây dựng, cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn áp dụng theo tiêu chuẩn: 800 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm: 350 triệu đồng; hỗ trợ lãi suất tiền vay: 480 triệu đồng; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: 700 triệu đồng; hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chế biến sản phẩm: 1.400 triệu đồng)

Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh: 3.427 triệu đồng.

+ Thảo dược: 01 sản phẩm, kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển: 200 triệu đồng, nguồn vốn ngân sách nhà nước (hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chế biến sản phẩm).

+ Vải và may mặc: 01 sản phẩm, kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển: 200 triệu đồng, nguồn vốn ngân sách nhà nước (hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: 100 triệu đồng; nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chế biến sản phẩm: 100 triệu đồng)

+ Lưu niệm - nội thất - trang trí: 01 sản phẩm, kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển: 2.505 triệu đồng

Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 760 triệu đồng (Hỗ trợ lãi suất tiền vay: 360 triệu đồng; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: 100 triệu đồng; hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chế biến sản phẩm: 300 triệu đồng)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh: 1.745 triệu đồng.

+ Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng: 02 dịch vụ, kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển: 1.055 triệu đồng.

Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 580 triệu đồng (Hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chế biến sản phẩm, phục vụ)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất, dịch vụ: 475 triệu đồng.

- Tổ chức tuyên truyền (xây dựng 01 trang website OCOP tỉnh Tuyên Quang, chi phí nhuận bút và thiết kế, in, phát hành 40.000 tờ rơi), kinh phí thực hiện: 315 triệu đồng.

- Tổ chức 01 hội nghị/160 đại biểu triển khai Kế hoạch OCOP, kinh phí thực hiện: 48 triệu đồng.

- Tổ chức học tập kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh đã thực hiện tốt OCOP 40 người, kinh phí thực hiện: 122 triệu đồng.

- Tổ chức tập huấn 07 lớp/490 học viên trên địa bàn các huyện, thành phố tập huấn về Chương trình OCOP, kinh phí thực hiện: 1.076 triệu đồng.

- Tổ chức đánh giá sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố, kinh phí thực hiện: 210 triệu đồng.

- Tham gia 06 hội chợ tại các tỉnh thành phố trong nước, kinh phí thực hiện: 600 triệu đồng.

- Tổ chức 01 hội chợ OCOP của tỉnh, kinh phí thực hiện: 1.900 triệu đồng.

- Tổ chức 07 hội chợ OCOP/07 huyện, thành phố, kinh phí thực hiện: 3.500 triệu đồng.

(Có biểu chi tiết số 04, 05 đính kèm)

4. Năm 2020

4.1. Tổng kinh phí thực hiện phân theo các nguồn: 11.620 triệu đồng (Bằng chữ: Mười một tỷ, sáu trăm hai mươi triệu đồng), trong đó:

- Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 13/7/2016: 3.920 triệu đồng.

- Chương trình MTQG xây dựng NTM và huy động các nguồn hợp pháp khác: 7.700 triệu đồng.

4.2. Tổ chức các hoạt động triển khai Kế hoạch

- Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP (về xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm), nguồn vốn ngân sách nhà nước, tổng kinh phí hỗ trợ: 5.180 triệu đồng, trong đó:

+ Thực phẩm: 51 sản phẩm, kinh phí hỗ trợ 3.570 triệu đồng.

+ Đồ uống: 18 sản phẩm, kinh phí hỗ trợ 1.260 triệu đồng.

+ Thảo dược: 01 sản phẩm, kinh phí hỗ trợ 70 triệu đồng.

+ Vải và may mặc: 01 sản phẩm, kinh phí hỗ trợ 70 triệu đồng.

+ Lưu niệm - nội thất - trang trí: 01 sản phẩm, kinh phí hỗ trợ 70 triệu đồng.

+ Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng: 02 dịch vụ, kinh phí hỗ trợ 140 triệu đồng.

- Tổ chức tuyên truyền (duy trì 01 trang website OCOP tỉnh Tuyên Quang, Thiết kế, in, phát hành 30.000 tờ rơi), kinh phí thực hiện: 123 triệu đồng.

- Tổ chức đánh giá sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố, kinh phí thực hiện: 210 triệu đồng.

- Tham gia 06 hội chợ tổ chức tại các tỉnh, thành phố trong nước, kinh phí thực hiện: 600 triệu đồng.

- Tổ chức 01 hội chợ OCOP của tỉnh, kinh phí thực hiện: 1.900 triệu đồng.

- Tổ chức 07 hội chợ OCOP/07 huyện, thành phố, kinh phí thực hiện: 3.500 triệu đồng.

(Có biểu chi tiết số 06, 07 đính kèm)

V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức

Tập trung thực hiện tốt việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp về Chương trình OCOP, trên cơ sở đó lồng ghép các chương trình công tác, lĩnh vực ngành, đơn vị tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng bằng nhiều hình thức để người dân biết, hiểu và tham gia Chương trình OCOP.

Đưa Chương trình OCOP vào Chương trình hành động để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, các địa phương để chỉ đạo thực hiện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương để triển khai thực hiện thường xuyên, lâu dài.

2. Về nguồn vốn

Từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp hằng năm; cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển các thành phần kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và huy động, lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác bố trí phù hợp, kịp thời để hỗ trợ chủ thể thực hiện chương trình OCOP đầu tư sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.

Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh (vốn, đất đai, sức lao động, công nghệ,…) phù hợp với các quy định của pháp luật; huy động nguồn lực từ các tổ chức tín dụng; các tổ chức khác…

3. Về cơ chế, chính sách

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất tham gia thực hiện Chương trình OCOP của tỉnh, áp dụng thực hiện các chính sách hiện hành của Nhà nước và tỉnh (hỗ trợ 06 nhóm sản phẩm, dịch vụ quy định tại mục b, khoản 4, Điều 1 Quyết định số 490/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ), trong đó hỗ trợ:

Đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý OCOP, đội ngũ cán bộ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất kinh doanh có phương án phát triển sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đăng ký sở hữu trí tuệ kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu (đối với sản phẩm chưa được công nhận), tích cực khuyến khích cải tiến mẫu mã, bao bì, máy móc, trang thiết bị...để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ 07 điểm (tại các huyện, thành phố) giới thiệu, bán sản phẩm OCOP liên kết với hoạt động du lịch trong tỉnh (hỗ trợ xây dựng nhà trưng bày, trang thiết bị…); Hỗ trợ 01 điểm cấp tỉnh (tại thành phố Tuyên Quang) giới thiệu, bán sản phẩm OCOP liên kết với hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa nông sản an toàn thực phẩm, do doanh nghiệp đầu tư và tổ chức hoạt động.

Tập huấn về xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và triển khai sản xuất kinh doanh để mang lại hiệu quả. Hỗ trợ xúc tiến thương mại: Quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng; hội chợ, triển lãm…

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn như: chính sách về khuyến khích sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng - vật nuôi, khuyến khích phát triển trang trại, hợp tác xã; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp hàng hóa; liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, hộ gia đình trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; xây dựng vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế và các ưu đãi theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, điều chỉnh bổ sung, và kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP đến năm 2020.

4. Về khoa học và công nghệ, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Xây dựng, triển khai và phát triển các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP trên cơ sở nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP.

Ưu tiên công tác phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm OCOP.

Ứng dụng khoa học quản lý trong xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất, các hộ sản xuất sản phẩm OCOP.

5. Về quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm của Chương trình OCOP

Tổ chức, tham gia các hội nghị, diễn đàn, hội chợ xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế nhằm quảng bá sản phẩm và huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP; tổ chức gặp gỡ, tham quan, chào hàng các sản phẩm OCOP và kết nối tiêu thụ sản phẩm; tổ chức đoàn xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường; tổ chức các lớp tập huấn đào tạo, tập huấn về xúc tiến thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP của tỉnh, các huyện, thành phố (các xã, phường, thị trấn) trên các Website của tỉnh, các sở, ban, ngành; thực hiện chương trình cung cấp thông tin thương mại đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất, nhất là địa bàn nông thôn.

Nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước tiến tới thị trường xuất khẩu; tập trung các thị trường mục tiêu trong từng giai đoạn, đề ra các giải pháp xúc tiến thương mại; nghiên cứu mặt hàng, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh; đồng thời vận dụng tối đa các chính sách, biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh xây dựng, quảng bá thương hiệu, tiếp thị cung ứng sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường.

Mỗi huyện, thành phố quy hoạch, cân đối ngân sách và vận động tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng 01 điểm hoặc 01 trung tâm giới thiệu, kết nối tiêu thụ và bán sản phẩm OCOP. Vận động, hỗ trợ thủ tục cho doanh nghiệp xây dựng 01 trung tâm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP và các nông sản hàng hóa cấp tỉnh, theo phương châm xã hội hóa.

6. Hợp tác trong nước, nước ngoài

Hợp tác với các tỉnh, thành trong nước và một số nước triển khai Chương trình OCOP để trao đổi kinh nghiệm và quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu các sản phẩm OCOP đến các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài.

Tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm thực hiện Chương trình OCOP các tỉnh thành trong nước và một số nước trên thế giới (ưu tiên đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành Chương trình OCOP; cán bộ quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh

Triển khai thực hiện Kế hoạch, tìm kiếm chuyên gia tư vấn, triển khai các hoạt động và cân đối, huy động các nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch.

Điều phối các hoạt động của các sở, ngành, đơn vị liên quan tham gia thực hiện Kế hoạch.

Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện, cấp tỉnh lựa chọn sản phẩm dự thi cấp quốc gia.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Là cơ quan Thường trực Chương trình, tham mưu giúp Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch; thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình OCOP tại các huyện, thành phố và một số doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp sản xuất sản phẩm OCOP.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, nội dung kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP; thành lập hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm và tổ chức các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm, nhóm sản phẩm OCOP cấp tỉnh, cấp huyện. Lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch vào việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và kế hoạch xây dựng nông thôn mới hằng năm.

Phối hợp với Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh tổ chức hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh; tổ chức tham gia các hội chợ OCOP ngoài tỉnh để quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Hướng dẫn các địa phương xác định sản phẩm, nhóm sản phẩm có lợi thế. Kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP ở các địa phương. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình OCOP. Tổ chức sơ kết, tổng kết theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, đề xuất lồng ghép các nguồn lực của tỉnh để thực hiện các nội dung của Kế hoạch vào quy hoạch tổng thể, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm. Xây dựng kế hoạch thu hút các nguồn tài trợ kinh phí từ Trung ương, các tổ chức quốc tế và thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP theo Kế hoạch này.

Chủ trì tham mưu kế hoạch vốn hàng năm để thực hiện Chương trình OCOP trên cơ sở đề xuất nhu cầu kinh phí của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hằng năm bố trí kinh phí cho các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện theo nội dung Kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

4. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, đảm bảo bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình OCOP.

Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất về nghiệp vụ, chế độ quản lý tài chính; hướng dẫn lập dự toán ngân sách thực hiện một số cơ chế chính sách liên quan đến huy động các nguồn lực trong triển khai thực hiện Kế hoạch OCOP của tỉnh.

5. Sở Công Thương

Phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các đơn vị liên quan hằng năm tổ chức hội chợ thương mại, triển lãm các sản phẩm Chương trình OCOP của tỉnh và ngoài tỉnh. Tăng cường các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại các sản phẩm Chương trình OCOP của tỉnh, nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng để liên kết và sản xuất tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. Phối hợp các địa phương thiết lập hệ thống thị trường tiêu thụ gắn kết tiêu thụ sản phẩm, hình thành các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất đăng ký ý tưởng sản phẩm để sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Tổ chức hướng dẫn, triển khai và kiểm tra việc thực hiện các cơ chế chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại, trong đó có chính sách thương mại đối với miền núi, dân tộc; tổng hợp tình hình và đề xuất giải pháp điều tiết lưu thông hàng hoá trong từng thời kỳ.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng 01 trung tâm để giới thiệu và bán sản phẩm hàng hóa nông nghiệp sản phẩm OCOP của tỉnh và lựa chọn, hỗ trợ đầu tư các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP gắn với các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm OCOP.

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát, sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ. Hằng năm lập dự toán ngân sách khoa học và công nghệ của tỉnh để hỗ trợ ứng dụng khoa học, phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Hướng dẫn trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất sử dụng đất để làm mặt bằng sản xuất theo đúng quy định của phát luật.

Thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất sạch trên địa bàn tỉnh để các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất nghiên cứu, lựa chọn đầu tư xây dựng điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm gắn với các điểm du lịch phục vụ Chương trình OCOP.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về lĩnh vực tài nguyên môi trường (nếu có) đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các khu du lịch về công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất để bảo vệ cảnh quan khu vực này.

Phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất các chính sách hỗ trợ đầu tư mới, nâng cấp các hạng mục công trình xử lý chất thải cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP

8. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng các chương trình, dự án phát triển du lịch gắn liền với quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch, khuyến khích phát triển các dịch vụ và sản phẩm du lịch gắn liền với các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam, thắng cảnh, truyền thống văn hóa của các dân tộc, vùng miền; hỗ trợ các địa phương phát triển làng văn hóa du lịch.

9. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 23/5/2011của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tỉnh Tuyên Quang, chú trọng việc sản xuất, phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh.

10. Sở Y tế

Hướng dẫn các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất thực hiện các quy định liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm.

11. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng các cơ quan báo chí, truyền hình đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP Tuyên Quang.

Thường xuyên đăng tải các thông tin, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của chính phủ, bộ, ngành, tỉnh về Chương trình OCOP để các tổ chức, cá nhân, khai thác tham gia Chương trình OCOP. Đăng tải các tin, bài, nêu gương tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu tại các địa phương trong thực hiện Chương trình OCOP trên cổng thông tin của tỉnh.

12. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

Chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP tiếp cận nguồn vốn vay, đặc biệt là các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tổng hợp lãi suất cho vay theo các cơ chế, chính sách của tỉnh đối với các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để làm căn cứ chi hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng được hưởng thụ theo đúng quy định.

13. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, hỗ trợ việc thành lập các HTX và tổ chức tập huấn nghiệp vụ nâng cao trình độ quản lý cho thành viên Hội đồng quản trị, ban giám đốc HTX; hỗ trợ thành lập mới các HTX trong làng nghề gắn với việc phát triển các sản phẩm OCOP theo mục tiêu Kế hoạch đề ra.

Tư vấn, hỗ trợ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP của các hợp tác xã thành viên.

14. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chuyên mục, chuyên đề về Chương trình OCOP, các sản phẩm OCOP của tỉnh; tăng thời lượng tuyên truyền về Chương trình OCOP; thường xuyên đăng tải các tin, bài, nêu gương tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Chương tình OCOP.

15. Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan hằng năm xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch gắn liền với các sản phẩm Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường. Tổ chức hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh khảo sát thị trường, tham dự hội chợ, triển lãm, diễn đàn xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch trong nước và ngoài nước nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất của tỉnh liên kết kinh doanh tìm kiếm thị trường, đối tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của tỉnh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tổ chức và phối hợp với các đơn vị tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, cơ hội và các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cung cấp các thông tin về thị trường trong nước và ngoài nước, các thông tin về kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế và cơ chế chính sách ưu đãi của tỉnh cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh nhằm kêu gọi, thu hút đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất theo Chương trình OCOP.

Hỗ trợ đăng tải các sản phẩm OCOP của tỉnh trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang và các trang thông tin điện tử của tỉnh do Trung tâm quản lý, vận hành.

Tư vấn hoặc giới thiệu tư vấn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP về giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế; cung cấp thông tin về khoa học công nghệ, kỹ thuật giúp các các doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất theo chương trình OCOP đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất, nhằm nâng cao năng lực và chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.

16. Các sở, ban, ngành liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ của kế hoạch OCOP gắn với lĩnh vực phụ trách của đơn vị.

17. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Căn cứ vào Kế hoạch Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đến năm 2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và căn cứ các điều kiện, thế mạnh sản phẩm của mỗi địa phương, chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực, có lợi thế theo chuỗi giá trị, gắn liền với du lịch, dịch vụ ở nông thôn. Mỗi huyện, thành phố xây dựng được ít nhất 01 sản phẩm OCOP chủ lực có quy mô cấp huyện, thành phố, Đồng thời hỗ trợ hoàn thiện 74 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Thành lập Hội đồng đánh giá, xếp loại sản phẩm OCOP cấp huyện, định kỳ hằng năm tổ chức đánh giá, xếp loại sản phẩm cấp huyện để lựa chọn sản phẩm dự thi đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh.

Hằng năm thẩm định phương án (hoặc kế hoạch) sản xuất, kinh doanh sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, hỗ trợ kinh phí kịp thời cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP đã được UBND tỉnh phê duyệt. Nhận phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm (chưa được UBND tỉnh phê duyệt) trình Sở Nông nghiệp và PTNT đánh giá, lựa chọn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Huy động lồng ghép các nguồn lực thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn. Tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến khích các thành phần kinh tế, hộ gia đình tham gia Chương trình OCOP. Chủ động công tác kiểm tra, giám sát địa bàn để xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, kịp thời tháo gỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất sản phẩm OCOP theo đúng mục tiêu đề ra; tích cực thực hiện công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP. Đến năm 2020 trên địa bàn mỗi huyện, thành phố xây dựng được ít nhất 01 sản phẩm OCOP chủ lực.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền các cơ chế chính sách hiện hành về hỗ trợ phát triển nông nghiệp hàng hóa, hợp tác xã, kinh tế trang trại, hộ gia đình đến toàn thể nhân dân trên địa bàn; vận động các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất trên địa bàn tham gia Chương trình OCOP.

Đến năm 2020 mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 sản phẩm tổ chức phát triển sản xuất theo Chương trình OCOP với quy mô hàng hóa, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn theo quy chuẩn; thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với tổ hợp tác và các hộ gia đình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm tiến tới hoàn thiện tiêu chuẩn hóa sản phẩm thành sản phẩm OCOP.

Thực hiện quy hoạch, cân đối ngân sách và vận động tổ chức, cá nhân xây dựng 01 điểm hoặc 01 trung tâm giới thiệu, kết nối tiêu thụ và bán sản phẩm OCOP.

18. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Tăng cường công tác tuyên truyền các cơ chế chính sách hiện hành về hỗ trợ phát triển nông nghiệp hàng hóa, hợp tác xã, kinh tế trang trại, hộ gia đình đến toàn thể nhân dân trên địa bàn; vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất trên địa bàn tham gia Chương trình OCOP và nhận, tổng hợp ý tưởng, phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm của các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình (có sản phẩm chưa tham gia Chương trình OCOP) báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đánh giá, lựa chọn.

Trên cơ sở các sản phẩm thống kê tại Biểu số 01 và phát triển các sản phẩm mới phù hợp với tiềm năng, nguồn lực địa phương tập trung hỗ trợ các chủ thể sản xuất phấn đấu đến năm 2020 mỗi xã, phường có ít nhất 01 sản phẩm tổ chức phát triển sản xuất theo Chương trình OCOP với quy mô hàng hóa, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn; thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ gia đình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm tiến tới hoàn thiện tiêu chuẩn hóa sản phẩm thành sản phẩm OCOP.

19. Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP đã được UBND tỉnh phê duyệt, triển khai xây dựng phương án (hoặc kế hoạch) phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu chuẩn hóa sản phẩm (xây dựng nhãn hiệu và cải tiến mẫu mã, bao bì, máy móc, trang thiết bị…) trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố thẩm định phê duyệt cấp kinh phí thực hiện kịp thời.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có ý tưởng, phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm tham gia Chương trình OCOP chưa được UBND tỉnh phê duyệt, trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (hay xã, phường, thị trấn) tổng hợp, đánh giá, lựa chọn tham gia Chương trình OCOP.

20. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang

Phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên và ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các sản phẩm OCOP, gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; vận động các tổ chức, các nhân tham gia thực hiện các chương trình, đề án, dự án, các hoạt động có liên quan đến phát triển các sản phẩm OCOP; giám sát và phản biện xã hội trong triển khai, thực hiện việc phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

VII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này các đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và hằng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm trước ngày 15/6, báo cáo kết quả thực hiện năm trước ngày 15/11 về cơ quan Thường trực thực hiện Chương trình OCOP (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Chuyên viên NLN
- Lưu VT (Hòa).

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Quang

 

Biểu số 01

HIỆN TRẠNG CÁC SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

(Kèm theo Kế hoạch số: 24/KH-UBND ngày 11/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

Số TT

Tên sản phẩm

Tên chủ thể sản xuất

Địa chỉ chủ thể sản xuất (doanh nghiệp, hộ sản xuât; HTX, tổ hợp tác...)

Tổng số

Sản xuất theo tiêu chuẩn (Việt GAP)

Đã được cấp giấy chứng nhận Nhãn hiệu hàng hóa (Năm)

Quy mô sản xuất năm 2017

Doanh thu ước đạt năm 2017 (Triệu đồng)

Hộ sản xuất

Lao động

Đơn vị tính

Vùng nguyên liệu

Đơn vị tính

Sản lượng

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

A

TỔNG CỘNG

196

-

26.500

49.351

-

-

-

-

-

-

1.319.208

1

Huyện Lâm Bình

18

 

426

441

 

 

 

 

 

 

20.052

2

Huyện Na Hang

21

 

866

980

 

 

 

 

 

 

38.760

3

Huyện Chiêm Hóa

32

 

5.370

15.606

 

 

 

 

 

 

161.617

4

Huyện Hàm Yên

18

 

9.422

20.040

 

 

 

 

 

 

629.524

5

Huyện Yên Sơn

39

 

6.925

7.219

 

 

 

 

 

 

280.263

6

Huyện Sơn Dương

45

 

2.990

4.294

 

 

 

 

 

 

149.020

7

Thành phố Tuyên Quang

23

 

501

771

 

 

 

 

 

 

39.972

B

CHIA THÀNH CÁC NHÓM SẢN PHẨM

196

 

26.499

49.349

 

 

 

 

 

 

1.312.008

1

Thực phẩm

147

 

24.484

46.880

 

 

 

 

 

 

1.162.899

2

Đồ uống

39

 

1.906

2.294

 

 

 

 

 

 

119.340

3

Thảo dược

2

 

7

9

 

 

 

 

 

 

650

4

Vải và may mặc

2

 

21

70

 

 

 

 

 

 

5.020

5

Lưu niệm - nội thất - trang trí

3

 

23

38

 

 

 

 

 

 

11.599

6

Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hành

3

 

58

58

 

 

 

 

 

 

12.500

CHI TIẾT CÁC NHÓM SẢN PHẨM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

THỰC PHẨM

147

 

24.484

46.880

 

 

 

 

 

 

1.162.899

1

Huyện Lâm Bình

12

 

297

305

 

 

 

 

 

 

15.022

1.1

Cá Bỗng

Trang trại

Xã Thượng Lâm

1

2

 

 

 

 

Tấn

1

300

1.2

Cá Chép ruộng

Hộ sản xuất

Xã Thượng Lâm

5

5

 

 

 

 

Tấn

1

110

1.3

Dê núi Xuân Lập

Tổ hợp tác, hộ gia đình

Xã Xuân Lập

8

8

 

 

Con

200

Tấn

6

600

1.4

Dê núi Thổ Bình

Tổ hợp tác, hộ gia đình

Xã Thổ Bình

24

24

 

 

Con

920

Tấn

28

1.932

1.5

Lợn đen địa phương

Tổ hợp tác, hộ gia đình chăn nuôi

Xã Xuân Lập

12

12

 

 

Con

240

Tấn

12

720

1.6

Lợn đen địa phương

HTX Phúc Lợi

Xã Lăng Can

14

14

 

 

Con

560

Tấn

22

1.456

1.7

Gà ta địa phương

Hộ sản xuất

Xã Phúc Yên

10

10

 

 

Con

1.500

Tấn

3

360

1.8

Gà ta địa phương

Hộ sản xuất

Xã Khuôn Hà

10

10

 

 

Con

2.000

Tấn

4

480

1.9

Cây Bò khai

Hộ sản xuất

Xã Lăng Can

49

49

 

 

Ha

3,5

Tấn

1.000

50

1.10

Giảo cổ lam

Hộ sản xuất

Xã Hồng Quang

7

14

 

 

Ha

15

Tấn

2

54

1.11

Lạc (thương phẩm)

HTX NLN Thổ Bình

Xã Thổ Bình

150

150

 

 

Ha

226

Tấn

791

7.910

1.12

Măng tre

HTX Quang Minh

Xã Hồng Quang

7

7

 

 

Ha

3,0

Tấn

42

1.050

2

Huyện Na Hang

14

 

661

695

 

 

 

 

 

 

21.381

1.1

Rau an toàn Hồng Thái

HTX NN Tân Hợp

Xã Hồng Thái

80

80

 

2017

Ha

6,0

Tấn

10

300

1.2

Lê Hồng Thái

Hộ gia đình

Xã Hồng Thái

120

120

 

 

Ha

27,0

Tấn

50

945

1.3

Hồng không hạt Đà Vị

HTX Toàn Tuyến

Xã Đà Vị

68

68

 

 

Ha

8,0

Tấn

8

150

1.4

Đậu xanh

Hộ gia đình, HTX Toàn Tuyến

Xã Đà Vị, Yên Hoa, Côn Lôn

50

50

 

 

Ha

50,0

Tấn

80

3.200

1.5

Đậu tương

Hộ gia đình

Xã Thượng Nông, Sinh Long, Yên Hoa

70

70

 

 

Ha

100,0

Tấn

180

2.880

1.6

Gạo nếp

Hộ gia đình

Xã Thượng Nông, Côn Lôn

50

50

 

 

Ha

10,0

Tấn

50

1.500

1.7

Lợn đen Thanh Tương

HTX Liên thôn, hộ gia đình

Xã Thanh Tương

50

50

 

 

Con

500,0

Tấn

25

1.500

1.8

Vịt bầu Côn Lôn

HTX NN Tân Hồng, Hộ gia đình

Xã Côn Lôn

20

20

 

 

Con

1.000

Tấn

2

150

1.9

Bún khô Đà Vị

Hộ gia đình

Xã Đà Vị

3

12

 

 

Tấn

118,8

Tấn

40

871

1.10

Thịt lợn chua Na Hang

CS chế biến Nam Duyên, Hộ gia đình

Thị trấn Na Hang

5

10

 

 

Tấn

5

Tấn

5

750

1.11

Măng khô Sơn Phú

Hộ gia đình

Xã Sơn Phú

100

100

 

 

Tấn

200

Tấn

50

1.000

1.12

Cao chanh

Hộ gia đình

Xã Khâu Tinh

5

5

 

 

 

 

Lít

500

25

1.13

Cá Chép ruộng

Hộ gia đình

Xã Thượng Giáp

10

10

 

 

 

 

Tấn

1,0

110,00

1.14

Cá đặc sản Na Hang

Công ty TNHH Thường Mai, Công ty TNHH Nhật Nam, hộ gia đình

Thị trấn Na Hang

30

50

 

 

Lồng

100

Tấn

100

8.000

3

Huyện Chiêm Hóa

27

 

5.231

15.414

 

 

 

 

 

 

146.457

1.1

Cá Chiên Yên Nguyên

Tổ hợp tác

Xã Yên Nguyên

22

22

 

 

Lồng

47

Tấn

4

1.787

1.2

Chim bồ câu An Quỳnh

trang trại

Xã Phúc Thịnh

1

2

 

 

m2

600

Tấn

3

180

1.3

Cam Tân Thịnh

Hộ gia đình

Xã Tân Thịnh

1

5

 

 

Ha

2,5

Tấn

21

378

1.4

Lạc Chiêm Hóa

HTX Phúc Sơn

Xã Phúc Sơn

1.724

4.761

 

2017

Ha

690

Tấn

1.463

26.330

Hộ gia đình

Xã Tân Mỹ

860

3.200

 

 

 

 

Tấn

1.000

18.000

Hộ gia đình

Xã Minh Quang

1.580

4.887

 

 

Ha

685

Tấn

1.644

29.592

1.5

Hồng không hạt Yên Lập

Hộ gia đình

Xã Yên Lập

23

23

 

 

Ha

1,31

Tấn

20

295

1.6

Cá đặc sản lòng hồ Chiêm Hóa

Hộ gia đình

Xã Yên Lập

37

82

 

 

Lồng

86

Tấn

6

1.532

1.7

Cam Sành Hà Lang

Hộ gia đình

Xã Hà Lang

44

102

 

 

Ha

52,2

Tấn

1.900

9.500

1.8

Vịt bầu Kiên Đài

Hộ gia đình

Xã Kiên Đài

8

8

 

 

 

 

Tấn

2

160

1.9

Bí đao Bản Tát

Hộ gia đình

Xã Tri Phú

42

42

 

 

 

 

Tấn

18

180

1.10

Khoai sọ ta Tri Phú

Hộ gia đình

Xã Tri Phú

20

20

 

 

 

 

Tấn

12

144

1.11

Cam sành Trung Hà

Tổ hợp tác

Xã Trung Hà

9

80

VietGAP

 

 

 

Tấn

1.232

6.160

1.12

Hồng ngâm Bình Phú

Hộ gia đình

Xã Bình Phú

73

73

 

 

Ha

46,5

Tấn

50

756

1.13

Măng tre Bình Nhân

Hộ gia đình

Xã Bình Nhân

11

23

 

 

Ha

100

Tấn

94

750

1.14

Cam sành Trung Hòa

Hộ gia đình

Xã Trung Hòa

6

12

 

 

Ha

17,2

Tấn

125

2.100

1.15

Gạo chất lượng cao xã Hòa An

Hộ gia đình

Xã Hòa An

1

3

 

 

Ha

13,1

Tấn

78,6

1.100

1.17

Mật ong Vinh Hoa

Hộ gia đình

Thị trấn Vĩnh Lộc

1

2

 

 

 

 

 

Lít

1.000

1.18

Thịt lợn đen Hùng Mỹ

Hộ gia đình

Xã Hùng Mỹ

1

1

 

 

 

 

 

Kg

2.500

1.19

Mây tre đan

Hộ gia đình

Xã Minh Quang

5

5

 

 

 

 

 

Cái

240

1.20

Gà ta, trứng gà ta Phú Bình

Hộ gia đình

Xã Phú Bình

300

300

 

 

100 m2

300

Tấn

54

6.480

1.21

Mắm cá ruộng Cổ Linh

HTX NLN Kim Bình

Xã Kim Bình

2

2

 

2009

-

-

-

-

-

1.22

Long nhãn Vinh Quang

Hộ gia đình

Xã Vinh Quang

72

1.080

 

 

Ha

106,5

Tấn

121

18.144

1.23

Cá kho Mạnh Mẽ

Hộ gia đình

Xã Hòa Phú

1

3

 

 

 

 

Kg

1.800

360

1.24

Gạo chất lượng cao Xuân Quang

Hộ gia đình

Xã Xuân Quang

201

350

 

 

Ha

140

Tấn

448

6.720

1.25

Măng tre khô Tri Phú

Hộ gia đình

Xã Tri Phú

86

172

 

 

Ha

82

Tấn

80

6.429

1.26

Bánh gai Chiêm Hóa

Hộ gia đình

Xã Vĩnh Lộc

27

81

 

2018

 

 

Nghin cặp

488

4.880

1.27

Na Ngọc Hội

Hộ gia đình

Xã Ngọc Hội

73

73

 

 

 

 

Tấn

15

760

4

Huyện Hàm Yên

13

 

9.370

19.929

 

 

 

 

 

 

607.174

1.1

Cam sành Hàm Yên

Hộ gia đình

Thị trấn Tân Yên

240

512

VietGAP

2007

Ha

296,0

Tấn

2.751

19.259

Cam sành Hàm Yên

Hộ gia đình

Xã Yên Thuận

429

1.299

VietGAP

Ha

659,7

Tấn

7.218

50.529

Cam sành Hàm Yên

Hộ gia đình

Xã Bạch Xa

214

329

 

Ha

195,4

Tấn

1.599

11.192

Cam sành Hàm Yên

Hộ gia đình

Xã Minh Khương

368

762

 

Ha

395,0

Tấn

4.232

29.626

Cam sành Hàm Yên

Hộ gia đình

Xã Yên Lâm

416

835

 

Ha

475,0

Tấn

5.478

38.344

Cam sành Hàm Yên

Hộ gia đình

Xã Minh Dân

318

528

 

Ha

273,0

Tấn

2.723

19.058

Cam sành Hàm Yên

HTX, hộ gia đình

Xã Phù Lưu

1.309

3.494

VietGAP

Ha

2.579,4

Tấn

31.183

218.283

Cam sành Hàm Yên

Hộ gia đình

Xã Minh Hương

355

360

 

Ha

325,2

Tấn

1.341

9.386

Cam sành Hàm Yên

Hộ gia đình

Xã Yên Phú

462

754

VietGAP

 

 

381,0

 

2.937

20.561

Cam sành Hàm Yên

Hộ gia đình

Xã Tân Thành

945

1.726

VietGAP

 

Ha

958,0

Tấn

7.260

50.820

Cam sành Hàm Yên

Hộ gia đình

Xã Bằng Cốc

160

369

VietGAP

 

Ha

244,5

Tấn

1.667

11.666

Cam sành Hàm Yên

HTX, hộ gia đình

Xã Nhân Mục

117

278

 

 

Ha

148,0

Tấn

1.090

7.628

 

Cam sành Hàm Yên

Hộ gia đình

Xã Thái Sơn

182

275

 

 

Ha

116,3

Tấn

1.106

7.739

1.2

Chanh tứ thì Phù Lưu

Hộ gia đình

Xã Phù Lưu

50

100

 

 

Ha

53,5

Tấn

227

1.590

1.3

Cà chua Thành Long

Hộ gia đình

Xã Thành Long

15

15

 

 

Ha

1,2

Tấn

18

180

1.4

Gà đồi Thác Đất

Tổ Hợp tác

Xã Minh Dân

17

17

 

 

Con

25.000

Tấn

50

3.750

1.5

Vịt bầu Minh Hương

Hộ gia đình, HTX vịt bầu Minh Hương, HTX NLN Bằng Tiến

Xã Minh Hương

400

1.600

 

2015

 

 

Nghìn con

35

7.000

1.6

Gạo Minh Hương

Hộ gia đình, HTX vịt bầu Minh Hương, HTX NLN Minh Quang

Xã Minh Hương

2.770

5.540

 

 

Ha

133,0

Tấn

1.596

11.172

1.7

Thanh long ruột đỏ Yên Phú

Hộ gia đình

Xã Yên Phú

120

240

 

 

Ha

30,0

Tấn

450

11.250

1.8

Táo đại Yên Phú

Hộ gia đình

Xã Yên Phú

330

561

 

 

Ha

50,0

Tấn

750

15.000

1.9

Gà thiến Đèo Ảng

Hộ gia đình

Xã Bình Xa

21

63

 

 

 

 

Tấn

3,15

472,5

1.10

Bún bánh đa Bình Xa

Hộ gia đình

Xã Bình Xa

2

5

 

 

 

 

Tấn

7

130,0

1.11

Thịt trâu Hàm Yên

Hộ kinh doanh, HTX chăn nuôi-kinh doanh thịt trâu bò sạch Hàm Yên

Xã Thái Sơn, xã Thái Hòa

4

30

 

 

 

 

Con

1.500

30.000

1.12

Cá lồng đặc sản Thái Hòa

Hoợp tác xã

Xã Thái Hòa

24

52

 

 

Lồng

100,0

Tấn

17

6.800

1.13

Bưởi Đức Ninh

Hộ gia đình

Xã Đức Ninh

102

185

 

 

Ha

23,5

Tấn

1.716

25.740

5

Huyện Yên Sơn

30

 

6.830

7.094

 

 

 

 

 

 

267.173

1.1

Bưởi Xuân Vân

HTXNN Xuân Vân

Xã Xuân Vân

1

25

 

2014

Ha

700

Nghìn quả

1.000

30.000

1.2

Bưởi Phúc Ninh

HTXNLN Phúc Ninh

Xã Phúc Ninh

1

20

 

2016

Ha

400

Nghìn quả

700

21.000

1.3

Khoai da xanh Đá Bàn

Hộ gia đình

Xã Mỹ Bằng

1

2

 

2016

Ha

 

Tấn

2

27

1.4

Gạo chất lượng cao Kim Phú

HTXNN Kim Phú

Xã Kim Phú

280

425

 

2013

Ha

200

Tấn

2

396

1.5

Gà chất lượng cao Mỹ Bằng

THT Chăn nuôi gà

Xã Mỹ Bằng

20

20

 

2014

 

 

Con

1.600

160

1.6

Trứng gà sạch Bùi Hùng

THT Chăn nuôi gà

Xã Mỹ Bằng

20

20

 

2017

 

 

Nghìn quả

36

180

1.7

Nhãn Bình Ca

HTX NLN Thái Bình

Xã Thái Bình

15

15

 

2018

Ha

100

Tấn

1.700

34.000

1.8

Gà lông mầu thả vườn Nhữ Hán

Hộ gia đình

Xã Nhữ Hán

1

3

 

 

 

 

Con

500

50

1.9

Dưa lê Trung Môn

HTX nông xanh, xã Trung Môn

Xã Trung Môn

2

6

 

 

Ha

5

Tấn

55

550

1.10

Cá đặc sản Chiêu Yên

Hộ gia đình

Xã Chiêu Yên

15

15

 

 

Lồng

70

Tấn

49

9.800

1.11

Cá đặc sản Tân Long

Hộ gia đình

Xã Tân Long

5

10

 

 

Lồng

16

Tấn

11

2.240

1.12

Gà thương phẩm Nhữ Khê

Hộ gia đình

Xã Nhữ Khê

1

2

 

 

Con

3000

Tấn

6

600

1.13

Cá thương phẩm Hoàng Khai

Hộ gia đình

Xã Hoàng Khai

15

15

 

 

Ha

10

Tấn

21

1.470

1.14

Đặc sản Na Yên Sơn

Hộ gia đình

Các xã: Phúc Ninh, Lực Hành

550

550

 

 

Ha

118

Tấn

354

12.390

1.15

Đặc sản bưởi Yên Sơn

Doanh nghiệp

Các xã: Chiêu Yên, Thắng Quân, Tứ Quận, Lực Hành, Chân Sơn

1.000

1.000

 

 

Ha

200

Nghìn quả

800

24.000

1.16

Đặc sản cam Phúc Ninh

HTX NLN Phúc Ninh

Các xã: Phúc Ninh, Tứ Quận, Thắng Quân

1.600

1.600

 

 

Ha

270

Tấn

2.700

40.500

1.17

Đặc sản chuối Kiến Thiết

Hộ gia đình

Các xã: Kiến Thiết, Trung Trực

800

800

 

 

Ha

350

Tấn

4.200

33.600

1.18

Đặc sản hồng không hạt Yên Sơn

Hộ gia đình

Các xã: Trung Trực, Xuân Vân, Tân Tiến, Kiến Thiết.

900

900

 

 

Ha

50

Tấn

200

2.400

1.19

Vịt suối Tân Tiến

Hộ gia đình

Xã Tân Tiến

5

5

 

 

 

 

con

500

100

1.20

Mật ong Trung Minh

Hộ gia đình

Các xã: Trung Minh, Hùng Lợi

400

400

 

 

 

 

Nghìn lít

5

450

1.21

Đặc sản nhãn Phú Thịnh

Hộ gia đình

Xã Phú Thịnh

55

55

 

 

Ha

30

Tấn

250

4.500

1.22

Táo sạch Yến Minh

Cơ sở sản xuất

Xã Mỹ Bằng

1

6

 

2017

Ha

10

Tấn

30

450

1.23

Ổi Kim Phú

Hộ gia đình

Xã Kim Phú

100

100

 

 

Ha

20

Tấn

500

7.500

1.24

Rau sạch Hoàng Khai

Hộ gia đình

Các xã: Kim Phú, Hoàng Khai, Trung Môn, Đội Bình

1.000

1.000

 

 

Ha

120

Tấn

8.280

24.840

1.25

Miến dong Hợp Thành

HTX Thắng Lợi

Xã Lực Hành

1

9

 

2011

Ha

320

tấn

70

3.500

1.26

Miến dong Hảo Hán

HTXNLN Nhữ Hán

Xã Nhữ Hán

1

15

 

2010

 

 

Tấn

1,5

30

1.27

Mỳ gạo Thuật Yến

HTX Thuật Yến

Xã Kim Phú

1

7

 

2018

 

 

Tấn

360

7.200

1.28

Măng tre sấy khô Tân Long

Tổ hợp tác Cường Đạt

Xã Tân Long

15

45

 

 

Ha

200

Tấn

70

980

1.29

Tơ tằm Tân Long

Hộ gia đình

Xã Tân Long

23

23

 

 

Ha

10

Tấn

2

300

1.30

Giò, chả, xúc xích

Cơ sở sản xuất

Xã Trung Môn

1

1

 

 

 

 

Tấn

36

3.960

6

Huyện Sơn Dương

33

 

1.613

2.703

 

 

 

 

 

 

76.720

1.1

Nấm sạch Bình Yên

HTX nấm sạch Bình Yên

Xã Bình Yên

8

8

 

 

Tấn

 

Tấn

15

300

 

 

Bịch

Nghìn bịch

15

150

1.2

Gà thịt Minh Tâm

HTX Minh Tâm

Xã Tú Thịnh

7

10

 

 

 

 

Nghìn con

300

3.000

1.3

Cá chiên Vĩnh Lợi

Hộ gia đình

Xã Vĩnh Lợi

2

5

 

 

Con

 

 

840

420

1.4

Thuốc nam gia truyền

Hộ gia đình

Xã Hợp Hòa

1

7

 

 

 

 

 

 

89

1.5

Rượu men lá Thanh Phát

Hộ gia đình

Xã Thanh Phát

10

10

 

 

 

 

nghìn lít

8

200

1.6

Lợn thịt Ninh Lai

Hợp tác xã

Xã Ninh Lai

22

50

VietGAP

 

Con

 

Tấn

500

9.000

1.7

Ớt tươi Sơn Nam

Hộ gia đình

Xã Sơn Nam

350

700

 

 

Ha

35

Tấn

560

11.200

1.8

Lạc Lâm Xuyên

Hợp tác xã

Xã Lâm Xuyên

54

12

 

 

Ha

4,77

Tấn

23

118

1.9

Gà Đại Phú

Hộ gia đình

Xã Đại Phú

1

2

 

 

 

 

Nghìn quả

45

165

1.10

Lợn nái sinh sản

Hộ gia đình

Xã Đại Phú

2

4

 

 

 

 

Con

1.800

1.260

1.11

Lợn thịt Đại Phú

Hộ gia đình

Xã Đại Phú

1

3

 

 

 

 

Tấn

30

840

1.12

Bưởi Chi Thiết

Hợp tác xã

Xã Chi Thiết

46

46

 

 

Cây

4.000

Nghìn quả

400

4.000

1.13

Lợn thịt Đông Thọ

Hợp tác xã

Xã Đông Thọ

7

10

VietGAP

 

 

 

Tấn

100

10.000

1.14

Cá đặc sản Đồng Quý

Hộ gia đình

Xã Đồng Quý

2

10

 

 

Lồng

13

Tấn

12

190

1.15

Dê thịt Đông Lợi

Tổ Hợp tác

Xã Đông Lợi

65

65

 

 

 

 

Tấn

40

3.968

1.16

Cá đặc sản Đông Lợi

Tổ Hợp tác

Xã Đông Lợi

50

50

 

 

 

 

Tấn

20

1.000

1.17

Dê thịt Thiện Kế

Hộ gia đình

Xã Thiện Kế

7

7

 

 

 

 

Tấn

48

1.920

1.18

Mật ong Tân Trào

Hộ gia đình

Xã Tân Trào

20

20

 

 

 

 

Tấn

6.000

1.200

1.19

Nấm khô sạch

HTX nấm sạch Bình Yên

Xã Bình Yên

8

8

 

 

kg

 

Tấn

2

200

1.20

Gạo đặc sản Tân Trào

HTX NLN Tân Trào

Xã Tân Trào

200

400

 

2014

Ha

30

Tấn

208

2.080

1.21

Bánh khảo Tú Thịnh

Hộ gia đình

Xã Tú Thịnh

1

1

 

 

 

 

Tấn

3

300

1.22

Gỗ Lương Thiện

Gỗ rừng trồng

Xã Lương Thiện

510

1.020

 

 

Ha

121

Nghìn m3

11

13.068

1.23

Mật ong Vân Sơn

Tổ Hợp tác

Xã Vân Sơn

30

30

 

 

 

 

Nghìn lít

9

1.800

1.24

Gỗ rừng trồng Thượng Ấm

Hộ gia đình

Xã Thượng Ấm

50

50

 

 

Ha

15

m3

975

1.658

1.25

Rau thủy canh

Công ty TNHH 1TV GREEN FARM

Xã Kháng Nhật

1

2

 

2018

 

 

Tấn

8

160

1.26

Lợn thịt Phú Lương

Hộ gia đình

Xã Phú Lương

9

18

 

 

 

 

Tấn

90

3.420

1.27

Mật ong Tam Đa

Hộ gia đình

Xã Tam Đa

54

54

 

 

 

 

Lít

2.000

400

1.28

Nghệ Hào Phú

HTX NLN Hào Phú

Xã Hào Phú

5

5

 

 

ha

3

Tấn

90

270

1.29

Rau sạch Sầm Dương

Hộ gia đình

Xã Sầm Dương

1

5

 

 

ha

0,8

Tấn

94

2.340

1.30

Gạo đặc sản Hồng Lạc

Hộ gia đình

Xã Hồng Lạc

60

60

 

 

ha

10

Tấn

92,86

1.114

1.31

Mật ong Văn Phú

Hộ gia đình

Xã Văn Phú

15

15

 

 

 

 

Lít

450

90

1.32

Giò chả Tuấn Béo

Cơ sở sản xuất

Thị trấn Sơn Dương

1

3

 

 

 

 

Tấn

4

500

1.33

Bưởi diễn Quyết Thắng

Hộ gia đình

Xã Quyết Thắng

5

5

 

 

ha

2,5

 

 

 

7

Thành phố Tuyên Quang

18

 

482

740

 

 

 

 

 

 

28.972

1.2

Bưởi Tân Hà

Lê Đình Bốn

Tổ 6 Tân Hà

1

4

 

 

Ha

0,8

Nghìn quả

14

140

1.2

Bưởi Lưỡng Vượng

Hộ gia đình

Xã Lưỡng Vượng

25

50

 

 

Ha

19,3

Nghìn quả

340

3.377

1.3

Mía tím Lưỡng Vượng

Hộ gia đình

Xã Lưỡng Vượng

45

50

 

 

Ha

17,3

Tấn

1.038

2.076

1.4

Mật ong An Khang

HTX CN ong Phong Thổ

Xã An Khang

 

23

 

2018

 

 

Tấn

34

2.296

1.5

Bưởi Thái Long

HTX Quang Vinh

Xã Thái Long

17

30

 

 

Ha

20

Nghìn quả

350

3.500

1.6

Chanh tứ thì

HTX Rau quả Đội cấn

Xã Đội Cấn

1

2

 

 

Ha

2

Tấn

18

180

1.7

Bưởi Đội Cấn

Trần Trọng Thức

Xã Đội Cấn

1

4

 

 

Ha

1

Nghìn quả

17

175

1.8

Gà Tân Tạo

Tổ hợp tác gà Tân Tạo

Xã Đội Cấn

7

7

 

 

 

 

Kg

2.800

280

1.9

Cam Nông Tiến

Hộ gia đình

Phường Nông Tiến

9

20

 

 

Ha

22

Tấn

176

2.640

1.10

Bưởi Nông Tiến

Hộ gia đình

Phường Nông Tiến

5

8

 

 

Ha

3,5

Nghìn quả

61

613

1.11

Cá Nông Tiến

Hộ gia đình

Phường Nông Tiến

21

21

 

 

 

 

Tấn

23

4.500

1.12

Cá đặc sản Tràng Đà

Hộ gia đình

Xã Tràng Đà

28

28

 

 

 

 

Kg

23

4.560

1.13

Măng tây

Hộ gia đình

Phường Ỷ La

5

10

 

 

Ha

1,5

Tấn

8

450

1.14

Gạo chất lượng cao

HTX Nông nghiệp Hưng Thành, Phường Hưng Thành

Phường Hưng Thành

279

410

 

 

 

 

Tấn

10

1.200

1.15

Thanh long An Tường

Hộ gia đình

Xã An Tường

9

25

 

 

 

 

Tấn

-

225

1.16

Tăm Giang

Hộ gia đình

Tổ 28, Minh Xuân

1

12

 

 

 

 

Tấn

12

1.320

1.17

Gà Đỏ Đồng Dầy

Hộ gia đình

Xã An Khang

1

6

 

 

 

 

Tấn

12

1.440

1.18

Bưởi An Tường

Hộ gia đình

Xã An Tường

27

30

 

 

Ha

2,3

 

 

 

II

ĐỒ UỐNG

39

 

1.906

2.294

 

 

 

 

 

 

119.340

1

Huyện Lâm Bình

3

 

66

72

 

 

 

 

 

 

911

1.2

Chè Shan Khau mút

HTX Đồng Tiến

Xã Thổ Bình

1

7

 

2016

 

 

Tấn

4

800

1.2

Rượu ngô men lá

Hộ gia đình

Xã Phúc Yên

30

30

 

 

 

 

Nghìn lít

2

45

1.3

Rượu thóc men lá

Hộ gia đình

Xã Bình An

35

35

 

2015

 

 

Nghìn lít

3

66

2

Huyện Na Hang

6

 

183

263

 

 

 

 

 

 

13.879

1.1

Chè Shan tuyết Hồng Thái

HTX Sơn Trà

Xã Hồng Thái

100

150

 

 

Ha

80

Tấn

40

6.000

1.2

Chè Shan tuyết Sinh Long

HTX NN Lũng Khiêng

Xã Sinh Long

50

70

 

 

Ha

80

Tấn

40

6.000

1.3

Chè Shan tuyết Phia Chang

HTX NN Sơn Phú

Xã Sơn Phú

30

30

 

 

Ha

25

Tấn

13

1.875

1.4

Rượu ngô Na Hang

Công ty TNHH Trung Phong

Thị trấn Na Hang

1

4

 

 

Nghìn lít

54

Nghìn lít

54

2

1.5

Rượu ngô Na Hang

HTX tiểu thủ công nghiệp Chi Tín

Xã Côn Lôn

1

7

 

2011

Nghìn lít

36

Nghìn lít

36

1

1.6

Rượu ngô Na Hang

Trang trại tổng hợp

Xã Sơn Phú

1

2

 

Nghìn lít

36

Nghìn lít

36

1

3

Huyện Chiêm Hóa

5

 

138

190

 

 

 

 

 

 

7.960

1.1

Bột sắn dây Đoàn Kết

Hộ gia đình

Xã Trung Hòa

7

7

 

 

Ha

0,5

Kg

280

42

1.2

Chè búp Thôm Lòa

Hộ gia đình

Xã Tân An

1

5

 

 

Ha

2

Tấn

2

288

1.3

Chè búp Hạ Đồng

Hộ gia đình

Xã Nhân Lý

46

94

 

 

Ha

24

Tấn

25

3.024

1.4

Chè Pà Thẻn

HTX chè Pà Thẻn

Xã Linh Phú

81

81

 

 

Ha

25,09

Tấn

30

4.516

1.5

Rượu chuối Kim Bình

HTX Kim Bình

Xã Kim Bình

3

3

 

 

 

 

Nghìn lít

2

90

4

Huyện Ham Yên

2

 

50

51

 

 

 

 

 

 

10.350

1.1

Chè xanh Làng Bát

HTX chè xanh Làng Bát

Xã Tân Thành

43

43

VietGAP

 

Ha

22,0

Tấn

75

6.750

1.2

Chè Tân Thái Dương 168

HTX chè Tân Thái 168

Xã Tân Thành

7

8

 

2017

 

 

Tấn

40

3.600

5

Huyện Yên Sơn

9

 

95

125

 

 

 

 

 

 

13.090

1.1

Chè Bát tiên Mỹ Bằng

HTXNLN Mỹ Bằng

Xã Mỹ Bằng

31

31

 

2013

Ha

96

Tấn

5

1.500

1.2

Chè xanh Ngọc Thúy

HTX Sử Anh

Xã Phú Lâm

1

5

 

2017

Ha

50

Tấn

8

3.200

1.3

Chè Tháng 10

Đàm Thị Hương

Xã Mỹ Bằng

1

3

 

2018

Ha

120

Tấn

13

3.640

1.4

Rượu gạo Tiến Huy

Cơ sở Hoàng Thị Hằng

Xã Hùng Lợi

1

10

 

2013

 

 

Nghìn lít

25

625

1.5

Rượu Chín Chum

Công ty TNHHTM và sản xuất
Khánh Xuân

Xã Xuân Vân

1

13

 

2015

 

 

Nghìn lít

35

875

1.6

Rượu gạo men lá Trung Sơn

Hộ gia đình

Xã Trung Sơn

33

33

 

 

 

 

Nghìn lít

60

1.500

1.7

Rượu gạo men lá Đạo Viện

Hộ gia đình

Xã Đạo Viện

17

17

 

 

 

 

Nghìn lít

30

750

1.8

Rượu men lá ATK

Hộ gia đình

Xã Phú Thịnh

1

4

 

 

 

 

Nghìn lít

1

250

1.9

Rượu gạo men lá Công Đa

Hộ gia đình

Xã Công Đa

9

9

 

 

 

 

Nghìn lít

30

750

6

Huyện Sơn Dương

11

 

1.371

1.585

 

 

 

 

 

 

71.950

1.1

Chè xanh Phú Trà

HTX Liên Phú Trà

Xã Phúc Ứng

9

18

VietGap

 

Ha

5

Tấn

8

600

1.2

Chè Ngân Sơn Trung Long

HTX Ngân Sơn Trung Long

Xã Trung Yên

8

10

VietGap

2017

Ha

5,5

Tấn

10

1.500

1.3

Chè Xanh Vĩnh Tân

Hợp tác xã sản xuất chè Vĩnh Tân

Xã Tân Trào

200

400

 

2014

Ha

30

Tấn

207

2.070

1.4

Chè Đồng Đài

HTX chè Đồng Đài

Xã Hợp Thành

8

8

 

 

Ha

5

Tấn

10

1.500

1.5

Chè xanh Lương Thiện

Hộ gia đình

Xã Lương Thiện

250

250

 

 

Ha

51

Tấn

76

11.340

1.6

Chè xanh Hợp Hòa

Hộ gia đình

Xã Hợp Hòa

176

176

 

 

Ha

94

Tấn

156

15.620

1.7

Chè xanh Minh Thanh

Hộ gia đình

Xã Minh Thanh

10

10

VietGap

 

Ha

10

Tấn

20

4.000

1.8

Chè xanh Tú Thịnh

Hộ gia đình

Xã Tú Thịnh

350

350

 

 

Ha

102

Tấn

168

16.800

1.9

Chè xanh Bình Yên

Hộ gia đình

Xã Bình Yên

352

352

 

 

Ha

82,23

Tấn

126

15.120

1.10

Tinh bột sắn dây

HTX

Thị trấn SD

7

7

 

 

Ha

3

Tấn

6

900

1.11

Tinh bột nghệ Tiến Phát

Trang trại

Xã Cấp Tiến

1

4

 

2016

Ha

6

Tấn

5

2.500

7

Thành phố Tuyên Quang

3

 

3

8

 

 

 

 

 

 

1.200

1.1

Tinh bột nghệ

Hộ gia đình

Xã Lưỡng Vượng

1

4

 

2017

ha

6

Tấn

2

400

1.2

Nước lọc Hưng Khang

Cơ sở sản xuất Hưng Khang

Xã An Tường

1

2

 

 

 

 

Nghìn lít

200

400

1.3

Nước lọc Ngọc Anh

CTTNHH 1 thành viên Ngọc Anh

Xã Đội Cấn

1

2

 

 

 

 

Nghìn lít

200

400

III

THẢO DƯỢC

2

 

7

9

 

 

 

 

 

15

650

1

Huyện Sơn Dương

1

 

6

6

 

 

 

 

 

15

350

1.1

Thuốc nam Hợp Hòa

 

Xã Hợp Hòa

6

6

 

 

 

 

Tấn

15

350

2

Thành phố Tuyên Quang

1

 

1

3

0

0

 

 

 

-

300

1.1

Cây Đinh lăng

Hộ dân

Xã Ỷ La

1

3

 

 

Ha

3

 

 

300

IV

VẢI VÀ MAY MẶC

2

 

21

70

 

 

 

 

 

 

5.020

1

Huyện Lâm Bình

1

 

20

20

 

 

 

 

 

 

20

1.1

Dệt thổ cẩm Hồng Quang

Hộ gia đình

Xã Hồng Quang

20

20

 

 

 

 

Sản phẩm

80

20

2

Huyện Hàm Yên

1

 

1

50

 

 

 

 

 

 

5.000

1.1

Dệt thổ cẩm Mạnh Bình

Cơ sở dệt thổ cẩm Mạnh Bình

Thị trấn Tân Yên

1

50

 

 

 

 

Sản phẩm

70.000

5.000

VI

LƯU NIỆM - NỘI THẤT - TRANG TRÍ

3

 

23

38

 

 

 

 

 

 

11.599

1

Huyện Lâm Bình

1

 

7

8

 

 

 

 

 

 

99

1.1

Thảo mộc Lâm Bình

HTX An Nhiên Phát

Xã Khuôn Hà

7

8

 

 

Ha

30,0

Sản phẩm

4.500

99

2

Huyện Hàm Yên

1

 

1

10

 

 

 

 

 

 

2.000

1.1

Sản phẩm rèn gia truyền Đức Thắng (dụng cụ sản xuất)

Cơ sở sản xuất

Xã Đức Ninh

1

10

 

2017

 

 

Sản phẩm

25.000

2.000

3

Thành phố Tuyên Quang

1

 

15

20

 

 

 

 

 

 

9.500

1

Hoa đào Nông Tiến

Hộ gia đình

Phường Nông Tiến

15

20

 

 

 

23.750

Cây

2.375

9.500

VII

DỊCH VỤ DU LỊCH NÔNG THÔN, BÁN HÀNG

3

-

58

58

 

 

 

 

 

 

12.500

1

Huyện Lâm Bình

1

 

36

36

 

 

 

 

 

 

4.000

1.1

Dịch vụ phục vụ bán hàng, tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí Du lịch Homestay

Hộ gia đình

Hộ gia đình, các xã Khuôn Hà, Lăng Can

36

36

 

 

 

 

Lượt khách

8.000

4.000

2

Huyện Na Hang

1

 

22

22

 

 

 

 

 

 

3.500

1.1

Dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí Du lịch Homestay

Hộ gia đình, các xã Hồng Thái, Năng Khả

Hộ gia đình, các xã Hồng Thái, Năng Khả

22

22

 

 

 

 

Lượt khách

7.000

3.500

3

Huyện Hàm Yên

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.000

1.1

Dịch vụ du lịch tín ngưỡng đền Thác Cái, Động Tiên - Chợ quê

UBND xã Yên Phú

Xã Yên Phú

 

 

 

 

 

 

Lượt khách

10.000

5.000

 

Biểu số 02

BIỂU HỖ TRỢ TIÊU CHUẨN HÓA
Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đến năm 2020

(Kèm theo Kế hoạch số: 24/KH-UBND ngày 11/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

Số TT

Tên sản phẩm

Chủ thể sản xuất

Địa chỉ

(xã, phương, thị trấn)

1

2

3

4

A

TỔNG CỘNG

74

 

1

Huyện Lâm Bình

12

 

2

Huyện Na Hang

8

 

3

Huyện Chiêm Hóa

11

 

4

Huyện Hàm Yên

8

 

5

Huyện Yên Sơn

21

 

6

Huyện Sơn Dương

9

 

7

Thành phố Tuyên Quang

5

 

B

CHIA THÀNH CÁC NHÓM SẢN PHẨM

74

 

1

Thực phẩm

51

 

2

Đồ uống

18

 

3

Thảo dược

1

 

4

Vải và may mặc

1

 

5

Lưu niệm - nội thất - trang trí

1

 

6

Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hành

2

 

CHI TIẾT CÁC NHÓM SẢN PHẨM

 

I

THỰC PHẨM

51

 

1

Huyện Lâm Bình

8

 

1.1

Thịt trâu khô Bình An

HTX NLN Bình An

Xã Bình An

1.2

Dê núi Thổ Bình

HTX NLN Thổ Bình

Xã Thổ Bình

1.3

Lợn đen Lăng Can

HTX Phúc Lợi

Xã Lăng Can

1.4

Cá đặc sản Lâm Bình

Công ty TNHH MTV Thương Gấm

Xã Thượng Lâm

1.5

Rau đặc sản Giảo cổ lam

HTX Hồng Quang

Xã Thổ Bình

1.6

Rau đặc sản Bò khai

HTX Vinh Hoa

Xã Thượng Lâm

1.7

Lạc Thổ Bình

HTX NLN Thổ Bình

Xã Thổ Bình

1.8

Gà Lũng Nhòi

HTX NLN Khuôn Hà

Xã Khuôn Hà

2

Huyện Na Hang

5

 

1.1

Thịt lợn đen thương phẩm

HTX liên thôn Thanh Tương

Xã Thanh Tương

1.2

Vịt bầu Côn Lôn

HTX Tân Hồng Côn Lôn

Xã Côn Lôn

1.3

Lê Hồng Thái

HTX NN Tân Hợp

Xã Hồng Thái

1.4

Cá đặc sản Thác Mơ

CTTNHH Thường Mai

Thị trấn Na Hang

1.5

Bún Đà Vị

HTX NN Thôn Thượng

Xã Đà Vị

3

Huyện Chiêm Hóa

8

 

1.1

Lạc Chiêm Hoá

HTX nông lâm nghiệp Phúc Sơn

Xã Phúc Sơn

1.2

Bánh gai Chiêm Hóa

HTX NLN Đồng Lộc, thị trấn Vĩnh Lộc

Thị trấn Vĩnh Lộc

1.3

Cá đặc sản lòng hồ Chiêm Hóa

Tổ HTX cá đặc sản Yên Lập

Xã Yên Lập

1.4

Cam Trung Hà, Hà Lang

Tổ HTX cam Trung Hà, Hà Lang

Xã Trung Hà, Hà Lang

1.5

Mắm cá Cổ Linh

HTX NLN Kim Bình

Xã Kim Bình

1.6

Cá kho Mạnh Mẽ

Cơ sở sản xuất

Xã Hòa Phú

1.7

Thịt trâu khô Hùng Mỹ

HTX Thành Công

Xã Hùng Mỹ

1.8

Cá đặc sản Yên Nguyên

Tổ HTX Hợp Long 2

Xã Yên Nguyên

4

Huyện Hàm Yên

6

 

1.1

Cam sành Hàm Yên

Công ty cổ phần Cam Sành Hàm Yên

Xã Tân Thành

1.2

Vịt bầu Minh Hương

HTX vịt Bầu Minh Hương

Xã Minh Hương

1.3

Trâu Hàm Yên

HTX chăn nuôi-kinh doanh thịt trâu bò sạch Hàm Yên

Xã Thái Sơn

1.4

Cá đặc sản Thái Hòa

HTX sản xuất - kinh doanh các đặc sản Thái Hòa

Xã Thái Hòa

1.5

Bưởi Đức Ninh

HTX rau quả an toàn Đức Ninh

Xã Đức Ninh

1.6

Gạo Minh Hương

HTX NLN Minh Quang

Xà Minh Hương

5

Huyện Yên Sơn

14

 

1.1

Miến dong Hợp Thành

HTX Thắng Lợi

Xã Lực Hành

1.2

Gạo chất lượng cao Kim Phú

HTX nông lâm nghiệp Kim Phú

Xã Kim Phú

1.3

Mỳ khô Thuật Yến

HTX nông nghiệp Thuật Yến

Xã Kim Phú

1.4

Bưởi Xuân Vân

HTX nông lâm nghiệp Xuân Vân

Xã Xuân Vân

1.5

Bưởi đặc sản Phúc Ninh

HTX Nông lâm nghiệp Phúc Ninh

Xã Phúc Ninh

1.6

Gà chất lượng cao Mỹ Bằng

HTX nông lâm nghiệp Mỹ Bằng

Xã Mỹ Bằng

1.7

Hồng ngâm Xuân Vân

HTX nông lâm nghiệp Xuân Vân

Xã Xuân Vân

1.8

Trứng gà sạch Bùi Hùng

Bùi quang hùng Chủ trang trại Bùi Hùng

Xã Mỹ Bằng

1.9

Bưởi Thắng Quân

HTXNN Quốc Quân

Xã Thắng Quân

1.10

Cá đặc sản huyện Yên Sơn

HTX NN-TS Chiêu Yên

Xã Chiêu Yên

1.11

Cam Yên Sơn

HTXNN Quốc Quân

Xã Thắng Quân

1.12

Đặc sản Nhãn Bình Ca

HTX NN Thái Bình

Xã Thái Bình

1.13

Rau an toàn vệ sinh thực phẩm

HTX DV sản xuất nông nghiệp xanh

Xã Trung Môn

1.14

Đặc sản Na dai huyện Yên Sơn

HTX Thắng Lợi

Xã Lực Hành

6

Huyện Sơn Dương

5

 

1.1

Gạo đặc sản Tân Trào

HTX Nông lâm nghiệp Tân Trào

Xã Tân Trào

1.2

Thịt lợn Sáng Nhung

HTX sản xuất, chế biến sản phẩm an toàn Sáng Nhung

Xã Đông Thọ

1.3

Gà sạch Minh Tâm

HTX Minh Tâm

Xã Tú Thịnh

1.4

Giò chả Tuấn Béo

Cơ sở sản xuất

Thị trấn Sơn Dương

1.5

Dầu lạc Lâm Xuyên

HTXnông nghiệp Lâm Xuyên

Xã Lâm Xuyên

7

Thành phố Tuyên Quang

5

 

1.1

Mật ong Tuyên Quang

HTX chăn nuôi ong PhongThổ xã An Khang

Xã An Khang

1.3

Gà Đỏ đồng Dầy

Cở sở chăn nuôi Đồng Dầy

Xã An Khang

1.2

Bưởi Thái Long

HTX cây ăn quả Quang Vinh

Xã Thái Long

1.4

Cam Nông Tiến

HTX công nghệ cao hữu cơ canh nông

P. Nông Tiến

1.5

Cá đặc sản Tràng Đà

HTX sản xuất và dịch vụ cá Tràng Đà

Xã Tràng Đà

II

ĐỒ UỐNG

18

 

1

Huyện Lâm Bình

2

 

1.1

Rượu thóc Khâm Sung

HTX Sung Khiên

Xã Bình An

1.2

Chè Shan Khau Mút

Hợp tác xã Đồng Tiến

Xã Thổ Bình

2

Huyện Na Hang

2

 

1.1

Rượu ngô Thức Mần Sơn Phú

Trang trại TH Ma Văn Thức

Xã Sơn Phú

1.2

Chè Shan tuyết Hồng Thái

HTX Sơn Trà

Xã Sơn Trà

3

Huyện Chiêm Hóa

3

 

1.1

Chè Pà Thẻn xã Linh Phú

HTX Chè Pà Thẻn

Xã Linh Phú

1.2

Rượu chuối Kim Bình

HTX NLN Kim Bình

Xã Kim Bình

1.3

Rượu Nếp 2 lần Ông Chấp

Cơ sở sản xuất

Thị trấn Chiêm Hóa

4

Huyện Hàm Yên

2

 

1.1

Chè Tân Thái Dương 168

HTX chè Tân Thái 168

Xã Tân Thành

1.2

Chè xanh Làng Bát

HTX chè xanh Làng Bát

Xã Tân Thành

5

Huyện Yên Sơn

6

 

1.1

Rượu gạo men lá Tiến Huy

Cơ sở Hoàng Thị Hằng

Xã Hùng Lợi

1.2

Chè Bát Tiên Mỹ Bằng

HTX nông lâm nghiệp xã Mỹ Bằng

Xã Mỹ Bằng

1.3

Chè xanh Ngọc Thúy

HTX DV NLN Sử Anh

Xã Phú Lâm

1.4

Chè xanh tháng 10

Cơ sở Đàm Thị Hương

Xã Mỹ Bằng

1.5

Rượu Chín Chum

Công ty TNHHTM và sản xuất Khánh Xuân

Xã Xuân Vân

1.6

Mật Ong xã Hùng Lợi

HTX NN Hùng Lợi

Xã Hùng Lợi

6

Huyện Sơn Dương

3

 

1.1

Chè Vĩnh Tân

Hợp tác xã sản xuất chè Vĩnh Tân

Xã Tân Trào

1.2

Tinh Bột nghệ Tiến Phát

Cơ sở Đào Huy Tiến

Xã cấp tiến

1.3

Chè Xanh Trung Long

HTX Ngân Sơn Trung Long

Xã Trung Yên

III

THẢO DƯỢC

1

 

1

Huyện Sơn Dương

1

 

1.1

Dược liệu Hợp Hòa

HTX sản xuất dược liệu Hợp Hòa

Xã Hợp Hòa

IV

VẢI VÀ MAY MẶC

1

 

1

Huyện Yên Sơn

1

 

1.1

Tơ tằm Tân Long

HTX DV sản xuất nông nghiệp Tân Long

Xã Tân Long

V

LƯU NIỆM - NỘI THẤT - TRANG TRÍ

1

 

1

Huyện Lâm Bình

1

 

1.1

Thảo Mộc Lâm Bình

HTX Nhật Minh

Xã Khuôn Hà

VI

DỊCH VỤ DU LỊCH NÔNG THÔN, BÁN HÀNG

2

 

1

Huyện Lâm Bình

1

 

1.1

Dịch vụ phục vụ bán hàng, tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí Du lịch Homestay

Hộ gia đình, các xã Khuôn Hà, Lăng Can

Hộ gia đình, các xã Khuôn Hà, Lăng Can

2

Huyện Na Hang

1

 

1.1

Dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí Du lịch Homestay

Hộ gia đình, các xã Hồng Thái, Năng Khả

Hộ gia đình, các xã Hồng Thái, Năng Khả

 

Biểu số 03

BIỂU TỔNG HỢP KINH PHÍ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP GIAI ĐOẠN 2019- 2020

(Kèm theo Kế hoạch số: 24/KH-UBND ngày 11/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

Số TT

Nội dung

Tổng Kinh phí

Nguồn vốn hỗ trợ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

 

 

Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014

Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014

Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 13/7/2016

Chương trình MTQG xây dựng NTM và huy động các nguồn hợp pháp khác

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

A

TỔNG CỘNG

52.279

200

100

6.744

30.721

14.514

 

 

 

1

Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP

38.068

200

100

6.744

16.510

14.514

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

 

1.1

Hỗ trợ xây dựng, cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn áp dụng theo tiêu chuẩn

3.800

 

 

 

3.800

 

 

 

 

1.2

Hỗ trợ kinh phí XTTM, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm

6.180

 

 

4.920

1.260

 

 

 

 

1.3

Hỗ trợ lãi suất tiền vay

1.824

 

 

1.824

 

 

 

 

 

1.4

Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

4.500

200

100

 

4.200

 

 

 

 

1.5

Hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chế biến sản phẩm

21.764

 

 

 

7.250

14.514

 

 

 

2

Tổ chức tuyên truyền OCOP

545

 

 

 

545

 

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở nông nghiệp và PTNT

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở nông nghiệp và PTNT

 

2.1

Xây dựng website OCOP tỉnh Tuyên Quang và Duy trì website OCOP tỉnh Tuyên Quang, Chi phí nhuận bút

265

 

 

 

265

 

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở nông nghiệp và PTNT

 

2.2

Thiết kế, in, phát hành tờ rơi

280

 

 

 

280

 

Sở nông nghiệp và PTNT

Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố

 

3

Tổ chức hội nghị OCOP triển khai Kế hoạch OCOP

48

 

 

 

48

 

Sở nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

 

4

Học tập kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh đã thực hiện tốt OCOP

122

 

 

 

122

 

Sở nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

 

5

Tổ chức tập huấn về OCOP, đăng ký ý tưởng và xây dựng phương án kinh doanh đối với những sản phẩm đã được lựa chọn

1.076

 

 

 

1.076

 

Sở nông nghiệp và PTNT

Các sở, UBND các huyện, thành phố

 

6

Tổ chức đánh giá sản phẩm OCOP

420

 

 

 

420

 

Sở nông nghiệp và PTNT (Hội đồng đánh giá)

Sở nông nghiệp và PTNT (Hội đồng đánh giá)

 

7

Tổ chức tham gia các hội chợ tại các tỉnh thành trong nước

1.200

 

 

 

1.200

 

Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ thể có sản phẩm OCOP

 

8

Tổ chức hội chợ OCOP của tỉnh

3.800

 

 

 

3.800

 

Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ thể có sản phẩm OCOP

 

9

Tổ chức hội chợ các huyện, thành phố

7.000

 

 

 

7.000

 

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Các sở, ban, ngành, UBND các xã, phường, thị trấn và các chủ thể có sản phẩm OCOP

 

 

Biểu số 04

TỔNG HỢP KINH PHÍ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP NĂM 2019

(Kèm theo Kế hoạch số: 24/KH-UBND ngày 11/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Nội dung

Tổng Kinh phí

Nguồn vốn hỗ trợ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất

Đơn vị chủ trì thực hiện

Đơn vị phối hợp

 

 

Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014

Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014

Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 13/7/2016

Chương trình MTQG xây dựng NTM và huy động các nguồn hợp pháp khác

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

TỔNG CỘNG

40.659

200

100

2.824

23.021

14.514

 

 

 

1

Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP

32.888

200

100

2.824

15.250

14.514

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

 

1.1

Hỗ trợ xây dựng, cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn áp dụng theo tiêu chuẩn

3.800

 

 

 

3.800

 

 

 

 

1.2

Hỗ trợ kinh phí XTTM, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm

1.000

 

 

1.000

 

 

 

 

 

1.3

Hỗ trợ lãi suất tiền vay

1.824

 

 

1.824

 

 

 

 

 

1.4

Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

4.500

200

100

 

4.200

 

 

 

 

1.5

Hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chế biến sản phẩm

21.764

 

 

 

7.250

14.514

 

 

 

2

Tổ chức tuyên truyền OCOP

315

 

 

 

315

 

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở nông nghiệp và PTNT

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở nông nghiệp và PTNT

 

2.1

Xây dựng website OCOP tỉnh Tuyên Quang, Chi phí nhuận bút

155

 

 

 

155

 

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở nông nghiệp và PTNT

 

2.2

Thiết kế, in, phát hành tờ rơi

160

 

 

 

160

 

Sở nông nghiệp và PTNT

Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố

 

3

Tổ chức hội nghị OCOP triển khai Kế hoạch OCOP

48

 

 

 

48

 

Sở nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

 

4

Học tập kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh đã thực hiện tốt OCOP

122

 

 

 

122

 

Sở nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

 

5

Tổ chức tập huấn về OCOP, đăng ký ý tưởng và xây dựng phương án kinh doanh đối với những sản phẩm đã được lựa chọn

1.076

 

 

 

1.076

 

Sở nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

 

6

Tổ chức đánh giá sản phẩm OCOP

210

 

 

 

210

 

Sở nông nghiệp và PTNT (Hội đồng đánh giá)

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ thể có sản phẩm OCOP

 

7

Tổ chức tham gia các hội chợ tại các tỉnh thành trong nước

600

 

 

 

600

 

Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ thể có sản phẩm OCOP

 

8

Tổ chức hội chợ OCOP của tỉnh

1.900

 

 

 

1.900

 

Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ thể có sản phẩm OCOP

 

9

Tổ chức hội chợ các huyện, thành phố

3.500

 

 

 

3.500

 

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Các sở, ban, ngành, UBND các xã, phường, thị trấn và các chủ thể có sản phẩm OCOP

 

 

Biểu số 05

DỰ TOÁN KINH PHÍ
Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019

(Kèm theo Kế hoạch số     /KH-UBND ngày    /3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Tên sản phẩm

Chủ thể sản xuất

Địa chỉ (xã, phương, thị trấn)

Tổng kinh phí hỗ trợ

Nguồn vốn ngân sách nhà nược hỗ trợ

Nội dụng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

Tổng kinh phí doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất

 

 

Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2015

Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2015

Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 13/7/2015

Chương trình MTQG xây dựng NTM và huy động các nguồn hợp pháp khác

Hỗ trợ xây dựng, cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn áp dụng theo tiêu chuẩn

Hỗ trợ kinh phí XTTM, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm

Hỗ trợ lãi suất tiền vay

Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chế biến sản phẩm

 

 

1

2

3

4

5

7

9

10

11

12

13

 

14

15

16

 

A

TỔNG CỘNG

74

 

18.374

200

100

2.824

15.250

3.800

1.000

1.824

4.500

7.250

14.514

 

1

Huyện Lâm Bình

12

 

4.210

 

 

650

3.560

700

50

600

1.000

1.860

4.385

 

2

Huyện Na Hang

8

 

2.020

100

 

 

1.920

400

 

 

700

920

680

 

3

Huyện Chiêm Hóa

11

 

2.970

100

 

200

2.670

300

200

 

800

1.670

1.971

 

4

Huyện Hàm Yên

8

 

2.320

 

 

820

1.500

400

100

720

500

600

3.582

 

5

Huyện Yên Sơn

21

 

3.370

 

100

570

2.700

1.400

450

120

800

600

814

 

6

Huyện Sơn Dương

9

 

2.034

 

 

534

1.500

300

150

384

400

800

1.982

 

7

Thành phố Tuyên Quang

5

 

1.450

 

 

50

1.400

300

50

 

300

800

1.100

 

B

CHIA THÀNH CÁC NHÓM SẢN PHẨM

74

 

18.374

200

100

2.824

15.250

3.800

1.000

1.824

4.500

7.250

14.514

 

1

Thực phẩm

51

 

12.904

100

100

1.634

11.070

3.000

650

984

3.600

4.670

8.866

 

2

Đồ uống

18

 

3.730

100

 

830

2.800

800

350

480

700

1.400

3.427

 

3

Thảo dược

1

 

200

 

 

 

200

 

 

 

 

200

 

 

4

Vải và may mặc

1

 

200

 

 

 

200

 

 

 

100

100

 

 

5

Lưu niệm - nội thất - trang trí

1

 

760

 

 

360

400

 

 

360

100

300

1.745

 

6

Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hành

2

 

580

 

 

 

580

 

 

 

 

580

475

 

CHI TIẾT CÁC NHÓM SẢN PHẨM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

THỰC PHẨM

51

 

12.904

100

100

1.634

11.070

3.000

650

984

3.600

4.670

8.866

 

1

Huyện Lâm Bình

8

 

2.200

-

-

-

2.200

600

-

 

800

800

1.100

 

1.1

Thịt trâu khô Bình An

HTX NLN Bình An

Xã Bình An

200

 

 

-

200

 

 

 

100

100

150

 

1.2

Dê núi Thổ Bình

HTX NLN Thổ Bình

Xã Thổ Bình

300

 

 

-

300

100

 

 

100

100

150

 

1.3

Lợn đen Lăng Can

HTX Phúc Lợi

Xã Lăng Can

300

 

 

-

300

100

 

 

100

100

150

 

1.4

Cá đặc sản Lâm Bình

Công ty TNHH MTV Thương Gấm

Xã Thượng Lâm

200

 

 

-

200

 

 

 

100

100

150

 

1.5

Rau đặc sản Giảo cổ lam

HTX Hồng Quang

Xã Thổ Bình

400

 

 

-

400

100

 

 

100

200

250

 

1.6

Rau đặc sản Bò khai

HTX Vinh Hoa

Xã Thượng Lâm

200

 

 

-

200

100

 

 

100

-

-

 

1.7

Lạc Thổ Bình

HTX NLN Thổ Bình

Xã Thổ Bình

400

 

 

-

400

100

 

 

100

200

250

 

1.8

Gà Lũng Nhòi

HTX NLN Khuôn Hà

Xã Khuôn Hà

200

 

 

-

200

100

 

 

100

-

 

 

2

Huyện Na Hang

5

 

1.100

-

-

-

1.100

300

-

 

500

300

150

 

1.1

Thịt lợn đen thương phẩm

HTX liên thôn Thanh Tương

Xã Thanh Tương

200

 

 

-

200

100

 

 

100

-

 

 

1.2

Vịt bầu Côn Lôn

HTX Tân Hồng Côn Lôn

Xã Côn Lôn

200

 

 

-

200

100

 

 

100

-

 

 

1.3

Lê Hồng Thái

HTX NN Tân Hợp

Xã Hồng Thái

300

 

 

-

300

100

 

 

100

100

150

 

1.4

Cá đặc sản Thác Mơ

CTTNHH Thường Mai

Thị trấn Na Hang

200

 

 

-

200

 

 

 

100

100

 

 

1.5

Bún Đà Vị

HTX NN Thôn Thượng

Xã Đà Vị

200

 

 

-

200

 

 

 

100

100

 

 

3

Huyện Chiêm Hóa

8

 

2.320

100

-

150

2.070

200

150

 

600

1.370

1.521

 

1.1

Lạc Chiêm Hoá

HTX nông lâm nghiệp Phúc Sơn

Xã Phúc Sơn

650

 

 

50

600

100

50

 

100

400

400

 

1.2

Bánh gai Chiêm Hóa

HTX NLN Đồng Lộc, thị trấn Vĩnh Lộc

Thị trấn Vĩnh Lộc

320

 

 

50

270

 

50

 

 

270

221

 

1.3

Cá đặc sản lòng hồ Chiêm Hóa

Tổ HTX cá đặc sản Yên Lập

Xã Yên Lập

200

 

 

-

200

 

 

 

100

100

150

 

1.4

Cam Trung Hà, Hà Lang

Tổ HTX cam Trung Hà, Hà Lang

Xã Trung Hà, Hà Lang

200

100

 

-

100

100

 

 

100

 

-

 

1.5

Mắm cá Cổ Linh

HTX NLN Kim Bình

Xã Kim Bình

250

 

 

50

200

 

50

 

 

200

150

 

1.6

Cá kho Mạnh Mẽ

Cơ sở sản xuất

Xã Hòa Phú

200

 

 

-

200

 

 

 

100

100

150

 

1.7

Thịt trâu khô Hùng Mỹ

HTX Thành Công

Xã Hùng Mỹ

300

 

 

-

300

 

 

 

100

200

300

 

1.8

Cá đặc sản Yên Nguyên

Tổ HTX Hợp Long 2

Xã Yên Nguyên

200

 

 

-

200

 

 

 

100

100

150

 

4

Huyện Hàm Yên

6

 

1.730

-

-

530

1.200

300

50

480

400

500

2.500

 

1.1

Cam sành Hàm Yên

Công ty cổ phần Cam Sành Hàm Yên

Xã Tân Thành

200

 

 

-

200

 

 

 

 

200

350

 

1.2

Vịt bầu Minh Hương

HTX vịt Bầu Minh Hương

Xã Minh Hương

250

 

 

50

200

100

50

 

 

100

150

 

1.3

Trâu Hàm Yên

HTX chăn nuôi-kinh doanh thịt trâu bò sạch Hàm Yên

Xã Thái Sơn

440

 

 

240

200

 

 

240

100

100

1.000

 

1.4

Cá đặc sản Thái Hòa

HTX sản xuất - kinh doanh các đặc sản Thái Hòa

Xã Thái Hòa

200

 

 

-

200

 

 

 

100

100

 

 

1.5

Bưởi Đức Ninh

HTX rau quả an toàn Đức Ninh

Xã Đức Ninh

440

 

 

240

200

100

 

240

100

-

1.000

 

1.6

Gạo Minh Hương

HTX NLN Minh Quang

Xà Minh Hương

200

 

 

-

200

100

 

 

100

-

 

 

5

Huyện Yên Sơn

14

 

2.670

-

100

470

2.100

1.100

350

120

600

500

814

 

1.1

Miến dong Hợp Thành

HTX Thắng Lợi

Xã Lực Hành

50

 

 

50

 

 

50

 

 

-

 

 

1.2

Gạo chất lượng cao Kim Phú

HTX nông lâm nghiệp Kim Phú

Xã Kim Phú

250

 

 

50

200

100

50

 

 

100

150

 

1.3

Mỳ khô Thuật Yến

HTX nông nghiệp Thuật Yến

Xã Kim Phú

370

 

 

170

200

 

50

120

 

200

664

 

1.4

Bưởi Xuân Vân

HTX nông lâm nghiệp Xuân Vân

Xã Xuân Vân

150

 

 

50

100

100

50

 

 

-

 

 

1.5

Bưởi đặc sản Phúc Ninh

HTX Nông lâm nghiệp Phúc Ninh

Xã Phúc Ninh

150

 

 

50

100

100

50

 

 

-

 

 

1.6

Gà chất lượng cao Mỹ Bằng

HTX nông lâm nghiệp Mỹ Bằng

Xã Mỹ Bằng

150

 

 

50

100

100

50

 

 

-

 

 

1.7

Hồng ngâm Xuân Vân

HTX nông lâm nghiệp Xuân Vân

Xã Xuân Vân

150

 

 

50

100

100

50

 

 

-

 

 

1.8

Trứng gà sạch Bùi Hùng

Bùi quang hùng Chủ trang trại Bùi Hùng

Xã Mỹ Bằng

200

 

100

-

100

100

 

 

 

100

 

 

1.9

Bưởi Thắng Quân

HTXNN Quốc Quân

Xã Thắng Quân

200

 

 

-

200

100

 

 

100

-

 

 

1.10

Cá đặc sản huyện Yên Sơn

HTX NN-TS Chiêu Yên

Xã Chiêu Yên

200

 

 

-

200

 

 

 

100

100

 

 

1.11

Cam Yên Sơn

HTXNN Quốc Quân

Xã Thắng Quân

200

 

 

-

200

100

 

 

100

-

 

 

1.12

Đặc sản Nhãn Bình Ca

HTX NN Thái Bình

Xã Thái Bình

200

 

 

-

200

100

 

 

100

-

 

 

1.13

Rau an toàn vệ sinh thực phẩm

HTX DV sản xuất nông nghiệp xanh

Xã Trung Môn

200

 

 

-

200

100

 

 

100

-

 

 

1.14

Đặc sản Na dai huyện Yên Sơn

HTX Thắng Lợi

Xã Lực Hành

200

 

 

-

200

100

 

 

100

-

 

 

6

Huyện Sơn Dương

5

 

1.434

-

-

434

1.000

200

50

384

400

400

1.682

 

1.1

Gạo đặc sản Tân Trào

HTX Nông lâm nghiệp Tân Trào

Xã Tân Trào

490

 

 

290

200

100

50

240

 

100

1.082

 

1.2

Thịt lợn Sáng Nhung

HTX sản xuất, chế biến sản phẩm an toàn Sáng Nhung

Xã Đông Thọ

200

 

 

-

200

 

 

 

100

100

 

 

1.3

Gà sạch Minh Tâm

HTX Minh Tâm

Xã Tú Thịnh

200

 

 

-

200

100

 

 

100

-

-

 

1.4

Giò chả Tuấn Béo

Cơ sở sản xuất

Thị trấn Sơn Dương

200

 

 

-

200

 

 

 

100

100

 

 

1.5

Dầu lạc Lâm Xuyên

HTXnông nghiệp Lâm Xuyên

Xã Lâm Xuyên

344

 

 

144

200

 

 

144

100

100

600

 

7

Thành phố Tuyên Quang

5

 

1.450

-

-

50

1.400

300

50

-

300

800

1.100

 

1.1

Mật ong Tuyên Quang

HTX chăn nuôi ong PhongThổ xã An Khang

Xã An Khang

50

 

 

50

 

 

50

 

 

-

 

 

1.3

Gà Đỏ đồng Dầy

Cở sở chăn nuôi Đồng Dầy

Xã An Khang

400

 

 

-

400

100

 

 

100

200

250

 

1.2

Bưởi Thái Long

HTX cây ăn quả Quang Vinh

Xã Thái Long

100

 

 

-

100

100

 

 

 

-

 

 

1.4

Cam Nông Tiến

HTX công nghệ cao hữu cơ canh nông

P. Nông Tiến

600

 

 

-

600

100

 

 

100

400

600

 

1.5

Cá đặc sản Tràng Đà

HTX sản xuất và dịch vụ cá Tràng Đà

Xã Tràng Đà

300

 

 

-

300

 

 

 

100

200

250

 

II

ĐỒ UỐNG

18

 

3.730

100

-

830

2.800

800

350

480

700

1.400

3.427

 

1

Huyện Lâm Bình

2

 

890

-

-

290

600

100

50

240

100

400

1.245

 

1.1

Rượu thóc Khâm Sung

HTX Sung Khiên

Xã Bình An

200

 

 

-

200

 

 

 

100

100

 

 

1.2

Chè Shan Khau Mút

Hợp tác xã Đồng Tiến

Xã Thổ Bình

690

 

 

290

400

100

50

240

 

300

1.245

 

2

Huyện Na Hang

2

 

700

100

-

-

600

100

-

 

200

400

350

 

1.1

Rượu ngô Thức Mần Sơn Phú

Trang trại TH Ma Văn Thức

Xã Sơn Phú

200

 

 

-

200

 

 

 

100

100

 

 

1.2

Chè Shan tuyết Hồng Thái

HTX Sơn Trà

Xã Sơn Trà

500

100

 

-

400

100

 

 

100

300

350

 

3

Huyện Chiêm Hóa

3

 

650

-

-

50

600

100

50

-

200

300

450

 

1.1

Chè Pà Thẻn xã Linh Phú

HTX Chè Pà Thẻn

Xã Linh Phú

300

 

 

 

300

100

 

 

100

100

150

 

1.2

Rượu chuối Kim Bình

HTX NLN Kim Bình

Xã Kim Bình

150

 

 

50

100

 

50

 

 

100

150

 

1.3

Rượu Nếp 2 lần Ông Chấp

Cơ sở sản xuất

Thị trấn Chiêm Hóa

200

 

 

-

200

 

 

 

100

100

150

 

4

Huyện Hàm Yên

2

 

590

-

-

290

300

100

50

240

100

100

1.082

 

1.1

Chè Tân Thái Dương 168

HTX chè Tân Thái 168

Xã Tân Thành

390

 

 

290

100

 

50

240

 

100

1.082

 

1.2

Chè xanh Làng Bát

HTX chè xanh Làng Bát

Xã Tân Thành

200

 

 

-

200

100

 

 

100

-

-

 

5

Huyện Yên Sơn

6

 

500

-

-

100

400

300

100

-

100

-

-

 

1.1

Rượu gạo men lá Tiến Huy

Cơ sở Hoàng Thị Hằng

Xã Hùng Lợi

 

 

 

-

 

 

 

 

 

-

 

 

1.2

Chè Bát Tiên Mỹ Bằng

HTX nông lâm nghiệp xã Mỹ Bằng

Xã Mỹ Bằng

50

 

 

50

 

 

50

 

 

-

 

 

1.3

Chè xanh Ngọc Thúy

HTX DV NLN Sử Anh

Xã Phú Lâm

150

 

 

50

100

100

50

 

 

-

 

 

1.4

Chè xanh tháng 10

Cơ sở Đàm Thị Hương

Xã Mỹ Bằng

100

 

 

-

100

100

 

 

 

-

 

 

1.5

Rượu Chín Chum

Công ty TNHHTM và sản xuất Khánh Xuân

Xã Xuân Vân

 

 

 

-

 

 

 

 

 

-

 

 

1.6

Mật Ong xã Hùng Lợi

HTX NN Hùng Lợi

Xã Hùng Lợi

200

 

 

-

200

100

 

 

100

-

 

 

6

Huyện Sơn Dương

3

 

400

-

-

100

300

100

100

-

-

200

300

 

1.1

Chè Vĩnh Tân

Hợp tác xã sản xuất chè Vĩnh Tân

Xã Tân Trào

50

 

 

50

 

 

50

 

 

-

 

 

1.2

Tinh Bột nghệ Tiến Phát

Cơ sở Đào Huy Tiến

Xã cấp tiến

200

 

 

-

200

 

 

 

 

200

300

 

1.3

Chè Xanh Trung Long

HTX Ngân Sơn Trung Long

Xã Trung Yên

150

 

 

50

100

100

50

 

 

-

 

 

III

THẢO DƯỢC

1

 

200

-

-

-

200

-

-

-

-

200

-

 

1

Huyện Sơn Dương

1

 

200

-

-

-

200

-

-

 

-

200

-

 

1.1

Dược liệu Hợp Hòa

HTX sản xuất dược liệu Hợp Hòa

Xã Hợp Hòa

200

 

 

-

200

 

 

 

 

200

 

 

IV

VẢI VÀ MAY MẶC

1

 

200

-

-

-

200

-

-

 

100

100

-

 

1

Huyện Yên Sơn

1

 

200

-

-

-

200

-

-

 

100

100

-

 

1.1

Tơ tằm Tân Long

HTX DV sản xuất nông nghiệp Tân Long

Xã Tân Long

200

 

 

-

200

 

 

 

100

100

 

 

V

LƯU NIỆM - NỘI THẤT - TRANG TRÍ

1

 

760

-

-

360

400

0

0

360

100

300

1.745

 

1

Huyện Lâm Bình

1

 

760

-

-

360

400

-

-

360

100

300

1.745

 

1.1

Thảo Mộc Lâm Bình

HTX Nhật Minh

Xã Khuôn Hà

760

 

 

360

400

 

 

360

100

300

1.745

 

VI

DỊCH VỤ DU LỊCH NÔNG THÔN, BÁN HÀNG

2

 

580

-

-

-

580

 

 

 

 

580

475

 

1

Huyện Lâm Bình

1

 

360

-

-

-

360

 

 

 

 

360

295

 

1.1

Dịch vụ phục vụ bán hàng, tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí Du lịch Homestay

Hộ gia đình, các xã Khuôn Hà, Lăng Can

Hộ gia đình, các xã Khuôn Hà, Lăng Can

360

 

 

-

360

 

 

 

 

360

295

 

2

Huyện Na Hang

1

 

220

-

-

-

220

 

 

 

 

220

180

 

1.1

Dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí Du lịch Homestay

Hộ gia đình, các xã Hồng Thái, Năng Khả

Hộ gia đình, các xã Hồng Thái, Năng Khả

220

 

 

-

220

 

 

 

 

220

180

 

 

Biêu số 06

TỔNG HỢP KINH PHÍ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP NĂM 2020

(Kèm theo Kế hoạch số: 24/KH-UBND ngày 24/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Nội dung

Tổng Kinh phí

Nguồn vốn hỗ trợ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất

Đơn vị chủ trì thực hiện

Đơn vị phối hợp

 

 

Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014

Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014

Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 13/7/2016

Chương trình MTQG xây dựng NTM và huy động các nguồn hợp pháp khác

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

TỔNG CỘNG

11.620

 

 

3.920

7.700

 

 

 

 

1

Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP

5.180

 

 

3.920

1.260

 

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

 

2

Tổ chức tuyên truyền OCOP

230

 

 

 

230

 

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở nông nghiệp và PTNT

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở nông nghiệp và PTNT

 

a

Duy trì website OCOP tỉnh Tuyên Quang chi phí nhuận bút

110

 

 

 

110

 

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở nông nghiệp và PTNT

 

b

Thiết kế, in, phát hành tờ rơi

120

 

 

 

120

 

Sở nông nghiệp và PTNT

Sở Thông tin và Truyền thông

 

3

Tổ chức đánh giá sản phẩm

210

 

 

 

210

 

Sở nông nghiệp và PTNT (Hội đồng đánh giá)

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ thể có sản phẩm OCOP

 

4

Tổ chức tham gia các hội chợ tại các tỉnh thành trong nước

600

 

 

 

600

 

Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ thể có sản phẩm OCOP

 

5

Tổ chức hội chợ OCOP của tỉnh

1.900

 

 

 

1.900

 

Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ thể có sản phẩm OCOP

 

6

Tổ chức hội chợ các huyện, thành phố

3.500

 

 

 

3.500

 

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Các sở, ban, ngành, UBND các xã, phường, thị trấn và các chủ thể có sản phẩm OCOP

 

 

Biêu số 07

DỰ TOÁN KINH PHÍ
Hỗ trợ mục tiêu chuẩn hóa các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2020

(Kèm theo Kế hoạch số: 24/KH-UBND ngày 24/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Tên sản phẩm

Chủ thể sản xuất

Địa chỉ (xã, phương, thị trấn)

Tổng kinh phí hỗ trợ

Nội dụng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

Nội dung hỗ trợ kinh phí XTTM, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm

 

 

Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 13/7/2018

Chương trình MTQG xây dựng NTM và huy động các nguồn hợp pháp khác

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

 

A

TỔNG CỘNG

74

 

5.180

3.920

1.260

5.180

 

1

Huyện Lâm Bình

12

 

840

700

140

840

 

2

Huyện Na Hang

8

 

560

350

210

560

 

3

Huyện Chiêm Hóa

11

 

770

420

350

770

 

4

Huyện Hàm Yên

8

 

560

490

70

560

 

5

Huyện Yên Sơn

21

 

1.470

1.190

280

1.470

 

6

Huyện Sơn Dương

9

 

630

490

140

630

 

7

Thành phố Tuyên Quang

5

 

350

280

70

350

 

B

CHIA THÀNH CÁC NHÓM SẢN PHẨM

74

 

5.180

3.920

1.260

5.180

 

1

Thực phẩm

51

 

3.570

2.870

700

3.570

 

2

Đồ uống

18

 

1.260

840

420

1.260

 

3

Thảo dược

1

 

70

70

 

70

 

4

Vải và may mặc

1

 

70

70

 

70

 

5

Lưu niệm- nội thất - trang trí

1

 

70

70

 

70

 

6

Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hành

2

 

140

 

140

140

 

CHI TIẾT CÁC NHÓM SẢN PHẨM

 

 

 

 

 

 

I

THỰC PHẨM

51

0

3.570

2.870

700

3.570

 

1

Huyện Lâm Bình

8

 

560

490

70

560

 

1.1

Thịt trâu khô Bình An

HTX NLN Bình An

Xã Bình An

70

70

 

70

 

1.2

Dê núi Thổ Bình

HTX NLN Thổ Bình

Xã Thổ Bình

70

70

 

70

 

1.3

Lợn đen Lăng Can

HTX Phúc Lợi

Xã Lăng Can

70

70

 

70

 

1.4

Cá đặc sản Lâm Bình

Công ty TNHH MTV Thương Gấm

Xã Thượng Lâm

70

 

70

70

 

1.5

Rau đặc sản Giảo cổ lam

HTX Hồng Quang

Xã Thổ Bình

70

70

 

70

 

1.6

Rau đặc sản Bò khai

HTX Vinh Hoa

Xã Thượng Lâm

70

70

 

70

 

1.7

Lạc Thổ Bình

HTX NLN Thổ Bình

Xã Thổ Bình

70

70

 

70

 

1.8

Gà Lũng Nhòi

HTX NLN Khuôn Hà

Xã Khuôn Hà

70

70

 

70

 

2

Huyện Na Hang

5

 

350

280

70

350

 

1.1

Thịt lợn đen thương phẩm

HTX liên thôn Thanh Tương

Xã Thanh Tương

70

70

 

70

 

1.2

Vịt bầu Côn Lôn

HTX Tân Hồng Côn Lôn

Xã Côn Lôn

70

70

 

70

 

1.3

Lê Hồng Thái

HTX NN Tân Hợp

Xã Hồng Thái

70

70

 

70

 

1.4

Cá đặc sản Thác Mơ

CTTNHH Thường Mai

Thị trấn Na Hang

70

 

70

70

 

1.5

Bún Đà Vị

HTX NN Thôn Thượng

Xã Đà Vị

70

70

 

70

 

3

Huyện Chiêm Hóa

8

 

560

280

280

560

 

1.1

Lạc Chiêm Hoá

HTX nông lâm nghiệp Phúc Sơn

Xã Phúc Sơn

70

70

 

70

 

1.2

Bánh gai Chiêm Hóa

HTX NLN Đồng Lộc, thị trấn Vĩnh Lộc

Thị trấn Vĩnh Lộc

70

70

 

70

 

1.3

Thịt trâu khô Hùng Mỹ

HTX Thành Công

Xã Hùng Mỹ

70

70

 

70

 

1.4

Cá đặc sản lòng hồ Chiêm Hóa

Tổ HTX cá đặc sản Yên Lập

Xã Yên Lập

70

 

70

70

 

1.5

Cam Trung Hà

Tổ HTX cam Trung Hà, Hà Lang

Xã Trung Hà, Hà Lang

70

 

70

70

 

1.6

Mắm cá Cổ Linh

HTX NLN Kim Bình

Xã Kim Bình

70

70

 

70

 

1.7

Cá kho Mạnh Mẽ

Cơ sở sản xuất

Xã Hòa Phú

70

 

70

70

 

1.8

Cá đặc sản Yên Nguyên

Tổ HTX Hợp Long 2

Xã Yên Nguyên

70

 

70

70

 

4

Huyện Hàm Yên

6

 

420

350

70

420

 

1.1

Cam sành Hàm Yên

Công ty cổ phần cam Sành

Xã Tân Thành

70

 

70

70

 

1.2

Vịt bầu Minh Hương

HTX vịt bầu Minh Hương

Xã Minh Hương

70

70

 

70

 

1.3

Trâu Hàm Yên

HTX chăn nuôi-kinh doanh thực phẩm sạch Hàm Yên

Xã Thái Sơn

70

70

 

70

 

1.4

Cá đặc sản Thái Hòa

HTX sản xuất -KD các đặc sản Thái Hòa

Xã Thái Hòa

70

70

 

70

 

1.5

Bưởi Đức Ninh

HTX rau quả an toàn Đức Ninh

Xã Đức Ninh

70

70

 

70

 

1.6

Gạo Minh Hương

HTX NLN Minh Quang

Xà Minh Hương

70

70

 

70

 

5

Huyện Yên Sơn

14

 

980

910

70

980

 

1.1

Miến dong Hợp Thành

HTX Thắng Lợi

Xã Lực Hành

70

70

 

70

 

1.2

Gạo chất lượng cao Kim Phú

HTX nông lâm nghiệp Kim Phú

Xã Kim Phú

70

70

 

70

 

1.3

Mỳ khô Thuật Yến

HTX nông nghiệp Thuật Yến

Xã Kim Phú

70

70

 

70

 

1.4

Bưởi Xuân Vân

HTX nông lâm nghiệp Xuân Vân

Xã Xuân Vân

70

70

 

70

 

1.5

Bưởi đặcsản Phúc Ninh

HTX Nông lâm nghiệp Phúc Ninh

Xã Phúc Ninh

70

70

 

70

 

1.6

Gà chất lượng cao Mỹ Bằng

HTX nông lâm nghiệp Mỹ Bằng

Xã Mỹ Bằng

70

70

 

70

 

1.7

Hồng Ngâm Xuân Vân

HTX nông lâm nghiệp Xuân Vân

Xã Xuân Vân

70

70

 

70

 

1.8

Trứng gà sạch Bùi Hùng

Bùi quang hùng Chủ trang trại Bùi Hùng

Xã Mỹ Bằng

70

 

70

70

 

1.9

Bưởi Thắng Quân

HTXNN Quốc Quân

Xã Thắng Quân

70

70

 

70

 

1.10

Cá đặc sản huyện Yên Sơn

HTX NN-TS Chiêu Yên

Xã Chiêu Yên

70

70

 

70

 

1.11

Cam Yên Sơn

HTXNN Quốc Quân

Xã Thắng Quân

70

70

 

70

 

1.12

Đặc sản Nhãn Bình Ca

HTX NN Thái Bình

Xã Thái Bình

70

70

 

70

 

1.13

Rau an toàn vệ sinh thực phẩm

HTX DV sản xuất nông nghiệp xanh

Xã Trung Môn

70

70

 

70

 

1.14

Đặc sản Na dai huyện Yên Sơn

HTX Thắng Lợi

Xã Lực Hành

70

70

 

70

 

6

Huyện Sơn Dương

5

 

350

280

70

350

 

1.1

Gạo đặc sản Tân Trào

HTX Nông lâm nghiệp Tân Trào

Xã Tân Trào

70

70

 

70

 

1.2

Thịt lợn Sáng Nhung

HTX sản xuất, chế biến sản phẩm an toàn Sáng Nhung

Xã Đông Thọ

70

70

 

70

 

1.3

Gà sạch Minh Tâm

HTX Minh Tâm

Xã Tú Thịnh

70

70

 

70

 

1.4

Giò chả Tuấn Béo

Cơ sở sản xuất

Thị trấn Sơn Dương

70

 

70

70

 

1.5

Dầu lạc Lâm Xuyên

HTXnông nghiệp Lâm Xuyên

Xã Lâm Xuyên

70

70

 

70

 

7

Thành phố Tuyên Quang

5

 

350

280

70

350

 

1.1

Mật ong Tuyên Quang

HTX chăn nuôi ong PhongThổ xã An Khang

Xã An Khang

70

70

 

70

 

1.2

Gà Đỏ đồng Dầy

Cở sở chăn nuôi Đồng Dây

Xã An Khang

70

 

70

70

 

1.3

Bưởi Thái Long

HTX cây ăn quả Quang Vinh

Xã Thái Long

70

70

 

70

 

1.4

Cam Nông Tiến

HTX công nghệ cao hữu cơ canh nông

P. Nông Tiến

70

70

 

70

 

1.5

Cá đặc sản Tràng Đà

HTX sản xuất và dịch vụ cá Tràng Đà

Xã Tràng Đà

70

70

 

70

 

II

ĐỒ UỐNG

18

 

1.260

840

420

1.260

 

1

Huyện Lâm Bình

2

 

140

140

-

140

 

1.1

Rượu thóc Khâm Sung

HTX Sung Khiên

Xã Bình An

70

70

 

70

 

1.2

Chè Shan Khau Mút

Hợp tác xã Đồng Tiến

Xã Thổ Bình

70

70

 

70

 

2

Huyện Na Hang

2

 

140

70

70

140

 

1.1

Rượu ngô Thức Mần Sơn Phú

Trang trại TH Ma Văn Thức

Xã Sơn Phú

70

 

70

70

 

1.2

Chè Shan tuyết Hồng Thái

HTX Sơn Trà

Xã Sơn Trà

70

70

 

70

 

3

Huyện Chiêm Hóa

3

 

210

140

70

210

 

1.1

Chè Pà Thẻn xã Linh Phú

HTX Chè Pà Thẻn

Xã Linh Phú

70

70

 

70

 

1.2

Rượu chuối Kim Bình

HTX NLN Kim Bình

Xã Kim Bình

70

70

 

70

 

1.3

Rượu Nếp 2 lần Ông Chấp

Cơ sở sản xuất

T. trấn Chiêm Hóa

70

 

70

70

 

4

Huyện Hàm Yên

2

 

140

140

-

140

 

1.1

Chè Tân Thái Dương 168

HTX chè Tân Thái 168

Xã Tân Thành

70

70

 

70

 

1.2

Chè xanh Làng Bát

HTX chè xanh Lang Bát

Xã Tân Thành

70

70

 

70

 

5

Huyện Yên Sơn

6

 

420

210

210

420

 

1.1

Rượu gạo men lá Tiến Huy

Cơ sở Hoàng Thị Hằng

Xã Hùng Lợi

70

 

70

70

 

1.2

Chè Bát Tiên Mỹ Bằng

HTX nông lâm nghiệp xã Mỹ Bằng

Xã Mỹ Bằng

70

70

 

70

 

1.3

Chè xanh Ngọc Thúy

HTX DV NLN Sử Anh

Xã Phú Lâm

70

70

 

70

 

1.4

Chè xanh tháng 10

Cơ sở Đàm Thị Hương

Xã Mỹ Bằng

70

 

70

70

 

1.5

Rượu Chín Chum

Công ty TNHHTM và sản xuất Khánh Xuân

Xã Xuân Vân

70

 

70

70

 

1.6

Mật ong xã Hùng Lợi

HTX NN Hùng Lợi

Xã Hùng Lợi

70

70

 

70

 

6

Huyện Sơn Dương

3

 

210

140

70

210

 

1.1

Chè Vĩnh Tân

Hợp tác xã sản xuất chè Vĩnh Tân

Xã Tân Trào

70

70

 

70

 

1.2

Tinh bbột nghệ Tiến Phát

Cơ sở Đào Huy Tiến

Xã cấp tiến

70

 

70

70

 

1.3

Chè xanh Trung Long

HTX Ngân Sơn Trung Long

Xã Trung Yên

70

70

 

70

 

III

THẢO DƯỢC

1

 

70

70

 

 

 

1

Huyện Sơn Dương

1

 

70

70

 

 

 

1.1

Dược liệu Hợp Hòa

HTX sản xuất dược liệu Hợp Hòa

Xã Hợp Hòa

70

70

 

70

 

IV

VẢI VÀ MAY MẶC

1

 

70

70

 

 

 

1

Huyện Yên Sơn

1

 

70

70

 

 

 

1.1

Tơ tằm Tân Long

HTX DV sản xuất nông nghiệp Tân Long

Xã Tân Long

70

70

 

70

 

V

LƯU NIỆM - NỘI THẤT - TRANG TRÍ

1

 

70

70

 

 

 

1

Huyện Lâm Bình

1

 

70

70

 

 

 

1.1

Thảo mộc Lâm Bình

HTX Nhật Minh

Xã Khuôn Hà

70

70

 

70

 

VI

DỊCH VỤ DU LỊCH NÔNG THÔN, BÁN HÀNG

2

 

140

-

140

140

 

1

Huyện Lâm Bình

1

 

70

 

70

70

 

1.1

Dịch vụ phục vụ bán hàng, tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí Du lịch Homestay

Hộ gia đình, các xã Khuôn Hà, Năng Can

Hộ gia đình, các xã Khuôn Hà, Năng Can

70

 

70

70

 

2

Huyện Na Hang

1

 

70

 

70

70

 

1.1

Dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí Du lịch Homestay

Hộ gia đình, các xã Hồng Thái, Năng Khả

Hộ gia đình, các xã Hồng Thái, Năng Khả

70

 

70

70

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

  • Số hiệu: 24/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 11/03/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Nguyễn Đình Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản