Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2380/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 26 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Căn cứ Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 16 tháng 10 năm 2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng thể

- Đảm bảo người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh;

- Bảo đảm sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2030

- Phấn đấu 80% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày;

- Phấn đấu có 100% hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định;

- Phấn đấu 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 15% nước thải sinh hoạt được xử lý; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

2.2. Đến năm 2045

Phấn đấu 100% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững; 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

II. Nhiệm vụ, giải pháp

1. Về cấp nước sạch nông thôn

1.1. Cấp nước sạch tập trung

1.1.1. Đầu tư công trình cấp nước

- Huy động, lồng ghép các nguồn vốn Trung ương và địa phương; vốn tài trợ, vốn vay của các tổ chức quốc tế và các nguồn vốn khác tiếp tục đầu tư, nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, có công suất từ 5.000 - 15.000 m3/ngày nằm kế cận các công trình thủy lợi có quy mô lớn hoặc sông lớn như hồ Sông Lũy, hồ Sông Quao, hồ Suối Đá, hồ Tân Lập, sông Dinh 3, sông La Ngà...đảm bảo có nguồn nước thô ổn định trong mùa khô hạn cho các nhà máy nước vận hành thường xuyên, liên tục, tránh bị gián đoạn, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện công tác bảo đảm an toàn về chất lượng nguồn nước thô cấp cho các nhà máy nước và mục tiêu an toàn nguồn nước và kế hoạch cấp nước an toàn. Đồng thời nối mạng hệ thống tuyến ống phân phối cấp nước giữa các công trình cấp nước để bổ sung, hỗ trợ cung cấp nước cho người dân trên địa bàn liên xã, liên huyện và duy trì bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Nhà nước ưu tiên đầu tư công trình tạo nguồn cấp nước sinh hoạt tại vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước; hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào công trình cấp nước sạch nông thôn; chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn lắp đặt thủy kế.

1.1.2. Quản lý bền vững công trình cấp nước

- Đầu tư trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác theo dõi, giám sát chất lượng nước thường xuyên tại các công trình cấp nước đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật; áp dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 đối với lĩnh vực cung cấp nước sinh hoạt nông thôn;

- Giá thành nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch, thuế và lợi nhuận theo quy định hiện hành của Nhà nước;

- Ủy ban nhân dân các địa phương và đơn vị cấp nước phối hợp thực hiện công tác thông tin - truyền thông - vận động các hộ gia đình lắp đặt tuyến ống phân phối, ống nhánh và thủy kế sử dụng nước sạch để phát huy hiệu quả đầu tư công trình cấp nước, tăng nhanh số lượng hộ dân được sử dụng nước sạch.

1.1.3. Ứng dụng khoa học công nghệ

- Nghiên cứu áp dụng công nghệ sản xuất, xử lý nước tiên tiến giá thành phù hợp (lắng, rửa lọc tự động; chuyển dần sử dụng công nghệ khử trùng bằng nước Javel thay cho Clo khí để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn trong sản xuất, ...), đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống và có thể đầu tư nâng cấp công suất cụm xử lý nước theo phương thức module để giảm chi phí sản xuất nước, tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả.

- Nghiên cứu ứng dụng thí điểm và nhân rộng mô hình lọc nước biển thành nước ngọt để cấp nước sinh hoạt cho người dân và các tổ chức kinh tế, du lịch trên địa bàn huyện Phú Quý; đảm bảo khai thác và sử dụng bền vững nguồn nước ngọt trên đảo.

- Đầu tư và ứng dụng có hiệu quả các tiện ích về công nghệ thông tin trong công tác quản lý vận hành công trình cấp nước; nhất là các Chương trình WebGis, Quản lý khách hàng, hóa đơn điện tử, ghi thu đồng thời, ... đảm bảo cho việc trao đổi thông tin và từng bước áp dụng công nghệ tự động giúp cho công tác quản lý điều hành nhanh chóng, thông suốt mọi lúc, mọi nơi.

1.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Đào tạo, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý vận hành công trình cấp nước có quy mô công suất lớn tương đương với nhà máy nước đô thị, địa bàn phục vụ nối mạng tuyến ống cấp nước liên xã, liên huyện;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn, kỹ năng mềm; tổ chức các lớp tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm, hội thảo; khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao trình đô chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

1.1.5. Chống thất thoát, thất thu nước sạch

- Hạn chế các trường hợp sử dụng loại ống cấp nước bằng uPVC, chuyển sang sử dụng rộng rãi loại ống HDPE để hạn chế tình trạng ống bị xì, bể trong quá trình thi công và vận hành khai thác công trình cấp nước sau đầu tư.

- Đầu tư các tuyến ống chuyển tải độc lập với mạng tuyến ống phân phối với việc sử dụng các loại thủy kế và phụ kiện có chất lượng tốt; tăng cường kiểm tra, giám sát kỹ thuật thi công hàn nối, lắp đặt tuyến ống các loại và công tác lắp đặt thủy kế cho khách hàng.

- Giám sát hệ thống các tuyến ống cấp nước bằng phần mềm GIS, đi đôi với triển khai thực hiện công tác phân vùng tách mạng sử dụng phần mềm kiểm soát áp lực, phát hiện, khoanh vùng có khả năng xảy ra sự cố xì, bể đường ống, hạn chế thất thoát nước và thay thế các tuyến ống cũ, hỏng; đầu tư trang thiết bị và nhân lực thực hiện công tác giảm thất thoát nước sạch và phấn đấu đạt mục tiêu của Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025 theo Quyết định số 2147/QĐ-TTG ngày 24/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

1.2. Cấp nước an toàn và thích ứng với biến đổi khí hậu

- Xây dựng và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn ứng phó thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu; giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn; khắc phục thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt và đảm bảo duy trì tối thiểu nguồn nước sinh hoạt trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt theo quy định của Luật Tài nguyên nước, nhất là ưu tiên nguồn nước thô cho hoạt động các công trình cấp nước khi hạn hán xảy ra; chia sẻ thông tin liên quan đến nguồn nước giữa các ngành, địa phương, các đơn vị cấp nước để phục vụ công tác cấp nước, quản lý, bảo vệ an toàn nguồn nước.

- Nâng cao năng lực thử nghiệm chất lượng nước cho các đơn vị cấp nước, đầu tư xây dựng Phòng thử nghiệm và các trang thiết bị thử nghiệm hiện đại phục vụ công tác nội, ngoại kiểm soát chất lượng nước theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.

1.3. Cấp nước quy mô hộ gia đình

Thực hiện các giải pháp cấp nước quy mô hộ gia đình đối với những vùng gặp khó khăn trong đầu tư công trình cấp nước hoặc đầu tư công trình cấp nước không hiệu quả, vùng dân cư phân tán, trong đó tập trung.

- Xây dựng bể chứa nước mưa và các hình thức trữ nước khác phù hợp đặc thù khu vực đảm bảo nhu cầu cấp nước sinh hoạt.

- Nhân rộng mô hình thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình; hỗ trợ bồn chứa và dự trữ phân phối nước sinh hoạt cụm dân cư trong trường hợp khẩn cấp do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.

- Hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng nước quy mô hộ gia đình; sử dụng vật liệu thu, xử lý, trữ nước an toàn hộ gia đình.

2. Về vệ sinh nông thôn

2.1. Vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng

- Triển khai, nhân rộng phong trào cộng đồng không phóng uế bừa bãi, hướng tới thay đổi nhận thức, hành vi vệ sinh của người dân, tăng tỷ lệ hộ gia đình xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, góp phần đạt mục tiêu “Một Việt Nam không còn phóng uế bừa bãi” vào năm 2025.

- Ứng dụng và phổ biến các giải pháp công nghệ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đơn giản, phù hợp tập quán địa phương và khả năng chi trả của người dân; hỗ trợ kỹ thuật xây dựng, quản lý và sử dụng công trình vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh công cộng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; tiếp cận đồng bộ dịch vụ vệ sinh an toàn gắn với truyền thông thay đổi hành vi và phát triển thị trường.

2.2. Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt

- Xây dựng lộ trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư tập trung đảm bảo phù hợp với quy hoạch và đồng bộ với kết cấu hạ tầng nông thôn.

- Thí điểm áp dụng các mô hình công nghệ thu gom và xử lý nước thải chi phí thấp, hạn chế hóa chất, sử dụng năng lượng tái tạo, ít phát sinh chất thứ cấp phù hợp với đặc điểm và quy mô khu dân cư nông thôn tập trung.

- Huy động các nguồn lực tham gia đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải.

2.3. Xử lý chất thải chăn nuôi

- Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật và khuyến khích áp dụng các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi thân thiện với môi trường.

- Quản lý chất thải chăn nuôi đảm bảo đúng yêu cầu quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ người dân xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh và xử lý chất thải chăn nuôi.

- Xây dựng lộ trình và giải pháp từng bước đưa chăn nuôi gia súc, gia cầm vào các khu chăn nuôi tập trung.

3. Về giám sát đánh giá

- Cập nhật và thực hiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường hằng năm.

- Tăng cường giám sát chất lượng nước đảm bảo theo quy chuẩn.

III. Nguồn vốn thực hiện

Ngân sách trung ương, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn vay của các tổ chức quốc tế, ngân sách tỉnh, ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì phối hợp các sở, ngành và địa phương liên quan:

+ Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Kế hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn theo phân cấp quản lý.

+ Tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026 nội dung bố trí tối thiểu 20% vốn đầu tư phát triển Trung ương hỗ trợ hàng năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các công trình nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn và cơ quan liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ cấp nước và vệ sinh nông thôn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn; đề xuất danh mục công trình cấp nước sạch nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng kết nối công trình cấp nước tập trung liên xã, liên huyện; sử dụng nguồn nước từ các hồ chứa nước để đảm bảo chủ động nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân, nhất là vùng khô hạn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp các sở, ngành và địa phương liên quan hoàn chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó có danh mục dự án ưu tiên đầu tư, nâng cấp mở rộng công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 để các cơ quan, đơn vị liên quan có cơ sở triển khai thực hiện (danh mục công trình cấp nước đầu tư theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đính kèm).

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân khai chi tiết nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm đầu tư công trình cấp nước theo quy định Luật Đầu tư công và quy định hiện hành.

3. Sở Xây dựng

Phối hợp các Sở, ngành và địa phương liên quan:

- Hoàn chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó có Phương hướng bố trí phát triển hệ thống đô thị - nông thôn tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để các cơ quan, đơn vị liên quan có cơ sở triển khai thực hiện.

- Thẩm định, phê duyệt về quản lý chuyên ngành trong công tác đầu tư xây dựng công trình cấp nước đúng quy định và phát huy hiệu quả đầu tư.

4. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan cấp giấy phép thi công tuyến ống cấp nước trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ các tuyến đường do Sở Giao thông vận tải quản lý đảm bảo phù hợp với quy hoạch hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh và phát huy hiệu quả đầu tư.

5. Sở Tài chính

- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí đầu tư công trình cấp nước và vệ sinh theo quy định.

- Trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư, thực hiện công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công trình cấp nước hoàn thành theo quy định.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Kế hoạch đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn; lồng ghép mục tiêu thực hiện vệ sinh nông thôn vào tiêu chí môi trường của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các Chương trình, Đề án liên quan vệ sinh môi trường nông thôn, nhất là xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt khu dân cư tập trung.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh gia hạn giấy phép khai thác, sử dụng nguồn nước.

- Thẩm định bản đồ đo đạc địa chính; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định giao đất đầu tư xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch vệ sinh nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các Chương trình, Đề án liên quan vệ sinh nông thôn.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao ý thức người dân và tổ chức về sử dụng nước sạch, bảo vệ môi trường vào Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường; Ngày môi trường Thế giới hàng năm và các Chương trình, dự án có liên quan.

7. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ vệ sinh hộ gia đình, cá nhân; cấp nước và vệ sinh trạm y tế.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chuẩn địa phương về chất lượng nước; trong đó có nước sạch từ công trình cấp nước tập trung và công trình cấp nước nhỏ lẻ.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ cấp nước và vệ sinh trường học.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao ý thức học sinh về sử dụng nước sạch, bảo vệ môi trường vào Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường hàng năm và các Chương trình, dự án có liên quan.

9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với Ủy ban nhân dân các địa phương, nhất là các địa phương có khu du lịch có kế hoạch cụ thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền đảm bảo vệ sinh môi trường bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực vào Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường, Ngày Môi trường Thế giới hàng năm và các chương trình, dự án có liên quan.

10. Ban Dân tộc tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương đề xuất các chính sách liên quan cấp nước và vệ sinh môi trường khu đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là tại khu vực xã, thôn, bản khó khăn theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

11. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh

Phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các danh mục dự án đầu tư công trình cấp nước được giao làm chủ đầu tư và bàn giao cho đơn vị quản lý khai thác sử dụng theo đúng quy định hiện hành.

12. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh

Phối hợp với đơn vị, địa phương triển khai cho các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn ưu đãi để thực hiện các công trình cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn; tổng hợp, đề xuất nhu cầu kinh phí thực hiện cho vay hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

13. Điện lực Bình Thuận và Chi nhánh điện các huyện, thị, thành phố

Đưa các công trình cấp nước tập trung nông thôn vào diện cung cấp điện ưu tiên, nhất là trong các tháng mùa khô và các đợt cao điểm lễ, Tết; hàng năm xây dựng Kế hoạch nâng công suất các trạm biến áp và có biện pháp khắc phục kịp thời các sự cố kỹ thuật đảm bảo cung cấp nguồn điện thường xuyên, ổn định phục vụ công tác vận hành các nhà máy nước, hạn chế thấp nhất tình trạng mất điện dẫn đến việc ngưng cung cấp nước trên diện rộng ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

14. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh

Đề nghị lồng ghép vào nội dung chương trình công tác của hội, đoàn thể các hoạt động truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên nâng cao ý thức sử dụng nước sạch trong sinh hoạt cũng như trong việc bảo vệ cơ sở vật chất các công trình cấp nước; bảo vệ an toàn, không gây ô nhiễm nguồn nước sử dụng cho các công trình cấp nước tập trung để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch cấp nước an toàn theo quy định hiện hành.

15. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Bình Thuận và Đài Phát thanh các huyện, thị, thành phố

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về sử dụng, bảo quản nguồn nước sạch và công trình cấp nước để nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ công trình cấp nước tập trung.

16. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp các sở, ngành và đơn vị cấp nước thực hiện mục tiêu cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn quản lý; nhất là hỗ trợ công tác thu hồi và bàn giao đất đầu tư xây dựng công trình cấp nước, xử lý chất thải, nước thải nông thôn.

- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị triển khai thực hiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường hàng năm trên địa bàn quản lý.

- Chỉ đạo Ban quản lý công trình công cộng triển khai thực hiện nhiệm vụ cấp nước và vệ sinh nông thôn góp phần đạt mục tiêu cấp nước và vệ sinh nông thôn.

17. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh

- Hàng năm, chủ trì phối hợp các địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh; tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định công bố số liệu Bộ chỉ số; theo dõi, giám sát đánh giá chất lượng nước các công trình cấp nước do đơn vị quản lý và công trình cấp nước nhỏ lẻ theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đề xuất và triển khai thực hiện đầu tư, nâng cấp mở rộng công trình cấp nước được giao làm chủ đầu tư; nhất là các khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt.

- Quản lý, vận hành công trình cấp nước cung cấp nước sinh hoạt cho người dân đảm bảo chất lượng nước phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

18. Các đơn vị cấp nước và vệ sinh nông thôn

- Quản lý, vận hành công trình cấp nước và công trình vệ sinh nông thôn cung cấp nước sinh hoạt và xử lý nước thải, chất thải góp phần đạt mục tiêu cấp nước và vệ sinh nông thôn.

Yêu cầu Thủ trương các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, phản ánh về Sơ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành, đơn vị, đoàn thể;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Ngân hàng CSXH tỉnh;
- Báo Bình Thuận, Đài PTTH Bình Thuận;
- Lưu: VT, ĐTQH. Tr.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phong

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Kế hoạch số 2380/KH-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

ĐVT: triệu đồng

TT

Tên công trình/Dự án

Địa điểm

Dự kiến kinh phí đầu tư

Thời gian thực hiện

Giai đoạn 2021- 2025

Giai đoạn 2026-2030

Sau năm 2030

 

Tổng cộng

 

1.796.427

646.627

549.800

600.000

I

Huyện Tuy Phong

 

18.200

18.200

0

0

1

Hệ thống nước sinh hoạt Cây Cám, xã Hoà Minh

xã Hòa Minh

3.500

3.500

 

 

2

Hệ thống nước sinh hoạt Xóm 1C, xã Vĩnh Hảo

xã Vình Hảo

8.000

8.000

 

 

3

Cải tạo hệ thống nước sinh hoạt xã Hoà Phú

xã Hòa Phú

3.600

3.600

 

 

4

Cải tạo hệ thống nước sinh hoạt xã Phước Thể

xã Phước Thể

3.100

3.100

 

 

II

Huyện Bắc Bình

 

246.933

46.933

200.000

0

1

Nâng cấp hệ thống cấp nước Phan Tiến nối mạng xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình

xã Sông Lũy

14.933

14.933

 

 

xã Phan Tiến

2

Nâng cấp, mở rộng hệ thống nước Hồng Thái

xã Hồng Thái

9.000

9.000

 

 

thị trấn lương Sơn

3

Nâng cấp hệ thống nước sinh hoạt xã Phan Hòa

xã Phan Hòa

7.000

7.000

 

 

4

Mở rộng tuyến ống cấp nước xã Sông Bình, thôn Sông Bằng- Đã Trắng, thôn Tân hòa, thôn Láng Xéo

xã Sông Bình

8.000

8.000

 

 

5

Tuyến ống cấp nước thôn Hồng Thắng, xã Hòa Thắng

xã Hòa Thắng

8.000

8.000

 

 

6

Nhà máy nước Sông Lũy

các xã Sông Lũy, Bình Tân, Hồng Thái và thị trấn Lương Sơn

200.000

 

200.000

 

III

Huyện Hàm Thuận Bắc

 

380.590

210.590

170.000

0

1

Tuyến ống cấp nước Ma Lâm - Hàm Đức

thị trấn Ma Lâm

14.900

14.900

 

 

xã Hồng Sơn

xã Hàm Đức

2

Mở rộng tuyến ống cấp nước hệ thống nước xã La Dạ

các xã Đa Mi, La Dạ

14.900

14.900

 

 

3

Nâng cấp mở rộng hệ thống nước Đông Giang

xã Đông Giang

3.500

3.500

 

 

4

Nâng cấp, mở rộng hệ thống nước xã Hồng Sơn

xã Thuận Hòa

14.990

14.990

 

 

xã Hồng Sơn

xã Hàm Đức

5

Nhà máy nước Hàm Thuận Bắc

huyện Hàm Thuận Bắc trừ 4 xã vùng cao (Đông Tiến, Đông Giang, La Dạ, Đa Mi)

162.300

162.300

 

 

6

Nhà máy nước Suối Đá

các xã Hồng Sơn, Hàm Đức, thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc và xã Thiện Nghiệp, phường Mũi Né thành phố Phan Thiết

170.000

 

170.000

 

IV

Thành phố Phan Thiết

 

30.900

30.900

 

 

1

Nâng cấp, mở rộng Hệ thống nước Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết

xã Thiện Nghiệp

11.000

11.000

 

 

2

Nâng cấp, Mở rộng tuyến ống cấp nước Hệ thống nước Mũi Né

phường Mũi Né

14.900

14.900

 

 

3

Mở rộng tuyến ống cấp nước xã Tiến Lợi

xã Tiến Lợi

5.000

5.000

 

 

V

Huyện Hàm Thuận Nam

 

207.200

107.200

0

100.000

1

Mở rộng tuyến ống cấp nước xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam

xã Hàm Cường

14.900

14.900

 

 

2

Mở rộng tuyến ống cấp nước các xã Hàm Kiệm, Hàm Mỹ

xã Hàm Mỹ

14.900

14.900

 

 

xã Hàm Kiệm

4

Nâng cấp mở rộng hệ thống nước Tân Thuận

xã Tân Hải

14.900

14.900

 

 

xã Tân Thuận

5

Mở rộng tuyến ống thôn Văn Lâm, xã Hàm Mỹ

xã Hàm Mỹ

2.500

2.500

 

 

6

Nhà máy nước Tân Lập

xã Tân Lập

60.000

60.000

 

 

7

Nâng cấp nhà máy nước Mương Mán

xã Mương Mán

100.000

 

 

100.000

VI

Huyện Hàm Tân

 

123.218

23.218

0

100.000

1

Mở rộng tuyến ống cấp nước huyện Hàm Tân

khu vực các xã Thắng Hải, Sơn Mỹ, Tân Phúc, Tân Hà, Tân Nghĩa, Tân Minh

14.384

14.384

 

 

2

Tuyến ống chuyển tải Tân Thắng - Sơn Mỹ

xã Tân Thắng

8.834

8.834

 

 

xã Sơn Mỹ

3

Nâng cấp nhà máy nước Tân Xuân

xã Tân Xuân

100.000

 

 

100.000

VII

Thị xã La Gi

 

7.000

7.000

0

0

1

Mở rộng tuyến ống cấp nước xã Tân Tiến, Tân Hải, thị xã La Gi

xã Tân Tiến

7.000

7.000

 

 

xã Tân Hải

VIII

Huyện Tánh Linh

 

242.280

62.480

179.800

0

1

Nâng cấp hệ thống nước Măng Tố

xã Bắc Ruộng

15.000

15.000

 

 

xã Măng Tố

2

Nối mạng tuyến ống cấp nước xã Bắc Ruộng

xã Bắc Ruộng

14.950

14.950

 

 

3

Nâng cấp hệ thống nước xã Đức Bình

xã Đức Bình

14.900

14.900

 

 

4

Mở rộng tuyến ống cấp nước thị trấn Lạc Tánh - Đức Bình

thị trấn Lạc Tánh

14.900

14.900

 

 

xã Đức Bình

5

Mở rộng tuyến ống cấp nước các xã Đức Phú.

xã Đức Phú

14.900

 

14.900

 

6

Mở rộng tuyến ống cấp nước xã Nghị Đức.

xã Nghị Đức

14.900

 

14.900

 

7

39 giếng khoan

các xã trên địa bàn huyện

2.730

2.730

 

 

8

Nhà máy nước Gia An

các xã, thị trấn đọc trục đường ĐT720 thuộc huyện Tánh Linh

150.000

0

150.000

 

IX

Huyện Đức Linh

 

96.306

96.306

0

0

1

Mở rộng tuyến ống cấp nước thị trấn Võ Xu

Thị trấn Võ Xu

8.016

8.016

 

 

2

Mở rộng tuyến ống cấp nước xã Vũ Hòa

xã Vũ Hòa

14.600

14.600

 

 

3

Trạm bơm tăng áp xã Sùng Nhơn

xã Sùng Nhơn

14.990

14.990

 

 

4

Mở rộng tuyến ống cấp nước các thôn 4, 5, 8 xã Mê Pu.

xã Mê Pu

14.000

14.000

 

 

5

Mở rộng tuyến ống cấp nước xã Đa Kai

xã Đa Kai

14.900

14.900

 

 

6

Mở rộng tuyến ống cấp nước xã Đức Hạnh

xã Đức Hạnh

14.900

14.900

 

 

7

Mở rộng tuyến ống cấp nước xã Nam Chính

xã Nam Chính

14.900

14.900

 

 

X

Huyện Phú Quý

Huyện Phú Quý

429.800

29.800

0

400.000

1

Sữa chữa nâng cấp Hệ thống nước Ngũ Phụng và Long Hải huyện Phú Quý.

xã Long Hải

14.900

14.900

 

 

xã Ngũ Phụng

2

Trạm bơm cấp 1 và tuyến ống nước thô từ các hồ chứa nước về Nhà máy

huyện Phú Quý

14.900

14.900

 

 

3

Dự án xây dựng các hồ chứa nước ngọt và hệ thống cấp nước huyện Phú Quý

huyện Phú Quý

400.000

 

 

400.000

XI

Lắp đặt các trụ chữa cháy trên địa bàn các thị trấn và các xã ven đô thị

các thị trấn và xã ven đô thị

14.000

14.000

 

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN XÃ HỘI HÓA
(Kèm theo Kế hoạch số 2380/KH-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên công trình/Dự án

Địa điểm

Dự kiến kinh phí đầu tư

Thời gian thực hiện

Giai đoạn 2021- 2025

Giai đoạn 2026- 2030

Sau năm 2030

 

Tổng cộng

 

370.000

220.000

150.000

0

I

Huyện Bắc Bình

 

150.000

0

150.000

0

1

Nhà máy nước Bàu Thiêu

xã Hồng Phong

150.000

 

150.000

 

II

Huyện Tánh Linh

 

80.000

80.000

0

0

1

Nhà máy nước Tà Pao

xã Đức Bình

80.000

80.000

 

 

III

Huyện Đức Linh

 

90.000

90.000

0

0

1

Nhà máy nước Mai Anh

xã Đức Tín

50.000

50.000

 

 

2

Nhà máy nước Đông Hà

xã Đông Hà

30.000

30.000

 

 

3

Hợp tác xã cung cấp nước Trà Tân

xã Trà Tân

10.000

10.000

 

 

IV

Huyện Phú Quý

 

50.000

50.000

0

0

1

Các Nhà máy nước do tư nhân đầu tư

huyện Phú Quý

50.000

50.000

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2380/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Bình Thuận ban hành

  • Số hiệu: 2380/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 26/07/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Nguyễn Văn Phong
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản