Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 171/KH-UBND | Đồng Nai, ngày 14 tháng 5 năm 2024 |
Thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030 và Văn bản số 5370/BNN-TY ngày 07/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2024-2030 với các nội dung sau:
1. Mục tiêu chung
Xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP) trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật; kiểm soát thuốc, vắc xin thú y bảo đảm đạt yêu cầu chất lượng, an toàn, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, an toàn thực phẩm, giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý chuyên ngành thú y.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người
- Xây dựng vùng ATDB đối với bệnh Cúm gia cầm (CGC) và Newcastle:
+ Đến năm 2025: Có 10 vùng cấp huyện (ngoại trừ thành phố Biên Hòa) đạt ATDB theo quy định của Việt Nam;
+ Đến năm 2030: Duy trì các vùng đã đạt ATDB; có 03 vùng ATDB cấp huyện (Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất) đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH).
- Đến năm 2030: Xây dựng 02 vùng chăn nuôi gia súc ATDB cấp huyện đối với bệnh Lở mồm long móng (LMLM) và Dịch tả heo (DTH) theo quy định của Việt Nam ở huyện Vĩnh Cửu và Trảng Bom;
- Đa dạng thị trường xuất khẩu sản phẩm động vật: Thịt gà chế biến sang Nhật Bản; mật ong sang Nhật Bản, Thái Lan và các thị trường khác; tổ yến sang Trung Quốc.
b) Nâng cao năng lực, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật giai đoạn 2024-2030:
- Đầu tư/nâng cấp Trạm kiểm dịch đầu mối giao thông đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm dịch động vật;
- 100% động vật đưa vào cơ sở giết mổ tập trung được thực hiện kiểm soát giết mổ; 100% chương trình giám sát ATTP đối với thịt lợn, thịt gia cầm, trứng và sản phẩm trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và sản phẩm mật ong, tổ yến được tổ chức triển khai thực hiện.
c) Năng lực quản lý thuốc thú y được nâng cao.
d) Tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trên các lĩnh vực phòng chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, quản lý thuốc thú y, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, ATTP.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM GIAI ĐOẠN 2024-2030
1. Nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người
a) Xác định và thiết lập cơ sở, vùng ATDB phù hợp với quy hoạch của tỉnh, các quy định của Luật Thú y, Luật Quy hoạch và quy định của WOAH.
b) Chỉ đạo tổ chức, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh; tập trung, ưu tiên bố trí nguồn lực để đẩy mạnh tổ chức xây dựng vùng, cơ sở ATDB và thực hiện kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2024-2030.
c) Xây dựng, ban hành kế hoạch xây dựng vùng ATDB đối với gia súc, gia cầm giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hằng năm, tổ chức giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cao; tổ chức triển khai giám sát, lấy mẫu xét nghiệm chứng nhận ATDB, ATTP; tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm tại vùng ATDB, vùng đệm; xây dựng và thẩm định hồ sơ công nhận vùng, cơ sở ATDB.
d) Tổ chức kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng ATDB, vùng đệm; kiểm soát giết mổ động vật, vệ sinh thú y trong vùng ATDB, vùng đệm bảo đảm an toàn dịch bệnh.
đ) Ưu tiên đầu tư hạ tầng, trang thiết bị dịch tễ, chẩn đoán xét nghiệm, phòng, chống dịch bệnh động vật của địa phương.
e) Thông tin tuyên truyền, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống dịch bệnh, vùng, cơ sở ATDB; giám sát, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.
g) Duy trì, nâng cấp phần mềm quản lý dữ liệu bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
h) Hằng năm xây dựng kế hoạch dự phòng ứng phó khi phát hiện dịch bệnh động vật.
i) Duy trì, tăng cường và nâng cấp năng lực hệ thống thú y các cấp đảm bảo mục tiêu theo Kế hoạch số 14524/KH-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2021 về việc thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.
k) Áp dụng công nghệ mới trong nghiên cứu, quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật.
l) Tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết.
a) Tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật
- Tham gia xây dựng và trình ban hành quy định về trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông.
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bố trí đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguồn lực để tổ chức hoạt động có hiệu quả các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông trong tỉnh.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công tác lấy mẫu xét nghiệm các đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
b) Giám sát vệ sinh thú y, ATTP đối với sản phẩm động vật tiêu dùng trong nước
- Rà soát, ban hành, triển khai các chính sách hỗ trợ nhằm kêu gọi đầu tư xây dựng mạng lưới các cơ sở giết mổ động vật tập trung tại địa phương.
- Xây dựng kế hoạch giám sát ATTP đối với chuỗi thịt gia súc, gia cầm tiêu dùng trong nước; hằng năm, bố trí kinh phí triển khai kế hoạch chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, ATTP.
- Thực hiện giám sát vệ sinh thú y, ATTP (vi sinh vật, tồn dư hóa chất, thuốc thú y, chất cấm...) tại các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh trong chuỗi thịt gia súc, gia cầm.
c) Xây dựng và triển khai chương trình thông tin, tuyên truyền về vệ sinh thú y, ATTP.
3. Nâng cao năng lực quản lý thuốc, vắc xin thú y đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả
a) Tăng cường năng lực quản lý thuốc. vắc xin thú y
- Tăng cường năng lực và định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực thi công tác quản lý thuốc thú y ở các cấp. Hằng năm, tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở buôn bán thuốc thú y đảm bảo đủ điều kiện và thực hiện nghiêm quy định pháp luật.
- Rà soát, kiện toàn, bổ sung nhân lực; hằng năm tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý thuốc thú y cho các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, các cán bộ quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh và cấp huyện.
b) Giám sát chất lượng thuốc thú y
- Giám sát chất lượng thuốc thú y có chứa hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng, rất quan trọng theo quy định tại Phụ lục VIII, IX ban hành kèm theo Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT ngày 9 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Danh mục nhóm gồm: Giám sát chất lượng hóa chất sát trùng, khử trùng trong thú y theo quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; giám sát chất lượng, đánh giá hiệu lực các loại vắc xin do nhà nước hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
c) Giám sát sử dụng kháng sinh và kháng thuốc theo “Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025” ban hành kèm theo Quyết định số 3609/QĐ-BNN-TY ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Giám sát việc phối trộn và sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch chủ động giám sát kháng thuốc; cảnh báo nguy cơ kháng thuốc trong chăn nuôi, nuôi trông thủy sản.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc kê đơn, bán và sử dụng thuốc thú y theo đơn, quy định theo Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 11 năm 2020 và Thông tư số 13/2022/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 9 năm 2022.
d) Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông, thông tin tuyên truyền về quản lý thuốc thú y, kê đơn, sử dụng thuốc thú y, đặc biệt kháng sinh và phòng chống kháng thuốc trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thú y
a) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thú y phù hợp với thực tiễn của tỉnh, bảo đảm liên thông, kết nối hiệu quả với hệ thống của Trung ương.
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành thú y
- Dữ liệu về đối tượng làm thủ tục dịch vụ công (người dân, doanh nghiệp, các cơ quan liên quan); dữ liệu về đối tượng xử lý thủ tục (công chức ngành thú y); hồ sơ, kết quả xử lý; hệ thống văn bản tài liệu pháp lý.
- Dữ liệu chuyên ngành thú y: Phòng, chống dịch bệnh động vật; chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật; kiểm dịch vận chuyển trong nước động vật, sản phẩm động vật; giết mổ động vật, vệ sinh thú y, ATTP; kinh doanh, sử dụng thuốc thú y và kháng thuốc; vùng, cơ sở ATDB; thống kê và báo cáo số liệu chuyên ngành.
- Xây dựng và hoàn thành toàn bộ cơ sở dữ liệu chính của ngành, kết nối liên thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP) dùng chung của tỉnh; kết nối với kho dữ liệu dùng chung của ngành nông nghiệp.
c) Phối hợp với các cơ quan ở Trung ương triển khai hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ: (i) Xây dựng kho dữ liệu số dùng chung của ngành thú y; (ii) Xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; (iii) Xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; (iv) Xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác quản lý kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, ATTP; (v) Xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác quản lý thuốc; (vi) Hệ thống trực tuyến phục vụ chỉ đạo, điều hành, đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực thú y.
d) Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, chỉ đạo điều hành của ngành thú y gắn với cơ sở hạ tầng CNTT của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm: Ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện được cân đối hàng năm cho các Sở, ngành, địa phương theo quy định.
2. Kinh phí thực hiện từ các nguồn: Ngân sách, xã hội hoá và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Về tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch xây dựng vùng ATDB đối với gia súc, gia cầm giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh, phục vụ tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.
- Hướng dẫn, giám sát, đôn đốc các địa phương, các doanh nghiệp tổ chức xây dựng, đánh giá, công nhận cơ sở, vùng ATDB theo quy định.
- Hướng dẫn triển khai các giải pháp kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng ATDB, vùng đệm; kiểm soát giết mổ động vật, vệ sinh thú y trong vùng ATDB, vùng đệm.
- Hàng năm, bố trí kinh phí triển khai kế hoạch chủ động của trung ương để giám sát dịch bệnh, giám sát sau tiêm phòng, lấy mẫu xét nghiệm để chứng minh cơ sở, vùng ATDB. Ưu tiên đầu tư hạ tầng, trang thiết bị dịch tễ, chẩn đoán xét nghiệm trong lĩnh vực thú y.
- Tổ chức tập huấn bổ sung, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho thú y viên cấp xã đáp ứng yêu cầu kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh từ cơ sở.
b) Về tăng cường năng lực quản lý kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật, giai đoạn 2024-2030
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch giám sát ATTP đối với chuỗi thịt gia súc, gia cầm tiêu dùng trong nước.
- Tham gia xây dựng và trình ban hành quy định về trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông. Rà soát, đề xuất bổ sung, nâng cấp các trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ đánh giá, cập nhật điều chỉnh bổ sung mạng lưới các cơ sở giết mổ động vật tập trung tại địa phương. Rà soát, ban hành, triển khai các chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng mạng lưới các cơ sở giết mổ động vật tập trung.
c) Về nâng cao năng lực quản lý thuốc, vắc xin thú y đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, giai đoạn 2024-2030
- Hằng năm xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí lấy mẫu giám sát chất lượng thuốc thú y, thuốc sát trùng, giám sát kháng thuốc trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; giám sát chất lượng, đánh giá hiệu lực các loại vắc xin
- Triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc kê đơn, bán và sử dụng thuốc thú y theo đơn; giám sát việc phối trộn và sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.
- Hằng năm, tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá các cơ Sở buôn bán thuốc thú y đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn.
- Rà soát, kiện toàn, bổ sung nhân lực, tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý thuốc thú y cho các địa phương.
- Tổ chức xây dựng, triển khai chương trình truyền thông, thông tin tuyên truyền về quản lý thuốc thú y, kê đơn, sử dụng thuốc thú y, đặc biệt kháng sinh và phòng chống kháng thuốc trong chăn nuôi và nuôi trông thủy sản.
d) Về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thú y
- Tổ chức xây dựng, hoàn thành cơ sở dữ liệu ngành Thú y bảo đảm kết nối liên thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP) dùng chung của tỉnh và kết nối có hiệu quả với hệ thống của Trung ương.
- Xây dựng, đầu tư nâng cấp hạ tang CNTT đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; quản lý thuốc thú y; quản lý thông tin thống kê và công tác chỉ đạo điều hành của ngành thú y. Chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn nhân lực tiếp nhận, vận hành, sử dụng các hệ thống, dữ liệu được Trung ương xây dựng.
- Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát, truy xuất nguồn gốc động vật, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
đ) Tổ chức thông tin, phổ biến, hướng dẫn tuyên truyền về các nội dung của Kế hoạch và phát triển các bộ công cụ truyền thông liên quan.
e) Chủ trì, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện, hăng năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh theo quy định; kịp thời đề xuất, kiến nghị trình UBND tỉnh những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các hoạt động về phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người; phòng chống kháng thuốc, chia sẻ kịp thời thông tin về kháng thuốc trong y tế.
b) Tăng cường các biện pháp ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán kháng sinh trong y tế để sử dụng trong nông nghiệp.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP theo quy định của pháp luật.
d) Phối hợp, chia sẻ thông tin với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý ATTP trong chuỗi cung ứng thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách tỉnh theo quy định của Luật Đầu tư công để thực hiện kế hoạch.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, đơn vị liên quan về quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm có nguồn gốc động vật.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí tuyên truyền để người dân biết và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm
Chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị của Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để nắm bắt, cập nhật thông tin về tình hình thị trường, nhu cầu nhập khẩu và chính sách nhập khẩu của nước ngoài, cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài trong xuất khẩu sản phẩm động vật.
a) Huy động lực lượng tham gia các trạm, chốt kiểm dịch động vật tạm thời (nếu có) và Trạm kiểm dịch Ông Đồn; phối hợp phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật. Chỉ đạo lực lượng công an ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các vùng xảy ra dịch (nếu có).
b) Chỉ đạo lực lượng cảnh sát môi trường phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Chi cục Quản lý thị trường trong công tác kiểm tra các hoạt động kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, chế biến động vật và sản phẩm động vật.
c) Chỉ đạo lực lượng chức năng điều tra, theo dõi nắm tình hình, cập nhật danh sách các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, nghi nhập lậu; các hoạt động thu gom, mua, bán, sơ chế, chế biến động vật thủy sản không rõ nguồn gốc; triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức đấu tranh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
9. Cục Quản lý thị trường tỉnh
Phối hợp với các sở, ngành và chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm soát, kiểm dịch, không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường, các trường hợp kinh doanh thịt gia súc không có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem vệ sinh thú y.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Về tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, chính quyền cấp xã, các cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp kiểm soát tốt các loại dịch bệnh; tập trung, ưu tiên bố trí nguồn lực để đẩy mạnh tổ chức xây dựng mới, duy trì vùng, cơ sở ATDB.
- Chỉ đạo tổ chức kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng ATDB, vùng đệm; kiểm soát giết mổ động vật, vệ sinh thú y trong vùng ATDB, vùng đệm.
b) Về tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật
- Kêu gọi đầu tư, bố trí quỹ đất để xây dựng và tổ chức triển khai mạng lưới các cơ sở giết mổ động vật tập trung tại địa phương.
- Chỉ đạo chính quyền cấp xã, các cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp kiểm soát tốt các loại dịch bệnh; quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ động vật tập trung; hoạt động giết mổ, sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật vả vệ sinh thú y trên địa bàn.
c) Về nâng cao năng lực quản lý thuốc, vắc xin thú y đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả
- Chủ động phối hợp với các Sở, ngành chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động chăn nuôi thú y, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng thuốc (đặc biệt là kháng sinh dùng trong chăn nuôi), vắc xin thú y... không rõ nguồn gốc, không đảm bảo quy cách, chất lượng, sử dụng không đúng liều.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc kê đơn, bán và sử dụng thuốc thú y theo đơn; giám sát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
d) Về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thú y
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, hoàn thành cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chuyên ngành thú y nói riêng đảm bảo tính đồng bộ, kết nối và chia sẻ dữ liệu.
đ) Căn cứ nội dung Kế hoạch này, hằng năm bố trí ngân sách và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ quản lý chuyên ngành thú y tại địa phương.
11. Cơ sở, chuỗi chăn nuôi gia súc, gia cầm tham gia chứng nhận cơ sở ATDB
a) Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chăn nuôi (sau đây gọi chung là doanh nghiệp chăn nuôi) chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn thủ y các cấp và địa phương lập kế hoạch/dự án xây dựng chuỗi chăn nuôi ATDB.
b) Tuyển chọn, bố trí nguồn nhân lực đã được đào tạo, tập huấn và nắm rõ các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn sinh học, ATDB và ATTP. Thành lập Tổ công tác kỹ thuật của đơn vị để phân công nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này.
c) Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng của từng hợp phần trong chuỗi sản xuất ATDB; bố trí và lập trung nguồn lực để triển khai bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về ATDB và ATTP.
d) Xây dựng, hoàn thiện và vận hành các quy trình có liên quan đến sản xuất, bảo đảm ATSH, ATDB và ATTP; tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn thực hiện nghiêm ngặt từng quy trình của từng công đoạn của chuỗi sản xuất.
đ) Kê khai hoạt động chăn nuôi theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý thông tin, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
e) Tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và xuất khẩu sang các nước; trước mắt tập trung vào đàm phán xuất khẩu sản phẩm động vật (như sữa, sản phẩm động vật chế biến) với các thị trường tiềm năng; chuẩn bị hồ sơ sản phẩm, phối hợp với Cục Thú y đàm phán với cơ quan thú y có thẩm quyền của nước nhập khẩu về việc mở cửa thị trường; tổ chức khảo sát, nắm thông tin để định hướng thị trường tiêu thụ để có kế hoạch bố trí sản xuất, chế biến.
g) Tham gia tổ chức thực hiện phòng, chống và giám sát dịch bệnh tại vùng đệm xung quanh chuỗi ATDB; chủ động và tích cực thực hiện các giải pháp về phòng, chống và giám sát dịch bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn nơi xây dựng chuỗi ATDB; hỗ trợ tối đa trong điều kiện cho phép và bảo đảm lợi ích chung của doanh nghiệp và người dân địa phương trong công tác phòng, chống và giám sát dịch bệnh.
h) Xây dựng hồ sơ đăng ký chứng nhận cơ sở ATDB theo quy định của Việt Nam đồng thời chuẩn bị hồ sơ và tham gia mời cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu đến đánh giá, công nhận chuỗi sản xuất ATDB theo quy định của WOAH và theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
a) Xây dựng và bố trí kinh phí, nhân sự để triển khai các chương trình giám sát theo nội dung được phê duyệt tại Kế hoạch này.
b) Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từng công đoạn của chuỗi sản xuất, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về ATTP.
c) Xây dựng và vận hành các quy trình vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ cơ sở chăn nuôi đến cơ sở giết mổ, chế biến; quy trình giết mổ, chế biến bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, ATTP.
d) Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm.
Trên đây là Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2024-2030. Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện, định kỳ hằng năm (trước ngày 30/11) báo cáo kết về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 301/KH-UBND năm 2023 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2030
- 2Kế hoạch 2643/KH-UBND năm 2023 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2023-2030
- 3Kế hoạch 90/KH-UBND năm 2024 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và đảm bảo an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2024-2030
- 4Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2024 về tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2024-2030
- 5Kế hoạch 2121/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2024 triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2024-2030
- Số hiệu: 171/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 14/05/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Võ Văn Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra