Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 152/KH-UBND

Sơn La, ngày 22 tháng 06 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, TIÊU THỤ, XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HÀNG HÓA ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 NĂM 2021

Thực hiện Công điện số 541/CĐ-TTg ngày 23/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Thông báo số 81/TB-VPCP ngày 26/4/2021 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống Covid-19; Công điện số 570/CĐ-TTg ngày 02/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19; Công văn số 423-CV/TU ngày 27/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường phòng chống dịch Covid-19; Công văn số 411-CV/TU ngày 04/5/2021 của Tỉnh ủy Sơn La về tăng cường công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh; Công văn số 493-CV/TU ngày 18/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác lãnh đạo phòng, chống dịch Covid-19, công tác bầu cử, tiêu thụ, chế biến nông sản và chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trên địa bàn tỉnh; Công văn số 1411/UBND-KT ngày 20/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Công văn số 493-CV/TU ngày 18/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Căn cứ Quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Xúc tiến thương mại tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh về xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 83/TTr-SCT ngày 28/5/2021. Để chủ động ứng phó, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm nông sản của tỉnh năm 2021. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa ứng phó với tác động của dịch Covid-19 năm 2021, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đề xuất các giải pháp phù hợp để phấn đấu thực hiện đạt được mục tiêu kế hoạch tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa tỉnh Sơn La năm 2021.

- Phân công rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại trong điều kiện khó khăn về phòng, chống dịch để cơ bản tiêu thụ hết các sản phẩm hàng hóa nông sản của tỉnh Sơn La đảm bảo vẫn giữ được thương hiệu, giữ được giá cả ổn định góp phần nâng cao đời sống thu nhập cho người dân.

2. Yêu cầu

Các Sở, ngành, các huyện, thành phố chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La năm 2021.

II. PHƯƠNG ÁN TIÊU THỤ VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

1. Phương án 1: Tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, một số tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội

1.1. Mục tiêu

- Phấn đấu đạt 50% kế hoạch xuất khẩu với giá trị khoảng 80 triệu USD, cơ bản tiêu thụ sản phẩm nông sản với mức giá hợp lý.

- Tập trung tiêu thụ tại thị trường trong nước, đảm bảo mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới".

1.2. Phương án cụ thể

- Sản phẩm Xoài tiêu thụ trên 65.000 tấn, trong đó: Xuất khẩu khoảng 8. 000 tấn (chủ yếu qua Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao để chế biến xuất khẩu; Công ty CP nông lâm nghiệp Cánh Đồng Vàng, Công ty TNHH Kim Nhung Đồng Tháp, Công Ty TNHH SX TMDV Rồng đỏ, Công Ty TNHH TM&XNK Hùng Thảo, Công ty CP Phong Trang, Công ty TNHH TM&DV T rường Mai…); tiêu thụ vào các siêu thị, trung tâm thương mại khoảng 1.000 tấn; tiêu thụ về các chợ đầu mối tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An… khoảng…. tấn; tiêu thụ nội tỉnh khoảng 17.000 tấn; tiêu thụ vào các nhà máy, cơ sở chế biến, bảo quản lạnh khoảng 30.000 tấn.

- Sản phẩm Nhãn tiêu thụ trên 98.000 tấn, trong đó: xuất khẩu khoảng 8.000 tấn (chủ yếu qua Công ty CP nông lâm nghiệp Cánh Đồng Vàng, Công Ty TNHH SX TMDV Rồng đỏ, Công Ty TNHH TM&XNK Hùng Thảo, Công ty CP Phong Trang, Công ty TNHH TM&DV Trường Mai, Công ty TNHH TMDV&XNK Vina T&T…); tiêu thụ vào các siêu thị, trung tâm thương mại khoảng 2.000 tấn; tiêu thụ về các chợ đầu mối như: Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh, Hải Phòng… khoảng 48.000 tấn; đưa vào các nhà máy, cơ sở chế biến long nhãn, kho lạnh bảo quản khoảng 40.000 tấn.

- Sản phẩm Mận tiêu thụ hết khoảng 66.000 tấn chủ yếu đưa các sản phẩm quả tươi đi tiêu thụ tại Hà Nội và các tỉnh, đặc biệt các tỉnh khu vực phía Nam như: Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh; ngoài ra đưa khoảng 2.000 tấn vào chế biến thành Mận sấy.

- Các sản phẩm nông sản khác như: chè, cà phê, tinh bột sắn…. sẽ phấn đấu xuất khẩu đạt trên 50% kế hoạch; còn lại phải tập trung quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ tại thị trường trong nước.

2. Phương án 2: Trường hợp dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, phải giãn cách toàn xã hội

2.1. Mục tiêu

- Tập trung tiêu thụ nông sản, thực phẩm tại thị trường trong nước, đảm bảo mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới".

- Đẩy mạnh hoạt động chế biến, bảo quản lạnh các sản phẩm nông sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng, kéo dài thời gian tiêu thụ trong tình hình dịch bệnh.

2.2. Phương án tiêu thụ cụ thể

- Sản phẩm Xoài tiêu thụ trên 65.000 tấn, trong đó: tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại khoảng 1.000 tấn; các chợ đầu mối, thương lái khoảng 15.000 tấn; đưa vào các nhà máy chế biến (Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao và các cơ sở sấy, bảo quản lạnh) khoảng 40.000 tấn.

- Sản phẩm Nhãn tiêu thụ hết khoảng 98.000 tấn, trong đó: tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại khoảng 2.000 tấn; tiêu thụ tại các chợ đầu mối tại các tỉnh, thành phố khoảng 36.000 tấn; đưa vào các nhà máy, cơ sở chế biến, bảo quản lạnh khoảng 60.000 tấn.

- Sản phẩm Mận tiêu thụ hết trên 64.000 tấn chủ yếu đưa các sản phẩm quả tươi đi tiêu thụ tại Hà Nội và các tỉnh, đặc biệt các tỉnh khu vực phía Nam như: Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh; ngoài ra đưa khoảng 4.000 tấn vào chế biến thành Mận sấy dẻo, rượu mận...

- Các sản phẩm nông sản khác như: chè, cà phê, tinh bột sắn... tập trung quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ tại thị trường trong nước, đồng thời tăng cường giải pháp dự trữ, bảo quản chờ điều kiện thuận lợi để xuất khẩu.

III. NỘI DUNG NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ, giải pháp thường xuyên

1.1. Tập trung phát triển vùng nguyên liệu an toàn

- Làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT để đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng nhằm hỗ trợ theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.

- Tăng cường hỗ trợ các hợp tác xã, hộ kinh doanh áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GolobalGAP đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng sức cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa vào các siêu thị, trung tâm nông sản, các hệ thống cửa hàng nông sản cao cấp.

- Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh cơ cấu cây trồng đối với một số cây trồng thường xuyên bị tác động bởi tình hình thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, để chuyển dịch sang một số trồng vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến như giống dứa MD2, xoài, chanh leo, ngô ngọt...

- Điều chỉnh kế hoạch sản xuất, nghiên cứu trồng khảo nghiệm các giống cây trồng cho thời điểm thu hoạch vào trái vụ, nhằm rải vụ sản xuất kéo dài thời gian thu hoạch.

- Tiếp tục rà soát quy hoạch và xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Phối hợp với các doanh nghiệp, tập đoàn trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản tổ chức các hội nghị vùng nguyên liệu.

1.2. Nâng cao năng lực sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản

- Hỗ trợ xây dựng mỗi địa bàn huyện, thành phố có ít nhất từ 01- 02 cơ sở thu gom, sơ chế, bảo quản các sản phẩm nông sản để kết nối tiêu thụ.

- Đẩy mạnh phát triển các cơ sở sơ chế, chế biến nhỏ trên địa bàn tỉnh để thu mua và chế biến các loại quả tươi thành sản phẩm quả sấy khô, sấy dẻo, các loại mứt, rượu, sản phẩm OCOP…;

- Hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, Hợp tác xã xây dựng các nhà lạnh, kho lạnh, Container lạnh để bảo quản, kéo dài thời gian thu hoạch và tiêu thụ nông sản.

- Làm việc với các Nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh đề nghị có kế hoạch thu mua nông sản của tỉnh như Nhà máy chanh leo của Công ty CP Nafoods Tây Bắc tại Mộc Châu; Nhà máy chế biến rau quả và đồ uống công nghệ cao của Công ty CP chế biến thực phẩm công nghệ cao - Tập đoàn TH; phối hợp với Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đẩy nhanh tiến độ xây dựng dựng nhà máy…

- Đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư vào chế biến, bảo quản nông sản để tăng giá trị sản phẩm nông sản và giảm áp lực đối với xuất khẩu sản phẩm nông sản tươi của tỉnh.

1.3. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng xã hội; xây dựng và phát hành ấn phẩm dưới dạng video, tin bài, ấn phẩm…

- Nghiên cứu xây dựng các điểm trưng bày, bán sản phẩm Sơn La tại các tỉnh thành tập trung đông dân cư, khu công nghiệp như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên... Nâng cao hiệu quả hoạt động của Điểm trưng bày sản phẩm của tỉnh tại Nhà khách Thanh Xuân; Thành phố Sơn La; Mộc Châu; Vân Hồ.

- Tập trung xây dựng các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc sản trong và ngoài tỉnh, ưu tiên các điểm thu hút được nhiều khách du lịch và điểm dừng nghỉ dọc Quốc lộ, cao tốc...

- Xây dựng Đề án tổng thể về tuyên truyền quảng bá các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Sơn La nhằm triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, có trọng điểm và đạt hiệu quả cao.

1.4. Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước

- Tiếp tục đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh cung cấp các thông tin về sản phẩm, chất lượng, thời vụ các sản phẩm nông sản cho các doanh nghiệp trong nước để nghiên cứu, tìm hiểu kết nối tiêu thụ.

- Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin và dự báo thị trường nông sản tới các cấp, các ngành, UBND các huyện, thành phố, doanh nghiệp, HTX nhằm thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại điện tử để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh kết nối, tiêu thụ các sản phẩm nông sản kịp thời tại các thị trường có nhu cầu.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển thương mại điện tử; hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản của Sơn La tham gia giao dịch tại các sàn thương mại điện tử.

1.5. Tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu

- Chủ động làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị hỗ trợ tỉnh Sơn La mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước vừa ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (EVFTA, UKVFTA); hỗ trợ tỉnh Sơn La tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu nông sản của một số thị trường trên thế giới.

- Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của tỉnh, do đó cần tiếp tục theo sát diễn biến, tình hình thông quan tại các cửa khẩu. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã duy trì hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng hóa sang thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó tích cực khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao chất lượng sản phẩm, cấp mã số vùng trồng, kiểm dịch và dần chuyển đổi hình thức xuất khẩu từ tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch, tránh các rủi ro về kinh tế.

- Làm việc với các Tham tán thương mại của Đại sứ quán các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Bắc Âu (Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy) để đẩy mạnh kết nối và hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước.

- Tập huấn, cung cấp thông tin về các FTA, đặc biệt là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa… đối với những thị trường tiềm năng, sản phẩm hàng hóa của tỉnh có khả năng xuất khẩu với số lượng lớn.

- Lựa chọn doanh nghiệp, HTX trong tỉnh có năng lực, kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu, hệ thống bán hàng lớn để hỗ trợ xây dựng thành các mô hình thu gom, xuất khẩu nông sản lớn của tỉnh.

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực, ứng dụng khoa học công nghệ và các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất, kinh doanh để tạo ra các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước với chi phí thấp.

2. Nhiệm vụ, giải pháp theo tình hình dịch Covid-19

2.1. Trường hợp dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát

- Theo dõi sát diễn biến dịch bệnh và các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 để cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch tổ chức các sự kiện xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La năm 2021 diễn ra hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như: VTV1, Đài truyền hình các tỉnh, thành phố; các báo và các Website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương…

- Đẩy mạnh hoạt động kết nối với các nhà máy chế biến nông sản ngoài tỉnh để hỗ trợ thu mua, chế biến nông sản của tỉnh.

- Thực hiện công tác phòng dịch, khử trùng đối với các xe chuyên vận chuyển nông sản ra vào trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản của tỉnh vào quảng bá, giao dịch và tiêu thụ qua các sàn thương mại điện tử.

- Sử dụng các kênh Facebook, Zalo, livestream… để quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm.

- Đẩy mạnh hoạt động kết nối với các nhà máy chế biến nông sản ngoài tỉnh để hỗ trợ thu mua, chế biến nông sản của tỉnh.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân của Trung Quốc và thương nhân tại các tỉnh, thành phố lên Sơn La nghiên cứu, khảo sát kết nối tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

2.2. Trường hợp dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội.

- Theo dõi sát diễn biến dịch bệnh và các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 để cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch tổ chức các sự kiện xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La năm 2021 diễn ra hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

- Đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng chống dịch bệnh khi tổ chức sản xuất, sơ chế, thu gom triển khai tiêu thụ các sản phẩm theo vùng; Thành lập đội thu gom, vận tải của tỉnh để vận chuyển các sản phẩm hàng hóa nông sản đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố đảm bảo điều kiện công tác phòng chống dịch Covid-19 (tổ chức tiêm Vacxin phòng chống dịch Covid-19 cho đội thu gom, vận tải).

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như: VTV1, Đài truyền hình các tỉnh, thành phố; các báo và các Website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương…

- Tăng cường công tác phòng dịch, khử trùng đối với các xe chuyên vận chuyển nông sản ra vào trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường hoạt động chế biến, bảo quản đối với các sản phẩm trái cây nhằm nâng cao giá trị gia tăng, kéo dài thời gian tiêu thụ;

- Phối hợp với các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản của tỉnh vào quảng bá, giao dịch và tiêu thụ qua các sàn thương mại điện tử.

- Sử dụng các kênh Facebook, Zalo, livestream… để quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm.

- Tuyên truyền, vận động các cấp, các ngành và người dân trên địa bàn tỉnh ưu tiên lựa chọn sử dụng các sản phẩm hàng hóa nông sản của tỉnh Sơn La.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Nguồn ngân sách: Căn cứ vào nội dung Kế hoạch và các nhiệm vụ cụ thể, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài Chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, HTX và các nguồn huy động hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương xây dựng phương án tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu; tập huấn, hướng dẫn cho các hợp tác xã, doanh nghiệp về các Hiệp định thương mại tự do FTA. Tận dụng các ưu đãi về thuế của FTA để tìm kiếm thị trường và đối tác.

- Phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc với các đơn vị tiêu thụ, chế biến nông sản;

- Phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh để theo dõi cập nhật tình hình thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu với Trung Quốc và thông tin cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã của tỉnh; cung cấp thông tin về các đơn vị đầu mối xuất khẩu nông sản;

- Thường xuyên cập nhật, triển khai thực hiện thông tin và dự báo thị trường nông sản.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển thương mại điện tử; hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản của Sơn La tham gia giao dịch tại các sàn thương mại điện tử.

- Tham mưu tổ chức Hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong nước để quảng bá, xúc tiến tiêu thụ nông sản; xây dựng các Video để quảng bá các sản phẩm Xoài, Nhãn, Mận để quảng bá kết nối tiêu thụ.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp, Sở Kế hoạch đầu tư tìm kiếm nhà tiêu thụ lớn, các thị trường mới, giúp các doanh nghiệp, HTX đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

- Phối hợp với các sở, ngành xây dựng, phát hành ấn phẩm dưới dạng video, tin bài, ấn phẩm… phục vụ hiệu quả cho công tác tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La đến các thị trường.

- Làm việc với các nhà máy chế biến như: TH, SI, Phúc Sinh, Nafood, Doveco… để bàn kế hoạch đưa các sản phẩm hàng hóa nông sản của tỉnh Sơn La để cung cấp tiêu thụ vào các nhà máy chế biến.

- Phối hợp với các Sở, UBND các huyện, thành phố triển khai nhiệm vụ về xúc tiến thương mại và tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông sản;

2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Thông tin tới UBND các huyện, thành phố về tình hình xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản tại một số nước trên thế giới hàng tháng; thị trường lúa gạo, rau, cà phê hàng tuần; thị trường nông sản hàng tháng.

- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất ra các sản phẩm nông lâm thủy sản và thực phẩm của tỉnh đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước; phát triển các vùng nguyên liệu nông sản hàng hóa, tập trung, bền vững phục vụ các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt các mặt hàng nông lâm thủy sản của tỉnh.

- Làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan trong việc cấp mã số vùng trồng cho nông sản phục vụ xuất khẩu, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

- Chủ động đề xuất với UBND tỉnh chương trình làm việc với các tập đoàn thương mại, tổ chức liên quan đến sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản;.

- Chủ trì nghiên cứu, tham mưu đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sơ chế, bảo quản nông sản;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, UBND các huyện, thành phố khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với người nông dân, HTX.

3. Sở Kế hoạch & Đầu tư

- Phối hợp với các sở ngành liên quan, chủ động làm việc với cơ quan truyền thông của Trung ương, các địa phương và trong tỉnh, các hệ thống phân phối lớn đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan rà soát Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 09/3/2020 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đề xuất sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính khả thi của các chính sách, phù hợp với thực tiễn của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành xây dựng và phát hành phóng sự, video, tin bài … phục vụ hiệu quả cho công tác tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La đến các thị trường.

- Theo dõi sát diễn biến dịch bệnh và các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 để cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch tổ chức các sự kiện xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La năm 2021 diễn ra hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

- Phối hợp làm việc với Đại sứ quán, tham tán thương mại các nước, trước tiên là tham tán thương mại Trung Quốc để xuất khẩu sản phẩm.

- Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện/thành phố đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án, xây dựng chính sách hỗ trợ sơ chế, bảo quản nông sản;

- Kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của tỉnh với hệ thống chuỗi cửa hàng tiện Vinmart và hệ thống các nhà phân phối lớn trong và ngoài nước; duy trì hoạt động của cửa hàng giới thiệu sản phẩm Sơn La tại nhà khách Thanh Xuân - Hà Nội; chấn chỉnh lại hoạt động của Khu nhà nổi;

- Làm việc với Công ty Cổ phần Vinaseed, Siêu thị Big C Hà Nội, siêu thị Vinmart, siêu thị Co.opmart...

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương tìm kiếm nhà tiêu thụ lớn, các thị trường mới, giúp các DN, HTX đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

- Chủ trì xây dựng Đề án tổng thể về tuyên truyền quảng bá các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Sơn La nhằm triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, có trọng điểm và đạt hiệu quả cao.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La

- Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông.

- Duy trì hoạt động đăng tải thông tin về nông sản của tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị, các Sở, Ngành;

- Phối hợp xây dựng các phóng sự tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về nông sản của tỉnh để phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá đạt hiệu quả.

- Tham gia các chương trình xúc tiến thương mại để xây dựng tin, bài, phóng sự, clip, tăng cường thời lượng tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, thông tin về thị trường hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Hỗ trợ các sở, ngành, các huyện, thành phố làm việc với các cơ quan truyền thông của trung ương và các tỉnh để đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm của tỉnh.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung cao cho việc xây dựng nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh; đẩy mạnh việc thực hiện đăng ký bảo hộ tại nước ngoài cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cập nhật các thông tin liên quan đến các quy định về các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế; các quy định về hàng rào phi thuế; các cam kết về quy tắc xuất xứ hàng hóa

6. Sở Tài chính

Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại và tiêu thụ, xuất khẩu nông sản của tỉnh trong điều kiện tình hình dịch bệnh Covid-19; Đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở bảo quản, chế biến như: hỗ trợ xây dựng nhà lạnh, kho lạnh, Contener lạnh... để bảo quản các sản phẩm nông sản.

7. Sở Y tế

- Phối hợp với các Sở, Ngành, UBND các huyện/thành phố để đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng chống dịch bệnh khi tổ chức triển khai các sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

- Trên cơ sở danh sách các lái xe, phụ xe chuyên vận chuyển nông sản của tỉnh do UBND các huyện, thành phố tổng hợp, xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm Vaccin phòng chống dịch Covid 19 cho đội xe vận chuyển các sản phẩm nông sản của tỉnh để đưa các sản phẩm nông sản của tỉnh đi tiêu thụ theo đúng đối tượng sử dụng theo quy định.

- Tăng cường công tác phòng dịch, khử trùng đối với các xe chuyên vận chuyển nông sản ra vào trên địa bàn tỉnh.

8. Sở Ngoại vụ

- Xây dựng kế hoạch làm việc với các Tham tán thương mại của các Đại sứ quán các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 04 nước Bắc Âu (Phần Lan, Thụy Điển, Na UY, Đan Mạch); trước tiên sẽ làm việc với Tham tán thương mại của Đại sứ quán Trung Quốc.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức đón tiếp, làm việc với thương nhân Trung Quốc đến tỉnh Sơn La nghiên cứu, khảo sát kết nối tiêu thụ và xuất khẩu nông sản (đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh Covid-19).

9. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các Sở, UBND các huyện, thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai cho các doanh nghiệp để xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản.

10. Sở Giao Thông Vận tải

- Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải chủ động phối hợp, ký hợp đồng với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể để vận chuyển các sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố; không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng cước phí vận tải, chèn ép các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể trong việc vận chuyển sản phẩm nông sản.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố lập danh sách lái xe, phụ xe vận chuyển sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố gửi Sở Y tế để tổ chức tiêm Vaccin phòng chống dịch Covid-19.

11. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát vùng nguyên liệu; hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã;

- Chủ động đề xuất cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các hợp tác xã để đẩy mạnh phát triển sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản trong tỉnh;

- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

12. Đề nghị Tỉnh Đoàn Sơn La, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đoàn viên, hội viên của mình ưu tiên lựa chọn sử dụng các sản phẩm hàng hóa nông sản của tỉnh.

- Tỉnh Đoàn chỉ hệ thống đoàn cơ sở tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

13. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh

- Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.

- Tư vấn, hỗ trợ hội viên đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;

- Kết nối với các Hội nông dân, Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề… của các tỉnh, thành phố đề nghị hỗ trợ tỉnh Sơn La tiêu thụ sản phẩm nông sản.

- Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, HTX tới các cấp có thẩm quyền; phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, HTX và người dân.

14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng phương án, trong đó có các giải pháp cụ thể để sản xuất, tiêu thụ nông sản trình Huyện ủy/Thành ủy và xây dựng Kế hoạch triển khai của UBND huyện/thành phố;

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn Hợp tác xã áp dụng quy trình sản xuất nông sản an toàn để đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn nhằm tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại trong nước và xuất khẩu.

- Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm.

- Chủ động kết nối với hệ thống siêu thị, nhà phân phối lớn, tìm kiếm thị trường mới để đẩy mạnh tiêu thụ hết các sản phẩm.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp, Hợp tác xã của huyện/thành phố tham gia tích cực các chương trình xúc tiến thương mại.

- Chỉ đạo tuyên truyền, vận động các phòng ban, đơn vị và người dân sử dụng sản phẩm của địa phương;

- Phối hợp với các Sở, ngành hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ của các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn.

- Phối hợp với các Sở liên quan xây dựng vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

- Tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu của huyện, nhằm kết nối các doanh nghiệp, tư thương thu mua với các hợp tác xã trên địa bàn.

- Vận động, xây dựng nhà thu gom, đội vận tải để chủ động thu gom, vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã thu gom trên địa bàn mở rộng quy mô và năng lực thu gom, bảo quản. Chủ động tận dụng, thuê, sử dụng các sân bãi, nhà xưởng, lò sấy… của các cơ sở chế biến các loại hàng hóa khác khi chưa đến thời điểm sản xuất để sử dụng làm kho chứa, sơ chế, chế biến.

- Chỉ đạo cơ quan y tế huyện hướng dẫn doanh nghiệp, HTX, nhà thu gom, đội vận tải thực hiện công tác phòng chống dịch.

- Lập danh sách nhà thu gom, đội vận tải đề nghị tiêm phòng vacxin để chống dịch.

- Tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của HĐND tỉnh Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La; Các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

15. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng

Phối hợp với các Sở, Ngành hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với các gói tín dụng ưu đãi, đẩy nhanh tiến độ thẩm định và giải ngân vốn vay cho các doanh nghiệp, hợp tác xã vay phục vụ thu gom và chế biến nông sản.

16. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Chủ động phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố hỗ trợ doanh nghiệp, HTX vận chuyển nông sản đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố.

Trên đây là Kế hoạch Triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa ứng phó với tác động của dịch Covid-19 năm 2021. Đề nghị các Sở, Ngành, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 10 ngày về tình hình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh từ 20/5/2021 đến hết năm 2021. Cụ thể:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố báo cáo chi tiết, cụ thể về diện tích, sản lượng, thời điểm thu hoạch, số lượng tiêu thụ, giá bán, đơn vị chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản: Xoài, Nhãn, Mận, Chè, Cà phê…. (gửi Sở Công Thương tổng hợp trước ngày 01, 10, 20 hàng tháng).

- Sở Kế hoạch và đầu tư thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, công tác tuyên truyền, quảng bá sản p hẩm nông sản (gửi Sở Công Thương tổng hợp trước ngày 01, 10, 20 hàng tháng).

- Sở Công Thương đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện chế độ báo cáo; tổng hợp, xây dựng báo cáo với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 598 về tình hình xúc tiến thương mại, sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản định kỳ 10 ngày (vào ngày 01, 10, 20 hàng tháng).

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Công Thương;
- Bộ NN và PTNT;
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy (phối hợp chỉ đạo);
- Các sở, ngành cấp tỉnh; - Tỉnh Đoàn Sơn La (phối hợp thực hiện);
- Liên đoàn lao động tỉnh (phối hợp thực hiện);
- Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh (phối hợp thực hiện);
- Hội Nông dân tỉnh (phối hợp thực hiện);
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- Liên minh HTX tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Sơn La, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử;
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Biên KT. 30 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Công

 

PHỤ LỤC 01

DỰ ƯỚC DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA TỈNH SƠN LA NĂM 2021

TT

Sản phẩm

Năm 2020

Năm 2021

Thời gian thu hoạch

Diện tích (ha)

Sản lượng (Tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (Tấn)

 

1

2

3

4

5

6

 

Tổng

158.200

1.516.734

168.890

1.648.239

 

II

Cây ăn quả và sơn tra

78.850

336.330

87.520

448.630

 

1

Xoài

18.918

54.274

19.000

65.223

Tháng 5 - 8

2

Nhãn

18.702

89.379

19.224

98.500

Tháng 7 - 9

3

Chanh leo

1.894

18.003

1.893

18.061

Tháng 4 - 12

4

Chuối

5.350

47.795

5.500

54.750

Quanh năm

5

Mận

11.507

62.418

8.618

68.217

Tháng 5 - 7

6

Thanh long

185

537

196

915

Tháng 5 - 11

7

Sơn tra

12.460

28.590

12.840

33.310

Tháng 9 - 11

8

Cây ăn quả khác

9.834

35.334

20.252

109.654

 

II

Cây trồng khác

79.350

1.180.404

81.370

1.199.609

 

9

Chè

5.772

48.630

5.772

61.184

 

10

Cà phê

17.804

27.642

17.804

33.827

 

11

Sắn

36.864

432.423

36.864

442.368

 

12

Mía đường

7.852

512.784

7.680

506.880

 

13

Rau các loại

11.058

158.925

13.250

155.350

 

 

PHỤ LỤC 02

DỰ ƯỚC TIÊU THỤ MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA TỈNH SƠN LA NĂM 2021

Đơn vị tính: Tấn

TT

Sản phẩm

Sản lượng

Chế biến

Xuất khẩu

Tiêu thụ trong nước

Tổng

Siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích

Chợ đầu mối, Đại

Hộ kinh doanh

Khác

Tổng

Sản phẩm tươi

Sản phẩm chế biến

Sản phẩm tươi

Sản phẩm chế biến

Sản phẩm tươi

Sản phẩm chế biến

Sản phẩm tươi

Sản phẩm chế biến

Sản phẩm tươi

Sản phẩm chế biến

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

Tổng

1.505.275

856.400

175.350

38.250

137.100

1.329.925

2.850

3.300

436.000

188.000

63.650

95.150

108.125

432.850

1

Xoài

65.223

20.000

8.000

6.000

2.000

57.223

600

400

30.000

 

5.000

300

3.623

17.300

2

Nhãn

98.500

30.000

8.000

5.000

3.000

90.500

900

600

60.000

 

1.500

1.000

1.100

25.400

3

Chanh leo

18.061

3.000

2.500

2.000

500

15.561

200

100

6.000

 

1.000

600

5.861

1.800

4

Chuối

54.750

5.000

4.000

4.000

 

50.750

300

150

40.000

 

1.300

2.200

4.150

2.650

5

Mận hậu

68.217

4.000

200

200

 

68.017

400

500

45.000

 

9.000

1.000

9.617

2.500

6

Thanh long

915

100

50

50

 

865

100

50

 

 

250

50

415

0

7

Chè

61.184

61.000

47.500

 

47.500

13.684

 

1.000

 

6.000

100

4.000

84

2.500

8

Cà phê

33.827

33.000

29.000

 

29.000

4.827

 

500

 

2.000

500

1.000

327

500

9

Sắn

442.368

300.000

60.000

20.000

40.000

382.368

 

 

90.000

80.000

15.000

50.000

17.368

130.000

10

Mía đường

506.880

400.000

15.000

 

15.000

491.880

 

 

50.000

100.000

10.000

35.000

46.880

250.000

11

Rau các loại

155.350

300

1.100

1.000

100

154.250

350

 

115.000

 

20.000

 

18.700

200

Ghi chú: Số lượng sản phẩm nông sản chế biến được quy đổi về số lượng sản phẩm tươi

 

PHỤ LỤC 03

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, TIÊU THỤ, XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HÀNG HÓA ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 NĂM 2021

TT

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Ghi chú

I

Tập trung phát triển vùng nguyên liệu an toàn

1

Làm việc với các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT để đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

 

2

Tăng cường hỗ trợ HTX, hộ kinh doanh áp dụng quy trình sản xuất an toàn

UBND các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT

Thường xuyên

 

3

Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

 

4

Điều chỉnh kế hoạch sản xuất, trồng khảo nghiệm các giống cây trồng cho thu hoạch trái vụ nhằm rải vụ sản xuất

UBND các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Khoa học và công nghệ

Thường xuyên

 

5

Tiếp tục rà soát quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp an toàn

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

 

6

Hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã tiếp tục cấp mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói để đủ điều kiện xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thành phố

Quý II, III

 

7

Hỗ trợ xây dựng, quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hàng hóa của tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

 

II

Nâng cao năng lực sơ chế, bảo quản nông sản

1

Đẩy mạnh phát triển cơ sở sơ chế, chế biến nông sản nhỏ tại địa phương

UBND các huyện, thành phố

Các sở, ban, ngành

Thường xuyên

 

2

Kết nối, hỗ trợ các HTX, nhà thu gom, cơ sở chế biến nông sản chủ động tận dụng thuê các cơ sở kho lạnh để bảo quản của các doanh nghiệp đang chưa sử dụng do chưa đến thời vụ thu hoạch để để bảo quản các sản phẩm nông sản kéo dài thời gian tiêu thụ

Sở Công Thương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thành phố

Quý II, III

 

3

Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX xây dựng các nhà lạnh, kho lạnh, container lạnh… để bảo quản, kéo dài thời gian tiêu thụ nông sản

UBND các huyện, thành phố

Các sở, ban, ngành

Quý II, III

 

4

Làm việc với các nhà máy chế biến nông sản trong và ngoài tỉnh để đề nghị có kế hoạch thu mua, chế biến nông sản của tỉnh, nhất là các sản phẩm sắp tới thời vụ thu hoạch.

Sở Công Thương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thành phố

Quý II, III

 

5

Rà soát Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 09/3/2020 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đề xuất sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính khả thi của các chính sách, phù hợp với thực tiễn của tỉnh.

Sở Kế hoạch và đầu tư

các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

 

III

Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại

1

Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội…

Sở Thông tin và truyền thông; Sở Kế hoạch và đầu tư

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

 

2

Xây dựng và phát hành phóng sự, video clip, tin bài… phục vụ hiệu quả cho công tác tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La đến các thị trường

Sở Kế hoạch và đầu tư

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

Quý II, III

 

3

Xây dựng Đề án tổng thể về tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Sơn La nhằm triển khai hoạt động XTTM đồng bộ, có trọng điểm, hiệu quả

Sở Kế hoạch và đầu tư

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

Quý II

 

4

Nâng cao hiệu quả hoạt động các điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm nông sản Sơn La đã có

Sở Kế hoạch và đầu tư (Trung tâm Xúc tiến đầu tư)

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

Quý II, III

 

6

Nghiên cứu xây dựng các điểm trưng bày, bán sản phẩm Sơn La tại các tỉnh, thành phố; các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu…

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

 

7

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại bằng hình thức trực tuyến

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

Quý II, III

 

8

Hỗ trợ các HTX mở điểm bán hàng nông sản an toàn tại các huyện, thành phố

UBND các huyện, thành phố

Các sở, ban, ngành

Quý II, III

 

IV

Đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu

1

Cung cấp thông tin về sản phẩm (Diện tích, sản lượng, chất lượng…) tới các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp tiêu thụ lớn để nghiên cứu, hỗ trợ tiêu thụ

Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Quý II

 

2

Tổ chức Hội nghị trực tuyến với các điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong nước để quảng bá, kết nối tiêu thụ

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

Quý II

 

3

Phối hợp với các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản của tỉnh vào quảng bá, giao dịch, tiêu thụ qua thương mại điện tử

Sở Công Thương

Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thành phố

Quý II, III

 

4

Làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị hỗ trợ tỉnh mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước EU; hỗ trợ tỉnh Sơn La tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, thông tin các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu nông sản

Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Quý II, III

 

5

Cập nhật thông tin thị trường trong và ngoài nước (từ các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các tỉnh, thành phố, đơn vị tư vấn…) để các cấp, các ngành, các huyện, thành phố và các doanh nghiệp, HTX chủ động nghiên cứu, định hướng sản xuất, kinh doanh

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

 

6

Xây dựng ấn phẩm, video quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La, tập trung vào sản phẩm Mận, Xoài, Nhãn

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

Quý II, III

 

7

Kết nối với các chuỗi phân phối sản phẩm lớn như hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối...

Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Công Thương; UBND các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở khoa học và Công nghệ

Quý II, III

 

8

Làm việc với các Tham tán thương mại của Đại sứ quán các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Bắc Âu (Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy) để đẩy mạnh kết nối và hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước;

Sở Ngoại vụ

Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thành phố

Quý II, III

 

9

Tập huấn, cung cấp thông tin về các FTA, đặc biệt là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa… đối với những thị trường tiềm năng, sản phẩm hàng hóa của tỉnh có khả năng xuất khẩu với số lượng lớn;

Sở Công Thương

Sở Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố

Quý II

 

10

Lựa chọn doanh nghiệp, HTX trong tỉnh có năng lực, kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu, hệ thống bán hàng lớn để hỗ trợ xây dựng thành các mô hình thu gom, xuất khẩu nông sản lớn của tỉnh.

UBND các huyện, thành phố

Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư;

Quý II, III

 

11

Xây dựng 01 - 02 cơ sở thu gom, sơ chế, bảo quản nông sản tại mỗi huyện, thành phố

UBND các huyện, thành phố

Các sở, ngành

Quý II, III

 

12

Xây dựng phương án, đưa ra giải pháp cụ thể về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên địa bàn các huyện, thành phố

UBND các huyện, thành phố

Các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư

Quý II, III

 

V

Nhiệm vụ khác ứng phó với tác động của dịch Covid-19

1

Phối hợp đón tiếp, làm việc với thương nhân Trung Quốc đến tỉnh Sơn La nghiên cứu, khảo sát kết nối tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

Sở Ngoại vụ

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

Quý II, III

Theo tình hình dịch bệnh Covid-19

2

Thành lập đội thu gom, vận tải trên địa bàn để vận chuyển sản phẩm tiêu thụ trong nước trong tình hình dịch Covid-19

UBND các huyện, thành phố

Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư

Quý II, Quý III

Theo tình hình dịch bệnh Covid-19

3

Lập danh sách các lái xe, phụ xe trong đội vận tải thuộc đội chuyên vận chuyển sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố gửi Sở Y tế để tổ chức tiêm Vaccin phòng chống dịch Covid-19

UBND các huyện, thành phố

Sở Giao thông vận tải

Quý II, Quý III

Theo tình hình dịch bệnh Covid-19

4

Xây dựng kế hoạch, tổ chức tiêm Vacxin phòng chống dịch Covid-19 đối với các lái xe, phụ xe vận chuyển nông sản của tỉnh

Sở Y tế

UBND các huyện, thành phố

Quý II, Quý III

Theo tình hình dịch bệnh Covid-19

5

Tăng cường công tác phòng dịch, khử trùng đối với các xe chuyên vận chuyển nông sản ra vào trên địa bàn tỉnh

Sở Y tế

UBND các huyện, thành phố

Quý II, Quý III

Theo tình hình dịch bệnh Covid-19

6

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 để điều chỉnh Kế hoạch tổ chức các sự kiện xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La năm 2021 diễn ra hiệu quả, đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

Sở Kế hoạch và đầu tư

Các sở Công Thương, Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

 

7

Xây dựng chính sách hỗ trợ tín dụng phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, HTX thu gom, chế biến nông sản của tỉnh

Sở Tài Chính

Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường; các ngân hàng, tổ chức tín dụng; UBND các huyện, thành phố.

Thường xuyên

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 152/KH-UBND triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa ứng phó với tác động của dịch Covid-19 năm 2021 do tỉnh Sơn La ban hành

  • Số hiệu: 152/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 22/06/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Nguyễn Thành Công
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản