- 1Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 2Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
- 3Thông tư 10/2016/TT-BTP Quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 149/KH-UBND | Cần Thơ, ngày 11 tháng 7 năm 2022 |
KIỂM TRA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT; HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ; CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT NĂM 2022
Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012, Luật Hòa giải ở cơ sở ngày 20 tháng 6 năm 2013; Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022, cụ thể như sau:
1. Mục đích
a) Đánh giá kết quả triển khai, tổ chức thực hiện các Luật, văn bản của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở;
b) Tháo gỡ những vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện công tác;
c) Xác định các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong quá trình thực hiện để tổng kết, hướng dẫn triển khai nhân rộng.
2. Yêu cầu
a) Việc kiểm tra được tiến hành khách quan, nghiêm túc, hiệu quả;
b) Các đánh giá, đề xuất bảo đảm tính khoa học, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong thời gian tới.
1. Nội dung kiểm tra
a) Công tác phố biển, giáo dục pháp luật:
- Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Công tác triển khai Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022; các hoạt động liên quan về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Hoạt động của Hội đồng và Thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố;
- Bảo đảm kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện chính sách xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Việc xây dựng các mô hình mới, hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả;
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật;
- Việc đăng tải, triển khai các tài liệu tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của thành phố;
- Việc triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật;
- Việc thực hiện Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật;
- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan, ban ngành, đoàn thể, địa phương và giám sát của các cơ quan dân cử đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Công tác hòa giải ở cơ sở:
- Thực hiện các nhiệm vụ theo Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Tình hình thực hiện hòa giải ở cơ sở;
- Mô hình, biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở;
- Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác hòa giải ở cơ sở.
c) Chuẩn tiếp cận pháp luật:
- Tình hình thực hiện đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
- Thực trạng của địa phương so với chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật;
- Mô hình, biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật;
- Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
2. Hình thức kiểm tra
a) Tự kiểm tra theo các nội dung kiểm tra:
- Cơ quan được kiểm tra căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tiến hành tự kiểm tra theo các nội dung tại Mục 1 Phần II Kế hoạch này và gửi cho Đoàn kiểm tra;
- Thời kỳ kiểm tra: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến thời điểm được kiểm tra;
- Đối tượng tự kiểm tra: Ủy ban nhân dân quận Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy, huyện Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh.
b) Tổ chức Đoàn kiểm tra của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố:
- Đối tượng kiểm tra: Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều, quận Cái Răng, huyện Phong Điền;
- Thời gian: quý III năm 2022 (thời gian cụ thể sẽ được thông báo);
- Thời kỳ kiểm tra: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến thời điểm được kiểm tra;
- Thành phần Đoàn kiểm tra:
Ông Đoàn Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Tư pháp - Trưởng đoàn.
Mời ông Đinh Trung Trực - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố - Phó Trưởng đoàn.
Đại diện Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đại diện một số thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố tham gia Đoàn kiểm tra.
Giao thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố thành lập Đoàn kiểm tra gồm các thành viên cụ thể.
3. Cách thức kiểm tra
a) Đối với hình thức tự kiểm tra: Căn cứ vào nội dung kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức tự kiểm tra và gửi báo cáo kết quả tự kiểm tra về Sở Tư pháp trước ngày 31 tháng 10 năm 2022 để tổng hợp kết quả báo cáo Hội đồng và Ủy ban nhân dân thành phố;
b) Đối với kiểm tra trực tiếp: Đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp tại Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều, quận Cái Răng, huyện Phong Điền. Đoàn kiểm tra sẽ có thông báo cụ thể về thời gian, thành phần tham dự... đến đơn vị được kiểm tra;
c) Sau khi kết thúc kiểm tra, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố có thông báo kết luận kiểm tra đối với từng đơn vị; đồng thời, báo cáo kết quả kiểm tra cho Hội đồng và Ủy ban nhân dân thành phố.
Kinh phí phục vụ công tác kiểm tra được bố trí trong kinh phí hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được cấp cho Sở Tư pháp năm 2022.
1. Các đơn vị được kiểm tra chuẩn bị báo cáo bằng văn bản các nội dung yêu cầu kiểm tra, bố trí địa điểm để làm việc với Đoàn kiểm tra và cung cấp tài liệu liên quan cho Đoàn kiểm tra.
2. Trước thời điểm kiểm tra 03 ngày làm việc, các đơn vị được kiểm tra gửi nội dung báo cáo của đơn vị mình cho Đoàn kiểm tra thông qua Thư ký đoàn theo đề cương đính kèm.
3. Giao Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố thành lập Đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra đối với các cơ quan, đơn vị theo Kế hoạch này, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện.
4. Sở Tư pháp (Cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố) theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, tổ chức kiểm tra và thực hiện Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Tư pháp) để được hướng dẫn
(Đính kèm Đề cương báo cáo)
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾT QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT; HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ; XÂY DỰNG CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
(Mốc báo cáo từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến thời điểm kiểm tra)
1. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Việc ban hành kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác PBGDPL;
b) Việc triển khai, tổ chức thực hiện công tác PBGDPL tại địa phương:
- Nội dung pháp luật được phổ biến: Thống kê các văn bản pháp luật, nội dung pháp luật đã tuyên truyền, phổ biến; việc phổ biến các văn bản luật được Quốc hội thông qua;
- Các hình thức PBGDPL cụ thể đã triển khai thực hiện (có số liệu cụ thể đê minh họa cho từng loại hình thức);
- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù theo quy định của Luật PBGDPL (PBGDPL cho người dân tộc thiểu số; cho người lao động trong doanh nghiệp; cho nạn nhân bạo lực gia đình; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn...);
- Công tác PBGDPL trong nhà trường;
- Việc tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật” tại địa phương;
- Tình hình thực hiện các chương trình, đề án về PBGDPL;
- Sự phối hợp với cơ quan, tổ chức, các ngành là thành viên Hội đồng trong công tác PBGDPL.
c) Việc củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp PBGDPL tại các quận, huyện và đội ngũ người làm công tác PBGDPL:
- Công tác chỉ đạo, củng cố, kiện toàn Hội đồng; ban hành Quy chế hoạt động, danh sách thành viên Hội đồng và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng theo quy định tại Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL;
- Việc xây dựng Kế hoạch hoạt động hàng năm; triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng và việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng;
- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác PBGDPL, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở;
- Việc tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ làm công tác PBGDPL.
d) Việc đầu tư cơ sở, vật chất, kinh phí cho công tác PBGDPL (bao gồm cả kinh phí cho Hội đồng Phối hợp PBGDPL cấp huyện); việc xã hội hóa, huy động nguồn lực cho công tác PBGDPL; ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số trong công tác PBGDPL;
đ) Việc xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác tủ sách pháp luật;
e) Những mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác PBGDPL tại địa phương;
g) Việc ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong công tác PBGDPL;
h) Việc đăng tải, triển khai các tài liệu tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử PBGDPL của thành phố;
i) Việc triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật;
k) Việc kiện toàn, củng cố đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật theo Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật;
l) Công tác chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, địa phương và giám sát của các cơ quan dân cử đối với công tác PBGDPL.
a) Công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở;
b) Củng cố, kiện toàn tổ hòa giải, hòa giải viên; thành lập đội ngũ tập huấn viên hoà giải cơ sở; tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên.
c) Kết quả triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở:
- Biên soạn, phát hành tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở;
- Hỗ trợ nguồn lực, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác hòa giải ở cơ sở;
- Công tác tự kiểm tra, thống kê số liệu, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về hòa giải ở cơ sở;
- Việc phát huy vai trò nòng cốt của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên theo quy định của pháp luật.
3. Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các văn bản triển khai thực hiện quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
b) Việc thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật; xây dựng, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng;
c) Kết quả công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật:
- Số xã đạt chuẩn, xã chưa đạt chuẩn và giải pháp để đạt những chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
- Việc công bố danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên Trang thông tin điện tử ở địa phương;
- Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí để triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
II. VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN; TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Vướng mắc, khó khăn; tồn tại, hạn chế
a) Xác định tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đề xuất giải pháp đe nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL;
b) Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại cần khắc phục, tháo gỡ. Kiến nghị, đề xuất, giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hoà giải ở cơ sở;
c) Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; kiến nghị, đề xuất, giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân chủ quan;
b) Nguyên nhân khách quan.
3. Giải pháp khắc phục
- 1Kế hoạch 150/KH-UBND kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012
- 2Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2017 kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác hòa giải ở cơ sở, tình hình xây dựng và thực hiện hương ước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
- 3Kế hoạch 283/KH-UBND năm 2019 về kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 977/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 5Kế hoạch 114/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" do tỉnh Nam Định ban hành
- 6Kế hoạch 1676/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 977/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 7Kế hoạch 236/KH-UBND về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 2Kế hoạch 150/KH-UBND kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012
- 3Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
- 4Thông tư 10/2016/TT-BTP Quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2017 kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác hòa giải ở cơ sở, tình hình xây dựng và thực hiện hương ước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
- 6Quyết định 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 283/KH-UBND năm 2019 về kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 977/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 11Kế hoạch 114/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" do tỉnh Nam Định ban hành
- 12Kế hoạch 1676/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 977/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 13Kế hoạch 236/KH-UBND về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 do tỉnh Bình Thuận ban hành
Kế hoạch 149/KH-UBND về kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 do thành phố Cần Thơ ban hành
- Số hiệu: 149/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/07/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Nguyễn Ngọc Hè
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/07/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định