UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 111/KH-UBND | Thanh Hóa, ngày 12 tháng 7 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ, TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ
Thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; Kế hoạch số 28/KH - UBND ngày 20/02/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa; nhằm đánh giá, đôn đốc, hướng dẫn kịp thời công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác hòa giải ở cơ sở, công tác xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật, công tác hòa giải ở cơ sở, tình hình xây dựng và thực hiện hương ước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2017 như sau:
l. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nắm bắt tình hình và kết quả triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật hòa giải ở cơ sở; Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017;
2. Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước;
3. Công tác kiểm tra phải được thực hiện khách quan, nghiêm túc, tiết kiệm, đúng nội dung, tiến độ theo kế hoạch, đảm bảo phục vụ có hiệu quả cho việc chỉ đạo, quản lý công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở và xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trong thời gian tiếp theo.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh: Kiểm tra tình hình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Tại các huyện, thị xã, thành phố: Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
(Nội dung kiểm tra cụ thể thực hiện theo đề cương báo cáo ban hành kèm theo Kế hoạch này).
III. CÁCH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Cách thức kiểm tra
1.1. Kiểm tra trực tiếp tại các sở, ban, ngành, địa phương
Tổ chức thành lập 3 Đoàn kiểm tra để thực hiện kiểm tra trực tiếp tại một số sở, ngành, địa phương. Đoàn kiểm tra do các đồng chí Ủy viên Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh làm Trưởng đoàn và Phó Trưởng đoàn. Thành viên tham gia Đoàn kiểm tra có đại diện lãnh đạo phòng, ban của các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, cụ thể như sau:
a) Đoàn kiểm tra số 1:
Thành phần Đoàn kiểm tra: Đồng chí Hoàng Văn Truyền, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Phó Giám đốc Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn. Đ/c Ngô Quang Tự, Phó Tổng biên tập Báo Thanh Hoá làm Phó Trưởng đoàn. Thành viên trong đoàn gồm đại diện các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa thể thao và du lịch, Sở Tư pháp.
Kiểm tra tại: Cục thuế tỉnh; huyện Ngọc Lặc, Như Xuân.
b) Đoàn kiểm tra số 2:
Thành phần Đoàn kiểm tra: Đ/c Hoàng Khắc Trung, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh làm Trưởng đoàn. Đ/c Nguyễn Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm Phó Trưởng đoàn. Thành viên trong đoàn gồm đại diện các cơ quan: Ủy ban MTTQ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tư pháp.
Kiểm tra tại: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thành phố Thanh Hóa, huyện Thiệu Hóa.
c) Đoàn kiểm tra số 3:
Thành phần Đoàn kiểm tra: Đ/c Đỗ Hữu Quyết, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông làm Trưởng đoàn. Đ/c Phạm Văn Phượng, Phó Giám đốc Sở Y tế làm Phó Trưởng đoàn. Thành viên trong đoàn gồm đại diện các cơ quan: Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nông dân tỉnh, Ban Dân tộc, Sở Tư pháp.
Kiểm tra tại: Sở Giao thông vận tải; huyện Bá Thước, Vĩnh Lộc.
Tại mỗi đơn vị, địa phương, Đoàn kiểm tra làm việc với đại diện lãnh đạo sở, ngành; đại diện Lãnh đạo UBND, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện, các phòng, đơn vị, đoàn thể có liên quan, nghe báo cáo, thảo luận về các nội dung tại mục II, Kế hoạch này và làm việc trực tiếp với 01 hoặc 02 đơn vị cơ sở, trực thuộc.
1.2. Hoạt động kiểm tra của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố
Cùng với hoạt động kiểm tra của các Đoàn kiểm tra tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra và tự tổ chức kiểm tra, báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp).
2. Thời gian kiểm tra
Thời gian kiểm tra từ ngày 01/9/2017 đến ngày 01/10/2017. Các Trưởng đoàn kiểm tra thông báo cụ thể về thời gian kiểm tra tại các đơn vị, địa phương.
Kết thúc đợt kiểm tra các Đoàn kiểm tra, các đơn vị, địa phương tự kiểm tra báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) trước ngày 15/10/2017 để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp, UBND tỉnh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện kiểm tra theo quy định về chế độ tài chính hiện hành. Đối với các Đoàn kiểm tra của tỉnh, Sở Tư pháp - cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật hỗ trợ một phần kinh phí để phục vụ cho hoạt động chuyên môn của Đoàn kiểm tra (Tổng hợp kết quả, chuẩn bị báo cáo và các hoạt động khác phục vụ công tác kiểm tra).
2. Trưởng các Đoàn kiểm tra thông báo lịch kiểm tra cho thành viên Đoàn kiểm tra và các sở, ban, ngành, UBND các huyện thuộc địa bàn kiểm tra.
3. Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thuộc địa bàn kiểm tra:
- Chuẩn bị báo cáo bằng văn bản gửi về Trưởng đoàn kiểm tra và cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (Sở Tư pháp) trước 05 ngày Đoàn tiến hành kiểm tra.
- Mời đại biểu đúng thành phần, gồm: Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện; Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, các phòng, đơn vị, đoàn thể có liên quan làm việc với Đoàn kiểm tra.
4. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tạo điều kiện cho các thành viên trong Đoàn kiểm tra tham gia, thực hiện tốt công tác kiểm tra./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Kế hoạch kiểm tra số 111/KH-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác hòa giải ở cơ sở và tình hình xây dựng, thực hiện hương ước)
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Đánh giá về kết quả triển khai
Các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố đánh giá tình hình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ ngày 01/01/2016 đến thời điểm kiểm tra, gồm các nội dung:
- Công tác ban hành văn bản (Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn) triển khai Kế hoạch số 28/KH - UBND ngày 20/02/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017; các đề án, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Củng cố, kiện toàn và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các huyện, thị xã, thành phố; củng cố kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật và nâng cao chất lượng hoạt động cho lực lượng này (số lượng, chất lượng, việc tập huấn nghiệp vụ, pháp luật và tình hình, kết quả hoạt động của đội ngũ này (có số liệu thống kê cụ thể).
- Nội dung hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó, tập trung đánh giá các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật mới, có hiệu quả (có số liệu cụ thể);
- Công tác xây dựng quản lý và khai thác tủ sách pháp luật tại các cơ quan, đơn vị và tủ sách pháp luật cấp xã theo quy định tại Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 12/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Kết quả triển khai công tác PBGDPL theo nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 28/KH - UBND ngày 20/02/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017.
- Việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
2. Tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân.
3. Bài học kinh nghiệm, những cách làm hay, sáng tạo (nếu có)
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
1. Kết quả triển khai (báo cáo số liệu cụ thể).
- Công tác chỉ đạo hướng dẫn (Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện).
- Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.
- Củng cố, kiện toàn tổ hòa giải, hòa giải viên; tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên.
- Biên soạn, phát hành tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở.
- Tình hình và kết quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.
- Kiểm tra, thống kê số liệu, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về hòa giải ở cơ sở.
- Việc tham gia thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận theo quy định của pháp luật.
2. Tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân
3. Bài học kinh nghiệm, những cách làm hay, sáng tạo (nếu có)
III. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG, THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC
1. Thực trạng xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
1.1. Sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương và nhận thức của cộng đồng dân cư, người dân đối với việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước (nêu rõ các văn bản đã được ban hành).
- Quan hệ phối hợp giữa cơ quan Tư pháp với cơ quan Văn hóa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp trong xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
1.2. Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước.
- Tình hình xây dựng hương ước, quy ước
+ Tổng số hương ước, quy ước được ban hành (nêu rõ số lượng làng, bản, thôn, ấp, khu dân cư đã xây dựng hương ước, quy ước; số lượng hương ước, quy ước đã được phê duyệt, số lượng hương ước, quy ước chưa được phê duyệt).
+ Nội dung và hình thức thể hiện của hương ước, quy ước (nội dung chủ yếu của hương ước, quy ước; có đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức của hương ước, quy ước theo quy định không; có sự sao chép quy định của pháp luật, của hương ước, quy ước mẫu không? có phù hợp với truyền thống, phong tục và bản sắc của địa phương không? có đưa ra những quy định trái pháp luật không? ...)
+ Việc tuân thủ thủ tục soạn thảo, thông qua, phê duyệt hương ước, quy ước.
+ Sửa đổi, bổ sung các bản hương ước, quy ước (nêu rõ số lượng hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung; số lượng hương ước, quy ước được ban hành mới sau các đợt rà soát).
- Tình hình thực hiện hương ước, quy ước:
+ Việc niêm yết, phổ biến hương ước, quy ước đã được phê duyệt đến từng thành viên trong cộng đồng dân cư; việc tổ chức thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn; mức độ chấp hành, thực hiện của người dân đối với quy định được đề ra trong các bản hương ước, quy ước;
+ Kiểm tra việc thực hiện hương ước, quy ước hàng năm (nêu rõ những vấn đề phát hiện được qua kiểm tra từ thực tiễn thực hiện hương ước, quy ước của địa phương);
+ Việc lồng ghép xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, các cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các phong trào, cuộc vận động khác do Trung ương và địa phương phát động.
- Các điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước (bố trí cán bộ; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ này; kinh phí của địa phương dành cho việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước).
1.3. Các mô hình điển hình của địa phương trong việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
2. Đánh giá kết quả xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
- Hiệu quả đạt được (đánh giá vai trò, tác động, sự cần thiết của việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân ở địa phương; trong xây dựng, tổ chức các hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư).
- Tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân.
- Bài học kinh nghiệm, những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả.
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Kiến nghị, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước./.
- 1Chỉ thị 685/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2Quyết định 10/2017/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018-2021
- 3Quyết định 2062/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4Nghị quyết 21/2017/NQ-HĐND quy định mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 5Kế hoạch 782/KH-UBND năm 2017 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; quy ước khóm, ấp và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2018
- 6Quyết định 114/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2018 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 7Kế hoạch 149/KH-UBND về kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 2Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
- 3Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2012 tăng cường công tác xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4Chỉ thị 685/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 5Quyết định 10/2017/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018-2021
- 6Quyết định 2062/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7Nghị quyết 21/2017/NQ-HĐND quy định mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 8Kế hoạch 782/KH-UBND năm 2017 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; quy ước khóm, ấp và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2018
- 9Quyết định 114/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2018 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 10Kế hoạch 149/KH-UBND về kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 do thành phố Cần Thơ ban hành
Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2017 kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác hòa giải ở cơ sở, tình hình xây dựng và thực hiện hương ước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
- Số hiệu: 111/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/07/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Lê Thị Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định