Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1266/KH-UBND | Quảng Bình, ngày 05 tháng 7 năm 2024 |
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2025
Thực hiện Công văn số 63 0/BKHCN-KHTC ngày 01/3/2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN và ĐMST) và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2025. Trên cơ sở tình hình thực hiện năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, UBND tỉnh Quảng Bình xây dựng kế hoạch KH,CN và ĐMST và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2025 như sau:
- Về việc ban hành chính sách, pháp luật có liên quan đến phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN và ĐMST) của tỉnh: Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học và công nghệ (KH&CN), trong thời gian qua việc ban hành chính sách, pháp luật có liên quan đến phát triển KH,CN và ĐMST của tỉnh đảm bảo tính kịp thời, tính khả thi và phù hợp với các văn bản, chính sách hiện hành của Nhà nước, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Trong đó một số văn bản quan trọng có tác động lớn đến hoạt động KH&CN của địa phương, như: Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 24/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới; Nghị quyết số 55/2023/NQ-HĐND ngày 02/10/2023 của HĐND tỉnh quy định định mức lập dự toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 13/01/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục và tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình thực hiện năm 2023; Kế hoạch số 509/KH-UBND ngày 24/3/2023 của UBND tỉnh về tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2023; Quyết định số 712/QĐ-UBND ngày 04/4/2023 của UBND tỉnh về việc thành lập ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1762/QĐ-UBND ngày 05/07/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kịch bản diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2023; Kế hoạch số 1404/KH-UBND ngày 13/07/2023 vệ việc thực hiện Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 24/5/2023 và Kế hoạch số 107/KH-TU ngày 09/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện và nghiên cứu học tập Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới; Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 28/03/2024 về việc phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các tổ chức hành chính thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình...
- Về thực hiện cơ chế, chính sách về tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập: Thực hiện Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/06/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Thông tư số 01/2017/TT-BKHCN ngày 12/01/2017 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Thông tư số 90/2017/TT-BTC ngày 30/8/2017 của Bộ Tài chính quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Các tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh đang tập trung đầu tư nâng cao năng lực để đảm bảo thực hiện theo đúng lộ trình tự chủ về tài chính và sáp nhập đã được phê duyệt. Đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ có 01 tổ chức đã tự chủ về tài chính cho hoạt động chi thường xuyên và 01 tổ chức tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên[1].
- Về thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước: Việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước được triển khai, thực hiện đúng theo Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.
- Về cơ chế, chính sách và quy định quản lý tài chính liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN:
Về nội dung, định mức chi đối với nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh: Trên cơ sở Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10/01/2023 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và Thông tư số 02/2023/TT-BKCN ngày 08/5/2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành hướng dẫn một số nội dung chuyên môn phục vụ công tác xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 55/2023/NQ-HĐND ngày 02/10/2023 của quy định định mức lập dự toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nội dung, định mức chi đối với nhiệm vụ KH&CN. Đồng thời công tác quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN cũng được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKH&CN-BTC ngày 30/12/2015 về cơ chế khoán chi đối với thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN. Qua đó đã góp phần nâng cao quyền tự chủ cũng như trách nhiệm của hội đồng khoa học, tạo tính chủ động cho các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiệm vụ KH&CN.
- Về thực hiện cơ chế, chính sách về sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN: Công tác thu hút, tuyển dụng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học, nhất là cán bộ khoa học công nghệ đầu ngành, các chuyên gia giỏi luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm. Tỉnh đã ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch số 463/KH-UBND ngày 30/3/2021 thực hiện Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 09/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng công tác cán bộ giai đoạn 2021 - 2025 nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng; đảm bảo đội ngũ nhân lực có sức khỏe tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, năng động, sáng tạo, có kỷ luật lao động, kỹ năng làm việc trong môi trường hội nhập, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nhìn chung việc triển khai thực hiện cơ chế, chính sách và ban hành các văn bản liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ cơ bản đã đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những lợi thế đạt được thì cơ chế quản lý KH, CN và ĐMST còn một số bất cập, thiếu cơ chế, chính sách hữu hiệu để gắn kết giữa KH&CN với sản xuất - kinh doanh và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiễn sản xuất. Việc áp dụng phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng còn khá khó khăn do tên sản phẩm; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được; số lượng quy mô sản phẩm tạo ra; địa chỉ ứng dụng chưa được xác định rõ trong thuyết minh, nên các nhiệm vụ thông thường áp dụng phương thức khoán chi từng phần. Ngoài ra, cơ chế, chính sách về việc xử lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN còn nhiều khó khăn bất cập. Cụ thể: Đối với tài sản được trang bị để triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thường là những tài sản mang tính chuyên môn đặc thù, ít phổ biến nên thường mua sắm mới, ít có tài sản phù hợp để thực hiện hình thức thuê hay điều chuyển; Việc mua sắm tài sản để triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thường gặp nhiều khó khăn, do tài sản mang tính đặc thù, đặc biệt là những tài sản liên quan đến công nghệ mới thường là độc quyền, ít nhà cung cấp do vậy việc thực hiện đúng quy trình mua sắm tài sản theo hình thức chào hàng cạnh tranh hoặc đấu giá gặp nhiều khó khăn. Đối với tài sản là kết quả của quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, đặc biệt là những tài sản vô hình thường mang tính mới và đặc thù, do vậy, các cơ quan tài chính và cơ quan chuyên môn thường gặp khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản.
a. Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp bộ
Trong năm 2023-2024, trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện 02 đề tài cấp Nhà nước; 05 dự án thuộc chương trình nông thôn và miền núi do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý (có Biểu TK1-3, Phụ lục 1 kèm theo). Các đề tài/dự án đã chú trọng đến các nội dung nghiên cứu về tiềm năng và lợi thế của tỉnh, chuyển giao làm chủ các quy trình công nghệ, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến phù hợp với vùng sinh thái của từng địa bàn nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người; đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là đội ngũ khuyến nông viên cơ sở là người địa phương, người dân tộc và người dân góp phần tạo sinh kế cho hàng trăm lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân... Qua thực hiện các đề tài/ dự án, khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ KH&CN của người dân ở vùng nông thôn, miền núi và hiệu quả sản xuất được tăng lên rõ rệt.
Nhìn chung việc triển khai thực hiện các đề tài/dự án đã góp phần khai thác các tiềm năng và lợi thế của tỉnh nhà, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống của nhân dân Vùng nông thôn, miền núi.
b. Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh
Hoạt động quản lý Nhà nước về nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện đồng bộ, sâu sát, chặt chẽ và có nhiều đổi mới. Từ năm 2023 đến nay, đã triển khai thực hiện và quản lý 81 đề tài, dự án cấp tỉnh (trong đó có 32 đề tài, dự án được chuyển tiếp từ các năm trước, thực hiện mới 49 đề tài, dự án). Đã tổ chức chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học 28 đề tài, dự án KH&CN cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai ứng dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Một số đề tài, dự án nghiệm thu đạt kết quả tốt và có tính ứng dụng cao trong thực tiễn (có Biểu TK1-2, Phụ lục 1 kèm theo).
Nhìn chung, công tác quản lý thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã bám sát vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các đề tài, dự án triển khai nghiên cứu đã cung cấp luận cứ khoa học phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Kết quả các nhiệm vụ KH&CN đều được ứng dụng vào sản xuất, đời sống, nhu cầu xã hội đã góp phần quan trọng vào việc tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, du lịch và dịch vụ..., đặc biệt là nâng cao thu nhập cải thiện mức sống cho người lao động.
c. Công tác ứng dụng tiến bộ KH&CN
Công tác ứng dụng tiến bộ KH&CN vào hoạt động sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn đã được quan tâm đầu tư đúng mức, cụ thể: Chú trọng nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu về công nghệ sinh học, vi sinh và giống cây trồng, vật nuôi phục vụ yêu cầu nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu ngành kinh tế. Xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, miền núi và vùng ven biển phục vụ xoá đói giảm nghèo. Công tác tư vấn và chuyển giao công nghệ không ngừng được quan tâm, đặc biệt là việc chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng các giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả cho vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh đã tạo thêm ngành nghề mới, lăng thu nhập cho bà con nông dân.
Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện 46 nhiệm vụ sự nghiệp khoa học và công nghệ, mô hình liên kết ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (có 17 nhiệm vụ được chuyển từ các năm trước sang; năm 2023 phê duyệt thực hiện mới 17 nhiệm vụ; năm 2024 phê duyệt thực hiện mới 12 nhiệm vụ). Trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 đã tổ chức chuyển giao kết quả thực hiện của 29 mô hình, nhiệm vụ để ứng dụng vào thực tiễn đời sống xã hội. Nhìn chung các kết quả thực hiện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao có khả năng phát triển và nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh như: Mô hình trồng và tạo nguồn giống khoai lang Bảo Ninh phù hợp với vùng đất cát nội đồng tỉnh Quảng Bình; mô hình nuôi thử nghiệm gà nhiều cựa Phú Thọ thương phẩm trên địa bàn thành phố Đồng Hới; Nuôi thử nghiệm thương phẩm ốc bươu đen tại Vùng Nam, thị xã Ba Đồn; Nuôi thử nghiệm ngỗng Sư Tử thương phẩm theo phương thức bán thâm canh trên địa bàn xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch; Xây dựng vườn ươm giống cây keo lai BV16 bằng phương pháp giâm hom, phục vụ công tác đào tạo nghề cho bà con dân tộc thiểu số tại huyện Minh Hóa...
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh đã góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương thông qua Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 140 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao và 28 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 4 sao.
a. Công tác đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ
Công tác quản lý các hoạt động chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ được thực hiện thường xuyên. Việc thẩm định công nghệ các dự án đầu tư được thực hiện theo Thông tư 03/2016/TT-BKHCN của Bộ KH&CN và Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017. Trong thời gian từ tháng 01/2023 đến hết tháng 6/2024, đã tổ chức thẩm định/có ý kiến về công nghệ 20 dự án đầu tư[2]. Qua đó đã góp phần định hướng lựa chọn và hoàn thiện công nghệ của dự án đầu tư.
b. Hoạt động Sở hữu trí tuệ
Triển khai hoạt động tuyên truyền các thông tin về sở hữu trí tuệ, giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng ý thức trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; triển khai thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 tại địa phương được phê duyệt tại Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 809/KH-UBND ngày 17/5/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Phối hợp với Văn phòng Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng và các đơn vị có liên quan tổ chức Hội thảo khoa học “Phụ nữ với sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo” và tập huấn “Bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm của địa phương và tài sản trí tuệ hình thành trong nghiên cứu khoa học”.
Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ triển khai nhiệm vụ nhiệm vụ khoa học và công nghệ về phát triển tài sản trí tuệ cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh: “Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm mật ong Phong Nha của tỉnh Quảng Bình”[3]. Bên cạnh đó, địa phương cũng bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ về tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm của địa phương như: Nhãn hiệu tập thể “Nón lá Ba Đồn”, “Ram Ba Đồn, Men riềng Quảng Long”; Nhãn hiệu chứng nhận “Bưởi Tuyên Hóa”, “Hàu Quán Hàu”,... góp phần xây dựng thương hiệu, uy tín và giá trị cho các sản phẩm truyền thống, đặc sản của địa phương.
Công tác tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp được tiến hành thường xuyên, thông qua đó đã giúp các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nắm rõ về hồ sơ, trình tự thủ tục để xác lập quyền. Kết quả theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh đã có 66 đơn đăng ký bảo hộ được nộp ở Cục Sở hữu trí tuệ (trong đó, 65 đơn về bảo hộ nhãn hiệu và 01 đơn về bảo hộ độc quyền sáng chế). Có 38 văn bằng bảo hộ được cấp (gồm 35 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, 01 văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích, 01 văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 01 văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế)[4].
c. Hoạt động quản lý nhà nước về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
Hoạt động phát triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử trên địa bàn tỉnh ngày càng được chú trọng, công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh được kiểm soát chặt chẽ. Trong thời gian từ tháng 01/2023 đến hết tháng 6/2024, toàn tỉnh đã tiến hành thẩm định và cấp/gia hạn giấy phép hoạt động bức xạ cho 31 cơ sở đối với 56 thiết bị X-quang chuẩn đoán trong y tế và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho 13 cán bộ làm công tác phụ trách an toàn bức xạ tại các cơ sở bức xạ trên địa bàn tỉnh. Đến nay đảm bảo 100% thiết bị liên quan bức xạ, hạt nhân được quản lý theo đúng quy định, bao gồm 105 thiết bị X-quang sử dụng tại 47 cơ sở y tế, 13 thiết bị X-quang dùng trong công nghiệp và 7 nguồn phóng xạ dùng trong công nghiệp và thử nghiệm.
Phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ hạt nhân cho cán bộ phụ trách an toàn bức xạ của các cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ. Năm 2023, UBND tỉnh đã tổ chức thành công diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh.
d. Kết quả phát triển doanh nghiệp KH&CN, thị trường KH&CN và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về thị trường khoa học và công nghệ đến các đối tượng quan tâm và có nhu cầu tiếp cận thông tin trong toàn tỉnh luôn chú trọng và thực hiện thường xuyên nhằm thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, khuyến khích sáng tạo khoa học và công nghệ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, góp phần hình thành các doanh nghiệp và tổ chức KH&CN. Đến tháng 6/2024, trên địa bàn tỉnh có 02 doanh nghiệp khoa học và công nghệ[5]; 12 tổ chức khoa học và công nghệ; trong đó, có 05 tổ chức khoa học và công nghệ công lập và 07 tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập[6].
Hoạt động phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo luôn được chú trọng. Trên cơ sở Quyết định số 4319/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2025; Triển khai tổ chức Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Quảng Bình lần thứ III năm 2024, đến nay đã tiếp nhận 40 ý tưởng, dự án của các cá nhân, tổ chức tham dự Cuộc thi.
3. Kết quả công tác quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương; đảm bảo đo lường được chính xác trong các lĩnh vực mua bán, giao nhận, an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường; tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Cụ thể:
- Năm 2023, đã tiến hành 36 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 73 cơ sở, trong đó: 27 cuộc thanh tra đối với 27 cơ sở theo Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 10/01/2023 của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2023; 03 cuộc thanh tra đối với 03 cơ sở theo Kế hoạch số 1042/KH-SKHCN ngày 31/10/2022 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra khoa học và công nghệ năm 2023 và 06 cuộc kiểm tra đối với 43 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Lĩnh vực thanh tra, kiểm tra chủ yếu về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân trong y tế. Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy đa số các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành tốt quy định về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân trong y tế.
- Trong 6 tháng đầu năm 2024, đã tiến hành thanh tra 08 cơ sở gồm: 07 cơ sở trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về đo lường và an toàn bức xạ hạt nhân và 01 cơ sở trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về đo lường trong sử dụng phương tiện đo theo Kế hoạch đã phê duyệt tại Quyết định 426/QĐ-UBND ngày 27/02/2024 về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2024. Qua thanh tra đã phát hiện 01[7] trường hợp vi phạm quy định về an toàn bức xạ và hạt nhân trong y tế và đã tham mưu ban hành 01 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 4.500.000 đồng. Triển khai 03 cuộc kiểm tra với 35 cơ sở gồm: 08 cơ sở kiểm tra về đo lường, chất lượng và ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ; 19 cơ sở kiểm tra về đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa và sở hữu trí tuệ nhằm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán; 08 cơ sở kinh doanh xăng dầu. Kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết các cơ sở đã chấp hành đúng quy định về đo lường, nhãn hàng hóa, sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số mặt hàng tại các ki ốt chợ như: mứt gừng, bánh xoài mứt trái cây,... có nhãn hàng hóa ghi chưa đầy đủ theo quy định.
- Ngoài ra đã tổ chức tiến hành khảo sát, nắm tình hình tuân thủ pháp luật về đo lường tại các chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh; Khảo sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa thép làm cốt bê tông lưu thông trên địa bàn tỉnh; Khảo sát, đánh giá chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường.
Hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa trong thời gian qua đã được tăng cường, nội dung kiểm tra có trọng tâm và đã tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội. Các hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định và bảo đảm không chồng chéo trong hoạt động quản lý. Các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm hàng hóa đã giảm đáng kể, đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh.
- Hoạt động sự nghiệp kỹ thuật về đo lường thử nghiệm luôn được tăng cường và đảm bảo tính đồng bộ, tiên tiến, phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế, nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng phục vụ nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Năng lực kiểm định, hiệu chuẩn, đo lường luôn được phát triển và ngày càng nâng cao, trang thiết bị được đầu tư bổ sung đặc biệt trong lĩnh vực kiểm định hiệu chuẩn trang thiết bị y tế, An toàn bức xạ. Đến nay, Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp chứng nhận cung cấp dịch vụ Kiểm định Hiệu chuẩn Thử nghiệm 46 phương tiện đo; Chỉ định tổ chức Kiểm định Hiệu chuẩn Thử nghiệm 26 phương tiện đo nhóm 2 và 01 chuẩn đo lường.
Trong năm 2023, đã thực hiện kiểm định và hiệu chuẩn được 13.791 phương tiện đo các loại, trên các lĩnh vực; kiểm định đối chứng 7.805 công tơ điện; 1.695 đồng hồ đo nước;
Trong 6 tháng đầu năm 2024, đã thực hiện kiểm định và hiệu chuẩn được 16.021 phương tiện đo các loại; kiểm định đối chứng 12.124 công tơ điện; 273 đồng hồ đo nước. Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2024, sẽ thực hiện kiểm định và hiệu chuẩn được 18.000 phương tiện đo các loại; kiểm định đối chứng 14.000 công tơ điện; 600 đồng hồ đo nước.
- Về kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc chương trình, đề án, kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ ban hành:
+ Triển khai thực hiện Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 676/KH-UBND ngày 29/4/2021 về thực Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình chủ yếu như: thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng, cải tiến năng suất chất lượng; hỗ trợ cho sản xuất, dịch vụ thông minh. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 về chính sách hỗ trợ sáng tạo khoa học và đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025 trong đó có nội dung hỗ trợ lĩnh vực nâng cao năng suất và chất lượng; đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp...nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Từ đầu năm 2023 đến nay, đã hỗ trợ cho 21 lượt đơn vị và cá nhân về thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo chính sách hỗ trợ sáng tạo khoa học và đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn năm 2021-2025, với tổng số tiền là 583.752.000 đồng.
+ Thực hiện Quyết định số 100/TTg-CP ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 767/KH-UBND thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030”. Việc triển khai Đề án đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến các tiêu chuẩn, văn bản pháp luật, các hướng dẫn về hệ thống truy xuất nguồn gốc cho doanh nghiệp thông qua tập huấn, thực hiện các chuyên mục nông nghiệp sạch trên Đài PTTH Quảng Bình, tổ chức Hội thảo khoa học Thông tin truy xuất nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm chủ lực, sản phẩm gắn với Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”... nhằm nâng cao nhận thức về truy xuất nguồn gốc, qua đó tạo sự hưởng ứng và áp dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc. Đồng thời đã hỗ trợ 02 đơn vị thực hiện mô hình ứng dụng nhật ký điện tử theo dõi, giám sát hoạt động sản xuất và hình thành dữ liệu về quá trình sản xuất[8]; Hỗ trợ 06 doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm xây dựng cơ sở dữ liệu và tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm Qrcode. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 168 sản phẩm OCOP của 107 cơ sở sản xuất, kinh doanh có áp dụng tem truy xuất nguồn gốc, mã vạch trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.
+ Triển khai Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 775/KH-UBND ngày 14/5/2021 về nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030. Trong thời gian qua, Tỉnh đã đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cấp tỉnh, cấp quốc gia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ để nâng cao năng suất; xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, kế hoạch nâng cao năng suất lao động, các nhân tố tổng hợp (TFP) dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm đưa năng suất trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, phù hợp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
4. Công tác thông tin và thống kê KH&CN
Công tác thông tin, thống kê KH&CN đã từng bước hiện đại hóa, chất lượng thông tin phong phú và phản ánh kịp thời các hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh. Thông qua các hình thức thông tin, truyền thông đa dạng như: Thư viện điện tử, Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ; các chuyên mục KH&CN định kỳ hàng tháng trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình, xuất bản Bản tin Thông tin KH&CN định kỳ 2 tháng 1 số với 500 bản/số, hoạt động thông tin và truyền thông KH&CN Quảng Bình đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách về phát triển KH&CN của Đảng và Nhà nước; phổ biến tri thức KH&CN, thúc đẩy chuyển giao và nhân rộng kết quả KH&CN, xây dựng nguồn lực thông tin về KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà; góp phần nâng cao dân trí và tạo cầu nối để đưa ứng dụng tiến bộ KH&CN đi vào đời sống.
Công tác thống kê và tư liệu KH&CN đã chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong điều hành và quản lý. Bổ sung cơ sở dữ liệu KH&CN vào thư viện điện tử tổng hợp các ngành và các đề tài, dự án, mô hình KH&CN phục vụ lưu trữ, tra cứu; Bổ sung cơ sở dữ liệu ảnh tư liệu hoạt động KH&CN cho thư viện ảnh phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ và lưu trữ; Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các phần mềm hữu ích phục vụ công tác chuyên môn và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao năng lực khai thác thông tin và ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Thực hiện đăng ký và lưu giữ các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh đã được nghiệm thu; Thực hiện chế độ báo cáo thống kê ngành khoa học và công nghệ theo quy định.
5. Hợp tác và hội nhập quốc tế về KH, CN & ĐMST
Giai đoạn 2023-2024, tình hình chính trị thế giới và khu vực vẫn tiếp tục có những diễn biến bất ổn, phức tạp, lạm phát tăng cao và suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu; trong nước, giá xăng, dầu, nguyên vật liệu biến động mạnh tác động tiêu cực đến hầu hết các ngành kinh tế; dịch bệnh, thiên tai diễn biến phức tạp và ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công tác hợp tác và hội nhập quốc tế về KH, CN & ĐMST của tỉnh nói riêng.
Tuy nhiên, tỉnh Quảng Bình đã quyết liệt chỉ đạo việc tăng cường mở rộng liên kết, quan hệ hợp tác khoa học và công nghệ với bên ngoài nhằm tranh thủ thu hút các nguồn lực để phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ, tiếp thu công nghệ mới, công nghệ cao và các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại, những kinh nghiệm hữu ích nhằm từng bước nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, như: Kế hoạch số 1707/KH-UBND ngày 24/08/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình về thực hiện Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 05/7/2023 của Chính phủ về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch số 156-KH/TU ngày 24/4/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 99-KH/ĐUK ngày 14/05/2024 của ĐUK các cơ quan tỉnh về việc thực hiện Kết luận số 69-KL/TW ngày 11/01/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của BCH Trung ương Đảng về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và Hội nhập quốc tế; Kế hoạch số 2744/KH-UBND ngày 02/01/2024 của UBND tỉnh Quảng Bình về hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Quảng Bình đến năm 2030...
Quảng Bình tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác với tổ chức UNESCO Khu Bảo tồn Hin Nậm Nô (Lào) và các tổ chức bảo tồn, nghiên cứu khoa học, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài như Tổ chức Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (UICN), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF), Tổ chức Bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế (FFI),... trong công tác quản lý và bảo tồn Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẽ Bàng, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục hỗ trợ tỉnh Khăm Muộn trong việc xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Vườn quốc gia Hin Nậm Nô là di sản thiên nhiên thế giới.
Phối hợp với Trường Đại học Khoa học Huế, Trường Đại học Nông lâm Huế; Trường Đại học Quốc gia Hà Nội... thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học. Năm 2023, Tỉnh đã đã tổ chức Đoàn cán bộ cán bộ đi công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm về KH, CN và ĐMST tại Australia. Qua đó, tăng cường học hỏi kinh nghiệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng thời tăng cường quảng bá tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt là lợi thế phát triển du lịch dựa trên sự nổi bật toàn cầu của di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẽ Bàng nhằm kêu gọi xúc tiến, đầu tư vào địa phương.
a. Phát triển hạ tầng KH&CN
Năm 2024, việc đầu tư xây dựng tiềm lực KH&CN của tỉnh với số vốn đầu tư phát triển là 5.560 triệu đồng cho 03 dự án chuyển tiếp. Việc thực hiện và giải ngân các dự án cơ bản đúng tiến độ, đảm bảo đưa vào sử dụng hiệu quả kết quả của các dự án đầu tư. Các dự án chủ yếu tập trung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng; xây dựng khu thực nghiệm nông nghiệp thông minh - nông nghiệp 4.0.
UBND tỉnh đã chú trọng đầu tư tăng cường tiềm lực cho Trung tâm ứng dụng và Thống kê KH&CN và Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm theo Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 15/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, hệ thống các phòng thí nghiệm, phân tích, kiểm nghiệm chất lượng và kiểm định, hiệu chuẩn đo lường đã được đầu tư trong thời gian qua khá đầy đủ và cơ bản đáp ứng khoảng 80% yêu cầu công tác quản lý và nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: Đang triển khai thực hiện 03 dự án (Dự án Đầu tư xây dựng khu thực nghiệm nông nghiệp thông minh - nông nghiệp 4.0 tại Trung tâm ứng dụng và Thống kê Khoa học và Công nghệ Quảng Bình; Dự án Đầu tư bổ sung thiết bị kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn đo lường; Dự án Đầu tư hệ thống Trung tâm chuẩn, thiết bị đo lường, thử nghiệm).
b. Hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ
Các tổ chức khoa học và công nghệ được sắp xếp, quy hoạch đảm bảo hoạt động có hiệu quả, phù hợp với các mục tiêu và định hướng nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ. Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, 12 tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, 05 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực quan trọng của tỉnh[9]. Các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được kiện toàn, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học công nghệ, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị. Đến tháng 6/2024, toàn tỉnh có 05 tổ chức khoa học và công nghệ công lập[10] và 07 tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập[11].
7. Tình hình phân bổ và kết quả thực hiện dự toán ngân sách cho hoạt động KH&CN
Năm 2024, kinh phí cho lĩnh vực KH&CN được tỉnh phê duyệt là: 37.416 triệu đồng (Kinh phí sự nghiệp khoa học: 31.856 triệu đồng; Kinh phí đầu tư phát triển: 5.560 triệu đồng). Mức chi ngân sách nhà nước cho KH&CN (bao gồm chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp khoa học) năm 2024 giảm 25.892 triệu đồng so với năm 2023, chiếm 0,27% tổng chi ngân sách của tỉnh.
Cụ thể như sau:
a. Kinh phí sự nghiệp KH&CN
Trong năm 2024, kinh phí sự nghiệp KH&CN do Trung ương thông báo là 25.909 triệu đồng, HĐND tỉnh đã phê duyệt kinh phí là 31.856 triệu đồng, đạt tỷ lệ 122,95% so với kinh phí Trung ương giao. Trong đó UBND tỉnh đã phân bổ cho Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị trực thuộc là 25.409 triệu đồng (đạt 79,76% số Trung ương giao).
Với số kinh phí sự nghiệp được phân bổ Sở Khoa học và Công nghệ đã dành 50,63% cho hoạt động nghiên cứu triển khai các đề tài, dự án; số kinh phí còn lại chi cho các nhiệm vụ khác theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ (quản lý công nghệ, an toàn bức xạ hạt nhân, thông tin KHCN, sở hữu trí tuệ, thanh tra, tăng cường tiềm lực, giao ban Bắc Trung bộ, Hội nghị, hội thảo...) và các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của tỉnh.
b. Kinh phí đầu tư phát triển KH& CN
Kinh phí bố trí cho các dự án đầu tư phát triển KH&CN được phân bổ đủ và đúng tiến độ thực hiện. Trong năm 2024, việc đầu tư xây dựng tiềm lực KH&CN của tỉnh với số vốn đầu tư phát triển là 5.560 triệu đồng cho 03 dự án đầu tư chuyển tiếp do các đơn vị thuộc Sở làm chủ đầu tư. Cụ thể như sau:
+ Dự án Đầu tư xây dựng khu thực nghiệm nông nghiệp thông minh - nông nghiệp 4.0 tại Trung tâm ứng dụng và Thống kê Khoa học và Công nghệ Quảng Bình (2022-2024), tổng số vốn phê duyệt 10.000 triệu đồng, vốn cấp năm 2024 là 1.700 triệu đồng.
+ Dự án Đầu tư bổ sung thiết bị kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn đo lường (2022-2024), tổng số vốn phê duyệt 8.000 triệu đồng, vốn cấp năm 2024 là 1.360 triệu đồng.
+ Dự án Đầu tư hệ thống Trung tâm chuẩn, thiết bị đo lường, thử nghiệm (2023 - 2025), tổng số vốn phê duyệt 10.000 triệu đồng, vốn cấp năm 2024 là 6.200 triệu đồng.
Nhìn chung, mức chi ngân sách nhà nước cho KH&CN (bao gồm chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp khoa học) năm 2024 cơ bản đáp ứng các hoạt động KH&CN của tỉnh trong năm. Tuy nhiên, đầu tư của xã hội cho KH&CN còn khá thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh nghiệp.
II. Khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị
- Tiềm lực khoa học và công nghệ được của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, năng lực khoa học và công nghệ còn hạn chế. Đầu tư ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ chiếm tỷ trọng thấp, bình quân chiếm 0,3 - 0.4% trong tổng chi ngân sách hàng năm của tỉnh. Việc huy động nguồn vốn từ xã hội cho khoa học và công nghệ còn thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh nghiệp; chưa hình thành được quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Trang thiết bị của các phòng thí nghiệm còn thiếu, chưa đồng bộ. Chưa xây dựng được các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
- Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh chất lượng chưa cao, thiếu cán bộ, chuyên gia giỏi, đầu ngành trong các lĩnh vực chuyên sâu, đặc biệt là lĩnh vực khoa học và công nghệ mới, cán bộ có khả năng tổ chức thực hiện những chương trình, dự án nghiên cứu lớn; chính sách khuyến khích, thu hút, đãi ngộ cán bộ khoa học công nghệ, cán bộ có trình độ cao về công tác tại tỉnh còn nhiều vướng mắc, chưa đủ sức hấp dẫn.
- Số lượng các doanh nghiệp khoa học và công nghệ; các Trường, Viện về nghiên cứu khoa học và công nghệ còn rất ít nên hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thực sự mang lại hiệu quả thiết thực. Với những điều kiện còn hạn hẹp dẫn đến chất lượng một số đề tài nghiên cứu khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn chưa cao; cơ chế tài chính và cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN chưa phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo; việc nghiên cứu đề xuất đặt hàng chưa sâu sát thị trường, đặc biệt là việc nghiên cứu những vấn đề có tính đột phá để khai thác tiềm năng, thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
- Chưa tạo được mối liên kết 4 nhà: Nhà khoa học - Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông, nên sản phẩm hoạt động nghiên cứu KH&CN chưa thực sự đi sâu vào thực tiễn đời sống sản xuất; các cơ chế chính sách khuyến khích đưa tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Thị trường khoa học và công nghệ mới được hình thành. Hoạt động chuyển giao công nghệ và lưu thông kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ còn hạn chế do thiếu các tổ chức trung gian, môi giới, các quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở các ngành, địa phương chưa được chú trọng.
Để KH,CN&ĐMST thật sự là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực nâng cao năng suất lao động chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ tỉnh Quảng Bình một số nội dung, nhiệm vụ sau:
1. Tiếp tục hỗ trợ tỉnh Quảng Bình trong việc xây dựng và triển khai các đề án, chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động số 01-Ctr/TU ngày 09/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021 - 2025; tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng công tác cán bộ.
2. Tạo điều kiện để xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN (đề tài cấp quốc gia; dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ; nhiệm vụ Quỹ Gen...) hướng vào hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như lúa, gạo, gỗ rừng trồng và sản phẩm từ gỗ, lợn, gà, tôm nuôi...; Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn kết chặt chẽ sản xuất với bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản. Hình thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng của tỉnh.
3. Hỗ trợ xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp hiệu quả thu hút các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào tỉnh Quảng Bình trong cả lĩnh vực nông nghiệp cũng như công nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ cao, đầu tư phát triển công nghệ cao; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh tham gia hình thành mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ phụ trợ cho ngành công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.
4. Hỗ trợ thực hiện các Chương trình Chuyển đổi số; Đề án Truy xuất nguồn gốc; Chương trình phát triển tài sản trí tuệ; Chương trình mục tiêu quốc gia... là một trong những Chương trình trọng điểm của đất nước để nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...
5. Phối hợp Bộ Tài chính tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; xử lý tài sản hình thành từ việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN NĂM 2025
I. Căn cứ xây dựng kế hoạch KHCN&ĐMST năm 2025
- Quyết định 377/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025;
- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;
- Công văn số 2062/BKHCN-KHTC ngày 15/7/2020 Bộ KH&CN hướng dẫn xây dựng khung kế hoạch KH&CN 05 năm 2021 - 2025;
- Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030;
- Quyết định số 2667/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2022 của Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KHCN&ĐMST đến năm 2025;
- Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 22/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH và Dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025;
- Công văn số 630/BKHCN-KHTC ngày 01/3/2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng kế hoạch KHCN&ĐMST và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2025.
- Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 10/06/2024 của UBND tỉnh Quảng Bình về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
I. Phương hướng hoạt động khoa học và công nghệ năm 2025
Trong năm 2025, hoạt động KH&CN cần có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, tập trung nguồn lực cho các nội dung KH&CN có ý nghĩa tác động trực tiếp tới các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các nhiệm vụ KH&CN năm 2025 phải kế thừa, phát huy những kết quả hoạt động KH&CN năm 2024, cụ thể cân tập trung vào một số phương hướng nhiệm vụ chủ yếu như sau:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ có tính chất quyết định phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sản phẩm, hàng hóa và của cả nền kinh tế.
2. Tăng cường đầu tư và phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ theo hướng hiện đại. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học: Tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, nhân văn...bảo đảm cung cấp luận cứ cho hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực hiện xã hội hóa một số hoạt động khoa học và công nghệ, có chính sách thu hút đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ, nhất là từ các doanh nghiệp.
3. Đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm; gắn hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ với thực tiễn.
4. Tăng cường chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ sinh học. Các cấp, các ngành có trách nhiệm ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào lĩnh vực mình phụ trách.
5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công nghệ, an toàn bức xạ và hạt nhân, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, truy xuất nguồn gốc. Hỗ trợ doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu tài sản trí tuệ. Đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
II. Nội dung chính của hoạt động khoa học và công nghệ năm 2025
1. Xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật về KH&CN
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.
Quyết định sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN và các tổ chức KH&CN công lập trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện các Nghị quyết, kết luận, quyết định, kế hoạch... của Trung ương có liên quan đến lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
2. Công tác quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Năm 2025, việc triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tập trung vào việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ cho chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh, trong đó ưu tiên đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sự nghiệp CNH-HĐH. Cụ thể:
a. Lĩnh vực Nông nghiệp:
Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong tất cả các khâu: giống, sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Từng bước ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao và an toàn. Xây dựng và hoàn thiện các quy trình nuôi trồng an toàn, vệ sinh dịch bệnh, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm từ nuôi trồng, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ, hạn chế thấp nhất các thất thoát, giảm tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô nhằm nâng cao giá trị hàng hóa.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường. Chú trọng nghiên cứu, lựa chọn sử dụng các giống vật nuôi, cây trồng thích nghi với biến đổi khí hậu như: chịu hạn, chịu mặn, chịu rét, chịu ngập... Nghiên cứu làm chủ công nghệ sản xuất giống một số đối tượng nuôi trồng chính như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, lợn, gà... Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo quản và chế biến nông - lâm - thủy sản.
Nghiên cứu các mô hình sản xuất kết hợp nông - lâm - ngư theo quy mô trang trại phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, chú trọng khai thác vùng gò đồi và vùng cát. Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số địa bàn của tỉnh.
Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong công tác thú y và bảo vệ thực vật kết hợp sử dụng hợp lý thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh nhằm tạo ra sản phẩm sạch.
b. Lĩnh vực Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp:
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu KH&CN, các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp thuộc thế mạnh và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống của tỉnh, chú ý công nghệ phổ thông phục vụ nông nghiệp nông thôn, các công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ sản xuất, chế biến nông - lâm - thủy hải sản, phục vụ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường như công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học...
Nghiên cứu ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo... nhằm cải thiện môi trường và đảm bảo nhu cầu điện cho các xã vùng sâu, vùng xa, ưu tiên phát triển thủy điện, phong điện, địa nhiệt và năng lượng biển.
c. Lĩnh vực Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tình hình dịch bệnh trong cộng đồng; áp dụng các phương pháp khoa học, kỹ thuật công nghệ mới phát hiện bệnh sớm, khống chế kịp thời và kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, nghiên cứu dự báo nguy cơ mắc bệnh của cộng đồng.
Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong y học hiện đại, kỹ thuật công nghệ cao vào chẩn đoán và điều trị bệnh.
Triển khai thực hiện có hiệu quả đề án chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho nhân dân trong tỉnh.
Nghiên cứu, quy hoạch, áp dụng tiến bộ KH&CN vào nuôi trồng, khai thác, chế biến các vùng dược liệu có thể mạnh trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao và sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước và thuốc y học cổ truyền.
d. Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội:
Tiếp tục nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống, các vấn đề về du lịch, phát triển nguồn nhân lực, quản lý... và những vấn đề bức xúc mang tính xã hội. Trong đó, tập trung nghiên cứu phát triển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, chú trọng các sản phẩm du lịch xanh, bền vững như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch thích ứng thời tiết; đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có... trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa mô hình hiện đại và truyền thống gắn liền với các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa, truyền thống của địa phương góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, tăng đóng góp của du lịch vào GRDP tỉnh.
e. Lĩnh vực Điều tra cơ bản:
Điều tra đánh giá một số tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lực quan trọng có tác dụng phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà những năm trước mắt và lâu dài như các nguồn tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học... Đặc biệt chú trọng đến vấn đề nghiên cứu bảo tồn các loại tài nguyên quý đang có nguy cơ cạn kiệt.
g. Ưu tiên triển khai thực hiện các đề tài, dự án: ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; Chế biến phân bón, chế phẩm sinh học và các sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp; bảo vệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng; xử lý chất thải trong sản xuất và đời sống, đặc biệt ở khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, làng nghề, bệnh viện...
3. Công tác quản lý nhà nước về công nghệ, an toàn bức xạ và hạt nhân, sở hữu trí tuệ
a. Quản lý công nghệ
Tăng cường tuyên truyền các cơ chế chính sách đổi mới công nghệ của Nhà nước đến doanh nghiệp. Quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh. Thẩm định công nghệ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn tại Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chuyển giao công nghệ và Thông tư 03/2016/TT-BKHCN ngày 30/3/2016 quy định về hồ sơ, nội dung và quy trình thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế xã hội, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư. Ưu tiên phát triển các công nghệ 4.0 (trí tuệ nhân tạo, IoT, Blockchain, in 3D, Big data,...); công nghệ cao; công nghệ tự động hóa quy trình sản xuất sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm công nghiệp; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng chính quyền điện tử...
Tham gia đánh giá trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất theo hướng dẫn tại Thông tư 17/2019/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 10/12/2019 về hướng dẫn đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất.
b. An toàn bức xạ:
Phổ biến, hướng dẫn triển khai và thực hiện Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản có liên quan cho các cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ.
Tổ chức lớp tập huấn kiến thức về an toàn bức xạ trong y tế và công nghiệp định kỳ cho các nhân viên bức xạ trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện kiểm tra định kỳ hằng năm các cơ sở có sử dụng thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh.
Xác nhận khai báo, thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép và gia hạn giấy phép của các cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ. Đảm bảo 100% thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế được cấp phép.
Tham gia các lớp tập huấn, đào tạo do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức cho cán bộ quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân.
Thực hiện các nhiệm vụ về quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn tỉnh.
c. Sở hữu trí tuệ:
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 809/KH-UBND ngày 17/5/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong đó tập trung thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước; đẩy mạnh hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, chú trọng nhóm sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh, sản phẩm phục vụ chuỗi cung ứng du lịch, dịch vụ du lịch và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP... Đồng thời hỗ trợ việc khai thác, phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ trên địa bàn tỉnh theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn tại địa phương như: Sở hữu trí tuệ và hoạt động sáng kiến, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đặc sản địa phương, đăng ký bảo hộ sáng chế và khai thác thông tin sở hữu công nghiệp...
Tổ chức Hội thảo nhằm giới thiệu cho các doanh nghiệp tiếp thu các văn bản về sở hữu trí tuệ trong thời kỳ hội nhập.
d. Công tác phát triển thị trường khoa học và công nghệ:
Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1158/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ:
- Tăng cường triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, nghiên cứu ứng dụng; đẩy mạnh ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Triển khai các biện pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ; nhập khẩu, giải mã công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, ưu tiên công nghệ từ các nước phát triển; khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đánh giá, định giá công nghệ, tìm kiếm, lựa chọn và tiếp nhận, thử nghiệm công nghệ mới, đồng thời nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh;
- Tạo kết nối giữa địa phương với các sàn giao dịch công nghệ quốc gia và khu vực, hệ thống các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các tỉnh, thành phố; khai thác nguồn cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường khoa học và công nghệ để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm và lựa chọn công nghệ ở địa phương;
- Triển khai các biện pháp thúc đẩy việc thành lập và phát triển nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các tổ chức thuộc khu vực tư nhân;
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ sáng tạo khoa học, đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 4319/QĐ-UBND ngày 27/11/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2025;
- Tăng cường công tác truyền thông về khoa học và công nghệ nhằm nâng cao nhận thức xã hội và quảng bá thành tựu phát triển thị trường khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.
e. Công tác phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo:
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 4319/QĐ-UBND ngày 27/11/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2025. Trong đó tập trung vào công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Quảng Bình lần thứ III năm 2024; triển khai áp dụng chính sách hỗ trợ các cá nhân, nhóm cá nhân khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
4. Công tác thanh tra khoa học và công nghệ
Thực hiện thanh tra chuyên ngành trên các lĩnh vực khoa học và công nghệ gồm: tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu trí tuệ và an toàn bức xạ; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học công nghệ; thanh tra một số đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án sản xuất, thử nghiệm trong phạm vi quản lý của tỉnh.
Thanh tra chuyên đề diện rộng theo chỉ đạo của Bộ KH&CN, UBND tỉnh.
Thanh tra đột xuất khi phát hiện các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo sự chỉ đạo của Giám đốc Sở.
Phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định.
5. Công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng
Thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (TC-ĐL-CL) tại địa phương theo quy định của pháp luật. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về TC-ĐL-CL.
Đẩy mạnh hoạt động phổ biến, triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và các giải pháp công cụ về quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp. Hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật, giúp đỡ các doanh nghiệp trong công tác TC-ĐL- CL nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tăng sức cạnh tranh để hội nhập kinh tế thế giới.
Tăng cường công tác kiểm tra về TC-ĐL-CL, quản lý tốt chất lượng các sản phẩm hàng hóa trong sản xuất và lưu thông nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận về đo lường và vi phạm về nhãn hàng hóa. Tập trung quản lý tốt các sản phẩm thuộc diện công bố hợp chuẩn, hợp quy.
Thực hiện tốt Thông báo và Hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại phục vụ hội nhập kinh tế thế giới.
Triển khai chương trình năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa theo Kế hoạch số 676/KH-UBND ngày 29/4/2021 của UBND tỉnh. Xây dựng áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, kết nối cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia: xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm, hàng hóa chủ lực sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Phát huy tốt năng lực kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo lường, triển khai kiểm định tại các huyện, trung tâm thương mại, vùng sâu vùng xa; đẩy mạnh công tác hiệu chuẩn phương tiện đo cho các doanh nghiệp sản xuất, đáp ứng tốt nhu cầu về kiểm định và hiệu chuẩn.
Đẩy mạnh hoạt động thử nghiệm, mở rộng phạm vi, phép thử được công nhận VILAS, xin chỉ định phòng thử nghiệm đối với các phép thử đã được công nhận VILAS để thử nghiệm phục vụ công tác quản lý.
Khai thác tốt cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, đào tạo mở rộng và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, mở rộng khả năng phạm vi kiểm định, thử nghiệm được công nhận và chỉ định nhằm phục vụ tốt yêu cầu quản lý nhà nước về TCĐLCL của địa phương cũng như các yêu cầu khác của các cơ quan Nhà nước về giám định, trọng tài giải quyết tranh chấp phục vụ tốt các hoạt động sự nghiệp kinh tế, xã hội.
Tăng cường công tác phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan trong công tác quản lý Nhà nước về TC-ĐL-CL.
6. Công tác thông tin và thống kê khoa học và công nghệ
Hoạt động thông tin và truyền thông KH&CN tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các hoạt động quản lý Nhà nước về KH&CN, các hoạt động nghiên cứu triển khai và phổ biến tri thức KHCN. Trong đó tập trung biên tập và phát hành đúng tiến độ 06 số Bản tin Thông tin KH&CN/năm; phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình thực hiện chuyên mục KH&CN với 12 chuyên mục/năm và nhiều tin, bài hoạt động KH&CN trên sóng phát thanh và truyền hình; phối hợp với Báo Quảng Bình thực hiện 12 trang chuyên mục/năm.
Thực hiện tốt công tác thống kê và tư liệu KH&CN phục vụ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tổ chức và phát triển nguồn tin KH&CN của địa phương; tham gia xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN; xây dựng và cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội của các ban, ngành trong tỉnh vào thư viện điện tử của Trung tâm, bổ sung đầu sách, tạp chí và tư liệu thành văn; biên tập và xuất bản các đầu sách về KH&CN.
Thực hiện tốt việc đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo quy định tại Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ và Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/06/2014 của Bộ KH&CN.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở, báo cáo thống kê tổng hợp về KH&CN tại địa phương.
Tổ chức các chợ, trung tâm, sàn giao dịch công nghệ - thiết bị trực tiếp và trên mạng internet.
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và phát triển trong lĩnh vực thống kê và tư liệu KH&CN.
Tổ chức hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực thư viện, thống kê, ấn phẩm và cơ sở dữ liệu về KH&CN và các dịch vụ KH&CN khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công tác cập nhật và quản trị trang Website Sở KH&CN; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thống kê và tư liệu KH&CN cho các cơ quan, đơn vị và các nhân có nhu cầu; Xây dựng trang thông tin điện tử (Website) cho các doanh nghiệp; Quảng bá hình ảnh và sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
7. Công tác ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
Đẩy mạnh công tác ứng dụng tiến bộ KHCN vào đời sống sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, miền núi. Chú trọng nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi phục vụ yêu cầu nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu ngành kinh tế. Xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, miền núi và vùng ven biển phục vụ xoá đói giảm nghèo.
Đầu tư tập trung phát triển các Trại thực nghiệm thành mô hình nghiên cứu và ứng dụng, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vi sinh với phương án sản xuất kinh doanh gắn liền thị trường như: sản xuất các chế phẩm sinh học ứng dụng trong sản xuất phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thú ý, nuôi trồng thủy sản, xử lý môi trường..; phân bón hữu cơ vi sinh, rau an toàn, hóa chất lượng cao, một số giống thủy sản và giống cây lâm nghiệp.
Tổ chức nhân rộng kết quả các đề tài, dự án KH&CN theo kiểu mở rộng quy mô sản xuất, hoàn thiện khâu chế biến và phát triển thị trường; Tiếp tục sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ các chế phẩm sinh học phục vụ trong sản xuất nông nghiệp và xử lý môi trường.
Tiếp tục nhân rộng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mô hình sản xuất giống nấm ăn, nấm dược liệu cho bà con nông dân đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi, giúp xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
8. Xây dựng tiềm lực, hợp tác về khoa học và công nghệ
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và phát triển tiềm lực KHCN phục vụ tốt công tác quản lý Nhà nước về KH&CN, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, kiểm soát an toàn bức xạ hạt nhân...
Tiếp tục nghiên cứu và huy động đa dạng các nguồn đầu tư cho KH&CN, tăng dần tỷ lệ đầu tư ngoài nguồn ngân sách nhà nước cho KH&CN đặc biệt là từ doanh nghiệp, các sở, ban, ngành và hoạt động KH&CN của các huyện, nhằm thúc đẩy tiến bộ KH&CN, ứng dụng thành quả KH&CN vào sản xuất và đời sống.
Tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc thẩm quyền quản lý; Xây dựng lộ trình hình thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo công lập từ việc kiện toàn tổ chức đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh. Tăng số lượng nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (quy đổi toàn thời gian); đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo hướng tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN trong việc sử dụng, trọng dụng nhân lực KH&CN; đẩy mạnh thu hút, trọng dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài hoạt động KH&CN; tăng cường xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ triển khai công tác đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khuyến khích cán bộ hoạt động KH&CN nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các chương trình học bổng liên kết giữa các tổ chức hoặc nhiệm vụ KH&CN.
Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút, đào tạo nhân lực KH&CN; Cử cán bộ tham gia các đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành KH&CN; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN; đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước - Đề án 2395...
Nghiên cứu, tăng cường hợp tác về KH,CN&ĐMST, xây dựng kế hoạch và triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam theo Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
II. Những giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2025
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong hoạt động khoa học và công nghệ; hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ của cơ quan quản lý khoa học và công nghệ các cấp; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động khoa học và công nghệ; hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ để đưa hoạt động khoa học và công nghệ đi vào nền nếp, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để từng bước tạo lập và phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Thứ hai, chú trọng xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; có chính sách sử dụng, thu hút, đãi ngộ hợp lý để thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, đặc biệt là những cán bộ trẻ có trình độ cao, các chuyên gia. Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị theo hướng hiện đại; đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu phù hợp tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ tốt công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh. Thực hiện xã hội hoá một số hoạt động khoa học và công nghệ; huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là từ doanh nghiệp; hình thành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Tăng đầu tư của Nhà nước cho khoa học và công nghệ bảo đảm tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hàng năm của tỉnh.
Thứ ba, đẩy mạnh chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và các thành tựu khoa học và công nghệ, xác lập quyền sở hữu tài sản trí tuệ, khai thác thông tin khoa học và công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo đo lường nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường phục vụ hội nhập thành công. Tổ chức triển khai hoạt động thông báo và hỏi đáp theo Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới WTO phục vụ doanh nghiệp.
Thứ tư, gắn hoạt động khoa học và công nghệ với yêu cầu thực tiễn của cuộc sống nhằm phục vụ thiết thực việc hoạch định các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh của tỉnh. Thực hiện tốt việc thẩm định công nghệ và các luận cứ khoa học đối với các dự án đầu tư và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phong trào thi đua lao động sáng tạo trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến vào công tác, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, cải cách hành chính, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống Nhân dân.
Thứ sáu, tạo lập môi trường dân chủ trong khoa học cho đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nhằm phát huy hết trí lực để sáng tạo khoa học và công nghệ. Phát huy có hiệu quả chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội của trí thức khoa học và công nghệ, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật, các hội khoa học chuyên ngành và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đối với các quy hoạch, chương trình kinh tế - văn hóa - xã hội, các chương trình dự án lớn của tỉnh.
Thứ bảy, tăng cường mở rộng hợp tác khoa học với các tổ chức khoa học, công nghệ ở trong và ngoài nước để tranh thủ chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ khoa học mới, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, đồng thời qua đó tranh thủ nguồn vốn, học tập kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ địa phương, như: Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế - CIAT, Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế - IFAD, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức-GIZ, Tổ chức phát triển Hà Lan SNV.. Xây dựng cơ chế liên kết: Nhà khoa học - Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông để đưa sản phẩm hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống xã hội.
IV. Dự kiến kế hoạch tài chính cho hoạt động KH&CN toàn tỉnh năm 2025
Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được giao của năm 2025, trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch trong 6 tháng đầu năm và dự ước thực hiện 6 tháng cuối năm 2024. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (dự kiến) kế hoạch tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ toàn tỉnh năm 2025 như sau:
Tổng chi: | 38,140 tỷ đồng (Chi tiết có phụ lục kèm theo) |
Trong đó: |
|
- Sự nghiệp KH&CN: | 34,100 tỷ đồng. |
- Đầu tư phát triển: | 4,040 tỷ đồng. |
Trên đây là kế hoạch khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2025 của UBND tỉnh Quảng Bình./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2023 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
Số TT | Nội dung | Đơn vị chủ trì, Tác giả | Tóm tắt nội dung | Ghi chú |
I | Bài báo, công bố, giải pháp, kiến nghị, ấn phẩm khoa học | Số liệu của Trường Đại học Quảng Bình | Có 28 bài báo, công bố trên tạp chí khoa học quốc tế (SCI, SCIE/SSCI, Scopus…) và 66 bài viết đăng trên kỷ yếu các hội thảo khoa học quốc tế |
|
II | Sáng chế, giải pháp hữu ích; Các loại giống mới; Các loại vắc xin mới, chế phẩm mới; Các bản vẽ thiết kế mới, mẫu máy, thiết bị mới |
|
|
|
| Sáng chế “Phương pháp chống tốc mái cho công trình dân dụng lợp ngói hoặc tôn” | Ông Nguyễn Ngọc Tình | Sáng chế đề cập đến phương pháp chống tốc mái cho công trình dân dụng lợp ngói hoặc tôn bằng cách sử dụng cửa mái thông gió chống bão nhằm cân bằng áp suất trong và ngoài công trình, giảm lực tác động lên mái công trình theo hướng từ trong ra ngoài công trình khi gió giật ở trong bão, nhờ đó chống tốc mái cho công trình. | Bằng độc quyền sáng chế số 38370, được cấp theo quyết định số 117814/QĐ- SHTT.IP ngày 14/12/2023 của Cục Sở hữu trí tuệ |
III | Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hình thành |
|
| Từ năm 2023 đến 6 tháng đầu năm 2024 không hình thành mới doanh nghiệp KH&CN |
IV | Hoạt động ứng dụng đổi mới công nghệ điển hình |
|
|
|
1 | Sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm đang được hỗ trợ phát triển thông qua các nhiệm vụ KH&CN | Công ty TNHH Hoàng Minh Nguyên | Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng thành công mô hình sản xuất giống, trồng và sơ chế dược liệu cây Kim tiền thảo và cây Sâm báo nhằm phát triển vùng trồng dược liệu, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống của người dân vùng nông thôn Quảng Bình. Cụ thể: - Chuyển giao và tiếp nhận thành công 5 quy trình công nghệ: Quy trình kỹ thuật nhân giống cây Kim tiền thảo; Quy trình kỹ thuật trồng cây Kim tiền thảo; Quy trình kỹ thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Kim tiền thảo; Quy trình kỹ thuật trồng cây sâm Báo theo VietGAP; Quy trình kỹ thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sâm báo. - Triển khai xây dựng 05 mô hình: Xây dựng mô hình nhân giống cây Kim tiền thảo với quy mô 1.500m2, 180.000 cây giống/dự án đạt tiêu chuẩn: chiều cao cây 10 - 15cm, có 5 - 7 lá; Mô hình vườn giống gốc cây Kim tiền thảo với quy mô 1.000m2; Mô hình trồng, chăm sóc, thu hoạch sơ chế cây Kim tiền thảo: quy mô 4ha, năng suất 5,0 tấn/ha, sản lượng 20 tấn dược liệu khô (đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V); Mô hình vườn giống gốc cây sâm Báo với quy mô 6.000m2, thu 80kg hạt giống (đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V). Mô hình trồng, chăm sóc, thu hoạch sơ chế cây sâm Báo: quy mô 20ha, năng suất 1,5 tấn dược liệu khô/ha, sản lượng 30 tấn dược liệu khô (đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V). - Đào tạo 10 cán bộ kỹ thuật về kỹ thuật nhân giống, trồng và thu hoạch sơ chế dược liệu Kim tiền thảo và sâm Báo. Tập huấn cho 200 lượt người dân về trồng trọt, thu hoạch dược liệu Kim tiền thảo và Sâm báo. | Tên nhiệm vụ: Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống, trồng và sơ chế dược liệu Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb) Merr) và Sâm báo (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr) trên vùng đất gò đồi tỉnh Quảng Bình |
2 | Đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp |
|
|
|
2.1 | Dự án “Đầu tư mua sắm thiết bị, công nghệ sản xuất các đồ dùng gia dụng từ nhôm và inox” | Công ty TNHH Đầu tư phát triển Hoàng Minh Hưng | Dự án đầu tư hệ thống máy móc thiết bị để nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất các sản phẩm đồ dùng gia dụng từ nguyên liệu nhôm và inox, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Tổng kinh phí đầu tư mua thiết bị, công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm: 1.027.524.255 đồng. Trong đó kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp KH&CN về chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm sản phẩm: 149.752.468 đồng. Kết quả: Hệ thống thiết bị, máy móc được đầu tư có năng suất cao; Công nghệ đã được chuyển giao và đào tạo cho công nhân thành thạo các kỹ thuật sản xuất; Các mẫu sản phẩm được sản xuất có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. |
|
2.2 | Dự án “Đầu tư xưởng sản xuất và sản xuất thử các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp” | Xưởng Nội thất Thu Ý | Dự án đầu tư xưởng nội thất từ gỗ công nghiệp sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Tổng kinh phí đầu tư mua thiết bị, máy móc, sản xuất thử nghiệm sản phẩm: 788.423.278 đồng. Trong đó kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp KH&CN về sản xuất thử nghiệm sản phẩm: 46.028.000 đồng. Kết quả: Máy móc, thiết bị sản xuất phẩm hoạt động đảm bảo ổn định, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và đạt công suất thiết kế; công nhân thành thạo các kỹ thuật sản xuất. Các sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao, có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật. |
|
2.3 | Dự án “Chuyển giao công nghệ sơn ta và sản xuất thử sản phẩm” | Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh thương mại đũa gỗ Quảng Thủy | Dự án đầu tư chuyển giao công nghệ sơn ta và sản xuất thử các sản phẩm đồ dùng nhà bếp để nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Tổng kinh phí đầu tư mua thiết bị, máy móc, sản xuất thử nghiệm sản phẩm: 3.338.640.000 đồng. Trong đó kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp KH&CN về sản xuất thử nghiệm sản phẩm: 182.012.000 đồng. Kết quả: Máy móc, thiết bị sản xuất phẩm hoạt động đảm bảo ổn định, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và đạt công suất thiết kế; Công nghệ đã được chuyển giao và đào tạo cho công nhân hợp tác xã thành thạo các kỹ thuật sản xuất; Sản phẩm được sản xuất chính thức có chất lượng đồng đều, mẫu mã đẹp, chất lượng cao. |
|
2.4 | Dự án “Nhà máy sản xuất viên nén gỗ” | Công ty Cổ phần Dũng Nguyệt Anh Quảng Bình | Dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị đển sản xuất sản xuất viên nén gỗ với công suất 70.000 tấn sản phẩm/năm. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua thiết bị, máy móc, sản xuất thử nghiệm sản phẩm: 147.550.583.000 đồng. Trong đó kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp KH&CN về sản xuất thử nghiệm sản phẩm: 383.572.000 đồng. Kết quả: Thiết bị và dây chuyền sản xuất được đầu tư đảm bảo hiện đại và đồng bộ, có tính tự động hóa cao, vận hành ổn định, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và đạt công suất thiết kế. Sản phẩm viên nén gỗ đã được sản xuất ra đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để xuất khẩu. |
|
3 | Dự án đầu tư trang thiết bị, công nghệ; dự án tăng cường năng lực nghiên cứu |
|
|
|
| Dự án 1: Đầu tư xây dựng khu thực nghiệm nông nghiệp thông minh - nông nghiệp 4.0 tại Trung tâm Ứng dụng và Thống kê Khoa học và Công nghệ Quảng Bình | Trung tâm Ứng dụng và Thống kê Khoa học và Công nghệ | - Mục tiêu của dự án: Phục vụ công tác huấn luyện, nuôi trồng các loại cây bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật từ phòng nuôi cấy mô đưa ra nhà màng, đảm bảo sự phát triển an toàn trong điều kiện tự nhiên; Phục vụ công tác thu thập, bảo tồn, lưu giữ, khai thác và phát triển một số nguồn gen thực vật quý hiếm; Phục vụ công tác đánh gái tiềm năng, tư liệu hóa nguồn gen và xây dựng hệ thống CSDL quỹ gen cấp tỉnh phục vụ công tác quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học; điều tra, sưu tập, bổ sung và bảo tồn các nguồn gen thực vật có gái trị…Xây dựng các mô hình bảo tồn, mô hình phát triển các nguồn gen; Xây dựng bộ CSDL về nguồn gen của các họ thực vật đặc hữu với những loại nguy cấp, quý hiếm. - Quy mô đầu tư: Cải tạo nhà làm việc hiện có quy mô 3 tầng, diện tích xây dựng (tầng 1) 322,6 m2, tổng diện tích sàn 1.011,8m2. Trong đó cải tạo công năng tầng 1 từ các phòng làm việc thành các phòng chức năng phục vụ nuôi, cấy mô; tầng 2 và tầng 3 cải tạo các phòng làm việc; Xây dựng mới nhà màng hiện đại với quy mô 1 tầng, diện tích xây dựng 623,9m2; Các hạng mục phụ trợ: cải tạo cổng, hàng rào, sân bê tông, trạm biến áp. - Tổng mức đầu tư: 10.000.000.000 đồng. |
|
| Dự án 2: Đầu tư bổ sung thiết bị kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn Đo lường. | Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm | - Mục của tiêu dự án: Đầu tư bổ sung thiết bị kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn đo lường nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm tên một số lĩnh vực về an toàn thiết bị, kiểm dịnh kiểm tra đối với các thiết bị y tế, chuẩn đo lường và các thiết bị thử nghiệm trên lĩnh vực thử nghiệm vật liệu xây dựng. - Tổng mức đầu tư: 8.000.000.000 đồng. |
|
| Dự án 3: Đầu tư hệ thống Trung tâm chuẩn, thiết bị đo lường, thử nghiệm | Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm | Mục tiêu dự án: Dự án Đầu tư hệ thống trung tâm chuẩn, thiết bị đo lường, thử nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm nhằm đáp ứng mục tiêu chung của Đề án là phát triển hạ tầng đo lường theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội Tổng mức đầu tư: 10.000.000.000 đồng |
|
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NỔI BẬT NĂM 2023 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
STT | Tên sản phẩm/ công trình/công nghệ | Xuất xứ | Hiệu quả kinh tế-xã hội | Ghi chú |
1 | Đề tài: Ứng dụng công nghệ địa không gian và trí tuệ nhân tạo để quản lý nông nghiệp phục vụ cho định hướng phát triển nông nghiệp 4.0, tỉnh Quảng Bình. | Đề tài cấp tỉnh | Kết quả nhóm nghiên cứu đã biên tập và xây dựng được một bộ cơ sở dữ liệu nền chuẩn dữ liệu Geodatabase theo quy định về cơ sở dữ liệu nông nghiệp; Xây dựng được hệ thống QBSA- IoT, QBSA-Chat Bot hỗ trợ nuôi tôm tại tỉnh Quảng Bình. Đặc điểm nổi bật của hệ thống này là tính làm chủ về mặt công nghệ, giải pháp và tính an toàn bảo mật thông tin; Xây dựng được hệ thống QBSA-IoT, QBSA-Chat Bot hỗ trợ nuôi tôm là một trong những giải pháp giúp cho người nông dân hạn chế được các rủi ro trong sản xuất, nâng cao năng lực quản lý từ xa, kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý tình huống nhanh chóng. Xây dựng hệ thống QBSA-ChatBot dựa trên Rasa trong lĩnh vực nuôi tôm tại tỉnh Quảng Bình với dữ liệu được thu thập một phần tự động trên môi trường thực tế dựa trên mạng LoRaWAN đã cho kết quả rất khả quan. Hệ thống tương tác tốt, ổn định. Mô hình hiểu ngôn ngữ tự nhiên có độ chính xác 84.6%, độ chính xác theo đánh giá của các chuyên gia là 89.3%. |
|
2 | Đề tài: Nghiên cứu chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình | Đề tài cấp tỉnh | Kết quả nghiên cứu đề tài cơ bản đã giải quyết được mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra, đó là: Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua. Xây dựng mô hình và các bước cơ bản chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đề xuất được 03 nhóm giải pháp trong đó có 18 giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. |
|
3 | Đề tài: Điều tra phân bố và đánh giá tình trạng bảo tồn của một số loài thực vật nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn và phát triển tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. | Đề tài cấp tỉnh | Kết quả nghiên cứu đề tài đã đã phát hiện 01 loài thực vật nghi ngờ là loài mới cho thế giới tại khu vực tuyến điều tra bản Arem xã Tân Trạch; Xây dựng được cơ sở dữ liệu và lập bản đồ phân bố cũng như bản đồ phân bố tiềm năng của 8 loài thực vật nguy cấp, quí hiếm, có giá trị kinh tế cao tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Định danh 08 loài thực vật và xử lý được 02 bộ mẫu chuẩn cho 8 loài thực vật này (01 lưu tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, 01 lưu trữ tại Viện Sinh thái học Miền Nam); Đề tài cũng đã xác định được tình trạng bảo tồn tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng của 08 loài thực vật thuộc đối tượng điều tra của đề tài. Trong đó đáng lưu ý đến tình trạng của loài huê mộc hầu như biến mất khỏi tự nhiên tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được các giải pháp cụ thể nhằm quản lý, bảo tồn và phát triển 08 loài thực vật nguy cấp, quí hiếm, có giá trị kinh tế cao tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. |
|
4 | Mô hình thực nghiệm ứng dụng và nhân rộng kết quả KH&CN: Xây dựng mô hình trồng và tạo nguồn giống khoai lang Bảo Ninh phù hợp với vùng đất cát nội đồng tỉnh Quảng Bình | Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh | Mô hình trồng và tạo nguồn giống khoai lang Bảo Ninh cho thấy phù hợp với vùng đất cát nội đồng tỉnh Quảng Bình. Giống khoai lang Bảo Ninh có thời gian sinh trưởng từ 120 - 133 ngày, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh. Năng suất thực thu đạt trung bình từ 8,55 - 9,06 tấn/ha và đã vượt so với mục tiêu năng suất đề ra là 8 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế mô hình cho nhuận rất rõ rệt, đạt 212.570.000 đồng cho 02 ha, tương đương lợi nhuận đạt 106.285.000 đồng/ha. So với một số loại rau màu đang trồng tại địa phương, theo tính toán 1ha rau màu sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận từ 15-20 triệu đồng/ha/vụ, trồng khoai lang Bảo Ninh cho lợi nhuận cao hơn so với trồng rau từ 1,5-2 lần. Mô hình đã giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân. Mô hình thành công góp phần xây dựng thương hiệu khoai lang Bảo Ninh đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. |
|
5 | Nhiệm vụ KH&CN liên kết: Nuôi thử nghiệm ngỗng Sư Tử thương phẩm theo phương thức bán thâm canh trên địa bàn xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch. | Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh | Nhiệm vụ đã đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và mức độ cảm nhiễm với một số bệnh thông thường của ngỗng Sư Tử qua từng giai đoạn cụ thể: Về khả năng sinh trưởng: trọng lượng lúc 120 ngày tuổi ngỗng đạt 4,3 kg, đạt 54% so với thuyết minh đã được phê duyệt; Tỷ lệ nuôi sống của ngỗng Sư Tử tính từ thời điểm nuôi đến xuất chuồng đạt tỷ lệ cao 97%, cao hơn so với thuyết minh đạt 95%. Thời gian nuôi 4 tháng Ngỗng Sư Tử có trọng lượng trung bình 4,3 kg/con. Sau 4 tháng nuôi, ngỗng có tốc độ tăng trọng trung bình hằng tháng là khoảng 1,1 kg/con/tháng; Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi ngỗng Sư Tử thương phẩm theo phương thức bán thâm canh phù hợp với địa phương. Nhiệm vụ góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các đối tượng vật nuôi có giá trị kinh tế cao theo định hướng của huyện Quảng Trạch, đồng thời tạo ra một nghề mới trong ngành chăn nuôi, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn. |
|
KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP QUỐC GIA NĂM 2023 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2024 (NẾU CÓ)
STT | Tên Chương Trình/Đề án | Chỉ tiêu/Mục tiêu đề ra | Kết quả đã đạt được | Đánh giá mức độ hoàn thành (%) | Lý do |
1 | Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống, trồng và sơ chế dược liệu Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb) Merr) và Sâm báo (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr) trên vùng đất gò đồi tỉnh Quảng Bình | Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng thành công mô hình sản xuất giống, trồng và sơ chế dược liệu cây Kim tiền thảo và cây Sâm báo nhằm phát triển vùng trồng dược liệu, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống của người dân vùng nông thôn Quảng Bình. | - Đã chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ, cụ thể: Chuyển giao và tiếp nhận thành công 5 quy trình công nghệ: Quy trình kỹ thuật nhân giống cây Kim tiền thảo; Quy trình kỹ thuật trồng cây Kim tiền thảo; Quy trình kỹ thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Kim tiền thảo; Quy trình kỹ thuật trồng cây sâm Báo theo VietGAP; Quy trình kỹ thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sâm báo. - Dự án đã triển khai xây dựng các mô hình: Xây dựng mô hình nhân giống cây Kim tiền thảo với quy mô 1.500m2, 180.000 cây giống/dự án đạt tiêu chuẩn: chiều cao cây 10 - 15cm, có 5 - 7 lá; Mô hình vườn giống gốc cây Kim tiền thảo với quy mô 1.000m2; Mô hình trồng, chăm sóc, thu hoạch sơ chế cây Kim tiền thảo: quy mô 4ha, năng suất 5,0 tấn/ha, sản lượng 20 tấn dược liệu khô (đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V); Mô hình vườn giống gốc cây sâm Báo với quy mô 6.000m2, thu 80kg hạt giống (đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V). Mô hình trồng, chăm sóc, thu hoạch sơ chế cây sâm Báo: quy mô 20ha, năng suất 1,5 tấn dược liệu khô/ha, sản lượng 30 tấn dược liệu khô (đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V). - Đào tạo 10 cán bộ kỹ thuật về kỹ thuật nhân giống, trồng và thu hoạch sơ chế dược liệu Kim tiền thảo và sâm Báo. Tập huấn cho 200 lượt người dân về trồng trọt, thu hoạch dược liệu Kim tiền thảo và Sâm báo. | Đã hoàn thành 100% |
|
2 | Ứng dụng công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học để lên men nguyên liệu sống chứa chất bột và xơ làm thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng tại tỉnh Quảng Bình | Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất chế phẩm sinh học chứa đa enzyme và lợi khuẩn để chế biến thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng từ nguyên liệu sống chứa chất bột và xơ nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu nông nghiệp sẵn có tại địa phương góp phần giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp và nâng cao đời sống cho người dân vùng nông thôn tỉnh Quảng Bình. | - Đã chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ, cụ thể: Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học chứa đa enzyme, nấm men và probiotic quy mô pilot (100 kg/mẻ); Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi dạng lỏng (sản phẩm sau đường hóa và lên men từ bã thải chế biến tinh bột, xử lý bằng chế phẩm sinh học); Quy trình chế biến và sử dụng thức ăn chăn nuôi từ bã thải chế biến tinh bột bằng chế phẩm sinh học quy mô hộ gia đình/cụm hộ gia đình (1 tấn/mẻ). - Xây dựng 02 mô hình: Mô hình chế biến thức ăn chăn nuôi và sử dụng thức ăn lên men công suất 50 tấn/năm chế phẩm sinh học chứa đa enzyme và lợi khuẩn; 1.500 tấn/năm TĂCN dạng lỏng giàu dinh dưỡng và mô hình sử dụng chế phẩm sinh học chứa đa enzym và lợi khuẩn trong chế biến thức ăn, quy mô sử dụng: 500 con lợn/dự án, 100 con bò/dự án. - Đào tạo được 7 kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho 300 lượt người dân. | Đã hoàn thành 100% |
|
3 | Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình trồng thâm canh giống cam mật Hiền Ninh và giống cam V2 theo tiêu chuẩn VietGap tại tỉnh Quảng Bình | Ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình trồng thâm canh canh giống cam mật Hiền Ninh và cam V2 theo tiêu chuẩn VietGap chất lượng tốt, sạch bệnh tại tỉnh Quảng Bình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương. | Đang triển khai thực hiện | Đang triển khai thực hiện |
|
4 | Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm ốc hương (Babylonia areolata) đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Quảng Bình | Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng thành công mô hình nuôi thương phẩm ốc hương đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân đặc biệt là bà con ngư dân tại các xã bãi ngang ven biển tỉnh Quảng Bình. | 1. Tiếp nhận và làm chủ 05 quy trình nuôi thương phẩm ốc hương trong ao đất lót bạt với các kỹ thuật sau: Kỹ thuật xây dựng, lắp đặt hệ thống trang thiết bị và cải tạo ao nuôi ốc hương thương phẩm; Kỹ thuật xử lý nước đầu vào ao nuôi ốc hương thương phẩm; Kỹ thuật vận chuyển ốc hương giống; Kỹ thuật chọn giống, thả giống, chăm sóc và quản lý môi trường; Kỹ thuật phòng trị bệnh cho ốc hương thương phẩm và Thu hoạch; 2. Xây dựng được mô hình nuôi ốc hương thương phẩm trên vùng cao triều: quy mô: 05 ha, cỡ ốc giống từ 25.000 - 35.000 con/kg, tỷ lệ sống >70%, năng suất 20 tấn/ha/vụ, thả 1 vụ/1 năm, sản lượng ốc hương thương phẩm đạt 100 tấn/dự án cỡ thu hoạch 130-160 con/kg, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. 3. Đào tạo được 04 kỹ thuật viên làm chủ được quy trình công nghệ nuôi thương phẩm Ốc hương; tập huấn kỹ thuật cho 100 lượt người dân trên địa bàn nắm vững quy trình công nghệ nuôi thương phẩm Ốc hương. | Đã hoàn thành 100% |
|
5 | Ứng dụng công nghệ Biofloc xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ (Litopenaeus vannamei) quy mô công nghiệp tại Quảng Bình | - Xây dựng thành công mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Biofloc, đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn công nghệ nuôi hiện tại, phát triển nghề nuôi tôm tại tỉnh Quảng Bình. | Đang triển khai thực hiện | Đang triển khai thực hiện |
|
6 | Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên gắn với sinh kế cộng đồng tại khu Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Vườn Quốc gia). | - Làm rõ cơ sở khoa học cho đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên gắn với sinh kế cộng đồng tại khu vườn quốc gia; - Xây dựng được các mô hình sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên gắn với sinh kế cộng đồng tại khu vườn quốc gia; - Nâng cao năng lực quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên tại địa phương. | Đang triển khai thực hiện | Đang triển khai thực hiện |
|
7 | Đề tài: Nghiên cứu xác định giá trị về địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học phục vụ xây dựng hồ sơ Di sản Thiên nhiên thế giới xuyên biên giới (Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Việt Nam và Khu bảo tồn quốc gia Hin Nậm Nô - CHDCND Lào). | - Đánh giá tổng thể về địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học làm cơ sở để xây dựng hồ sơ Di sản Thiên nhiên thế giới xuyên biên giới. - Đề xuất hồ sơ khoa học cho việc công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới xuyên biên giới. - Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển các giá trị về địa chất, địa mạo và đa dạng sinh học của khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Khu bảo tồn quốc gia Hin Nậm Nô. | Đang triển khai thực hiện | Đang triển khai thực hiện |
|
Số TT | Tên tổ chức nghiên cứu & phát triển | Số giấy phép đăng ký hoạt động KH&CN/Quyết định phân loại tự chủ tài chính[12] | Nhân lực hiện có đến 30/6/2023 | Kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên từ NSNN năm 2023 (tr.đ) | Ghi chú (công lập/ ngoài công lập) | |||||
Tổng số | Trong đó hưởng lương SNKH | |||||||||
Tổng số | Nghiên cứu viên cao cấp/Kỹ sư cao cấp | Nghiên cứu viên chính/Kỹ sư chính | Nghiên cứu viên/Kỹ sư | Trợ lý nghiên cứu/Kỹ thuật viên | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) =(6÷9) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
I | Các đơn vị do cấp bộ, cơ quan TW, địa phương quyết định thành lập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trung tâm Ứng dụng và Thống kê KH&CN | QB-04/2024- SKHCN | 29 | 18 | 0 | 1 | 16 | 1 | 4.888 | Công lập |
2 | Trung tâm Kỹ thuật - Đo lường - Thử Nghiệm | QB-01/2021- SKHCN | 34 | - | - | - | - | - | Tự đảm bảo chi thường xuyên | Công lập |
3 | TT Quan trắc Tài nguyên môi trường | QB-01/07- SKHCN | 48 | 11 | - | - | 11 | - | 4.088 | Công lập |
4 | Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư | QB-03/2024- SKHCN | 25 | 25 | - | - | 15 | 10 | 2.719 | Công lập |
5 | Viện Quy hoạch xây dựng | QB-02/2024-SKHCN | 50 | - | - | - | - | - | Tự đảm bảo chi thường xuyên | Công lập |
II | Các đơn vị do cấp khác thành lập được giao cho bộ, cơ quan TW, địa phương trực tiếp quản lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | TT Tư vấn Công nghệ và Môi trường Trường Sơn. (Tạm dừng hoạt động) | QB-02/08 | - | - | - | - | - | - | Tự chủ kinh phí | Ngoài công lập |
2 | Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường HPT. (Tạm dừng hoạt động) | QB-01/10 | - | - | - | - | - | - | Tự chủ kinh phí | Ngoài công lập |
3 | Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường Hoàng Nguyên - Chi nhánh công ty TNHH tổng hợp Hoàng Nguyên | QB-02/16- SKHCN | 08 | - | - | - | - | - | Tự chủ kinh phí | Ngoài công lập |
4 | Chi nhánh Dưỡng sinh tỉnh Quảng Bình | QB-01/2024- SKHCN | 09 | - | - | - | - | - | Tự chủ kinh phí | Ngoài công lập |
5 | Văn phòng đại diện Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt tại tỉnh Quảng Bình | QB-02/2018- SKHCN | 07 | - | - | - | - | - | Tự chủ kinh phí | Ngoài công lập |
6 | Trung tâm nghiên cứu - phát triển nông lâm nghiệp và môi trường sinh thái Việt - cháu k có số | QB-01/2020- SKHCN | 05 | - | - | - | - | - | Tự chủ kinh phí | Ngoài công lập |
7 | Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Việt Nam | SĐK: 01/2022/SKHCN | 06 | - | - | - | - | - | Tự chủ kinh phí | Ngoài công lập |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KH, CN & ĐMST NĂM 2023 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
Số TT | Nội dung công việc | Đơn vị | Kết quả đạt được (số lượng) | |
Năm 2023 | 6 tháng đầu năm 2024 | |||
I | Số nhiệm vụ KH&CN được triển khai |
| 39 | 38 |
1 | Lĩnh vực tự nhiên | N.vụ | 01 | 01 |
2 | Lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ | N.vụ | 05 | 09 |
3 | Lĩnh vực nông nghiệp | N.vụ | 17 | 11 |
4 | Lĩnh vực y, dược | N.vụ | 04 | 03 |
5 | Lĩnh vực xã hội | N.vụ | 08 | 10 |
6 | Lĩnh vực nhân văn | N.vụ | 04 | 04 |
II | Công tác đánh giá, thẩm định, giám định và chuyển giao công nghệ |
|
|
|
1 | Thẩm định/có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư | DA | 14 | 06 |
2 | Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ | HĐ | 0 | 0 |
3 | Thẩm định cơ sở khoa học chương trình phát triển kinh tế - xã hội | Chương trình | 0 | 0 |
4 | Thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước có tiềm ẩn yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, tính mạng, sức khỏe con người | N.vụ | 0 | 0 |
5 | Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ | Giấy chứng nhận | 0 | 0 |
III | Công tác phát triển năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân |
|
|
|
1 | Số nguồn phóng xạ kín |
| 7 | 7 |
- | Số nguồn phóng xạ được lắp đặt mới | Nguồn | 0 | 0 |
- | Số nguồn phóng xạ đã qua sử dụng | Nguồn | 7 | 7 |
2 | Số thiết bị bức xạ được lắp đặt mới |
| 26 | 4 |
- | Trong lƿnh vực Y tế | Thiết bị | 26 | 4 |
- | Trong lƿnh vực Công nghiệp | Thiết bị | 0 | 0 |
- | Trong An ninh, hải quan | Thiết bị | 0 | 0 |
3 | Lượng đồng vị, dược chất phóng xạ được sử dụng trong Y tế | Curie (Ci) | 0 | 0 |
4 | Thẩm định công nghệ các dự án đầu tư ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ | Dự án | 0 | 0 |
5 | Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ | Hợp đồng | 0 | 0 |
6 | Hướng dẫn hồ sơ cấp phép cho các cơ sở | Cơ sở | 25 | 09 |
7 | Thẩm định, cấp phép hoạt động cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn An toàn bức xạ | Giấy phép | 24 | 7 |
IV | Công tác Sở hữu trí tuệ |
|
|
|
1 | Số hồ sơ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ | Hồ sơ | 95 | 42 |
2 | Số đơn nộp đăng ký | Đơn | 66 | - |
3 | Số văn bằng được cấp | Văn bằng | 38 | - |
4 | Số vụ xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp | Vụ | 0 | 0 |
5 | Số các dự án phát triển tài sản trí tuệ được hỗ trợ | DA | 04 | 05 |
6 | Số sáng kiến, cải tiến được công nhận | SK | - | - |
V | Công tác thông tin và thống kê KH&CN (Trung tâm Ứng dụng và Thống kê KH&CN) |
|
|
|
1 | Bổ sung, phát triển nguồn tài liệu (tài liệu giấy, tài liệu điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, ...) | Tài liệu/biểu ghi/CSDL | 39/51/39 | 03/09/03 |
2 | Ấn phẩm thông tin đã phát hành | Ấn phẩm, phút |
|
|
2.1 | Tạp chí/bản tin KH&CN | Tạp chí/bản tin | 06 | 03 |
2.2 | Phóng sự trên đài truyền hình | Buổi phát | 12 | 6 |
3 | Xây dựng CSDL (CSDL mới, cập nhập biểu ghi trong CSDL, số hóa tài liệu đưa vào CSDL, ...) | CSDL/biểu ghi/trang tài liệu | 39/51/170 | 03/32/03 |
4 | Thông tin về nhiệm vụ KH&CN |
|
|
|
4.1 | Nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành | N.vụ | 43 | 01 |
4.2 | Nhiệm vụ KH&CN đã đĂng ký kết quả thực hiện | N.vụ | 39 | 03 |
4.3 | Nhiệm vụ KH&CN được ứng dụng | N.vụ | 44 | 0 |
5 | Thống kê KH&CN |
|
|
|
5.1 | Số cuộc điều tra/ số phiếu thu được tương ứng | Số cuộc/số phiếu | 02/85 | 01/36 |
5.2 | Báo cáo thống kê ngành KH&CN | Báo cáo | 02 | 01 |
6 | Kết quả khác (nếu nổi trội) |
| - | - |
VI | Công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng |
|
|
|
1 | Số phương tiện đo được kiểm định | Phương tiện | 13.791 | 16.021 |
2 | Số lượng Tiêu chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng | Tiêu chuẩn | - | - |
3 | Số lượng Quy chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng | Quy chuẩn | 01 | - |
4 | Số đơn vị hành chính nhà nước đã công bố áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008, ISO 9001:2015 | Đơn vị | 38 | 38 |
5 | Số cuộc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa | Cuộc | 07 | 03 |
6 | Số mẫu được thử nghiệm và thông báo kết quả | Mẫu | 19.551 | 3.197 |
VII | Công tác thanh tra |
|
|
|
1 | Số cuộc thanh tra | Cuộc | 30 | 8 |
2 | Số lượt đơn vị thanh tra | Đơn vị | 30 | 8 |
3 | Số vụ vi phạm phát hiện xử lý (nếu có) | Vụ | 0 | 01 |
4 | Số tiền xử phạt (nếu có) | Trđ | 0 | 4.500.000 |
VII I | Hoạt động đổi mới công nghệ |
|
|
|
1 | Số nhiệm vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp do các bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc TW phê duyệt | N.vụ | - | - |
2 | Số doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ[13] | Doanh nghiệp | - | - |
3 | Số doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm | Doanh nghiệp | - | - |
4 | Số công nghệ được chuyển giao, đưa vào ứng dụng | Công nghệ | - | - |
5 | Số hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện | HĐ | - | - |
6 | Tổng giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ | Tr.đ | - | - |
IX | Công tác sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN |
|
|
|
1 | Bổ nhiệm đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ | Người | - | - |
2 | Thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ | Người | - | - |
3 | Kéo dài thời gian công tác | Người | - | - |
4 | Trọng dụng nhà khoa học đầu ngành | Người | - | - |
5 | Trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng | Người | - | - |
6 | Trọng dụng nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng | Người | - | - |
X | Công tác hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN |
|
|
|
1 | Hỗ trợ và hình thành phát triển doanh nghiệp KH&CN | Doanh nghiệp | - | - |
2 | Thành lập cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN | Cơ sở | - | - |
3 | Hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu mạnh được ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại các cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN | Đối tượng | - | - |
4 | Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN | Đối tượng | - | - |
5 | Hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ công lập chưa chuyển đổi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm | Đơn vị | - | - |
XI | Công tác phát triển thị trường KH&CN |
|
|
|
1 | Giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN trên thị trường | Tr.đ | - | - |
2 | Tỷ trọng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ trên giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN | % | - | - |
XII | Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia |
|
|
|
1 | Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo | Doanh nghiệp | - | - |
2 | Số lượng dự án khởi nghiệp ĐMST được hỗ trợ | Dự án | - | - |
3 | Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được hỗ trợ | Doanh nghiệp | - | - |
4 | Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tham gia gọi vốn được từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập/tổng giá trị | Doanh nghiệp/ tổng giá trị | - | - |
5 | Số lượng các tổ chức ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST | Tổ chức | - | - |
6 | Số vốn thu hút đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST | Triệu đồng | - | - |
VĂN BẢN VỀ KH, CN & ĐMST ĐƯỢC BAN HÀNH NĂM 2023 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
Số TT | Tên văn bản | Ngày tháng ban hành | Cơ quan ban hành | ||
Bộ/Tỉnh ủy | HĐND | UBND | |||
1 | Chương trình hành động số 26- CTr/TU ngày 24/5/2023 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới | 24/5/2023 | x |
|
|
2 | Nghị quyết số 55/2023/NQ- HĐND ngày 02/10/2023 của HĐND tỉnh quy định định mức lập dự toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình | 02/10/2023 |
| x |
|
3 | Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 13/01/2023 về việc phê duyệt danh mục và tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình thực hiện năm 2024 | 13/01/2023 |
|
| x |
4 | Quyết định số 561/QĐ-UBND ngày 17/03/2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực Hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình | 17/03/2023 |
|
| x |
5 | Quyết định số 562/QĐ-UBND ngày 17/03/2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình | 17/03/2023 |
|
| x |
6 | Quyết định số 712/QĐ-UBND ngày 04/4/2023 về việc thành lập ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh | 04/4/2023 |
|
| x |
7 | Quyết định số 1076/QĐ-UBND ngày 09/05/2023 về việc phê duyệt sửa đổi, bổ sung quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình | 09/05/2023 |
|
| x |
8 | Quyết định số 1762/QĐ-UBND ngày 05/07/2023 về việc phê duyệt Kịch bản diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2023 | 05/07/2023 |
|
| x |
9 | Quyết định số 2025/QĐ-UBND ngày 25/07/2023 của UBND tỉnh về việc ủy quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình | 25/07/2023 |
|
| x |
10 | Quyết định số 3228/QĐ-UBND ngày 10/11/2023 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban tổ chức Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Quảng Bình lần thứ III năm 2024 | 10/11/2023 |
|
| x |
11 | Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 28/03/2024 về việc phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các tổ chức hành chính thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình | 28/03/2024 |
|
| x |
12 | Kế hoạch số 296/KH-UBND ngày 02/03/2023 về việc kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình năm 2024. | 02/03/2023 |
|
| x |
13 | Kế hoạch số 509/KH-UBND ngày 24/3/2023 về tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh năm 2023 | 24/3/2023 |
|
| x |
14 | Kế hoạch số 1404/KH-UBND ngày 13/07/2023 về việc thực hiện Chương trình hành động số 26- CTr/TU ngày 24/5/2023 và Kế hoạch số 107/KH-TU ngày 09/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện và nghiên cứu học tập Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới | 13/07/2023 |
|
| x |
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KH&CN NĂM 2023 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
Số nhiệm vụ triển khai năm 2023 và 06 tháng đầu năm 2024 | ||
Tổng số | Khoán đến sản phẩm cuối cùng | Khoán từng phần |
Cấp Bộ, Tỉnh | 0 | Cấp tỉnh: 51 |
Cấp cơ sở | 0 | 0 |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH/NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ, CẤP TỈNH NĂM 2025
Đơn vị: Triệu đồng
STT | Tên nhiệm vụ | Quyết định phê duyệt nhiệm vụ (số ngày tháng năm) | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí đã phê duyệt thực hiện nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | ||||||
Tổng số | Nguồn NSNN | Nguồn khác | |||||||||
Tổng số | Đã bố trí đến hết năm 2024 | Dự kiến năm 2025 | Số còn lại | Số đã thực hiện năm trước | Dự kiến thực hiện trong năm 2025 | ||||||
|
|
|
|
|
|
| 19.485,050 |
|
|
|
|
I | Nhiệm vụ chuyển tiếp sang 2025 |
|
|
|
|
| 14.285,050 |
|
|
|
|
A | Nhiệm vụ chuyển tiếp từ 2022, 2023 sang | ||||||||||
1 | Bảo tồn, phục tráng giống lúa nếp than tại huyện Lệ Thủy | QĐ 4271/QĐ- UBND ngày 24/12/2021 | 4/2022- 3/2025 | 872,667 | 1.594,025 | 784,053 | 88,614 | 721,35 8 | 421,000 | 300,358 | Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình |
2 | Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm mật ong Phong Nha | QĐ 885/QĐ- BKHCN ngày 31/5/2022 | 01/2023- 6/2025 | 700,000 | 700,000 | 400,000 | 300,000 | 0,000 |
|
| Trung tâm Ứng dụng và Thống kê KH&CN |
3 | Nghiên cứu xác định một số bệnh thường gặp tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Quảng Bình và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả điều trị | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 8/2023- 12/2025 | 454,688 | 454,688 | 300,000 | 154,688 | 0,000 |
|
| Sở Y tế tỉnh Quảng Bình |
4 | Nghiên cứu, khôi phục và phát triển nguồn gen cá chình mun (Anguilla bicolor) phục vụ phát triển kinh tế | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 8/2023- 3/2025 | 822,336 | 822,336 | 550,000 | 272,336 | 0,000 |
|
| Công ty TNHH Dịch vụ Kim Long Việt Nam |
5 | Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm sản xuất giống cá niên (Onychostoma gerlachi Peters, 1881) tại tỉnh Quảng Bình | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 8/2023- 7/2025 | 707,880 | 707,880 | 500,000 | 207,880 | 0,000 |
|
| Trường Đại học Quảng Bình |
6 | Nghiên cứu và ứng dụng bê tông Geopolymer và cát biển ở Quảng Bình trong xây dựng các công trình chịu mặn ven biển | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 9/2023- 4/2025 | 660,561 | 660,561 | 500,000 | 160,561 | 0,000 |
|
| Trường Đại học Vinh |
7 | Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên đá bán quý (Ngọc Bích) ở phía Tây huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình để khai thác và chế tác các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 9/2023- 02/2025 | 834,081 | 834,081 | 550,000 | 284,081 | 0,000 |
|
| Hội địa chất tỉnh Quảng Bình |
8 | Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phân bố kim loại nặng khu vực ven sông Gianh, tỉnh Quảng Bình | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 9/2023- 8/2025 | 846,566 | 846,566 | 550,000 | 296,566 | 0,000 |
|
| Viện địa lý |
9 | Nghiên cứu tổng hợp vật liệu composite cadimi ferit trên nền cacbon hoạt tính từ phế phẩm nông nghiệp và ứng dụng trong xử lý ô nhiễm nguồn nước | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 9/2023- 8/2025 | 722,428 | 722,428 | 450,000 | 272,428 | 0,000 |
|
| Trường Đại học Quảng Bình |
10 | Khôi phục và phát triển nguồn gen gà cụp đuôi Lâm Hóa phục vụ phát triển kinh tế | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 9/2023- 8/2026 | 654,033 | 654,033 | 300,000 | 250,000 | 104,03 3 |
|
| Trung tâm giống vật nuôi Quảng Bình. |
11 | Ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để cải tạo, nâng cao năng suất và chất lượng đàn trâu tại tỉnh Quảng Bình | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 9/2023- 8/2026 | 2.335,32 1 | 697,302 | 400,000 | 192,000 | 105,30 2 | 0,000 | 1.000,00 0 | Trung tâm Giống vật nuôi Quảng Bình |
12 | Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật nút mạch hóa chất (TACE) trong điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 9/2023- 8/2025 | 640,517 | 640,517 | 400,000 | 240,517 | 0,000 |
|
| Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới |
13 | Phát triển chuỗi giá trị từ tỏi tía Ba Đồn, Quảng Trạch, Quảng Bình | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 9/2023- 8/2025 | 1.221,69 1 | 366,282 | 250,000 | 116,282 | 0,000 | 0,000 | 855,049 | Công ty TNHH tư vấn đầu tư Quang Minh Inco |
14 | Nghiên cứu thực trạng và nhận thức về sức khoẻ răng miệng của học sinh tiểu học tỉnh Quảng Bình | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 9/2023- 3/2025 | 734,784 | 734,784 | 500,000 | 234,784 | 0,000 |
|
| Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới |
15 | Xây dựng mô hình trồng khảo nghiệm giống sắn kháng bệnh khảm lá HN1 và giống đối chứng KM94 tại huyện Bố Trạch | QĐ số 37/QĐ- SKHCN ngày 29/6/2023 | 11/2023- 3/2025 | 480,487 | 147,576 | 35,000 | 112,576 | 0,000 | 0,000 | 332,911 | Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bố Trạch |
16 | Xây dựng vườn cây phục vụ đào tạo kỹ thuật thực hành trồng và chăm sóc cây ăn quả có giá trị kinh tế cao cho đồng bào dân tộc miền núi tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Minh Hóa. | QĐ số 37/QĐ- SKHCN ngày 29/6/2023 | 10/2023- 4/2025 | 149,976 | 149,976 | 105,000 | 44,976 | 0,000 |
|
| Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Minh Hóa. |
17 | Nuôi giun đất Châu Phi (Eudrilus eugeniae) dưới tán ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch | QĐ số 37/QĐ- SKHCN ngày 29/6/2023 | 11/2023- 5/2025 | 513,871 | 149,919 | 35,000 | 114,919 | 0,000 | 0,000 | 363,952 | Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phú Mỹ Nhân |
18 | Xây dựng mô hình nuôi cá lăng nha trên huyện miền núi Minh Hóa | QĐ số 74/QĐ- SKHCN ngày 29/9/2023 | 12/2023- 7/2025 | 484,556 | 149,226 | 35,000 | 114,226 | 0,000 | 0,000 | 335,330 | Công ty TNHH giải pháp chất lượng VQB |
19 | Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tại xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa. | QĐ số 37/QĐ- SKHCN ngày 29/6/2023 | 11/2023 -4/2025 | 465,234 | 149,877 | 35,000 | 114,877 | 0,000 | 0,000 | 315,357 | Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Tuyên Hóa. |
20 | Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy giá trị các môn thể thao ở địa phương trong hoạt động du lịch tỉnh Quảng Bình | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 7/2023- 3/2025 | 434,223 | 434,223 | 280,000 | 154,223 | 0,000 |
|
| Trường Đại học Quảng Bình |
21 | Nghiên cứu tác động của phát triển kinh tế du lịch đến nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Quảng Bình trong tình hình mới | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 8/2023- 01/2025 | 435,982 | 435,982 | 280,000 | 155,982 | 0,000 |
|
| Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình |
22 | Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 8/2023- 04/2025 | 439,295 | 439,295 | 280,000 | 159,295 | 0,000 |
|
| Công an tỉnh Quảng Bình |
23 | Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Hàu Quán Hàu” cho sản phẩm Hàu của thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 8/2023- 7/2025 | 725,080 | 725,080 | 500,000 | 225,080 | 0,000 |
|
| Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Quảng Ninh |
24 | Nghiên cứu và đề xuất phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm thiên nhiên gắn với văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Bình | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 8/2023- 01/2025 | 511,944 | 511,944 | 330,000 | 181,944 | 0,000 |
|
| Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng |
25 | Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong tình hình hiện nay | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 8/2023- 01/2025 | 425,924 | 425,924 | 280,000 | 145,924 | 0,000 |
|
| Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình |
26 | Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình trong tình hình mới | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 8/2023- 7/2025 | 496,035 | 496,035 | 300,000 | 196,035 | 0,000 |
|
| Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Bình |
27 | Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình phát thanh và truyền hình trong bối cảnh chuyển đổi số | QĐ 84/QĐ- UBND ngày 13/01/2023 | 9/2023- 8/2025 | 547,581 | 547,581 | 300,000 | 247,581 | 0,000 |
|
| Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình |
28 | Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng của cấp ủy đảng cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn mới | QĐ số 3200/QĐ- UBND ngày 09/11/2023 | 12/2023- 5/2025 | 446,672 | 446,672 | 200,000 | 246,672 | 0,000 |
|
| Trường Chính trị Quảng Bình |
B | Nhiệm vụ phê duyệt mới năm 2024 chuyển tiếp sang | ||||||||||
29 | Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano nickel (II) oxide trên nền chấm lượng tử graphene và ứng dụng trong xử lý nước thải. | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 24 tháng | 541,441 | 541,441 | 162,432 | 297,796 | 81,213 |
|
| Trường Đại học Quảng Bình |
30 | Nghiên cứu hiệu quả điều trị tăng huyết áp nguyên phát bằng Y học hiện đại kết hợp phương pháp nhĩ châm tại tuyến y tế cơ sở tỉnh Quảng Bình | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 24 tháng | 571,669 | 571,669 | 171,501 | 314,418 | 85,750 |
|
| Bệnh Viện Đa Khoa Thành phố Đồng Hới |
31 | Dự báo nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim và đột quỵ cho người trưởng thành ở tỉnh Quảng Bình theo thang điểm ASCVD Risk Estimator Plus | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 24 tháng | 574,988 | 574,988 | 172,497 | 316,244 | 86,247 |
|
| Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế |
32 | Nghiên cứu, đánh giá diễn biến, dự báo trữ lượng cát bồi lắng hằng năm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác cấp phép khai thác cát trên hệ thống sông Gianh và sông Nhật Lệ. | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 24 tháng | 622,873 | 622,873 | 186,862 | 342,580 | 93,431 |
|
| Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế |
33 | Nghiên cứu sử dụng các chế phẩm nano (Ag, Cu, Fe và Co) trong phòng trừ bệnh và tăng năng suất một số cây trồng chủ lực tại tỉnh Quảng Bình. | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 24 tháng | 552,000 | 552,000 | 165,600 | 303,600 | 82,800 |
|
| Viện Khoa học vật liệu |
34 | Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Chẽm (Lates calcarifer) thích ứng với điều kiện khí hậu tỉnh Quảng Bình. | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 17 tháng | 810,318 | 660,000 | 198,000 | 462,000 | 0,000 | 76,000 | 74,318 | Trung tâm Giống thủy sản Quảng Bình |
35 | Xây dựng quy trình công nghệ chế biến một số sản phẩm thực phẩm từ củ khoai lang của tỉnh Quảng Bình | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 24 tháng | 670,000 | 670,000 | 201,000 | 368,500 | 100,50 0 |
|
| Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội |
36 | Nghiên cứu tổng hợp nano silica trên nền acid humic được điều chế từ than bùn và ứng dụng làm phân bón cho cây trồng. | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 24 tháng | 497,977 | 497,977 | 149,393 | 273,887 | 74,697 |
|
| Công ty CP Tổng công ty Nông Nghiệp Quảng Bình |
37 | Tuyển chọn và phát triển một số giống vừng năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp điều kiện sinh thái tỉnh Quảng Bình | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 36 tháng | 755,186 | 670,440 | 201,132 | 301,698 | 167,61 0 | 65,000 | 19,746 | Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ (tỉnh Nghệ An) |
38 | Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số loài cây Dược liệu bản địa có giá trị góp phần bảo tồn nguồn gen và phát triển kinh tế cho cộng đồng dân tộc thiểu số tại vùng núi huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 24 tháng | 560,000 | 560,000 | 168,000 | 308,000 | 84,000 |
|
| Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lệ Thủy |
39 | Xây dựng mô hình tương đương cho kết cấu sàn phẳng bê tông cốt thép sử dụng hộp nhựa tạo rỗng trong các công trình dân dụng. | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 21 tháng | 510,693 | 510,693 | 153,208 | 280,881 | 76,604 |
|
| Trường Đại học Quảng Bình |
40 | Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình sản xuất Lan Kim Tuyến (Anoectochilus roxburghii) bằng phương pháp nuôi cấy mô (invitro) nhằm bảo tồn nguồn gen, phục vụ phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình | QĐ số 1765/QĐ- UBND ngày 26/6/2024 | 30 tháng | 760,000 | 760,000 | 228,000 | 342,000 | 190,00 0 |
|
| Trung tâm Ứng dụng và Thống kê KH&CN Quảng Bình |
41 | Nuôi Sò Huyết thương phẩm trên vùng nước lợ huyện Quảng Trạch | QĐ số 1765/QĐ- UBND ngày 26/6/2024 | 18 tháng | 2.124,40 1 | 534,463 | 160,339 | 374,124 | 0,000 | 849,000 | 740,938 | Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Quảng Trạch |
42 | Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ chăn nuôi gà Ri lai và gà Mía theo tiêu chuẩn VietGAHP | QĐ số 1765/QĐ- UBND ngày 26/6/2024 | 15 tháng | 2.338,68 1 | 670,000 | 201,000 | 368,500 | 100,50 0 | 770,000 | 898,681 | Công ty TNHH chăn nuôi Thanh Tùng |
43 | Hệ thống thang cứu hộ và thoát hiểm nhà cao tầng. | QĐ số 1765/QĐ- UBND ngày 26/6/2024 | 24 tháng | 2.785,09 5 | 498,469 | 149,541 | 274,158 | 74,770 | 1.500,0 00 | 786,626 | Công ty TNHH KHCN TMQ |
44 | Phát triển văn hóa tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2045 | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 24 tháng | 0,000 |
| 0,000 | 0,000 | 0,000 |
|
| Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam |
45 | Nghiên cứu ứng dụng các mô hình giao dịch thương mại điện tử nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP tại tỉnh Quảng Bình | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 24 tháng | 438,690 | 438,690 | 131,607 | 241,479 | 65,604 |
|
| Trường Đại học Kinh tế Huế |
46 | Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 24 tháng | 410,000 | 410,000 | 123,000 | 225,500 | 61,500 |
|
| Sở Du lịch Quảng Bình |
47 | Nghiên cứu thực trạng và giải pháp hạn chế tính thời vụ trong phát triển du lịch Quảng Bình | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 20 tháng | 406,902 | 406,902 | 122,071 | 223,796 | 61,035 |
|
| Trường Đại học Quảng Bình |
48 | Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống giếng cổ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 18 tháng | 418,116 | 418,116 | 125,435 | 292,681 | 0,000 |
|
| Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tỉnh Quảng Bình |
49 | Tạo lập, quản lý các nhãn hiệu tập thể “Ram Ba Đồn” cho sản phẩm ram của thị xã Ba Đồn và “Men Riềng Quảng Long” cho sản phẩm Men Riềng của Phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn | QĐ số 1441/QĐ- UBND ngày 29/5/2024 | 24 tháng | 386,770 | 386,770 | 116,031 | 212,724 | 58,015 |
|
| Phòng Kinh tế thị xã Ba Đồn |
50 | Nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền trong đối thoại, tiếp xúc trực tiếp và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình | QĐ số 1765/QĐ- UBND ngày 26/6/2024 | 18 tháng | 451,015 | 451,015 | 135,305 | 315,710 | 0,000 |
|
| Ban Dân vận Tỉnh ủy |
51 | Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho người đứng đầu cấp ủy các cấp tiếp dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh ở tỉnh Quảng Bình trong tình hình mới | QĐ số 1765/QĐ- UBND ngày 26/6/2024 | 18 tháng | 467,546 | 467,546 | 140,264 | 327,282 | 0,000 |
|
| Ban Nội chính Tỉnh ủy |
52 | Giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc đối thoại, thương lượng, ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình | QĐ số 1765/QĐ- UBND ngày 26/6/2024 | 18 tháng | 402,568 | 402,568 | 120,770 | 281,798 | 0,000 |
|
| Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình |
53 | Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ven biển và đề xuất giải pháp quy hoạch đô thị và khu dân cư ven biển theo hướng Xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. | QĐ số 1765/QĐ- UBND ngày 26/6/2024 | 19 tháng | 656,760 | 656,760 | 197,028 | 361,218 | 98,514 |
|
| Viện Quy hoạch xây dựng tỉnh Quảng Bình |
54 | Điều tra, khảo sát khu hệ chim hoang dã trên địa bàn Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và một số vùng chim trọng điểm của tỉnh Quảng Bình nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái | QĐ số 1765/QĐ- UBND ngày 26/6/2024 | 20 tháng | 682,817 | 682,817 | 204,845 | 375,549 | 102,42 3 |
|
| Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng |
55 | Xây dựng tiện ích Random Quiz tạo đề để hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá môn Vật lí theo hướng chống gian lận trong hình thức kiểm tra viết | QĐ số 21/QĐ- SKHCN ngày 19/01/2024 | 12 tháng | 148,000 | 148,000 | 44,400 | 103,600 | 0,000 |
|
| Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp |
56 | Xây dựng ứng dụng sổ theo dõi nhập và phân bổ dự toán vào hệ thống TABMIS. | QĐ số 21/QĐ- SKHCN ngày 19/01/2024 | 09 tháng | 149,000 | 149,000 | 44,700 | 104,300 | 0,000 |
|
| Trung tâm Tin học và Dịch vụ Tài chính công thuộc Sở Tài chính |
57 | Nghiên cứu chuyển đổi số cho hệ thống thư viện Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình | QĐ số 21/QĐ- SKHCN ngày 19/01/2024 | 12 tháng | 147,000 | 147,000 | 44,100 | 102,900 | 0,000 |
|
| Trường Đại học Quảng Bình |
58 | Mô hình nuôi thử nghiệm giống Vịt Bầu Bến thương phẩm theo hướng bán chăn thả tại huyện Quảng Trạch | QĐ số 21/QĐ- SKHCN ngày 19/01/2024 | 10 tháng | 149,000 | 149,000 | 44,700 | 104,300 | 0,000 |
|
| Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Quảng Trạch |
59 | Nghiên cứu phục hồi và phát triển kỹ thuật làm rượu cần men lá của cộng đồng người Bru - Vân Kiều ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh. | QĐ số 21/QĐ- SKHCN ngày 19/01/2024 | 12 tháng | 150,000 | 150,000 | 45,000 | 105,000 | 0,000 |
|
| Trường Cao đẳng Kỹ thuật CNN Quảng Bình |
60 | Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm trồng dưa Kim hoàng hậu (dưa vàng) theo quy trình tưới Ixrael trong nhà lưới theo tiêu chuẩn VietGAP tại phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn | QĐ số 21/QĐ- SKHCN ngày 19/01/2024 | 10 tháng | 149,000 | 149,000 | 44,700 | 104,300 | 0,000 |
|
| Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Ba Đồn |
61 | Mô hình thử nghiệm nuôi thương phẩm cá mú Trân Châu trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. | QĐ số 21/QĐ- SKHCN ngày 19/01/2024 | Có công văn xin dừng thực hiện | 148,000 | 148,000 | 44,400 | 103,600 | 0,000 |
|
| Công ty TNHH Đầu tư phát triển nông nghiệp Hải Anh |
62 | Nuôi chim trĩ lấy trứng trên vùng đất cát tại xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch | QĐ số 21/QĐ- SKHCN ngày 19/01/2024 | 12 tháng | 149,000 | 149,000 | 44,700 | 104,300 | 0,000 |
|
| Đồn Biên phòng Lý Hoà |
63 | Dự án Trồng khảo nghiệm Cây dược liệu bản địa (Huyết Đằng; Khôi Tía, Sâm Cau) tại huyện Tuyên Hóa | QĐ số 21/QĐ- SKHCN ngày 19/01/2024 | 21 tháng | 150,000 | 150,000 | 45,000 | 105,000 | 0,000 |
|
| Hợp tác xã Sản xuất Kinh doanh Tổng hợp Tam Thuận |
64 | Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả báo cáo tài chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình | QĐ số 21/QĐ- SKHCN ngày 19/01/2024 | 15 tháng | 149,000 | 149,000 | 44,700 | 68,523 | 35,777 |
|
| Kho bạc Nhà nước Quảng Bình |
65 | Nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào thực hiện dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Bình | QĐ số 21/QĐ- SKHCN ngày 19/01/2024 | 10 tháng | 148,000 | 148,000 | 44,400 | 103,600 | 0,000 |
|
| Trường Chính trị tỉnh Quảng Bình |
66 | Nghiên cứu xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngoại ngữ gắn với phát triển ngành du lịch - dịch vụ tại Quảng Bình | QĐ số 21/QĐ- SKHCN ngày 19/01/2024 | 12 tháng | 149,225 | 149,225 | 44,768 | 104,457 | 0,000 |
|
| Trường Đại học Quảng Bình |
II | Nhiệm vụ mở mới 2025 | Đang hướng dẫn và tổng hợp đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN dự kiến thực hiện năm 2022 | 5.200,000 |
|
|
|
| ||||
1 | 20 nhiệm vụ x 200 triệu/nhiệm vụ (kinh phí thực hiện năm 2025) |
|
|
|
|
| 4.000,000 |
|
|
| Dự kiến số nhiệm vụ phê duyệt mới thực hiện năm 2025: 20 nhiệm vụ thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt - dự toán tạm ứng thực hiện 200 triệu đồng/ nhiệm vụ cho năm 2025; 12 nhiệm vụ thuộc thẩm quyền Giám đốc Sở phê duyệt - dự toán tám ứng thực hiện 100 triệu đồng/ nhiệm vụ cho năm 2025 |
2 | 12 nhiệm vụ x 100 triệu/nhiệm vụ (kinh phí thực hiện năm 2025) |
|
|
|
|
| 1.200,000 |
|
|
|
|
| Tổng cộng( I+II) |
|
|
|
|
| 19.485,050 |
|
|
|
|
KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KH&CN NĂM 2025
Đơn vị: Triệu đồng
TT | Tên Dự án/công trình | Căn cứ pháp lý (QĐ phê duyệt) | Chủ đầu tư | Địa điểm xây dựng | Thời gian thực hiện | Kinh phí | |||
Khởi công | Hoàn thành | Tổng vốn đầu tư được duyệt | Kinh phí được phân bổ lũy kế hết năm 2024 | Kế hoạch vốn năm 2025 | |||||
I | Dự án chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
| 11.400 |
1 | Đầu tư xây dựng khu thực nghiệm nông nghiệp thông minh - nông nghiệp 4.0 tại Trung tâm Ứng dụng và Thống kê Khoa học và Công nghệ Quảng Bình | 43/NQ- HĐND ngày 10/12/2021 | Trung tâm Ứng dụng và Thống kê KH&CN | Đồng Hới | 2022 | 2024 | 10.000 | 9.700 | 0 |
2 | Đầu tư bổ sung thiết bị kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn đo lường | 43/NQ- HĐND ngày 10/12/2021 | Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm | Đồng Hới | 2022 | 2024 | 8.000 | 7.760 | 240 |
3 | Đầu tư hệ thống Trung tâm chuẩn, thiết bị đo lường, thử nghiệm | 56/NQ- HĐND ngày 27/5/2022 | Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm | Đồng Hới | 2023 | 2025 | 10.000 | 6.200 | 3.800 |
II | Dự án mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
DỰ KIẾN KINH PHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2025
Đơn vị: Triệu đồng
Số TT | NỘI DUNG | KINH PHÍ TW THÔNG BÁO NĂM 2024 | KINH PHÍ UBND TỈNH, TP PHÊ DUYỆT 2024 | KINH PHÍ THỰC HIỆN NĂM 2024 | KINH PHÍ DỰ KIẾN NĂM 2025 |
I | Kinh phí sự nghiệp cấp ngành KH&CN | 25.909 | 25.409 | 25.409 | 34.100 |
1 | Kinh phí nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia chuyển tiếp cấp về địa phương quản lý (chi tiết theo từng nhiệm vụ) |
|
|
|
|
2 | Chi nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp huyện |
|
| 12.864 | 19.485 |
3 | Chi nhiệm vụ thường xuyên |
|
|
|
|
4 | Chi hoạt động KH&CN phục vụ quản lý nhà nước |
|
| 4.380 | 4.860 |
| Hoạt động Tiêu chuẩn-Đo lường- Chất lượng |
|
| 775 | 850 |
| Sở hữu trí tuệ |
|
| 200 | 250 |
| Thông tin và thống kê KH&CN |
|
| 150 | 160 |
| Phát triển ứng dụng nĂng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân |
|
| 300 | 350 |
| Đào tạo, tập huấn |
|
| 450 | 500 |
| Đánh giá, thẩm định, giám định và CGCN |
|
| 1.500 | 1.600 |
| Thanh tra KH&CN |
|
| 205 | 230 |
| Hợp tác quốc tế |
|
| 700 | 800 |
| Thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN |
|
| 100 | 120 |
5 | Chi hoạt động KH&CN cấp huyện |
|
|
|
|
6 | Chi các đơn vị sự nghiệp |
|
| 5.588 | 6.955 |
7 | Công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN |
|
| 1.000 | 1.100 |
8 | Chi khác |
|
| 1.577 | 1.700 |
II | Kinh phí đầu tư phát triển |
| 5.560 | 5.560 | 4.040 |
1 | Đầu tư hệ thống trung tâm chuẩn, thiết bị đo lường thử nghiệm |
| 2.500 | 2.500 | 3.800 |
2 | Đầu tư bổ sung thiết bị kiểm tra, kiểm định hiệu, chuẩn đo lường |
| 1.360 | 1.360 | 240 |
Tổng số (I+II) |
| 30.969 | 30.969 | 38.140 |
[1] Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm đã tự chủ về tài chính cho hoạt động chi thường xuyên đạt 100% và Trung tâm Ứng dụng và Thống kê KH&CN đã tự chủ 10% kinh phí chi thường xuyên.
[2] 1. Dự án “Trang trại chăn nuôi heo nái, heo thịt công nghệ cao TBT” của Công ty TNHH TM xăng dầu Đức Phúc; 2. Dự án “Trang trại nông nghiệp công nghệ cao Tam Phát” của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tam Phát; 3. Dự án “Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn” của Công ty TNHH Môi trường xanh Miền Trung; 4. Dự án “Trang trại nông nghiệp công nghệ cao Winwin” của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Winwin; 5. Dự án “Trung tâm cung ứng giống cây trồng và sơ chế nguyên liệu gỗ rừng trồng” của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Đông Dương QB; 6. Dự án “Nhà máy chất đốt sinh khối dạng viên nén công suất 200.000 tấn/năm” của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Trung Chính;7. Dự án “Nhà máy chế biến gỗ rừng Ưồng (gỗ xẻ)” của Công ty TNHH Chế biến lâm sản xuất khẩu Quảng Bình; 8. Dự án "Nhà máy phân loại xử lý rác thải, sản xuất biogas và phân bón khoáng hữu cơ” của Công ty TNHH Phát triển dự án Việt Nam ; 9. Dự án “Nhà máy xử lý nước thải An Thành” của Công ty TNHH Tư vấn và đầu tư An Thành; 10. Dự án “Nhà máy chế biến gỗ rừng trồng” của Công ty TNHH XD TH Tuấn Dũng; 11. Dự án "Trang trại chăn nuôi heo Hóa Hợp 1" của Công ty TNHH Chăn nuôi công nghệ cao Hòa Hợp; 12. Dự án “Trang trại chăn nuôi heo Thượng Hóa 1” của Công ty TNHH Chăn nuôi công nghệ cao Thượng Hóa; 13. Dự án “Trang trại chăn nuôi lợn đẻ và lợn thịt công nghệ cao theo chuỗi liên kết khép kín” của Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp sạch Phú Thịnh Đạt; 14. Dự án “Trang trại chăn nuôi gà thịt công nghệ cao theo chuỗi liên kết khép kín” của Hợp tác xã Chăn nuôi tổng hợp Nam Hồng Quảng; 15. Dự án “Trung tâm cung ứng giống cây trồng và sơ chế nguyên liệu gỗ rừng trồng” của Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Tuấn Huy; 16. Dự án “Cơ sở chế biến hải sản khô đóng gói phục vụ du lịch” của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Đại Phú Hội (thẩm định điều chỉnh công nghệ); 17. Dự án “Trang trại tổng hợp nông nghiệp CNC tại xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh” của Công ty TNHH Thương mại ADB; 18. Dự án “Đầu tư Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch II” của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (thẩm định điều chỉnh công nghệ); 19. Dự án “Xưởng sản xuất gạch Terrazzo QH Hưng Phát” của Công ty TNHH Dịch vụ tổng hợp QH Hưng Phát; 20. Dự án “Trạm trộn bê tông nhựa Hoàng Gia” của Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Hoàng Gia
[3] Nhiệm vụ đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt tại Quyết định số 162/QĐ-BKHCN ngày 23/02/2022 về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặt hàng thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ bắt đầu thực hiện từ năm 2022.
[4] Cục Sở hữu trí tuệ chưa công bố số liệu 6 tháng đầu năm 2024.
[5] 02 doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Công ty cổ phần Thanh Hương; Công ty TNHH Một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình.
[6] : 12 tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ: Trung tâm Kỹ thuật - Đo lường - Thử nghiệm Quảng Bình; Trung tâm ứng dụng và Thống kê khoa học và công nghệ; Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư; Viện Quy hoạch xây dựng; Trung tâm Tư vấn Công nghệ và Môi trường Trường Sơn; Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường HPT; Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường Hoàng Nguyên - Chi nhánh công ty TNHH tổng hợp Hoàng Nguyên; Trung tâm nghiên cứu - phát triển nông lâm nghiệp và môi trường sinh thái Việt; Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Việt Nam; Chi nhánh Dưỡng sinh tỉnh Quảng Bình; Văn phòng đại diện Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt tại tỉnh Quảng Bình.
[7] Phòng chụp X-quang của HKD Đặng Thành Trung
[8] Trung tâm Giống Thủy sản và Trung tâm Giống vật nuôi.
[9] : 05 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh: Trường Đại học Quảng Bình, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Bình, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình; Trường Cao đẳng Luật miền trung; Trường Cao đẳng nghề Quảng Bình.
[10] Tổ chức KH&CN công lập: Trung tâm Kỹ thuật - Đo lường - Thử nghiệm Quảng Bình; Trung tâm ứng dụng và Thống kê khoa học và công nghệ; Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư; Viện Quy hoạch xây dựng.
[11] Tổ chức KH&CN ngoài công lập: Trung tâm Tư vấn Công nghệ và Môi trường Trường Sơn; Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường HPT; Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường Hoàng Nguyên - Chi nhánh công ty TNHH tổng hợp Hoàng Nguyên; Trung tâm nghiên cứu - phát triển nông lâm nghiệp và môi trường sinh thái Việt; Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Việt Nam; Chi nhánh Dưỡng sinh tỉnh Quảng Bình; Văn phòng đại diện Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt tại tỉnh Quảng Bình.
[12] Phân loại mức tự chủ tài chính thuộc 1 trong 4 loại theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP
[13] 13 Doanh nghiệp trong năm có một trong các hoạt động sau đây được coi là có đổi mới công nghệ:
(i). Thực hiện nghiên cứu phát triển công nghệ có kết quả được chuyển giao, đánh giá, nghiệm thu hoặc ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc có đăng ký sở hữu trí tuệ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp).
(ii). Có nhận chuyển giao công nghệ hoặc đầu tư, mua sắm mới hoặc nâng cấp máy móc, thiết bị hoặc thay đổi quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hoặc sản xuất hiệu quả hơn (giảm giá thành sản xuất sản phẩm; giảm tiêu thụ năng lượng; nguyên, nhiên, vật liệu; giảm phát thải, đạt các chỉ tiêu về môi trường; ...).
(iii). Đưa vào áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng như: ISO; HACCP; GMP (thực hành sản xuất tốt); KPI (Đo lượng hiệu suất); TPM (duy trì năng suất toàn diện); TQM (quản lý chất lượng toàn diện); PMS (cải tiến năng suất toàn diện); thực hành 5S, Six Sigma, Kaizen, ...
(iv). Đạt được các tiêu chuẩn, chứng nhận chuyên ngành: VietGap, Global Gap, GMP, BRC (Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu),... hoặc nâng cấp lên mức tiêu chuẩn cao hơn (ví dụ: GMP-ASEAN → GMP-WHO → PIC/S → EU-GMP) hoặc đạt được các chứng chỉ quốc tế (chứng chỉ ASTM của Mỹ; JISG3505, JIS3112 của Nhật Bản; ...).
- 1Luật năng lượng nguyên tử 2008
- 2Nghị định 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ
- 3Quyết định 317/QĐ-TTg năm 2014 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 14/2014/TT-BKHCN về thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 03/2016/TT-BKHCN quy định về hồ sơ, nội dung và quy trình, thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Nghị định 54/2016/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- 8Luật Chuyển giao công nghệ 2017
- 9Thông tư 01/2017/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10Thông tư 90/2017/TT-BTC quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ
- 12Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước
- 13Quyết định 1851/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 100/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Thông tư 17/2019/TT-BKHCN về hướng dẫn đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 16Quyết định 1322/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Kế hoạch 767/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030
- 18Quyết định 2205/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Quyết định 36/QĐ-TTg năm 2021 về Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Kế hoạch 775/KH-UBND năm 2021 về nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 21Quyết định 4319/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2025
- 22Kế hoạch 676/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 23Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 24Quyết định 1158/QĐ-TTg năm 2021 về Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25Kế hoạch 463/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động 04-CTr/TU về nội dung phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 26Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ sáng tạo khoa học và đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025
- 27Kế hoạch 809/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 28Thông tư 03/2023/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 29Quyết định 561/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, được thay thế trong lĩnh vực Hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình
- 30Quyết định 562/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, được thay thế trong lĩnh vực Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình
- 31Thông tư 02/2023/TT-BKHCN hướng dẫn nội dung chuyên môn phục vụ công tác xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 32Quyết định 1076/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt sửa đổi, bổ sung quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình
- 33Nghị quyết 55/2023/NQ-HĐND quy định về định mức lập dự toán ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 34Kế hoạch 2744/KH-UBND năm 2023 hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Quảng Bình đến năm 2030
- 35Quyết định 162/QĐ-BKHCN năm 2024 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Kế hoạch 1266/KH-UBND năm 2024 về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2025 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 1266/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 05/07/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Đoàn Ngọc Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra