Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2744/KH-UBND | Quảng Bình, ngày 29 tháng 12 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 18/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 26 của Chính phủ, Nghị quyết số 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quyết định số 647 của Thủ tướng Chính phủ), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. MỤC ĐÍCH
- Thu hút các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển nhằm huy động các nguồn lực, tri thức, kinh nghiệm và tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế và các đối tác, góp phần thực hiện thành công các quan điểm, mục tiêu và giải pháp được đề ra tại Nghị quyết số 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 26 của Chính phủ và Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 20/3/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Quán triệt, triển khai đầy đủ các nội dung của Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 647 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thông qua thực hiện Kế hoạch, tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị đối với các đối tác trong khu vực và trên thế giới với phương châm hợp tác để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới, biển và hải đảo để xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; tạo ra sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, địa phương và các thành phần kinh tế; tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước; nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. YÊU CẦU
- Triển khai đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở Luật Biển Việt Nam và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
- Hợp tác quốc tế để phát triển bền vững kinh tế biển dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh.
- Gắn hợp tác quốc tế về biển với giữ gìn giá trị truyền thông lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường biển.
II. NHIỆM VỤ
1. Điều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ
- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ biển để tăng hiệu quả phát triển kinh tế địa phương. Đặc biệt, cần đẩy mạnh hợp tác với nước ngoài về ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong điều tra, nghiên cứu, dự báo các yếu tố tự nhiên, tài nguyên, môi trường theo hướng phát triển bền vững.
- Ưu tiên đầu tư cho công tác điều tra cơ bản; điều tra nguồn lợi thủy sản vùng lộng, vùng ven bờ; nghiên cứu khoa học biển, đại dương, công nghệ, tiên tiến trong giám sát và đào tạo nguồn nhân lực biển; hình thành các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học biển, khai thác đáy biển sâu.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ biển, đặc biệt là các công nghệ mới, đột phá hiện nay trong sử dụng, quản lý tài nguyên không gian biển; thăm dò, quan sát, giám sát đánh giá tài nguyên, môi trường biển cũng như phục vụ việc đánh giá tác động tích lũy của các hoạt động phát triển kinh tế biển tới tài nguyên, môi trường biển; hỗ trợ thiết thực quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh bền vững. Các công nghệ bao gồm vật liệu tiên tiến, tìm kiếm, thăm dò và khai thác biển sâu, phát triển năng lượng biển bền vững và công nghệ sinh học biển. Triển khai nghiên cứu công nghệ về tái chế, tái sử dụng và giảm rác thải nhựa phát sinh kết hợp với các giải pháp công nghệ ngăn ngừa rác thải nhựa đại dương.
2. Bảo vệ môi trường biển, phòng chống và cảnh báo thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự cố tràn dầu
- Tham gia thúc đẩy và thực hiện các chương trình hợp tác trong khu vực, quốc tế về phòng, chống, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại tỉnh Quảng Bình. Tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào Chống rác thải nhựa nhất là rác thải nhựa đại dương trên địa bàn tỉnh, “mô hình thu gom rác thải trên tàu cá”.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước, thống kê các nguồn nước bị ô nhiễm, phân vùng xả nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Bình để có cơ sở định hướng, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch và giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng không gian, tài nguyên và môi trường vùng bờ của tỉnh; đồng thời, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, các giá trị văn hóa, cảnh quan di tích ven biển, bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển; giảm nhẹ tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến sinh kế cộng đồng ven biển, đáp ứng phát triển bền vững vùng ven biển, đảo của tỉnh.
- Chủ động hội nhập quốc tế, sẵn sàng cùng tham gia, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi trong các hoạt động hợp tác quốc tế về môi trường biển. Tăng cường đầu tư cho hợp tác quốc tế về biển; bố trí kinh phí để thực hiện các sáng kiến, các sự kiện liên quan đến môi trường biển, triển khai thực hiện các dự án nạo vét các cửa sông ven biển của tỉnh, luồng hàng hải vùng cửa sông.
- Hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ cảnh báo, dự báo, đánh giá rủi ro thiên tai; hỗ trợ nguồn lực cho ứng phó và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Tăng cường hợp tác về đào tạo và nâng cao năng lực về quản lý - điều hành phòng chống thiên tai; năng lực cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; mở rộng, thu hút thực hiện các dự án hợp tác chung trong các lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu, quản lý nước và nước thải, bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển
- Hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong việc điều tra, nghiên cứu khoa học các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, bãi triều vùng cửa sông, cửa biển, rừng phòng hộ ven biển; đánh giá hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học và môi trường sinh thái khu vực ven biển Bắc Quảng Bình.
- Tranh thủ nguồn lực từ hợp tác quốc tế để triển khai thành lập, quản lý hiệu quả Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hòn La - Vũng Chùa, Khu bảo tồn biển Gò Đồi Ngâm Quảng Bình, Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngoài khơi biển tỉnh Quảng Bình.
4. Tìm kiếm, cứu nạn trên biển
- Phối, kết hợp mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
- Chủ động, sẵn sàng lực lượng cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực, tính chất vụ việc; đảm bảo thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn; ưu tiên tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của lực lượng ứng cứu.
- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, tàu thuyền hoạt động trên biển tham gia tìm kiếm, cứu nạn; đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
5. Phòng, chống tội phạm trên biển
- Bố trí phương tiện, lực lượng thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát ở những vùng trọng điểm để chủ động phát hiện, xử lý các loại đối tượng. Tăng cường tuyên truyền, vận động để ngư dân làm ăn trên biển nắm bắt tốt các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đảm bảo an ninh trật tự trên biển.
- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền biển đảo; tích cực triển khai thẩm định các công trình dự án phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn khu vực biên giới biển.
- Tạo điều kiện, khuyến khích ngư dân vươn khơi bám biển; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép băng đường biển.
- Tuyên truyền, cung cấp thông tin tài liệu về biển, đảo cho cán bộ, ngư dân bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện cụ thể nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo, các chính sách, quy định về xử lý các vấn đề liên quan đến biển, đảo của các nước trong khu vực, góp phần chấm dứt các hành vi mà ngư dân ta thường vi phạm khi tham gia khai thác tại các vùng biển xa.
6. Khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển du lịch biển
- Đối với du lịch và dịch vụ biển: Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú chuyên biệt hóa theo từng phân khúc thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế; đầu tư mạng lưới cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng cao cấp với nhiều thương hiệu quốc tế đặc biệt là các dự án trọng điểm du lịch vùng ven biển, đáp ứng được nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của du khách, góp phần tăng thu nhập cho tỉnh, từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Công nghiệp, khu kinh tế ven biển: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường, phát triển hợp lý các ngành sửa chữa và đóng tàu, nhiệt điện, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ.
Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La, các khu công nghiệp ven biển mới như: Khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu, Cam Liên..., theo hướng tiếp cận mô hình khu công nghiệp sinh thái, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đồng thời giải quyết tốt vấn đề môi trường, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Kêu gọi đầu tư vào Khu kinh tế Hòn La làm động lực phát triển vùng và gắn kết liên vùng, hình thành các cụm dự án năng lượng, cảng nước sâu.
- Nuôi trồng và khai thác hải sản: Tiếp tục đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, vùng biển xa theo hạn ngạch được giao, giảm khai thác tại vùng biển ven bờ, phù hợp với trữ lượng nguồn lợi hải sản; thực hiện ký kết hợp tác với nước ngoài để tổ chức cho tàu cá và ngư dân đi khai thác hải sản hợp pháp ngoài vùng biển Việt Nam; chú trọng công tác hiện đại hóa tàu cá, cải tiến công nghệ khai thác; quan tâm đầu tư các chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát hoạt động khai thác để ngăn chặn hành vi vi phạm về khai thác thủy sản, vi phạm khai thác IUU góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản và góp phần cùng cả nước sớm gỡ cảnh cáo thẻ vàng của EC.
- Kinh tế hàng hải và các ngành kinh tế biển mới: Ưu tiên xây dựng hoàn thiện hạ tầng logistics và các tuyến đường giao thông, xây dựng cảng biển Hòn La thành cảng nước sâu trung chuyển quốc tế, đáp ứng tiêu chuẩn cảng loại II trong Hệ thống cảng biển Việt Nam để kết nối liên thông qua tuyến đường 12 với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Mi-an-ma và các nước trong khu vực.
Hoàn thiện các chính sách thu hút đầu tư, đồng thời đẩy mạnh đầu tư xây dựng để phát triển các cảng đường thủy nội địa trên khu vực Sông Gianh phát huy ưu thế của tuyến vận tải đường thủy Sông Gianh kết nối hiệu quả với vận tải biển đồng thời kết nối nguồn hàng từ Lào, Thái Lan, Mi-an-ma.
Thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn hàng hải, duy tu luồng hàng hải, nạo vét thông luồng các cửa sông ven biển của tỉnh. Xây dựng đội tàu vận tải biển, vận tải sông biển với cơ cấu hợp lý, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải nội địa, ven biển, từng bước tham gia vào các chuỗi cung ứng vận tải hàng hải quốc tế, hình thành các tuyến, cảng vận tải và đón hành khách du lịch trên biển, ra các đảo, các điểm du lịch dọc bờ biển tỉnh Quảng Bình.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển như dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển...mà vùng biển của tỉnh có tiềm năng.
- Khai thác khoáng sản biển, năng lượng tái tạo: Nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển vùng ven biển gắn với chế biến sâu trong đó có titan và cát xây dựng...; phát triển năng lượng tái tạo khu vực ven bờ; kết hợp hài hoà giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái biển.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Ngoại vụ đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá toàn diện việc thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các nội dung về ứng phó biến đổi khí hậu; bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển; quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển và ứng phó sự cố tràn dầu; khai thác bền vững tài nguyên biển.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện các nội dung liên quan đến lĩnh vực thủy sản; tiếp tục thực hiện tốt các quy định của Luật Thủy sản năm 2017, làm tốt công tác thông tin tàu cá, hợp tác quốc tế về thủy sản.
4. Sở Du lịch chủ trì về phát triển du lịch biển, hợp tác phát triển hành lang ven biển nhằm khai thác tiềm năng du lịch, tiếp nhận và triển khai các hỗ trợ kỹ thuật về du lịch khu vực ven biển tại các địa phương, thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch biển, đảo.
5. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì tổng hợp, đề xuất tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ về phát triển bền vững kinh tế biển; nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ về ứng phó, xử lý với sự cố tràn dầu, dầu loang trên biển, khả năng phục hồi của hệ sinh thái ven biển; ưu tiên phát triển khoa học, công nghệ mới nhằm chống xói lở bờ biển, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại các khu vực biển; tổ chức các hội thảo, hội nghị quốc tế trao đổi chuyên môn về khoa học, công nghệ biển và hàng hải.
6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ trì phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng - an ninh; kiên quyết, kiên trì xây dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định và trật tự pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững kinh tế biển; đấu tranh và làm thất bại âm mưu thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề phức tạp trên biển, đảo để chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân, giữ vững an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Tài chính hằng năm căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, tham mưu bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo phân cấp ngân sách hiện hành, quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.
8. Các sở, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch nghiêm túc triển khai thực hiện; chủ động sử dụng kinh phí được bố trí trong dự toán hàng năm theo phân cấp ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể ban hành kèm theo Kế hoạch này, đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành, Trung ương; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài chính) xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung phát sinh ngoài nhiệm vụ đã được cân đối trong dự toán hàng năm của các đơn vị.
Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo, đánh giá tình hình hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển của đơn vị mình gửi về Sở Ngoại vụ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Ngoại vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2744/KH-UBND ngày 29/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
TT | Tên nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
1 | Hợp tác quốc tế về quản trị biển, quản lý tổng hợp về tài nguyên, môi trường biển; quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; điều tra, nghiên cứu biển, đại dương | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
2 | Bảo vệ môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó với sự cố tràn dầu | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
3 | Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
4 | Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền thúc đẩy hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
5 | Nghiên cứu khoa học biển, đại dương | Sở Khoa học và Công nghệ | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
6 | Hợp tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng biển và ven biển: hệ thống cảng biển, tuyến đường ven biển | Sở Giao thông và Vận tải | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
7 | Hợp tác xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thủy sản đồng bộ, gắn kết các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần nghề cá | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
8 | Nâng cao năng lực cảnh báo, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
9 | Hiện đại hóa tàu cá, cải tiến công nghệ khai thác; phát triển nuôi biển; tái tạo nguồn lợi thủy sản; phát triển nghề cá viễn dương | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
10 | Kiểm soát hoạt động khai thác IUU | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
11 | Hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển ngành du lịch ven biển, hải đảo; tổ chức các tuyến du lịch ra đảo; quảng bá du lịch, thương hiệu du lịch biển | Sở Du lịch | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
12 | Tổ chức các lễ hội tôn vinh văn hóa biển, ẩm thực biển và bảo tồn không gian văn hóa biển | Sở Văn hóa và Thể thao | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
13 | Tạo cơ chế thu hút chuyên gia, nhà khoa học, nhân lực chất lượng cao làm việc trong lĩnh vực biển, đảo | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Tài nguyên và Một trường; các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
14 | Đảm bảo công tác phòng, chống tội phạm trên biển | Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
15 | Theo dõi quyền, chủ quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển, đảo theo luật pháp và điều ước quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho bà con ngư dân ra khơi bám biển; phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành bảo hộ ngư dân khi xẩy ra các vụ việc trên biển | Sở Ngoại vụ | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
16 | Hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các Khu công nghiệp | Ban Quản lý KKT tỉnh | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
17 | Kêu gọi đầu tư vào Khu Kinh tế Hòn La | Sở Kế hoạch và Đầu tư Ban Quản lý KKT tỉnh | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
18 | Xây dựng cảng biển Hòn La thành cảng nước sâu trung chuyển quốc tế, đáp ứng tiêu chuẩn cảng loại II trong hệ thống cảng biển Việt Nam | Ban Quản lý KKT tỉnh | Các sở, ngành liên quan và địa phương có biển | 2023 - 2030 |
- 1Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2020 về triển khai Đề án hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 do tỉnh Nam Định ban hành
- 2Kế hoạch 246/KH-UBND năm 2020 hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2030
- 3Kế hoạch 608/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nâng cao hiệu quả thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 1Công ước về Luật biển năm 1982
- 2Luật biển Việt Nam 2012
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật Thủy sản 2017
- 5Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2020 về Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 647/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2020 về triển khai Đề án hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 do tỉnh Nam Định ban hành
- 8Kế hoạch 246/KH-UBND năm 2020 hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2030
- 9Kế hoạch 608/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nâng cao hiệu quả thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Nghệ An ban hành
Kế hoạch 2744/KH-UBND năm 2023 hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Quảng Bình đến năm 2030
- Số hiệu: 2744/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 29/12/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Đoàn Ngọc Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/12/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra