Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 118/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 30 tháng 08 năm 2013 |
Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, công dân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã như sau:
1. Thực trạng về đội ngũ công chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã
Tính đến tháng 7/2013, toàn tỉnh có 210 công chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã, gồm: 49 công chức cấp huyện và 161 công chức cấp xã.
- Về trình độ chuyên môn: Trên đại học: 01 công chức, chiếm tỷ lệ 0,47%; Đại học: 69 công chức, chiếm tỷ lệ 32,86%; Cao đẳng: 05 công chức chiếm tỷ lệ 2,38%; Trung cấp: 133 công chức, chiếm tỷ lệ 63,33%; không có trình độ chuyên môn: 02 công chức, chiếm tỷ lệ 0,95%. Hình thức đào tạo chính quy chiếm gần 25 %, còn lại là hệ đào tạo tại chức, từ xa,…
- Về trình độ tin học: Tỷ lệ công chức có trình độ tin học chiếm tỷ lệ 63%, số còn lại chưa có trình độ tin học.
- Về độ tuổi: Số công chức trên 50 tuổi: 10 người, chiếm 4,8%; từ 40 - 50 tuổi: 26 người, chiếm tỷ lệ 12,38%; từ 35 - dưới 40 tuổi: 16 người, chiếm tỷ lệ 7,61%; từ 20 - dưới 35 tuổi: 158 người, chiếm tỷ lệ 75,23%.
- Về lý luận chính trị: 96 công chức đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ 45,51%; về bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước: 50 công chức, chiếm 23,81%; số công chức chưa qua tập huấn về cơ chế một cửa, một cửa liên thông: 148 công chức, chiếm 70,48%.
- Công chức có thời gian thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả từ 01 năm - 02 năm: 106/210 người, chiếm 50,48% (số còn lại thực hiện nhiệm vụ trên 02 năm); số công chức thuộc biên chế văn phòng HĐND và UBND huyện: 23/49 người, chiếm 46,93 %; số công chức thuộc biên chế của các phòng chuyên môn: 11/49 người, chiếm 22,44%: còn lại 15 người là hợp đồng. Ở cấp xã, có 26/161 đối tượng là những người hoạt động không chuyên trách, chiếm 16,14 %, còn lại 135/161 đối tượng là công chức, chiếm 83,86 %.
2. Nhận xét, đánh giá
Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh đã đi vào nề nếp và từng bước khắc phục dần những tồn tại, hạn chế để nâng cao chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc cho tổ chức, công dân; có 12/12 huyện, thị xã, thành phố và 144/144 xã, phường, thị trấn đã thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/202007 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình thực hiện, đội ngũ công chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp huyện, cấp xã cho thấy một số mặt được và hạn chế như sau:
a) Mặt được:
- Cấp huyện, cấp xã đã quan tâm, bố trí công chức có năng lực, trình độ cơ bản đảm bảo quy định để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Hầu hết công chức có tinh thần trách nhiệm trong công việc, hướng dẫn người dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, về quy trình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Đã thực hiện việc phối hợp với các phòng, ban, cán bộ, công chức chuyên môn để đảm bảo vận hành cơ chế một cửa, một cửa liên thông, giúp cho việc giải quyết hồ sơ nhanh chóng, đúng hạn đạt tỷ lệ cao.
b) Mặt hạn chế và nguyên nhân:
- Một bộ phận công chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, nhất là công chức mới tiếp cận công việc chưa am hiểu về quy trình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, quy định của pháp luật về thủ tục hành chính nên thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông chưa đạt yêu cầu.
- Vẫn còn tình trạng tự ý đặt thêm các thủ tục hành chính hoặc kéo dài thời gian giải quyết, hẹn đi hẹn lại nhiều lần gây phiền hà cho tổ chức, công dân.
- Thái độ, ngôn phong giao tiếp, ứng xử với tổ chức, công dân vẫn còn một số biểu hiện thờ ơ, vô cảm, thiếu tôn trọng; hướng dẫn hồ sơ, thủ tục qua loa, đại khái; giải quyết công việc theo kiểu “ban ơn”, “quan cách” thậm chí gây sách nhiễu, vòi vĩnh, buộc người dân phải cầu cạnh mới giải quyết hồ sơ.
Những tồn tại, hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu và trước hết là do công tác bố trí công chức chưa đảm bảo theo quy định, lại thường xuyên thay đổi, xáo trộn; trình độ, năng lực của đội ngũ này nhìn chung vẫn còn hạn chế, bị động, lúng túng trong công việc nhưng chưa được bồi dưỡng, tập huấn kịp thời. Bên cạnh đó, một số công chức đã lớn tuổi, xử lý công việc chậm chạp, xử sự theo lối mòn, ngại đổi mới; một số công chức trẻ nhưng lại thiếu kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn,… đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
1. Mục đích:
Nhằm kiện toàn và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, ứng xử của đội ngũ công chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã; qua đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đáp ứng yêu cầu và đảm bảo sự hài lòng của tổ chức, công dân trong giao dịch với các cơ quan thẩm quyền.
2. Nội dung:
a) Kiện toàn đội ngũ công chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã rà soát lại đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để có hướng sắp xếp hợp lý, đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ, độ tuổi nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cụ thể:
- Về tiêu chuẩn: bố trí cán bộ, công chức đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, có khả năng giao tiếp tốt đối với tổ chức, công dân, am hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính.
- Về trình độ: có trình độ chuyên môn phù hợp từ Trung cấp trở lên, đồng thời, phải qua tập huấn nghiệp vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Về độ tuổi: bố trí Công chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ở cấp huyện có độ tuổi dưới 40 tuổi; ở cấp xã độ tuổi dưới 35 tuổi.
Đối với những công chức từ 40 tuổi trở lên (đối với cấp huyện), từ 35 tuổi trở lên (đối với cấp xã) hoặc công chức có tiêu chuẩn không đảm bảo, trình độ chuyên môn thấp, không đáp ứng yêu cầu công việc phải tiến hành sắp xếp, điều động, bố trí nhiệm vụ khác phù hợp hoặc xem xét cho hưởng chế độ thôi việc theo quy định.
b) Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp huyện, cấp xã:
Sở Nội vụ tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng để bổ sung kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho công chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, cụ thể:
- Đối tượng tập huấn: Công chức làm nhiệm vụ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu cần được tập huấn, bồi dưỡng.
- Nội dung tập huấn bao gồm: kiến thức chung về cải cách hành chính, kỹ năng tiếp nhận và trả kết quả trên các lĩnh vực; kỹ năng giao tiếp, ứng xử với tổ chức, công dân,…
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
- Tiến hành rà soát, bố trí lại công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo nội dung tại điểm a, khoản 2 Mục II Kế hoạch này trước tháng 10 năm 2013.
- Tạo điều kiện để công chức tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Sở Nội vụ tổ chức.
- Thường xuyên phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành tỉnh tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả và các phòng, ban, công chức chuyên môn trực thuộc.
- Giữ ổn định đội ngũ công chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, tránh những xáo trộn không cần thiết. Đối với những trường hợp bắt buộc phải thay đổi, Ủy ban nhân dân cấp huyện nên có văn bản tham khảo trước với Sở Nội vụ, trong đó, cần có lý do thay đổi, đồng thời, bố trí công chức đủ tiêu chuẩn đảm nhận nhiệm vụ.
2. Sở Nội vụ:
- Hướng dẫn, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc.
- Chuẩn bị nội dung tập huấn, bồi dưỡng; xây dựng các chuyên đề phù hợp, thiết thực.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ công chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp huyện, cấp xã. Thời gian tổ chức tập huấn dự kiến trong 2014 (thời gian cụ thể có thông báo sau).
- Theo dõi, kiểm tra kết quả tập huấn, bồi dưỡng được thể hiện qua kết quả công việc thực tế để đề xuất các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
- Lập dự toán kinh phí bồi dưỡng, tập huấn theo kế hoạch.
3. Kinh phí thực hiện:
- Thực hiện theo phân cấp quản lý ngân sách.
- Sở Tài chính hướng dẫn, thẩm định và kiểm tra công tác lập dự toán và sử dụng kinh phí bồi dưỡng, tập huấn theo đúng quy định hiện hành trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định cấp kinh phí bổ sung.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh trực tiếp về Sở Nội vụ để hướng dẫn thực hiện hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 04/2008/QĐ-UBND về Đề án nâng cao năng lực quản lý và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- 2Quyết định 4085/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của cán bộ, công chức trực tiếp tham gia công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2009 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 1478/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công, viên chức liên quan đến lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2013"
- 4Nghị quyết 118/2013/NQ-HĐND thông qua Đề án nâng cao năng lực cán bộ chính quyền và công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020
- 5Quyết định 1610/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm tổ chức mô hình Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông năm 2016 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 1Quyết định 93/2007/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Quyết định 04/2008/QĐ-UBND về Đề án nâng cao năng lực quản lý và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- 3Quyết định 4085/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của cán bộ, công chức trực tiếp tham gia công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2009 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 1478/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công, viên chức liên quan đến lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2013"
- 5Nghị quyết 118/2013/NQ-HĐND thông qua Đề án nâng cao năng lực cán bộ chính quyền và công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020
- 6Quyết định 1610/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm tổ chức mô hình Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông năm 2016 do tỉnh Hưng Yên ban hành
Kế hoạch 118/KH-UBND năm 2013 nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, xã của tỉnh Đồng Tháp
- Số hiệu: 118/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 30/08/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Nguyễn Văn Dương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra