Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 118/2013/NQ-HĐND

Đồng Tháp, ngày 05 tháng 07 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN VÀ CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2013 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐÔNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHOÁ VIII, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ;

Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;

Xét Tờ trình số 32/TTr-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án nâng cao năng lực cán bộ chính quyền và công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 18/BC-HĐND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất thông qua Đề án nâng cao năng lực cán bộ chính quyền và công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Đối tượng áp dụng

a) Cán bộ giữ các chức vụ: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

b) Công chức giữ các chức danh: Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với xã) hoặc Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường (đối với phường, thị trấn), Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội.

2. Mục tiêu và chỉ tiêu của Đề án

a) Mục tiêu:

Tạo bước đột phá trong công tác bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức danh, tiêu chuẩn; đẩy mạnh công tác điều động, luân chuyển cán bộ công chức cho cơ sở; tuyển dụng cán bộ, công chức đủ năng lực, trình độ thay thế cán bộ, công chức trì trệ, năng lực yếu, uy tín thấp; thực hiện chính sách thôi việc; đào tạo chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

b) Chỉ tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2013 - 2015:

+ Tuyển dụng 150 công chức có trình độ đại học chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm.

+ Đào tạo chuẩn hóa: ưu tiên 30 xã điểm xây dựng nông thôn mới phải có 100% cán bộ, công chức đạt tiêu chuẩn chức danh theo quy định; 114 xã phường, thị trấn còn lại có từ 80% trở lên cán bộ, công chức đạt tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Tuyển dụng 200 công chức có trình độ đại học chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm.

+ Đào tạo chuẩn hóa: tiếp tục ưu tiên cho 30 xã điểm xây dựng nông thôn mới phải có 100% cán bộ, công chức đạt tiêu chuẩn chức danh theo quy định; 84 xã, phường, thị trấn còn lại có từ 90% trở lên cán bộ, công chức đạt tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

3. Đối tượng cho thôi việc

a) Cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

b) Cán bộ thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức hoặc không tái cử nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu, không bố trí được vào vị trí công tác mới.

c) Cán bộ, công chức chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của vị trí công việc đang đảm nhiệm nhưng không có vị trí công tác khác phù hợp để bố trí và không thể đào tạo lại được để chuẩn hóa chuyên môn.

d) Cán bộ, công chức xin thôi việc theo nguyện vọng và được UBND cấp huyện đồng ý.

4. Chính sách trợ cấp thôi việc

a) Cán bộ thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp bằng 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng (gồm mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu lương). Trường hợp cán bộ thôi việc không đóng bảo hiểm xã hội hoặc đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 12 tháng thì được hưởng trợ cấp thôi việc bằng 01 tháng lương hiện hưởng.

b) Công chức thôi việc ngoài chế độ thôi việc mỗi năm công tác được hưởng 0,5 tháng lương hiện hưởng theo quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ, còn được hưởng thêm mức trợ cấp thôi việc như sau: mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp bằng 1,0 tháng tiền lương hiện hưởng (gồm mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu lương). Trường hợp công chức thôi việc không đóng bảo hiểm xã hội hoặc đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 12 tháng thì được hưởng trợ cấp thôi việc bằng 01 tháng lương hiện hưởng.

Trong quá trình thực hiện nếu Trung ương có quy định chế độ trợ cấp thôi việc đối với cán bộ, công chức cấp xã do tinh giản biên chế, thì thực hiện theo quy định của Trung ương.

5. Kinh phí thực hiện Đề án

a) Kinh phí trợ cấp thôi việc từ nguồn ngân sách tỉnh.

b) Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn kinh phí đào tạo cán bộ, công chức cấp xã theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1170/QĐ-UBND-HC ngày 13/12/2010 của UBND tỉnh.

c) Mức kinh phí cụ thể giao UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cho từng năm.

Điều 2. Giao Ủy bạn nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả đến Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khóa VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 05 tháng 7 năm 2013 và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VPQH, VPCP (I, II);
- Bộ Nội vụ;
- Cục Kiểm tra văn bản:
- Bộ Tư pháp:
- TT/TU, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- HĐND, UBND huyện, thị, thành phố;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Lê Vĩnh Tân

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 118/2013/NQ-HĐND thông qua Đề án nâng cao năng lực cán bộ chính quyền và công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020

  • Số hiệu: 118/2013/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 05/07/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Lê Vĩnh Tân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/07/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản