- 1Nghị quyết 204/NQ-HĐND năm 2018 về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2Quyết định 1577/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025
- 3Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 4Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 5Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- 6Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 103/KH-UBND | Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2023 |
VỀ TRIỂN KHAI PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Tiếp tục triển khai Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND thành phố về Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn đến năm 2025, nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu phân loại CTRSH trên địa bàn thành phố, UBND thành phố ban hành Kế hoạch triển khai năm 2023 với các nội dung như sau:
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (liên quan tại các Điều 75, Điều 79).
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị quyết số 204/NQ-HĐND ngày 19/12/2028 của HĐND thành phố về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố;
- Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai công tác phân loại CTRSH tại nguồn đến năm 2025.
1. Mục tiêu, yêu cầu, các chỉ tiêu
a) Mục tiêu
- CTRSH được quản lý, phân loại tại nguồn nhằm giảm thiểu tối đa lượng rác thải phát sinh và xử lý tại khu xử lý tập trung, góp phần tối ưu các chi phí đầu tư, xử lý của thành phố;
- Phương thức và lộ trình triển khai trên địa bàn thành phố có sự chuẩn bị, sớm đáp ứng với Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các quy định liên quan, phù hợp với điều kiện và quá trình phát triển kinh tế xã hội thành phố, lộ trình đầu tư hạ tầng thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy hoạch quản lý chất thải rắn thành phố thời gian tới.
- Tập trung sự lãnh đạo, huy động sự vào cuộc của các sở, ban, ngành chỉ đạo và thực hiện công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
b) Yêu cầu
- UBND các quận, huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị đầy đủ về phương thức, nguồn lực để triển khai thực hiện đáp ứng với quy định tại Điều 75 của Luật BVMT trước ngày 01/01/2025;
- Trong năm 2023 - 2024, tiếp tục triển khai trên nền tảng thực hiện phân loại rác thải tại Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 11/4/2019, đảm bảo kế thừa; khai thác tốt hệ thống nguồn lực, vật dụng, trang thiết bị, tài liệu tuyên truyền về phân loại rác thải tại nguồn của thành phố.
c) Chỉ tiêu cụ thể
- Trên 90% tổ dân phố triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và 90% hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả tại địa bàn khu dân cư.
- Trên 70% cơ sở trong các KCN, CCN triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đảm bảo theo phương thức chung của thành phố.
- Trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, du lịch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo phương thức chung của thành phố.
- 100% trường học, cơ sở y tế triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo phương thức chung của thành phố.
- Trên 80% chợ, siêu thị, trung tâm thương mại được tuyên truyền, hướng dẫn và thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Mỗi quận, huyện chủ trì xây dựng phương án chi tiết, triển khai thí điểm mô hình phân loại, thu gom đối với Nhóm chất thải thực phẩm; đảm bảo các tiêu cụ thể trên theo phương thức chung về tổ chức phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố; báo cáo đầy đủ, chính xác số liệu triển khai theo các nhóm thành phần phân loại theo định kỳ báo cáo.
2. Nội dung phân loại CTRSH tại nguồn
a) Thành phần CTRSH phân loại
Căn cứ vào tính chất và nguồn phát sinh rác thải, điều kiện đầu tư trang thiết bị, loại hình công nghệ xử lý chính đối với chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại, hiệu quả tổ chức trên địa bàn thành phố từ năm 2020 đến nay, UBND thành phố tổ chức phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thành các nhóm sau:
TT | Loại chất thải | Quy mô thực hiện |
Nhóm 1 | Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (gồm các loại giấy, nhựa, kim loại) | Triển khai thực hiện đồng bộ trên toàn địa bàn thành phố |
Nhóm 2 | Chất thải thực phẩm (gồm thực phẩm nhà bếp trước và sau sơ chế, chế biến (thực phẩm thừa, quá hạn sử dụng, dầu thải,...); rác vườn...) | Triển khai thực hiện thí điểm, tùy thuộc vào điều kiện của địa phương (phường, xã) |
Nhóm 3 | Chất thải rắn sinh hoạt khác |
|
1 | Chất thải rắn sinh hoạt khác mở rộng (Các loại chất thải có thể tái chế khác Nhóm 1, gồm: quần, áo, phụ kiện cũ; đồ gỗ thải bỏ; Chất thải thủy tinh; ...) | Triển khai thực hiện thí điểm, tùy thuộc vào điều kiện của địa phương (phường, xã) |
2 | CTRSH khác nguy hại (Bóng đèn quỳnh quang hư; pin, ắc-quy đã qua sử dụng; vỏ bình, chai, lọ đựng hóa chất; ...) | Triển khai thực hiện đồng bộ trên toàn địa bàn thành phố |
3 | Chất thải cồng kềnh (chất thải được thải bỏ có kích thước lớn như tủ, giường, nệm, bàn, ghế hoặc các vật dụng tương tự khác hoặc gốc cây, thân cây, cành cây...) | Triển khai thực hiện thí điểm, tùy thuộc vào điều kiện của địa phương (phường, xã) |
4 | Chất thải từ hoạt động cải tạo, phá dỡ công trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân | Triển khai thực hiện thí điểm, tùy thuộc vào điều kiện của địa phương (phường, xã) |
5 | CTRSH khác còn lại | Tổ chức thu gom theo công tác vệ sinh môi trường tại địa phương |
b) Phạm vi, đối tượng triển khai
- Về không gian: Triển khai thực hiện trên toàn bộ địa bàn thành phố.
- Về thành phần nhóm chất thải rắn sinh hoạt: Quy mô đồng bộ toàn thành phố (Đối với các nhóm: CTRSH có khả năng tái sử dụng, tái chế, CTRSH khác nguy hại, CTRSH khác còn lại); Quy mô thí điểm (Nhóm chất thải thực phẩm, CTRSH khác mở rộng, chất thải rắn cồng kềnh, phế thải xây dựng).
- Về đối tượng: Các tổ chức, cơ quan, viện nghiên cứu, trường học, cơ sở công nghiệp trong các KCN, CCN; cơ sở dịch vụ, du lịch; bệnh viện, cơ sở y tế; siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh, các hộ gia đình và cá nhân có liên quan đến hoạt động phát sinh CTRSH trên địa bàn thành phố.
c) Phương thức chung về tổ chức phân loại, thu gom CTRSH tại nguồn
Phương thức chung về tổ chức phân loại, thu gom CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố tại phụ lục I kèm theo.
a) Về cơ chế, chính sách
- Rà soát, tham mưu ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân phù hợp với quy định theo Khoản 1 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường.
- Trên cơ sở phương thức chung của thành phố, tiếp tục xác định, ban hành cụ thể các mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH đối với khu vực nông thôn, đô thị. Theo đó, xây dựng và ban hành quy trình, hướng dẫn phân loại và thu gom phù hợp với khu vực đô thị, nông thôn; phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình thực hiện phân loại, chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi và theo thời gian quy định;
- Chủ động đề xuất/bố trí ngân sách đảm bảo triển khai hiệu quả hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn thuộc thẩm quyền.
- Cập nhật, tham mưu kịp thời UBND thành phố trên cơ sở quyết định, hướng dẫn của Bộ TN&MT liên quan đến phân loại CTRSH.
b) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
- Tập huấn cho cán bộ nòng cốt về quản lý môi trường các cấp và các bên liên quan tại tổ chức, đơn vị: xây dựng nội dung tập huấn/hội thảo để có thể làm cho nhiều đối tượng, cả trực tiếp và trực tuyến; Xây dựng các tài liệu hướng dẫn kèm theo, bao gồm: website, tài liệu phát tay, video hướng dẫn giảm rác và phân loại rác thải tại nguồn...
- Tổ chức truyền thông qua hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước và đơn vị thu gom (website, mạng xã hội tích hợp zalo, tổng đài online/tự động 24/7 về những câu hỏi thường gặp, kênh hỏi đáp, facebook, zalo...) để chia sẻ các tài liệu hướng dẫn giảm rác và phân loại rác tại nguồn, các câu hỏi thường gặp (tài liệu phát tay, video,..)... và lan tỏa các câu chuyện hay, kết quả các chiến dịch/chương trình phân loại rác tại nguồn.
- Tổ chức truyền thông qua hệ thống thông tin công chúng: Thường xuyên cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về hiện trạng, thực hành trong cộng đồng, các câu chuyện hay, các kết quả, kinh nghiệm.
- Tổ chức truyền thông phối hợp với các cơ quan khác (các tổ chức phát triển trong nước và quốc tế, các đơn vị thu gom phi chính thức, các nhóm câu lạc bộ môi trường...) để lan tỏa thông tin, cùng hành động.
- Xây dựng và tổ chức các chương trình truyền thông đặc thù cho từng nhóm đối tượng để triển khai phân loại CTRSH.
- Với trường học: Tập huấn, đưa các nội dung giáo dục truyền thông môi trường, phân loại rác thường xuyên vào trường học; tổ chức thực hiện các chương trình, Mô hình về phân loại rác, giảm thiểu rác thải nhựa và chia sẻ, nhân rộng ...
c) Các giải pháp kỹ thuật
- Yêu cầu các ban quản lý đầu tư về hạ tầng chất thải rắn, các đơn vị tham gia dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý:
+ Rà soát, đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các điểm tập kết, trạm trung chuyển, cơ sở sơ chế, tái chế CTRSH, các cơ sở xử lý đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành phục vụ hiệu quả cho công tác phân loại.
+ Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện rà soát, nâng cấp, đầu tư toàn diện hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế CTRSH tại các địa phương, đảm bảo cho công tác tiếp nhận, chuyển giao CTRSH sau phân loại cho các đơn vị VSMT.
d) Về giám sát, đánh giá:
- Cấp quận, huyện, phường xã: UBND các cấp tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất quá trình các đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, nhằm đảm bảo quá trình cung ứng dịch vụ được thực hiện theo các quy định hiện hành, đảm bảo không trộn lẫn các dòng rác sau phân loại để vận chuyển và xử lý chung và kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm trên địa bàn.
- Cấp Sở, ngành, tổ chức hội đoàn thể: Định kỳ thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức phân loại CTRSH tại nguồn đối với các đối tượng quản lý.
5. Các nhóm nhiệm vụ triển khai
Các nhiệm vụ của Sở, ban, ngành, UBND các quận huyện và các đơn vị liên quan được phân công chi tiết tại phụ lục II kèm theo.
Kinh phí thực hiện được sử dụng từ nguồn kinh được giao cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tại Quyết định số 3236/QĐ-UBND ngày 16/12/2022 của UBND thành phố về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và dự toán thu, chi NSNN năm 2023 và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; từ các dự án được các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ và nguồn xã hội hóa đảm bảo theo quy định.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đầu mối cập nhật, tham mưu UBND thành phố triển khai Kế hoạch; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; họp định kỳ, đột xuất để giải quyết khó khăn, vướng mắc các Sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện; báo cáo UBND thành phố theo định kỳ hàng năm và đột xuất.
2. UBND các quận, huyện xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng với quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan.
3. UBND các phường, xã xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định, đảm bảo thực hiện trách nhiệm liên quan được quy định tại khoản 7 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan.
4. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành liên quan trong phạm vi trách nhiệm quản lý chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
5. Sở Ngoại vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan vận động sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các đối tác nước ngoài khác để triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.
6. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động sáng tạo, tích cực triển khai các phong trào, hoạt động về bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch này; khuyến khích xây dựng các mô hình kiểu mẫu về phân loại rác thải ở cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý.
7. Đề nghị Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, các cơ quan thông tấn báo, chí tăng cường xây dựng, đăng tải tin, bài các tài liệu, thông tin tuyên truyền về các hoạt động triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên các phương tiện thông tin đại chúng do đơn vị quản lý.
- Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện được giao nhiệm vụ định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 10/11/2023; hoặc đến kỳ rà soát, điều chỉnh mới, báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố trước ngày 25/12/2023 hoặc đến kỳ rà soát, điều chỉnh mới, báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
Trên đây là Kế hoạch năm 2023 về triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần thiết bổ sung, điều chỉnh, các sở ngành, địa phương chủ động phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, đề xuất UBND thành phố xem xét, quyết định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
SƠ ĐỒ PHƯƠNG THỨC CHUNG VỀ PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN
(Kèm theo Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 10/5/2023 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Ghi chú:
MH: Mô hình
RTC1 - HĐT: Mô hình thu gom Rác tái chế do Hội, đoàn thể tại địa phương thực hiện.
RTC2 - DN: Mô hình thu gom Rác tái chế do Đơn vị/Doanh nghiệp thu gom được chọn thực hiện.
RNH1 - ĐCĐ: Mô hình thu gom Rác nguy hại tại điểm cố định
RNH2 - XNMT: Mô hình thu gom Rác nguy hại do Xí nghiệp môi trường thực hiện.
MH RCK1/RXD1 - UBND P/X: Mô hình thu gom Rác cồng kềnh/xây dựng do UBND Phường/xã triển khai.
MH RCK2/RXD2 - DN: Mô hình thu gom Rác cồng kềnh/xây dựng do Doanh nghiệp thực hiện.
THÀNH PHẦN CTRSH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, CÁCH THỨC TRIỂN KHAI NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 10/5/2023 của UBND thành phố Đà Nẵng)
1. Nhóm/thành phần phân loại và cách thức phân loại
Nhóm / Thành phần phân loại | Đề xuất phương thức triển khai 2023 | Đối tượng thực hiện | Loại | Hình ảnh minh họa | Hướng dẫn cách thức phân loại tại nguồn |
I. Chất thải rắn tái sử dụng, tái chế | |||||
1.1 Giấy các loại
| Triển khai đồng bộ trên tất cả các quận, huyện, phường xã | Hộ gia đình, chủ nguồn thải | Sách, truyện vở, báo cũ, giấy viết | Giấy vụn thì gói gọn, giữ sạch tránh thấm nước, dầu mỡ,... Để gọn trong túi tái chế; nếu số lượng nhiều thì để riêng | |
Triển khai đồng bộ trên tất cả các quận, huyện, phường xã | Hộ gia đình, chủ nguồn thải | Thùng, bìa carton, hộp đựng giấy, vỏ hộp sữa … | Không để chất thải giấy dính nước/ tránh thải bỏ trong ngày mưa, các hộp nên mở hoặc cắt ra và xếp gọn để giảm thể tích | ||
Triển khai đồng bộ trên tất cả các quận, huyện, phường xã | Hộ gia đình, chủ nguồn thải | Giấy vệ sinh, Giấy gói, bì thư, biên lai, túi giấy, ly giấy và giấy vụn khác, hộp đựng thực phẩm bằng giấy, khay đựng trứng, hộp khăn giấy, lõi giấy | Cần loại bỏ các giấy còn dính thực phẩm hoặc các vết bẩn dầu, lớp phủ sáp, dán, hoặc ghép màng nhựa; vỏ bao bì giấy đã qua sử dụng để chứa dầu, nhớt, mỡ, hóa chất, thực phẩm. Các loại giấy này không tái chế được, do vậy, cần phân loại vào nhóm chất thải còn lại. Các loại giấy vụn cần bỏ vào bao bì để tránh rơi vải | ||
1.2 Nhựa các loại | Triển khai đồng bộ trên tất cả các quận, huyện, phường xã Hướng dẫn phân loại theo loại nhựa giá trị: Thí điểm tại 03 quận: Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. | Hộ gia đình, chủ nguồn thải | Các loại đồ đựng (chai, bình, ống, can; thùng, hộp nhựa,...) | Chai đựng có thể phân loại các loại PP, PE theo hướng dẫn ở địa phương Đồ đựng cần xúc rửa sơ để sạch sẽ Các loại đựng chất có tính nguy hại như dầu mỡ, acid, chất tẩy rửa có chất nguy hại thì nên đưa vào nhóm chất thải nguy hại Để gọn trong túi tái chế; nếu số lượng nhiều thì để riêng | |
Hộ gia đình, chủ nguồn thải | Các loại ghế nhựa, thau. Chậu nhựa | Làm sạch, loại bỏ tạp chất bám bẩn trước khi thu gom để tái chế | |||
Hộ gia đình, chủ nguồn thải | Vỏ bao, các loại hộp đựng khay đựng, muỗng nĩa dùng một lần | Làm sạch, loại bỏ tạp chất bám bẩn trước khi thu gom để tái chế | |||
Hộ gia đình, chủ nguồn thải | Giày, dép nhựa | Làm sạch, loại bỏ tạp chất bám bẩn trước khi thu gom để tái chế | |||
Hộ gia đình, chủ nguồn thải | Túi ni lông | Làm sạch, loại bỏ tạp chất bám bẩn trước khi thu gom để tái chế Trường hợp túi ni lông đựng các loại chất có tính nguy hại như axit, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại... thì phải đưa vào nhóm chất thải nguy hại | |||
1.3 Kim loại các loại | Triển khai đồng bộ trên tất cả các quận, huyện, phường xã | Hộ gia đình, chủ nguồn thải | Đồ dùng nhà bếp: xoong, nồi, niêu, ấm nước, bếp gas, vật dụng nhỏ bằng kim loại, bát, đĩa... |
| Đồ đựng cần xúc rửa sơ để sạch sẽ Các loại đựng chất có tính nguy hại như dầu mỡ, acid, chất tẩy rửa có chất nguy hại thì nên đưa vào nhóm chất thải nguy hại Để gọn trong túi tái chế; nếu số lượng nhiều thì để riêng |
Triển khai đồng bộ trên tại cả các quận, huyện, phường xã | Hộ gia đình, chủ nguồn thải | Lon, hộp/ bình đựng các loại như lon bia, rượu, nước giải khát, thực phẩm đóng hộp, hộp đựng sữa | Tráng sơ qua nước hoặc lau sạch những chất còn sót bên trong Lon hộp nên đập dẹp xuống để tiết kiệm diện tích | ||
Triển khai đồng bộ trên tất cả các quận, huyện, phường xã | Hộ gia đình, chủ nguồn thải | Giấy nhôm gói, nướng thức ăn | Tráng sơ qua nước hoặc lau sạch những chất còn sót bên trong | ||
II. Chất thải thực phẩm | |||||
2.1 Thức ăn thừa | Triển khai ở khu vực nông thôn Khuyến khích ở khu vực đô thị | Hộ gia đình Cơ sở kinh doanh thực phẩm Cơ sở chế biến thực phẩm | Thực phẩm hết hạn sử dụng, các loại rau củ quả, trái cây, các phế thải bỏ từ việc sơ chế, chế biến,... | a) Khu vực nông thôn: Có thùng đựng kín đối với các chất thải tận dụng làm thức ăn chăn nuôi (tại chỗ) Để riêng các phế thải, chất thải bỏ sau khi sơ chế, tự ủ để cải tạo đất trồng cây, rau xanh (tại chỗ) b) Khu vực đô thị Khuyến khích thực hiện ở những hộ gia đình có vườn, những khu vực dân cư có cơ sở đến thu gom riêng (hàng ngày) Loại không thể sử dụng, đưa vào nhóm CTRSH khác còn lại | |
2.2 Thực phẩm bỏ đi | Triển khai ở khu vực nông thôn Khuyến khích ở khu vực đô thị | Hộ gia đình Cơ sở kinh doanh thực phẩm Cơ sở chế biến thực phẩm | Các sản phẩm bỏ đi từ đậu, đỗ, thịt, trứng (vỏ trứng) và các sản phẩm từ thủy sản như: ốc, hến, tôm, cua, ghẹ. |
| Lọc chắt bỏ nước và sử dụng vật dụng kín, khít để đựng. Tùy theo yêu cầu của cơ sở sản xuất mùn, phân hữu cơ để lựa chọn loại chất thải với những yêu cầu về thu gom, lưu giữ, phù hợp. |
2.3 Bã các loại | Triển khai ở khu vực nông thôn Khuyến khích ở khu vực đô thị | Hộ gia đình Cơ sở kinh doanh thực phẩm; Cơ sở chế biến thực phẩm | Bã các loại: cà phê, trà (túi trà), bã mía, xác mía, cùi bắp | Thu gom sau khi sử dụng a) Khu vực nông thôn: Tự ủ để cải tạo đất trồng cây, rau xanh (tại chỗ) b) Khu vực đô thị Bón nơi gốc cây | |
2.4 Dầu ăn thải bỏ sau sử dụng | Tùy thuộc vào điều kiện của UBND các phường, xã: Triển khai thử nghiệm, quy mô nhỏ | Hộ gia đình Cơ sở kinh doanh thực phẩm Cơ sở chế biến thực phẩm |
| Đựng vào chai/thùng sau sử dụng Giao các đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý | |
III. CTRSH khác | |||||
III.1. CTRSH khác mở rộng | |||||
3.1 Quần áo, phụ kiện cũ | Tùy thuộc vào điều kiện của UBND các phường, xã: Triển khai thử nghiệm, quy mô nhỏ | Hộ gia đình, chủ nguồn thải |
| Tại hộ gia đình: Tận dụng làm giẻ lau chùi Đồ cũ còn sử dụng được, để bao bì riêng, giữ sạch sẽ, đem đến các cửa hàng thu gom đồ cũ Loại không thể sử dụng, đưa vào nhóm CTRSH khác còn lại | |
3.2 Đồ gỗ thải bỏ | Tùy thuộc vào điều kiện của UBND các phường, xạ: Triển khai thử nghiệm, quy mô nhỏ | Hộ gia đình chủ nguồn thải |
| Tận dụng tái sử dụng thành những vật dụng hữu ích hơn (tại chỗ) hoặc cho; Loại không thể sử dụng, đưa vào nhóm CTRSH khác còn lại Trường hợp số lượng và kích thước lớn, xử lý như CT cồng kềnh (mục III.3) | |
3.3. Chất thải thủy tinh | Tùy thuộc vào điều kiện của UBND các phường, xã: Triển khai thử nghiệm, quy mô nhỏ | Hộ gia đình, chủ nguồn thải |
| Chai lọ còn nguyên vẹn để vào bao bì riêng, giữ sạch sẽ, sử dụng tiếp (tại chỗ) Có số lượng lớn đem đến các cửa hàng thu gom thủy tinh | |
3.4 Chất thải là gốm sứ | Tùy thuộc vào điều kiện của UBND các phường, xã: Triển khai thử nghiệm, quy mô nhỏ | Hộ gia đình, chủ nguồn thải |
| Tận dụng làm vật đựng, trồng cây (tại chỗ) Loại không thể sử dụng, đưa vào nhóm CTRSH khác còn lại | |
III.2. CTRSH khác nguy hại | |||||
Bóng đèn huỳnh quang hư, cũ Pin, ắc-quy đã qua sử dụng Vỏ bình, chai, lọ đựng hóa chất nguy hại (bình xịt côn trùng, vỏ bình gas mini, bình đựng dầu nhớt, thùng đựng sơn...) Cọ, giẻ lau hóa chất nguy hại Nhiệt kế hỏng | Triển khai thu gom tập trung, đồng bộ theo lịch trình địa phương | Hộ gia đình, chủ nguồn thải | Bóng đèn huỳnh quang hư, cũ | a) Hộ gia đình: Để riêng biệt trong bao đựng sử dụng nhiều lần, sắp xếp cẩn thận, tránh vỡ, tràn đổ ra ngoài; tránh xa tầm với của trẻ em, vật nuôi Bàn giao cho đơn vị dịch vụ thu gom rác sinh hoạt của địa phương hoặc đem đến các điểm thu gom tập trung của địa phương Đem đến các điểm thu hồi của các nhà cung cấp SP (nếu có) b) Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Thu gom, lưu giữ theo quy định áp dụng đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại. | |
Pin, ắc-quy đã qua sử dụng | |||||
Vỏ bình, chai, lọ đựng hóa chất nguy hại | |||||
Cọ, giẻ lau hóa Chất nguy hại | |||||
Nhiệt kế hỏng | |||||
III.3. Chất thải cồng kềnh | UBND các quận, huyện xây dựng phương án triển khai cụ thể, tổ chức thu gom theo nhu cầu phát sinh |
|
|
| Chủ nguồn thải/hộ gia đình nên làm gọn và giảm kích thước chất thải cồng kềnh để có thể phân loại thành nhóm chất thải có thể tái chế, tái sử dụng và nhóm CTRSH còn lại. Tại khu vực tập kết hoặc cơ sở xử lý, chất thải rắn cồng kềnh được tháo rã và tiếp tục phân loại để tận dụng tối đa giá trị của sản phẩm thải bỏ. |
Tủ gỗ, bàn ghế, giường, nệm cũ hỏng |
| Hộ gia đình, chủ nguồn thải |
|
| |
Tủ sắt, khung cửa, cánh cửa |
|
|
|
| |
Cành lá cây |
|
|
|
| |
Ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy rửa bát, quạt điện, quạt sưởi, máy giặt, máy vi tính |
|
|
|
| |
III.4. Chất thải từ hoạt động cải tạo, phá dỡ công trình xây dựng (bê tông, gạch, ngói, đất sét, sắt thép, vách ngăn thạch cao...) |
|
|
| Chủ nguồn thải/hộ gia đình thực hiện tái chế, tái sử dụng các chất thải rắn, phế liệu còn giá trị sử dụng; đất, đá, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng được tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng theo quy định. Chất thải rắn còn lại được thực hiện theo quy định về quản lý chất thải xây dựng và phá dỡ. | |
III.5. CTRSH khác còn lại | UBND các quận, huyện triển khai thu gom hàng ngày | Hộ gia đình, chủ nguồn thải |
|
| Lưu chứa các loại chất thải không thể phân loại riêng để tái sử dụng, tái chế Sử dụng thùng đựng/bao đựng theo quy định đối với chất thải thực phẩm còn lại Giao nộp rác đúng chỗ, đúng giờ quy định của địa phương |
2. Phương án tổ chức phân loại tại nguồn, thu gom CTRSH sau phân loại
Nhóm/Thành phần phân loại | Bao bì chứa đựng | Thu gom, vận chuyển, xử lý | Nguyên tắc tính giá dịch vụ |
I. Chất thải rắn tái sử dụng, tái chế (RTC) | Túi đựng/bao bì màu vàng hoặc bao bì có sẵn có dán nhãn Màu vật dụng đặc trưng: Chờ tham khảo hướng dẫn của Bộ TN&MT | - Mô hình RTC1 - HĐT (Hội, đoàn thể tại địa phương): (1) Chủ nguồn thải/Hộ gia đình thực hiện phân loại, lưu giữ - (2) Hội đoàn thể tại địa phương tổ chức thu gom định kỳ (tối thiểu 1 lần/tuần) - (3) Doanh nghiệp/Tổ chức thu mua rác tài nguyên được chọn thực hiện thu gom định kỳ. - Mô hình RTC2 - DN (Được doanh nghiệp hoặc đơn vị/ tổ chức thu gom được chọn): (1) Chủ nguồn thải/Hộ gia đình thực hiện phân loại, lưu giữ - (2) Doanh nghiệp/Đơn vị tổ chức thu gom RTC được chọn thực hiện thu gom (tách riêng hoàn toàn với rác sinh hoạt còn lại, tần suất thu gom ít nhất 1 lần/tuần) - (3) Đơn vị tổ chức thu gom hợp đồng mua bán rác tài nguyên với doanh nghiệp thu mua/vận chuyển tái chế. | Hộ gia đình/Chủ nguồn thải không phải chi trả giá dịch vụ |
II. Chất thải thực phẩm (RTP) | Thùng đựng/bao bì riêng có dán nhãn Màu vật dụng đặc trung: Chờ tham khảo hướng dẫn của Bộ TN&MT | a) Khu vực nông thôn: (1) Chủ nguồn thải/Hộ gia đình thực hiện phân loại, có thùng đựng/bao bì đựng kín đối với các chất thải tận dụng làm thức ăn chăn nuôi (tại chỗ) hoặc để riêng các phế thải, chất thải bỏ sau khi sơ chế, tự ủ để cải tạo đất trồng cây, rau xanh (tại chỗ) b) Khu vực đô thị: Khuyến khích thực hiện ở những hộ gia đình có vườn, những khu vực dân cư có cơ sở đến thu gom riêng (hàng ngày); khuyến khích tận dụng, sử dụng lại để phục vụ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nếu hộ gia đình/Chủ nguồn thải không tận dụng, chất thải thực phẩm nếu sẽ được thải bỏ cùng nhóm chất thải khác còn lại và mang đi xử lý tập trung. | Chủ nguồn thải/Hộ gia đình phải chi trả giá dịch vụ theo thể tích/khối lượng nếu vận chuyển cho đơn vị thu gom, xử lý. |
III. CTRSH khác | |||
III.1. CTRSH khác mở rộng | Vật dụng, bao bì có sẵn hoặc túi trong suốt Vật dụng, bao chứa riêng theo từng loại | UBND các quận, huyện có thể thực hiện thu gom cùng với RTC; khuyến khích tận dụng, sử dụng lại để phục vụ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. |
|
III.2. CTRSH khác nguy hại | Bao bì/Thiết bị lưu chứa có dán nhãn chất thải nguy hại Màu vật dụng đặc trưng: Chờ tham khảo hướng dẫn của Bộ TN&MT. | - Mô hình RNH1 - ĐCĐ (Điểm thu gom RNH cố định tại mỗi địa bàn phường, xã): (1) Hộ gia đình thực hiện phân loại, lưu giữ RNH phù hợp - (2) Định kỳ mang RNH đến các điểm có bố trí thùng chứa chuyên dụng đối với RNH của xã, phường đã được quy định - (3) Đơn vị thực hiện vệ sinh môi trường địa phương tiến hành vận chuyển, xử lý theo quy định RNH. Đối với mô hình này, UBND các quận, huyện quy định, thông báo cụ thể các địa điểm bố trí cố định các thùng chứa RNH. Tại khu vực để thùng chứa RNH, lắp đặt bảng hiệu hướng dẫn, quy định với đơn vị thực hiện vệ sinh môi trường địa phương tiến hành vận chuyển, xử lý theo quy định (tần suất vận chuyển). Mô hình RNH2-XNMT (RNH do đơn vị vệ sinh môi trường thực hiện): Kết hợp thu gom cùng với nhóm RTN nếu cùng là đơn vị thu gom và có chức năng thu gom RNH: (1) Hộ gia đình thực hiện phân loại, lưu giữ RNH phù hợp - (2) Đơn vị tổ chức thu gom RNH được chọn thực hiện thu gom và lưu trữ theo lịch trình RTN | Chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý (theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 79 Luật BVMT) |
III.3. Chất thải cồng kềnh | Khuyến khích dán tem/nhãn rác cồng kềnh. | - Mô hình RCK1 - UBNDP/X: (1) UBND các xã, phường thông báo định kỳ về thời gian, địa điểm việc tổ chức thu gom RCK; (2) Chủ nguồn thải tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị có chức năng vận chuyển đến điểm tập kết hoặc đến cơ sở xử lý (do UBND các cấp quy định). - Mô hình RCK2 - DN: (1) Chủ nguồn thải/Hộ gia đình liên hệ trực tiếp với Xí nghiệp dịch vụ vệ sinh môi trường/đơn vị dịch vụ có chức năng được UBND Quận, huyện lựa chọn để thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định. Đối với các mô hình này, UBND quận, huyện tổ chức kêu gọi, huy động các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư sản xuất tái chế đối với RCK để triển khai; quy định, thông báo cụ thể về tổ chức hoạt động thu gom, đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực tập kết, thông tin rộng rãi đến chủ nguồn thải/hộ gia đình thực hiện. | Chủ nguồn thải phải chi trả giá dịch vụ cho thu gom và sơ chế thông qua hình thức chi trả trực tiếp |
III.4. Chất thải từ hoạt động cải tạo, phá dỡ công trình xây dựng |
| - Mô hình RXD1 - UBNDP/X: (1) UBND các xã, phường thông báo định kỳ về thời gian; địa điểm việc tổ chức, thu gom RCK; (2) Chủ nguồn thải tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị có chức năng vận chuyển đến điểm tập kết hoặc đến cơ sở xử lý (do UBND các cấp quy định). - Mô hình RXD2 - DN: Chủ nguồn thải/Hộ gia đình liên hệ trực tiếp đơn vị dịch vụ có chức năng để thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định. Đối với các mô hình này, UBND quận, huyện tổ chức kêu gọi, huy động các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư sản xuất tái chế đối với Rxd để triển khai; quy định, thông báo cụ thể về tổ chức hoạt động thu gom, đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực tập kết, thông tin rộng rãi đến chủ nguồn thải/hộ gia đình thực hiện. | Chủ nguồn thải phải chi trả giá dịch vụ cho thu gom và sơ chế thông qua hình thức chi trả trực tiếp |
III.5. CTRSH khác còn lại | Thùng/bao bì có sẵn hoặc túi trong suốt Màu vật dụng đặc trưng: Chờ tham khảo hướng dẫn của Bộ TN&MT | Quy trình thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo Phương án thu gom vận chuyển rác thải, được UBND quận huyện phê duyệt. | Chủ nguồn thải/hộ gia đình phải chi trả giá dịch vụ theo khối lượng/thể tích |
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2023 của UBND thành phố Đà Nẵng)
TT | Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
I | Tuyên truyền/hướng dẫn việc phân loại CTRSH tại nguồn | |||
1 | Tổ chức truyền thông qua hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước và đơn vị thu gom (website, mạng xã hội tích hợp zalo, tổng đài online/tự động 24/7 về những câu hỏi thường gặp, kênh hỏi đáp facebook, zalo...) để chia sẻ các tài liệu hướng dẫn giảm rác và phân loại rác tại nguồn, các câu hỏi thường gặp (tài liệu phát tay, video...)... và lan tỏa các câu chuyện hay, kết quả các chiến dịch/chương trình phân loại CTRSH tại nguồn. | UBND các quận, huyện; BQL KCNC và các KCN, các Sở, ngành liên quan; các Hội, đoàn thể | Doanh nghiệp; các cơ quan thông tấn, báo chí | Thường xuyên |
2 | Triển khai hiệu quả Kế hoạch Hành động số 122/KH-UBND ngày 24/6/2021 của UBND thành phố về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn 2030 | Theo phân công tại KH số 122/KH-UBND | UBND các quận, huyện, các Sở, ban, ngành liên quan | Theo tiến độ được phân công |
3 | Tổ chức phổ biến, tuyên truyền để thúc đẩy sự tham gia của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (lưu ý đến các quán ăn, cafe, trà sữa,....) trên địa bàn thành phố; các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp; các cơ sở du lịch, dịch vụ; trường học; ngư dân, tiểu thương,...; khuyến khích xây dựng các mô hình kiểu mẫu về phân loại rác thải tại đơn vị. | UBND các quận, huyện; BQL KCNC và các KCN, các Sở, ngành liên quan | Hội, đoàn thể | Thường xuyên |
4 | Tập huấn, hội thảo chuyên sâu cho cán bộ nòng cốt về quản lý môi trường các cấp và các bên liên quan tại tổ chức, đơn vị: xây dựng nội dung tập huấn/hội thảo để có thể làm cho nhiều đối tượng, cả trực tiếp và trực tuyến; Xây dựng các tài liệu hướng dẫn kèm theo, bao gồm: website, tài liệu phát tay, video hướng dẫn giảm rác và phân loại rác tại nguồn... | UBND các quận, huyện; BQL KCNC và các KCN, các Sở, ngành liên quan | Hội, đoàn thể | Thường xuyên |
5 | Tổ chức truyền thông phối hợp với các cơ quan khác (các tổ chức phát triển trong nước và quốc tế, các đơn vị thu gom phi chính thức, các nhóm, và câu lạc bộ môi trường...) để lan tỏa thông tin và cùng hành động. | UBND các quân, huyện; BQL KCNC và các KCN, các Sở, ngành liên quan | Hội, đoàn thể; các tổ chức có liên quan | Thường xuyên
|
6 | Tập huấn và đưa các nội dung giáo dục truyền thông môi trường, phân loại rác thường xuyên vào trường học; tổ chức các chương trình, Mô hình Trường học xanh - với chủ đề phân loại rác, giảm rác với các hoạt động thường xuyên (hàng tháng/quý); chia sẻ thông tin về các điểm phân loại rác và thu gom tập trung để học sinh, sinh viên làm quen và thực hiện rộng rãi trong cộng đồng, trong đó có thu gom riêng rác tái chế, rác điện tử, thực hành ủ phân hữu cơ... | Sở Giáo dục và Đào tạo | UBND các quận, huyện, các tổ chức, đơn vị liên quan | Thường xuyên |
II | Hoàn thiện hệ thống thu gom, quản lý CTRSH |
|
|
|
1 | Triển khai xây dựng phương thức chi tiết về tổ chức phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và tình hình thực tế tại địa phương | UBND các quận, huyện; BQL KCNC và các KCN, các Sở, ngành liên quan | Hội, đoàn thể | Thường xuyên |
2 | Cập nhật, tham mưu kịp thời UBND thành phố trên cơ sở quyết định, hướng dẫn của Bộ TN&MT liên quan đến phân loại CTRSH | Sở TN&MT | UBND các quận, huyện và đơn vị liên quan | Sau khi có hướng dẫn của Bộ TN&MT |
3 | Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt | Các đơn vị được giao Chủ đầu tư các dự án | Sở TN&MT, UBND các quận, huyện | Theo tiến độ đầu tư |
4 | Tiếp tục triển khai phương án thu gom, vận chuyển, tập kết trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn các quận, huyện | UBND các quận, huyện | Sở TN&MT, các đơn vị liên quan | Quý II/2023 |
5 | Xây dựng quy trình và bộ đơn giá thu gom, vận chuyển chất thải xây dựng và phá dỡ theo chỉ đạo tại Công văn số 2147/UBND-STNMT ngày 13/4/2021 về triển khai Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ. | Sở Xây dựng | Sở TN&MT, Tài Chính, KHCN; Công ty CP MTĐT ĐN | Quý II/2023 |
6 | Triển khai các mô hình thí điểm phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt | Sở TN&MT, UBND các quận, huyện | Sở TN&MT và các đơn vị liên quan, các dự án, tổ chức tài trợ trong và ngoài nước | Theo thời gian thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật |
7 | Xây dựng Kế hoạch thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật | UBND các quận, huyện | Sở NN&PTNT và các đơn vị liên quan | Quý II/2023 |
8 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom: CTRSH (thu phí qua app; giám sát hành trình xe thu gom; tiếp nhận, xử lý kiến nghị qua app; ...) | Các đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường | Sở TN&MT, các đơn vị có liên quan | Quý III/2023 |
9 | Nghiên cứu, triển khai thực hiện thí điểm và đề xuất phương thức tổ chức phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố sau ngày 31/12/2024 đáp ứng theo Luật BVMT năm 2020 | Công ty CP MTĐT Đà Nẵng | Sở TN&MT, UBND các quận huyện và iDE, IGES, các đơn vị có liên quan | Quý III/2023 |
III | Trang thiết bị, dụng cụ thực hiện tuyên truyền, phân loại CTRSH | |||
1 | Tiếp tục rà soát, đánh giá kết quả công tác phân bổ, quản lý; thực hiện sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, dụng cụ thực hiện tuyên truyền, phân loại CTRSH; xác định nhu cầu bổ sung trang thiết bị, đề xuất cụ thể gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND thành phố xem xét, xử lý. | UBND các quận, huyện | Sở TN&MT, Sở Tài chính | Thường xuyên |
2 | Huy động các dự án tài trợ về trang thiết bị, dụng cụ thực hiện tuyên truyền, phân loại CTRSH | Sở TN&MT, các đơn vị | Các dự án hỗ trợ kỹ thuật | Theo thời gian thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật |
3 | Tổng hợp nhu cầu trang thiết bị, dụng cụ thực hiện tuyên truyền, phân loại CTRSH và báo cáo UBND thành phố xem xét, mua sắm bổ sung | Sở TN&MT | UBND các quận huyện, Sở Tài chính, Sở KH&ĐT | Thường xuyên |
IV | Công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm; khen thưởng | |||
1. | Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất quá trình các đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, nhằm đảm bảo quá trình cung ứng dịch vụ được thực hiện theo các quy định hiện hành, đảm bảo không trộn lẫn các dòng rác sau phân loại để vận chuyển và xử lý chung và kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm trên địa bàn. | UBND các quận, huyện | Sở TN&MT; Các đơn vị liên quan | Thường xuyên |
2 | Tổ chức kiểm tra thường xuyên hệ thống, các điểm thu gom, tập kết CTRSH trên địa bàn, đảm bảo vệ sinh chung (quy định cụ thể việc quản lý, vệ sinh các điểm tập kết CTRSH các loại). | UBND các quận, huyện | Công an thành phố | Thường xuyên |
3 | Định kỳ thanh tra, kiểm tra, giám sát UBND các quận, huyện và UBND các phường, xã trong việc tổ chức phân loại CTRSH tại nguồn, quản lý CTRSH. | Sở TN&MT | UBND các quận, huyện | Định kỳ hàng quý |
4 | Tổ chức kiểm tra thường xuyên, theo dõi việc sử dụng, quản lý vật dụng, trang thiết bị có biện pháp xử lý vệ sinh kịp thời, không để nhếch nhác, phản cảm. | UBND các quận, huyện | Công an thành phố | Thường xuyên |
5 | Phối hợp với UBND các quận, huyện lồng ghép trong công tác kiểm tra thực tế, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý | Các Sở, ban, ngành | UBND các quận, huyện | Thường xuyên |
6
| Nghiên cứu, khen thưởng đối với cơ quan, hộ gia đình tích cực thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn nhằm khuyến khích, động viên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng. | UBND các quận, huyện | Sở TN&MT, các Sở, ban, ngành liên quan | Quý IV/2023 |
V | Hợp tác, nghiên cứu triển khai các dự án, mô hình khác có liên quan đến Kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn | Theo các dự án được UBND thành phố phê duyệt | Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và đơn vị liên quan | Theo tiến độ dự án |
VI | Tổ chức điều tra xã hội học, đánh giá kết quả thực hiện và tổng kết năm 2023 | |||
1 | Tổ chức hướng dẫn kiểm kê, điều tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch; xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng. | Sở TN&MT | UBND các quận, huyện | Định kỳ |
2 | Triển khai công tác kiểm kê, điều tra xã hội, đánh giá kết quả thực hiện và tổng kết năm trên địa bàn quận, huyện. | UBND các quận, huyện | Sở TNMT, các Sở, ban, ngành liên quan | Thường xuyên |
- 1Kế hoạch 328/KH-UBND về kiểm tra, đánh giá, khen thưởng các hộ gia đình thực hiện tốt Chương trình "Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn" trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
- 2Quyết định 05/2023/QĐ-UBND quy định chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Quyết định 07/2023/QĐ-UBND quy định phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cồng kềnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 1734/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2023-2025
- 5Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2023 tổ chức thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Nghị quyết 204/NQ-HĐND năm 2018 về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2Quyết định 1577/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025
- 3Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 4Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 5Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2021 về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn 2030
- 6Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- 7Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Kế hoạch 328/KH-UBND về kiểm tra, đánh giá, khen thưởng các hộ gia đình thực hiện tốt Chương trình "Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn" trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
- 9Quyết định 05/2023/QĐ-UBND quy định chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 10Quyết định 07/2023/QĐ-UBND quy định phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cồng kềnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 11Quyết định 1734/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2023-2025
- 12Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2023 tổ chức thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bình Định
Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2023 về triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Số hiệu: 103/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 10/05/2023
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Lê Quang Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/05/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định