Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UBND TỈNH HÀ TĨNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 184/SLĐTBXH | Hà Tĩnh, ngày 07 tháng 04 năm 2008 |
HƯỚNG DẪN
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 03//2008/QĐ-UBND NGÀY 11 THÁNG 01 NĂM 2008 CỦA UBND VỀ VIỆC QUY ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG TRỢ CẤP THƯỜNG XUYÊN, TRỢ CẤP ĐỘT XUẤT VÀ MỨC TRỢ CẤP THƯỜNG XUYÊN CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH
Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 07 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc quy định đối tượng trợ cấp thường xuyên, trợ cấp đột xuất và mức trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh,
Liên ngành Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Sở Lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung cơ bản về thực hiện chế độ trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng như sau:
1. Đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Điều 1 Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh:
1.1 Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND: Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không có người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên. Trợ cấp của các đối tượng nêu tại điểm này được cấp cho người bảo trợ xã hội của các đối tượng (người đỡ đầu, nuôi dưỡng), không tính số trẻ.
Mức trợ cấp quy định tại mục 1, 2, 3 Phụ lục kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND .
1.2 Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND: Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo, người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân để nương tựa thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo của Chính phủ quy định cho từng thời kỳ) thì được hưởng trợ cấp cụ thể như sau:
- Hai vợ chồng là người cao tuổi, đều già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa thuộc hộ gia đình nghèo thì mỗi người được hưởng một suất trợ cấp xã hội theo quy định. Mức trợ cấp 120.000, đồng/người/tháng;
- Người cao tuổi tuy có con, cháu, người thân thích nhưng người này không có khả năng để nuôi dưỡng (dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi) hoặc đang trong thời gian chấp hành của các đối tượng hình phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành tập trung tại cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục, hoặc bị tàn tật nặng không có khả năng lao động, bị tâm thần mãn tính thì cũng được xem xét trợ cấp xã hội. Mức trợ cấp 120.000, đồng/người/tháng.
1.3 Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND: Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội. Quy định này áp dụng cho đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội, còn đối tượng người có công với cách mạng theo Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH 11 thì sẽ có cân đối điều chỉnh sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Lao động thương binh và Xã hội, UBND tỉnh.
1.4 Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND: Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo thì được xét hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, mức trợ cấp 240.000, đồng/người/tháng (không quy định số người trong hộ).
1.5 Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 1 Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND: Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, được quy định như sau:
- Số đối tượng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ thì tiếp tục được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định và được điều chỉnh trợ cấp theo mức quy định tại mục 3, 4, 5 Phụ lục kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND. Hồ sơ những đối tượng đã được UBND tỉnh quyết định cho hưởng trợ cấp tại các quyết định: Quyết định số 2554/2006/QĐ-UBND ngày 02/11/2006, Quyết định số 799/2007/QĐ-UBND ngày 23/03/2007, Quyết định số 2450/2007/QĐ-UBND ngày 17/09/2007 sẽ được bàn giao về cho các địa phương;
- Số đối tượng mới phát sinh, chỉ xét trợ cấp cho hộ gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ (không tính số trẻ).
- Đối tượng được hưởng trợ cấp tại khoản 7 Điều 1 thì không được hưởng trợ cấp tại khoản 1 Điều 1 quyết định số 03/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh (chỉ nhận một mức trợ cấp và chọn mức có hệ số cao hơn).
Mức hưởng được quy định tại mục 3, 4, 5 Phụ lục kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND .
Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đang đi học văn hoá, học nghề có hoàn cảnh như quy định tại khoản 1, Điều 1 Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND thì vẫn được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội theo quy định.
Mức trợ cấp quy định tại mục 1 Phụ lục kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND .
1.6 Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 1 Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND: Hộ gia đình có từ 2 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ thì được xét hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, mức trợ cấp quy định tại mục 3, 5, 6 Phụ lục kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND .
1.7 Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 1 Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND: Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi, trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi thì được xét hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội (được tính cho người nuôi dưỡng, không tính số trẻ) mức trợ cấp theo quy định tại mục 1, 2, 3 Phụ lục kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND .
2. Chế độ hỗ trợ mai táng cho đối tượng khi chết được quy định như sau:
Đối tượng nêu tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nêu tại khoản 7 nuôi dưỡng; người tàn tật không có khả năng tự phục vụ trong hộ gia đình nêu tại khoản 8; trẻ em là con của người đơn thân nêu tại khoản 9 điều 1 Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND khi chết được hỗ trợ kinh phí mai táng mức 2.000.000 đồng/người.
3. Chế độ Bảo hiểm y tế:
Đối tượng nêu tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nêu tại khoản 7 nuôi dưỡng; người tàn tật không có khả năng tự phục vụ trong hộ gia đình nêu tại khoản 8; trẻ em là con của người đơn thân nêu tại khoản 9 điều 1 Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND được cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế hoặc được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Hồ sơ, thủ tục xét duyệt hưởng trợ cấp:
Hồ sơ thủ tục xét duyệt hưởng trợ cấp được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP. Ngoài ra hướng dẫn bổ sung thêm một số điểm như sau:
Tại Phần III khoản 1 mục a Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH: Hồ sơ đối tượng trợ cấp xã hội tại cộng đồng:
- Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật (nếu có): Từ (nếu có) ở đây chỉ áp dụng cho những đối tượng tàn tật dạng nội trong cơ thể không thể hiện ở ngoài không nhìn thấy được, còn các đối tượng tàn tật thực tế nhìn thấy cụ thể thì không cần phải có văn bản xác nhận;
- Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã (nếu có): Từ (nếu có) ở đây chỉ áp dụng cho những đối tượng sau khi niêm yết công khai danh sách đề nghị hưởng trợ cấp tại địa phương mà còn có ý kiến thắc mắc, khiếu nại, tố cáo của nhân dân thì mới thành lập Hội đồng xét duyệt. Những đối tượng sau niêm yết công khai mà không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại, tố cáo thì không bắt buộc phải có Biên bản xét duyệt của Hội đồng cấp xã.
5. Về thời gian áp dụng:
- Đối với những đối tượng đang hưởng mức củ nay điều chỉnh theo mức mới, sau khi có quyết định điều chỉnh được tính hưởng và truy lĩnh theo mức hưởng mới kể từ ngày 01/01/2008;
- Đối với những đối tượng xét hưởng mới thì thời gian hưởng kể từ ngày hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận, do Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố quyết định.
6. Về nguồn kinh phí, qui trình hồ sơ, thủ tục thực hiện chi trả và thanh quyết toán:
6.1 Về nguồn kinh phí thực hiện:
a) Nguồn kinh phí khám chữa bệnh:
- Các đối tượng nêu tại khoản 2, 4, 5, 6, 9 Điều 1 Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND nguồn kinh phí căn cứ khoản 4 Điều 15 Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ (sử dụng nguồn kinh phí từ quĩ khám chữa bệnh cho người nghèo), các xã, phường, thị trấn lập danh sách từng người gửi về Phòng Nội vụ Lao động thương binh xã hội kiểm tra xác nhận và gửi về Sở Lao động thương binh và Xã hội để làm thủ tục hợp đồng với cơ quan BHXH tỉnh mua và cấp thẻ khám chữa bệnh cho từng đối tượng;
- Các đối tượng thuộc khoản 1, 3, 7, 8 Điều 1 Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND được đảm bảo bằng ngân sách Nhà nước bố trí hàng năm cho các huyện, thị xã, thành phố. Các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào danh sách đối tượng hưởng trợ cấp xã hội chưa có phiếu khám chữa bệnh lập danh sách và hợp đồng với Bảo hiểm xã hội cấp huyện để làm thủ tục mua, cấp thẻ khám chữa bệnh cho đối tượng, đồng thời thanh quyết toán với cơ quan Bảo hiểm cùng cấp.
- Về nguồn kinh phí khám, chữa bệnh, thanh, quyết toán kinh cho đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi thực hiện theo Thông tư liên tịch số 15/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 05/02/2008 cua Liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Y tế.
Mỗi đối tượng chỉ được cấp 1 thẻ khám chữa bệnh, tuyệt đối không được cấp trùng (một đối tượng có nhiều thẻ khám chữa bệnh) làm thất thoát tiền của Nhà nước.
b) Nguồn kinh phí trợ cấp:
Nguồn kinh phí trợ cấp đã được bố trí tại Quyết định số 72/2006/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 và nguồn tăng thêm (do tăng mức trợ cấp và mở rộng đối tượng) đã được bổ sung cân đối cho các địa phương tại quyết định số 3392/2007/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh về việc giao dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2008. Trong thời kỳ ổn định Ngân sách (2007 - 2010) theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Nghị định sè 67/2007/NĐ-CP , các địa phương tự chịu trách nhiệm quản lý các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn và đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện. Nếu địa phương nào phát sinh tăng thêm so với nguồn kinh phí đã được bố trí thì phải sử dụng ngân sách cấp mình để đảm bảo nguồn chi trả theo chế độ quy định.
6.2 Về qui trình thủ tục, hồ sơ chi trả và thanh quyết toán:
Kinh phí trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng cho các đối tượng bảo trợ xã hội là khoản chi thường xuyên thuộc Ngân sách Nhà nước, được giao cho chính quyền cấp xã quản lý và thực hiện vì vậy Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải chịu trách nhiệm thực hiện chi trả đúng đối tượng, mức trợ cấp và thực hiện thanh, quyết toán đúng chế độ Tài chính và Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành quy định.
Hàng năm, Phòng Kế hoạch Tài chính huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Phòng Nội vụ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch số lượng đối tượng và nguồn kinh phí đảm bảo nhiệm vụ chi trợ cấp thường xuyên, bảo hiểm y tế và các khoản chi khác cho các đối tượng bảo trợ xã hội do xã, phường, thị trấn quản lý trình HĐND, UBND huyện quyết định phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi cho các xã, phường, thị trấn; kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chi đảm bảo chế độ chính sách Nhà nước quy định.
Đối với kế toán Ngân sách xã: Căn cứ quyết định của chủ tịch UBND huyện về việc hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng cho các đối tượng bảo trợ xã hội và dự toán kinh phí được phân bổ, hàng tháng lập danh sách chi trả trợ cấp thường xuyên gửi Kho bạc nhà nước huyện, rút dự toán kinh phí đê thực hiện chi trả cho các đối tượng. Chứng từ thanh toán, quyết toán kinh phí chi trả phải có chử ký, hoặc giấy biên nhận của đối tượng được hưởng hoặc người được ủy quyền.
Đối với kinh phí mua BHYT: Hàng quí, ngày cuối tháng của tháng cuối quí trước lập danh sách các đối tượng tại khoản 2 (-) điểm (a) mục (5.1.) gửi về Phòng Nội vụ Lao động-Thương binh và Xã hội, Phòng Nội vụ -Lao động thương binh và Xã hội phối hợp với Phòng Kế hoạch -Tài chính hợp đồng với cơ quan BHXH thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng.
Kho bạc Nhà nước huyện: Căn cứ danh sách chi trả trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng do kế toán Ngân sách xã gửi đến có trách nhiệm thực hiện việc kiểm soát chi, xuất quỹ Ngân sách để xã thực hiện chi trả cho các đối tượng.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị BHXH huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Phòng nội vụ-Lao động-Thương binh và Xã hội, Phòng Kế hoạch Tài chính, các xã, phường, thị trấn hợp đồng và cấp thẻ BHYT kịp thời cho các đối tượng.
Trên đây, là một số nội dung cơ bản về thực hiện chính sách trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý. Đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan: Kho bạc Nhà nước, Uỷ ban nhân dân, Phòng kế hoạch tài chính, Phòng nội vụ lao động thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân, kế toán ngân sách xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện đúng chế độ quy định. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài Chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh để thống nhất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
GIÁM ĐỐC | GIÁM ĐỐC | GIÁM ĐỐC |
Nơi nhận:
- UBND; Phòng KH-TC, NV-LĐTB&XH;
KBNN, BHXH các huyện, thị xã, thành phố;
- KBNN tỉnh, Sở Tài chính; Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- UBND tỉnh, Bộ LĐTB&XH (B/cáo);
- Giám đốc, các PGĐ;
- Lưu VT, KHTC, BTXH.
- 1Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005
- 2Nghị định 63/2005/NĐ-CP ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế
- 3Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- 4Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5Quyết định 38/2004/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 36/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- 7Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xă hội do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Thông tư liên tịch 15/2008/TTLT-BTC-BYT thực hiện khám, chữa bệnh; quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập do Bộ Y tế - Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 03/2008/QĐ-UBND quy định đối tượng trợ cấp thường xuyên, đột xuất và mức trợ giúp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 10Quyết định 72/2006/QĐ-UBND giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2007 cho huyện, thị xã do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 11Quyết định 20/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 16/2011/QĐ-UBND quy định đối tượng và mức trợ cấp thường xuyên, trợ cấp đột xuất cho đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tỉnh
Hướng dẫn 184/SLĐTBXH năm 2008 nội dung cơ bản của quyết định 03//2008/QĐ-UBND về việc quy định đối tượng trợ cấp thường xuyên, đột xuất và mức trợ cấp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh do liên ngành Sở Lao động – Thương binh và Xã hội - Sở Tài chính - Kho bạc nhà nước tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 184/SLĐTBXH
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 07/04/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Nguyễn Văn Sơn, Bùi Quốc Tài, Trần Thị Thanh Hạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/04/2008
- Ngày hết hiệu lực: 11/07/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra