Điều 18 Dự thảo luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác. Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian. Khi đỗ xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được rời khỏi xe khi đã sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải đánh lái về phía lề đường, chèn bánh.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi dừng xe, đỗ xe trên đường phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác biết khi ra, vào vị trí dừng xe, đỗ xe;
b) Không làm ảnh hưởng đến người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
4. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép;
d) Gầm cầu vượt, trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe;
đ) Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường;
e) Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp,
dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;
g) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
h) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau;
i) Điểm đón, trả khách;
k) Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;
l) Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới;
m) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
n) Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
o) Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật.
5. Trên đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì chỉ được dừng xe, đỗ xe sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.
6. Trên đường phố, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được dừng xe, đỗ xe sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, vỉa hè quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
7. Trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải đỗ xe, khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy hoặc tại nơi không được phép đỗ, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp hoặc đặt biển cảnh báo về phía sau xe để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác biết.
Dự thảo luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Điều 5. Chính sách của nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Điều 7. Trung tâm chỉ huy giao thông
- Điều 8. Cơ sở dữ liệu dùng chung trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Quy tắc chung
- Điều 11. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Điều 12. Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và hệ thống báo hiệu đường bộ
- Điều 13. Người đi bộ, người khuyết tật, người già yếu, trẻ em tham gia giao thông
- Điều 14. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác
- Điều 15. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi trên đường bộ
- Điều 16. Người lái xe, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
- Điều 17. Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ
- Điều 18. Sử dụng làn đường
- Điều 19. Vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt
- Điều 20. Chuyển hướng xe
- Điều 21. Lùi xe
- Điều 22. Tránh xe đi ngược chiều
- Điều 23. Dừng xe, đỗ xe
- Điều 24. Mở cửa xe
- Điều 25. Sử dụng đèn
- Điều 26. Sử dụng tín hiệu còi
- Điều 27. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
- Điều 28. Qua phà, qua cầu phao
- Điều 29. Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt
- Điều 30. Giao thông trên đường cao tốc
- Điều 31. Giao thông trong hầm đường bộ
- Điều 32. Quyền ưu tiên và tín hiệu ưu tiên của một số loại xe
- Điều 33. Trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng
- Điều 34. Xe kéo xe và xe kéo rơ moóc
- Điều 35. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ
- Điều 36. Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- Điều 37. Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ
- Điều 38. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền về cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe
- Điều 39. Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng
- Điều 40. Quản lý xe ô tô không người lái, phương tiện giao thông đa tính năng
- Điều 41. Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- Điều 42. Giấy phép lái xe
- Điều 43. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
- Điều 44. Đào tạo lái xe
- Điều 45. Sát hạch lái xe
- Điều 46. Cấp, cấp lại, đổi và thu hồi giấy phép lái xe
- Điều 47. Điểm của giấy phép lái xe; trừ điểm và phục hồi điểm giấy phép lái xe
- Điều 48. Tổ chức an toàn giao thông
- Điều 49. Chỉ huy, điều khiển giao thông
- Điều 50. Bảo đảm an toàn giao thông các sự kiện trên đường bộ
- Điều 51. Bảo đảm an toàn giao thông phương tiện siêu trường, siêu trọng tham gia giao thông đường bộ
- Điều 52. Kiến nghị khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông trên đường bộ đang khai thác, sử dụng
- Điều 53. Giải quyết ùn tắc giao thông
- Điều 54. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông
- Điều 55. Trách nhiệm của cơ quan y tế
- Điều 56. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp khi giải quyết tai nạn giao thông
- Điều 57. Trách nhiệm của cơ quan Công an
- Điều 58. Trách nhiệm của cơ quan Quân đội
- Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan quản lý, khai thác, vận hành đường bộ và cơ quan, đơn vị kiểm định
- Điều 60. Trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 61. Tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Điều 62. Hình thức phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Điều 63. Xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ