Chương 6 Dự thảo luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
CHỈ HUY, ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 74. Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ
1. Chỉ huy giao thông đường bộ là tổng hợp các hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá các yếu tố có liên quan để đưa ra các giải pháp điều hành hoạt động giao thông đường bộ trật tự, an toàn, thông suốt, được thực hiện thông qua người có thẩm quyền chỉ huy giao thông; trung tâm chỉ huy giao thông; thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
2. Điều khiển giao thông đường bộ là hoạt động trực tiếp hướng dẫn giao thông đường bộ bảo đảm trật tự, an toàn, thông suốt, được thực hiện thông qua người điều khiển giao thông; thông báo, thực hiện phương án phân luồng giao thông tạm thời; quản lý vận hành, khai thác hệ thống đèn tín hiệu giao thông, các báo hiệu đường bộ khác, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này.
Điều 75. Trung tâm chỉ huy giao thông
1. Trung tâm chỉ huy giao thông bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thiết bị công nghệ và cơ sở dữ liệu do lực lượng Cảnh sát giao thông quản lý, vận hành, khai thác.
2. Trung tâm chỉ huy giao thông có nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý dữ liệu về tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ phục vụ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trên đường bộ; cung cấp thông tin về tình trạng giao thông cho người tham gia giao thông đường bộ; phục vụ điều hành hoạt động giao thông đường bộ trật tự, an toàn, thông suốt.
3. Trung tâm chỉ huy giao thông bao gồm: trung tâm chỉ huy giao thông quốc gia, trung tâm chỉ huy giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Trung tâm chỉ huy giao thông được kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, ngành và các hệ thống, cơ sở dữ liệu sau đây:
a) Hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ;
b) Hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe;
d) Hệ thống camera trên tuyến giao thông, trong đô thị;
đ) Thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; thiết bị phục vụ công tác điều khiển giao thông, tuần tra, kiểm soát và điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ tại hiện trường;
e) Trung tâm quản lý hệ thống giao thông thông minh;
g) Công trình kiểm soát tải trọng xe cơ giới, hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra tải trọng xe cơ giới;
h) Cơ sở dữ liệu khác theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này.
Điều 76. Giải quyết tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ
1. Tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ bao gồm: ùn tắc giao thông; tai nạn giao thông đường bộ; hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thiên tai, cháy, nổ gây mất an toàn giao thông đường bộ; tình huống phức tạp về an ninh, trật tự trên đường bộ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện tình huống quy định tại khoản 1 Điều này kịp thời báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc cơ quan quản lý đường bộ; trường hợp phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật này; trường hợp tình huống đột xuất có thể gây mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải thực hiện biện pháp cảnh báo an toàn ngay cho người tham gia giao thông đường bộ biết.
3. Cơ quan Công an, cơ quan quản lý đường bộ khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin về tình huống quy định tại khoản 1 Điều này, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức ngay lực lượng đến nơi xảy ra tình huống đột xuất để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại nơi xảy ra tình huống;
b) Thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này;
c) Khắc phục kịp thời các hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
d) Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ phải kịp thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết;
đ) Thực hiện các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Lòng đường được sử dụng cho mục đích giao thông; vỉa hè được sử dụng cho người đi bộ. Trường hợp cần thiết sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phục vụ sự kiện chính trị, hoạt động văn hoá, thể thao và mục đích khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phải có phương án sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè và được cơ quan có thẩm quyền cho phép; cơ quan cho phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè chỉ được sử dụng đúng mục đích do cơ quan có thẩm quyền cho phép; chấp hành các yêu cầu của Cảnh sát giao thông; không làm mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hoàn trả nguyên trạng lòng đường, vỉa hè sau khi kết thúc việc sử dụng.
3. Cơ quan Cảnh sát giao thông có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Thông báo, thực hiện phương án phân luồng giao thông tạm thời;
c) Giải quyết các tình huống gây mất an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè không bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì tạm thời đình chỉ hoạt động, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh phương án sử dụng cho phù hợp.
Điều 78. Giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông
1. Khi xảy ra tình huống đột xuất ùn tắc giao thông, Cảnh sát giao thông phải tiến hành các biện pháp giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật này.
2. Khi xuất hiện ùn tắc giao thông, phải tiến hành các biện pháp sau đây:
a) Cơ quan Cảnh sát giao thông có phương án chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phòng ngừa ùn tắc giao thông;
b) Cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác định nguyên nhân của ùn tắc giao thông; có biện pháp giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông.
Điều 79. Kiến nghị về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với công trình đường bộ
1. Khi tiếp nhận thông tin về nguy cơ hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này hoặc trực tiếp phát hiện nguy cơ mất an toàn đối với công trình đường bộ, các bất hợp lý về tổ chức giao thông, cơ quan Cảnh sát giao thông có trách nhiệm sau đây:
a) Xử lý, khắc phục trong phạm vi quản lý hoặc kiến nghị cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ xử lý, khắc phục kịp thời;
b) Trường hợp cần thiết, thực hiện các biện pháp chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ quy định tại Điều 74 của Luật này hoặc tạm thời đình chỉ hoạt động giao thông tuyến đường nếu thấy không bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận, kiểm tra và khắc phục các yếu tố có nguy cơ mất an toàn đối với giao thông đường bộ, thông báo kết quả khắc phục cho cơ quan Cảnh sát giao thông, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị;
b) Chịu trách nhiệm nếu để xảy ra hậu quả do không xử lý, khắc phục các yếu tố gây mất an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại điểm a khoản này.
Dự thảo luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Điều 5. Chính sách của nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Điều 7. Trung tâm chỉ huy giao thông
- Điều 8. Cơ sở dữ liệu dùng chung trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Quy tắc chung
- Điều 11. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Điều 12. Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và hệ thống báo hiệu đường bộ
- Điều 13. Người đi bộ, người khuyết tật, người già yếu, trẻ em tham gia giao thông
- Điều 14. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác
- Điều 15. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi trên đường bộ
- Điều 16. Người lái xe, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
- Điều 17. Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ
- Điều 18. Sử dụng làn đường
- Điều 19. Vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt
- Điều 20. Chuyển hướng xe
- Điều 21. Lùi xe
- Điều 22. Tránh xe đi ngược chiều
- Điều 23. Dừng xe, đỗ xe
- Điều 24. Mở cửa xe
- Điều 25. Sử dụng đèn
- Điều 26. Sử dụng tín hiệu còi
- Điều 27. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
- Điều 28. Qua phà, qua cầu phao
- Điều 29. Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt
- Điều 30. Giao thông trên đường cao tốc
- Điều 31. Giao thông trong hầm đường bộ
- Điều 32. Quyền ưu tiên và tín hiệu ưu tiên của một số loại xe
- Điều 33. Trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng
- Điều 34. Xe kéo xe và xe kéo rơ moóc
- Điều 35. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ
- Điều 36. Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- Điều 37. Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ
- Điều 38. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền về cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe
- Điều 39. Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng
- Điều 40. Quản lý xe ô tô không người lái, phương tiện giao thông đa tính năng
- Điều 41. Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- Điều 42. Giấy phép lái xe
- Điều 43. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
- Điều 44. Đào tạo lái xe
- Điều 45. Sát hạch lái xe
- Điều 46. Cấp, cấp lại, đổi và thu hồi giấy phép lái xe
- Điều 47. Điểm của giấy phép lái xe; trừ điểm và phục hồi điểm giấy phép lái xe
- Điều 48. Tổ chức an toàn giao thông
- Điều 49. Chỉ huy, điều khiển giao thông
- Điều 50. Bảo đảm an toàn giao thông các sự kiện trên đường bộ
- Điều 51. Bảo đảm an toàn giao thông phương tiện siêu trường, siêu trọng tham gia giao thông đường bộ
- Điều 52. Kiến nghị khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông trên đường bộ đang khai thác, sử dụng
- Điều 53. Giải quyết ùn tắc giao thông
- Điều 54. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông
- Điều 55. Trách nhiệm của cơ quan y tế
- Điều 56. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp khi giải quyết tai nạn giao thông
- Điều 57. Trách nhiệm của cơ quan Công an
- Điều 58. Trách nhiệm của cơ quan Quân đội
- Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan quản lý, khai thác, vận hành đường bộ và cơ quan, đơn vị kiểm định
- Điều 60. Trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 61. Tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Điều 62. Hình thức phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Điều 63. Xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ