- 1Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2018 về tăng cường quản lý, kết nối cơ sở cung ứng thuốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7173/BYT-QLD | Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2022 |
Kính gửi: Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thời gian vừa qua, trên địa bàn cả nước, các cơ quan chức năng đã phát hiện, bắt giữ một số loại thuốc sản xuất, nhập khẩu, lưu hành, sử dụng trái phép, trong đó có cả thuốc giả. Việc sản xuất, buôn bán, sử dụng các loại thuốc trên gây nguy hại tới sức khoẻ người tiêu dùng, gây bất an cho nhân dân và ảnh hưởng tới uy tín, quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh thuốc.
Nhằm ngăn chặn và phòng ngừa việc sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc giả, thuốc kém chất lượng, đảm bảo hiệu quả điều trị, an toàn và sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngay các công việc sau đây:
1. Chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương đẩy mạnh hơn việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền (Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018).
2. Chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố, và các ngành liên quan xây dựng phương án phòng chống thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc và thuốc kém chất lượng; tổ chức phối hợp các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng ở địa phương triển khai thực hiện theo phương án đã được phê duyệt, tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm về sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, vận chuyển, tiêu thụ thuốc giả.
Đảm bảo chế độ kinh phí, khen thưởng và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc thực hiện phương án.
3. Chỉ đạo các ngành Công an, Quản lý thị trường, Tài chính (Hải quan), Quân đội (Bộ đội biên phòng) ở địa phương:
- Tập trung điều tra, khám phá và xử lý các đường dây, các cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc giả.
- Kiểm tra và kịp thời ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán qua biên giới các loại thuốc giả, thuốc nhập lậu; không cho thuốc giả, thuốc nhập lậu lọt qua biên giới, cửa khẩu, xâm nhập vào hệ thống lưu thông phân phối và sử dụng thuốc trong lãnh thổ Việt Nam.
- Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về thực hiện các quy định về mua bán phải có hóa đơn chứng từ hợp lệ; thông báo kịp thời cho ngành Y tế và các cơ quan chức năng về các trường hợp buôn bán thuốc không có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ, có nghi ngờ về nguồn gốc, chất lượng.
- Chủ động, bố trí lực lượng tham gia với ngành Y tế kiểm tra, kiểm soát thị trường và các cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc.
- Xử lý nghiêm minh các hành vi sản xuất, vận chuyển, tàng trữ và buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
4. Chỉ đạo Sở Y tế:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch thường xuyên về kiểm tra, kiểm soát thị trường thuốc.
- Thiết lập và công bố các đường dây nóng (điện thoại, email hoặc fax) để tiếp nhận các thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân về các hành vi sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc kém chất lượng; kịp thời xử lý thông tin và phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm.
- Phối hợp với Sở Công thương nghiên cứu, tổ chức hệ thống phân phối thuốc trên địa bàn đáp ứng yêu cầu cung ứng thuốc cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh và phù hợp yêu cầu quản lý trong tình hình mới hiện nay. Tiếp tục triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 23/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc.
- Phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch tổ chức tuyên truyền phổ biến cho cán bộ y tế và nhân dân về nguy cơ và tác hại của thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, các biện pháp phòng tránh việc mua bán, sử dụng thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc; chỉ mua thuốc tại các cơ sở dược hợp pháp; kịp thời thông báo các dấu hiệu nghi ngờ về sản xuất, buôn bán thuốc giả tới cơ quan y tế và các cơ quan chức năng có liên quan; đồng thời thông báo các vụ việc vi phạm phát hiện và các hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
5. Tăng cường công tác thông tin - giáo dục truyền thông cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tuyệt đối không được sản xuất, kinh doanh thuốc giả; nâng cao vai trò và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc đấu tranh phòng chống thuốc giả, phát hiện và kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng về các đối tượng và tụ điểm sản xuất kinh doanh thuốc giả để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thuốc sử dụng biện pháp công nghệ cao, dán tem để chống hàng giả cho sản phẩm.
6. Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về công tác phòng chống thuốc giả để chỉ đạo và lập kế hoạch cho từng thời kỳ; tổng hợp tình hình thuốc giả trên địa bàn gửi Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán thuốc giả trên địa bàn./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 7259/QLD-CL năm 2022 về thuốc giả Salonpas Gel do Cục Quản lý Dược ban hành
- 2Công văn 7777/QLD-CL năm 2022 về tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả do Cục Quản lý dược ban hành
- 3Công văn 5607/QLD-CL năm 2022 về tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả do Cục Quản lý Dược ban hành
- 4Công văn 7516/QLD-CL năm 2023 thông báo thuốc giả mang nhãn mác Rotexmedica sản xuất, Rotex Việt Nam nhập khẩu do Cục Quản lý Dược ban hành
- 5Công văn 9453/QLD-MP năm 2023 về thu hồi sản phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng-lọ 250g không rõ nguồn gốc xuất xứ do Cục Quản lý Dược ban hành
- 6Công văn 1729/QLD-CL năm 2023 thông báo thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc do Cục Quản lý dược ban hành
- 1Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2018 về tăng cường quản lý, kết nối cơ sở cung ứng thuốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 7259/QLD-CL năm 2022 về thuốc giả Salonpas Gel do Cục Quản lý Dược ban hành
- 4Công văn 7777/QLD-CL năm 2022 về tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả do Cục Quản lý dược ban hành
- 5Công văn 5607/QLD-CL năm 2022 về tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả do Cục Quản lý Dược ban hành
- 6Công văn 7516/QLD-CL năm 2023 thông báo thuốc giả mang nhãn mác Rotexmedica sản xuất, Rotex Việt Nam nhập khẩu do Cục Quản lý Dược ban hành
- 7Công văn 9453/QLD-MP năm 2023 về thu hồi sản phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng-lọ 250g không rõ nguồn gốc xuất xứ do Cục Quản lý Dược ban hành
- 8Công văn 1729/QLD-CL năm 2023 thông báo thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc do Cục Quản lý dược ban hành
Công văn 7173/BYT-QLD năm 2022 về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc, đấu tranh chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 7173/BYT-QLD
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/12/2022
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/12/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực