Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6852/VPCP-KSTT | Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2021 |
Kính gửi: | - Các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; |
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao về việc triển khai xây dựng Đề án “Phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính” (tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, Công văn số 1104/TTg-KSTT ngày 25 tháng 8 năm 2021), Văn phòng Chính phủ gửi kèm theo công văn này Hướng dẫn thực hiện rà soát, đánh giá và đề xuất phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính (Hướng dẫn) và trân trọng đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc:
Trong quá trình triển khai, đề nghị Quý bộ, cơ quan, địa phương phản ánh khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị (nếu có), để Văn phòng Chính phủ kịp thời hướng dẫn hoặc tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo./.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
HƯỚNG DẪN RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÂN CẤP TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Công văn số: 6852/VPCP-KSTT ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ)
1. Mục tiêu
Phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đối với ít nhất 20% tổng số TTHC thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, trừ các TTHC đang quy định cấp có thẩm quyền quyết định là Ủy ban nhân dân (UBND) hoặc Chủ tịch UBND cấp xã1, theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1104/TTg-KSTT ngày 25 tháng 8 năm 2021.
2. Yêu cầu
a) Việc phân cấp phải phù hợp với quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, bảo đảm nguyên tắc quản lý theo ngành, lĩnh vực và quản lý theo lãnh thổ.
b) Bảo đảm phân cấp hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau theo hướng: Giảm việc giải quyết TTHC của các cơ quan trung ương; “cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực”; vừa bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
c) Bảo đảm phân cấp toàn diện, triệt để, hợp lý từ khâu tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết TTHC và phù hợp với khả năng thực hiện của cấp, cơ quan được phân cấp, để bảo đảm hiệu quả, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu quản lý nhà nước và hướng tới việc thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
d) Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với việc thực hiện TTHC của cơ quan phân cấp với cơ quan được phân cấp, thông qua nhiều biện pháp, cách thức và công cụ phù hợp.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Đối tượng
a) Bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi là bộ, cơ quan);
b) UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh).
2. Phạm vi
TTHC thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, cụ thể:
a) Bộ, cơ quan rà soát các TTHC thuộc phạm vi quản lý. Không rà soát các TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã.
Căn cứ xác định phạm vi rà soát là bộ TTHC thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC (CSDLQG) theo quy định hiện hành.
b) UBND cấp tỉnh rà soát các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; bộ, cơ quan ngang bộ; cấp tỉnh, cấp huyện. Không rà soát TTHC ngành dọc, TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã.
Căn cứ xác định phạm vi rà soát là tổng số TTHC thuộc phạm vi quản lý của 18 bộ, cơ quan (trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước là các bộ, cơ quan có 100% TTHC thuộc phạm vi quản lý do các cơ quan ngành dọc thực hiện) công bố, công khai trên CSDLQG.
III. TIÊU CHÍ VÀ BIỂU MẪU RÀ SOÁT
1. Tiêu chí
a) Mức độ phức tạp của thông tin, dữ liệu cần xác minh để giải quyết TTHC/ hoặc sự sẵn sàng chia sẻ thông tin, dữ liệu đã được số hóa, lưu trữ trong các Hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu dùng chung2.
b) Số lượng và mối quan hệ giữa các cơ quan tham gia giải quyết TTHC3.
c) Quy mô của đối tượng, công việc được nêu trong TTHC4.
d) Các điều kiện bảo đảm thực hiện TTHC của cơ quan được phân cấp5.
2. Biểu mẫu rà soát TTHC (kèm theo Hướng dẫn)
IV. CÁCH THỨC, QUY TRÌNH RÀ SOÁT
a) Văn phòng UBND hoặc đơn vị kiểm soát TTHC cấp tỉnh (sau đây gọi là Văn phòng UBND cấp tỉnh) thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định các đơn vị hành chính cấp huyện tham gia rà soát, theo nguyên tắc trên địa bàn có tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện loại nào (huyện, quận, thị xã, thành phố) thì lựa chọn mỗi loại hình 01 đơn vị cụ thể6. Không yêu cầu UBND cấp xã tham gia rà soát.
- Hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố được lựa chọn (UBND cấp huyện) rà soát, tổng hợp, gửi Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá và đề xuất phương án phân cấp trong giải quyết TTHC (Báo cáo) về UBND cấp tỉnh, bằng hình thức, cách thức phù hợp7. Phạm vi rà soát của UBND cấp huyện gồm các TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của cấp tỉnh và cấp huyện.
- Căn cứ danh mục TTHC thuộc phạm vi rà soát được đồng bộ từ CSDLQG, tham mưu Chủ tịch UBND cấp tỉnh phân công cụ thể các sở, ngành rà soát TTHC theo đúng ngành, lĩnh vực, bảo đảm nguyên tắc mỗi TTHC (theo mã số trên CSDLQG) chỉ do 01 đơn vị chủ trì rà soát và chỉ có 01 phương án đề xuất; đồng thời theo dõi, kiểm soát việc rà soát, bảo đảm các đơn vị rà soát đúng, đủ các TTHC theo phân công, không để xảy ra trường hợp 01 TTHC được nhiều đơn vị cùng rà soát (nhất là đối với các TTHC do nhiều đơn vị cùng thực hiện, như các lĩnh vực: cán bộ,công chức, thi đua khen thưởng, giải quyết khiếu nại8).
- Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành thuộc UBND cấp tỉnh rà soát TTHC bằng các biểu mẫu điện tử trên Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ (Hệ thống); gửi kết quả rà soát của UBND cấp huyện để các sở, ngành nghiên cứu, tổng hợp trong quá trình rà soát, xây dựng phương án.
- Rà soát độc lập, có ý kiến trao đổi để các sở, ngành hoàn thiện biểu mẫu rà soát; báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định phương án đề xuất đối với TTHC còn ý kiến khác nhau giữa các sở, ngành với Văn phòng UBND (nếu có); tổng hợp Báo cáo, trình Lãnh đạo UBND cấp tỉnh duyệt, gửi Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trên Hệ thống, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo yêu cầu.
b) Các sở, ngành thuộc UBND cấp tỉnh
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao và trên cơ sở phân công của Chủ tịch UBND tỉnh, tổ chức rà soát các TTHC thuộc phạm vi của UBND cấp tỉnh nêu tại mục II.2 Hướng dẫn này; nghiên cứu kết quả rà soát của UBND cấp huyện, hoàn thiện biểu mẫu rà soát và các phương án đề xuất phân cấp trên Hệ thống, gửi Văn phòng UBND cấp tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan trong quá trình rà soát, đề xuất phương án phân cấp.
- Tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Văn phòng UBND cấp tỉnh để hoàn thiện biểu mẫu rà soát, gửi Báo cáo UBND cấp tỉnh trên Hệ thống.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện
Tổ chức rà soát theo nội dung Hướng dẫn này và hướng dẫn của Văn phòng UBND cấp tỉnh, gửi kết quả rà soát và Báo cáo cho UBND cấp tỉnh.
d) Quy trình thực hiện, thời hạn hoàn thành:
- UBND cấp huyện gửi Báo cáo cho UBND cấp tỉnh (qua Văn phòng UBND) và các sở, ngành liên quan trước ngày 20 tháng 10 năm 2021.
- Các sở, ngành gửi biểu mẫu rà soát và Báo cáo cho Văn phòng UBND cấp tỉnh trên Hệ thống trước ngày 30 tháng 10 năm 2021.
- Văn phòng UBND cấp tỉnh tổng hợp, trình Lãnh đạo UBND cấp tỉnh duyệt, gửi Báo cáo cho Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan trên Hệ thống trước ngày 15 tháng 11 năm 2021.
2. Đối với bộ, cơ quan ngang bộ
a) Văn phòng bộ, cơ quan hoặc đơn vị kiểm soát TTHC cấp bộ (sau đây gọi là Văn phòng bộ, cơ quan) thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Căn cứ danh mục TTHC thuộc phạm vi rà soát trên CSDLQG, tham mưu Bộ trưởng phân công cụ thể các vụ, cục, đơn vị rà soát, theo nguyên tắc mỗi TTHC (theo mã số trên CSDLQG) chỉ do 01 vụ, cục, đơn vị chủ trì rà soát và chỉ có 01 phương án đề xuất; đồng thời kiểm soát việc rà soát của các đơn vị thuộc bộ, cơ quan, tránh chồng chéo, trùng lặp.
- Hướng dẫn, đôn đốc các vụ, cục, đơn vị rà soát TTHC bằng các biểu mẫu điện tử trên Hệ thống.
- Tham mưu cho Lãnh đạo bộ, cơ quan tổ chức tham vấn, lấy ý kiến (tổ chức họp, hội thảo trực tiếp hoặc trực tuyến, gửi phiếu khảo sát, gửi văn bản lấy ý kiến...) đối tượng tuân thủ TTHC, các tổ chức, cá nhân liên quan và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trong quá trình rà soát TTHC, đề xuất phương án phân cấp, xây dựng, hoàn thiện Báo cáo.
- Rà soát độc lập, có ý kiến trao đổi để các vụ, cục, đơn vị hoàn thiện biểu mẫu rà soát; báo cáo bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét, quyết định phương án đề xuất đối với TTHC còn ý kiến khác nhau giữa các vụ, cục, đơn vị với Văn phòng bộ, cơ quan (nếu có); tổng hợp Báo cáo, trình Lãnh đạo bộ, cơ quan duyệt, gửi Văn phòng Chính phủ trên Hệ thống, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo yêu cầu.
- Tổ chức để các vụ, cục, đơn vị thuộc bộ nghiên cứu, trao đổi, làm việc đối với nội dung đề xuất còn ý kiến khác nhau giữa bộ, cơ quan và Văn phòng Chính phủ, tổng hợp kết quả, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
b) Các vụ, cục, đơn vị thuộc bộ, cơ quan
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức rà soát các TTHC thuộc phạm vi rà soát của bộ, cơ quan nêu tại mục II.2 Hướng dẫn này; nghiên cứu kết quả rà soát và Báo cáo của UBND cấp tỉnh, hoàn thiện biểu mẫu rà soát và các phương án đề xuất phân cấp trên Hệ thống, gửi Văn phòng bộ, cơ quan.
- Phối hợp với các vụ, cục, đơn vị liên quan trong quá trình rà soát, đề xuất phương án phân cấp.
- Tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và Văn phòng Chính phủ để hoàn thiện biểu mẫu rà soát trên Hệ thống.
c) Quy trình thực hiện, thời hạn hoàn thành
- Các vụ, cục, đơn vị gửi biểu mẫu rà soát và Báo cáo cho Văn phòng bộ, cơ quan trên Hệ thống trước ngày 30 tháng 11 năm 2021.
- Văn phòng bộ, cơ quan tổng hợp, trình Lãnh đạo bộ, cơ quan duyệt, gửi Báo cáo cho Văn phòng Chính phủ trên Hệ thống trước ngày 15 tháng 12 năm 2021.
- Trường hợp Văn phòng Chính phủ đề nghị bộ, cơ quan rà soát lại do Báo cáo không đạt chỉ tiêu phân cấp đề ra, các bộ, cơ quan tổ chức rà soát và gửi lại kết quả trên Hệ thống trước ngày 15 tháng 01 năm 2022.
Căn cứ kết quả rà soát, có thể đề xuất giữ nguyên thẩm quyền giải quyết hiện hành, hoặc đề xuất một trong các phương án, cụ thể như sau:
1. Đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ
a) Điều chỉnh thẩm quyền giải quyết cho Thủ tướng Chính phủ.
b) Phân công cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
c) Phân cấp cho UBND cấp tỉnh.
2. Đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ
a) Phân công cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
b) Phân cấp cho UBND cấp tỉnh.
3. Đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan và các tổ chức, đơn vị trực thuộc
a) Phân cấp cho thủ trưởng các tổ chức, đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan.
b) Phân cấp cho địa phương (UBND/Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc sở, ngành thuộc UBND cấp tỉnh...).
4. Đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh
a) Phân cấp cho Giám đốc sở, ngành thuộc UBND cấp tỉnh, cơ quan, đơn vị thuộc sở, ngành cấp tỉnh.
b) Phân cấp cho UBND/chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã.
5. Đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện
a) Phân cấp cho Trưởng phòng/đơn vị thuộc UBND cấp huyện.
b) Phân cấp cho UBND/chủ tịch UBND cấp xã.
6. Đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan ngành dọc
a) Phân cấp thẩm quyền của cơ quan ngành dọc cấp Trung ương cho cơ quan ngành dọc cấp dưới trực thuộc.
b) Phân cấp thẩm quyền của cơ quan ngành dọc cấp tỉnh cho cơ quan ngành dọc cấp dưới trực thuộc.
c) Phân cấp thẩm quyền của cơ quan ngành dọc cấp huyện cho cơ quan ngành dọc cấp xã.
VI. BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÂN CẤP GIẢI QUYẾT TTHC
1. Thời hạn gửi Báo cáo
Thực hiện theo mục IV.1.d) và mục IV.2.c) Hướng dẫn này.
2. Mẫu Báo cáo (kèm theo Hướng dẫn).
a) Mẫu số 01: Đề cương Báo cáo UBND cấp huyện gửi UBND cấp tỉnh (không triển khai trên Hệ thống).
b) Mẫu số 02: Đề cương Báo cáo UBND cấp tỉnh gửi Văn phòng Chính phủ, bộ, cơ quan; Đề cương Báo cáo bộ, cơ quan gửi Văn phòng Chính phủ (triển khai trên Hệ thống).
c) Phụ lục I: Áp dụng chung cho Báo cáo theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02.
d) Phụ lục II: Áp dụng cho Báo cáo theo Mẫu số 02.
đ) Kết quả rà soát của các sở, ngành thuộc UBND cấp tỉnh và các vụ, cục, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được tổng hợp tự động trên Hệ thống.
VII. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH RÀ SOÁT
1. Thẩm quyền giải quyết TTHC được xác định căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC và văn bản phân cấp của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo quy định của pháp luật về phân cấp; không căn cứ vào văn bản phân cấp của chính quyền địa phương và văn bản của cơ quan ủy quyền9 theo quy định của pháp luật về ủy quyền. Tỷ lệ % TTHC phân cấp được tính trên cơ sở đề xuất phân cấp thẩm quyền giải quyết và kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC.
2. TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC tại thời điểm rà soát là căn cứ để rà soát và tính tỷ lệ % phân cấp10.
3. Các bộ, cơ quan công bố, công khai ngay những TTHC còn thiếu, cập nhật ngay những nội dung TTHC chưa đầy đủ, chưa chính xác trên CSDLQG theo đề nghị của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng UBND cấp tỉnh, hoặc do bộ, cơ quan phát hiện trong quá trình rà soát.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cập nhật ngay những TTHC bộ, cơ quan đã công khai nhưng chưa được địa phương hóa, hoặc những nội dung TTHC địa phương công bố, công khai chưa đầy đủ, chưa chính xác trên CSDLQG theo đề nghị của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính hoặc do địa phương phát hiện trong quá trình rà soát.
4. Do tính chất đa dạng, phức tạp của các TTHC, các tiêu chí tại Hướng dẫn này chỉ mang tính nguyên tắc, không có mẫu chung cho tất cả các TTHC.
Trường hợp TTHC đáp ứng tất cả các tiêu chí trong biểu mẫu rà soát (các câu hỏi 1, 2, 3, 4), đề nghị cơ quan chủ trì rà soát đề xuất phương án phân cấp. Trường hợp TTHC đáp ứng ít nhất 01 tiêu chí, cơ quan chủ trì rà soát căn cứ từng trường hợp cụ thể để đề xuất phương án phân cấp phù hợp hoặc không phân cấp.
5. Bên cạnh đề xuất phân cấp thẩm quyền giải quyết, cơ quan chủ trì rà soát đề xuất tổng thể nội dung đơn giản hóa TTHC để bảo đảm phân cấp hiệu quả (ví dụ như sửa đổi quy định về thành phần hồ sơ, quy trình thực hiện TTHC, bổ sung quy định về chế độ báo cáo của cơ quan được phân cấp với cơ quan phân cấp…). Với các TTHC phân cấp cần có các điều kiện kèm theo (về nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất khác...), phương án đề xuất cần nêu các điều kiện cụ thể.
6. Trường hợp không đề xuất phân cấp nhưng qua rà soát, UBND cấp tỉnh, bộ, cơ quan đề xuất phương án đơn giản hóa khác, đề nghị tổng hợp, nghiên cứu đưa vào Báo cáo rà soát, đơn giản hóa TTHC và Báo cáo phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ.
7. Về kiến nghị thực thi, bên cạnh việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền giải quyết TTHC, cần rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định thủ tục, quy trình giải quyết công việc trong nội bộ của từng cơ quan, để bảo đảm cơ quan được phân cấp có đủ cơ sở để giải quyết TTHC sau khi phương án phân cấp được thực thi./.
BIỂU MẪU RÀ SOÁT, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÂN CẤP TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ:
1. Tên TTHC (Mã TTHC trên CSDLQG) |
| |
2. Lĩnh vực |
| |
3. Cơ quan công bố TTHC |
| |
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định |
| |
5. Cơ quan thực hiện TTHC |
| |
6. Văn bản quy định về TTHC |
| |
1. Căn cứ vào mức độ, phạm vi, tính chất của thông tin, dữ liệu cần xác minh để giải quyết TTHC/ hoặc sự sẵn sàng chia sẻ thông tin, dữ liệu đã được số hóa, lưu trữ trong các HTTT, CSDL dùng chung, có thể phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC không? | a) Có □ (Nếu trả lời Có, tích chọn lý do và nêu phương án phân cấp: a1) Thông tin cần xác minh đơn giản, đề xuất phân cấp cho cơ quan cấp thấp hơn giải quyết. □ a2) Thông tin được khai thác từ Cơ sở dữ liệu dùng chung mà cơ quan cấp thấp hơn có thể tra cứu, xác minh, đề xuất phân cấp cho cơ quan này. □ a3) Khác □ (Nếu trả lời Khác, đề nghị nêu cụ thể lý do và phương án phân cấp) b) Không □ | |
2. Căn cứ vào trình tự thực hiện, số lượng và mối quan hệ giữa các cơ quan tham gia giải quyết TTHC, có thể phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC không? | a) Có □ (Nếu trả lời Có, tích chọn lý do và nêu phương án phân cấp: a1) Cơ quan thực hiện TTHC không phải phối hợp với cơ quan khác để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định, cơ quan có thẩm quyền quyết định không cần lấy thêm ý kiến trước khi quyết định; đề xuất phân cấp cho cơ quan thực hiện. □ a2) Cơ quan thực hiện TTHC không phải phối hợp với cơ quan khác để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; nhưng cơ quan có thẩm quyền quyết định phải lấy thêm ý kiến trước khi quyết định (ví dụ như Hội đồng thẩm định đối với Dự án sử dụng vốn ODA nhóm B, nhóm C); nghiên cứu đề xuất phân cấp cho cơ quan thực hiện; các cơ quan liên quan cho ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình (trường hợp này phải đề xuất sửa đổi Trình tự thực hiện TTHC). a3) Có 02 cơ quan trở lên phối hợp giải quyết TTHC và mối quan hệ giữa các cơ quan là cùng ngành - khác cấp; nghiên cứu đề xuất phân cấp cho cơ quan cấp dưới thực hiện TTHC nếu phù hợp. □ a4) Khác □ (Nếu trả lời Khác, đề nghị nêu cụ thể lý do và phương án phân cấp) Không □ | |
3. Căn cứ vào quy mô được nêu trong TTHC, Có thể phân cấp thẩm quyền quyết định TTHC tương ứng không? | a) Có □ (Nếu trả lời Có, đề nghị nêu lý do và nêu phương án phân cấp: Trường hợp TTHC cần giải quyết có thể phân loại theo quy mô, ví dụ như: Quy mô dự án đầu tư; công suất thiết kế của cơ sở sản xuất; trọng tải phương tiện… thì xem xét, đề xuất phân cấp giải quyết TTHC tương ứng với quy mô) b) Không □ | |
4. Có thể phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC căn cứ vào tiêu chí khác12 ngoài các tiêu chí tại câu 1, 2, 3 không? | a) Có □ (Nếu trả lời Có, đề nghị nêu cụ thể lý do và phương án phân cấp) b) Không □ | |
III. PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT (Căn cứ vào kết quả rà soát để đề xuất phương án phân cấp cụ thể) | ||
1. Phân cấp ngay □ (Tích chọn tên cơ quan được đề xuất phân cấp và đề xuất đơn giản hóa khác gắn với phân cấp căn cứ vào mục II) 2. Phân cấp kèm theo các điều kiện bảo đảm về nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất khác.... □ (Tích chọn tên cơ quan được đề xuất phân cấp và đề xuất đơn giản hóa khác gắn với phân cấp căn cứ vào mục II, đồng thời bổ sung các đề xuất về điều kiện bảo đảm kèm theo) 3. Không phân cấp □ (Nêu Lý do) | ||
IV. VĂN BẢN CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG (Đề nghị nêu rõ tên loại; số, ký hiệu; ngày, tháng, năm; điều, khoản, điểm quy định và kèm theo nội dung cần sửa đổi, bổ sung) | ||
a) Luật □ | …………………………........................................... | |
b) Pháp lệnh □ | …………………………........................................... | |
c) Nghị định □ | …………………………........................................... | |
d) Quyết định của TTCP □ | …………………………........................................... | |
đ) Thông tư/ Thông tư liên tịch □ | …………………………........................................... | |
e) Văn bản khác | ……………………………....................................... | |
|
|
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
(Mẫu số 01: Đề cương Báo cáo UBND cấp huyện gửi UBND cấp tỉnh)
UBND HUYỆN... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC- ... | ......., ngày tháng năm 2021 |
BÁO CÁO13
Tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá và đề xuất phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính
Thực hiện yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố.... về việc triển khai rà soát, đề xuất phương án phân cấp trong giải quyết TTHC, huyện/quận/thị xã/thành phố… báo cáo kết quả rà soát, đánh giá và đề xuất phương án phân cấp trong giải quyết TTHC như sau:
I. Kết quả rà soát chung
1. Tổng số TTHC phải rà soát theo yêu cầu:
2. Tổng số TTHC đã rà soát:…
3. Số TTHC đề nghị phân cấp:…. Đạt tỷ lệ:... %. Trong đó:
- Phân cấp ngay:…
- Phân cấp kèm theo các điều kiện bảo đảm khác:…
4. Số TTHC không đề nghị phân cấp:….
II. Tổng hợp phương án phân cấp trong giải quyết TTHC
(Phụ lục kèm theo)
Trên đây là Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá và đề xuất phương án phân cấp trong giải quyết TTHC của huyện/quận/thị xã/thành phố…, xin gửi UBND tỉnh/thành phố... để tổng hợp, gửi Văn phòng Chính phủ./.
| THẨM QUYỀN, CHỨC VỤ Họ và tên |
BỘ/UBND TỈNH... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC- ... | ......., ngày tháng năm 2021 |
BÁO CÁO14
Tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá và đề xuất phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính
Thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1104/TTg- KSTT ngày 25 tháng 8 năm 2021 về việc triển khai xây dựng Đề án “Phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính” và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, Bộ.../ UBND tỉnh, thành phố… báo cáo kết quả rà soát, đánh giá và đề xuất phương án phân cấp trong giải quyết TTHC thuộc phạm vi rà soát như sau:
I. Kết quả rà soát chung
1. Tổng số TTHC phải rà soát theo yêu cầu:
2. Tổng số TTHC đã rà soát:…
3. Số TTHC đề nghị phân cấp:….
Trong đó:
- Phân cấp ngay:…
- Phân cấp kèm theo các điều kiện bảo đảm khác:…
4. Số TTHC không đề nghị phân cấp:….
II. Tổng hợp phương án phân cấp trong giải quyết TTHC
(Phụ lục I kèm theo)
III. Tổng hợp danh mục TTHC không đề nghị phân cấp
(Phụ lục II kèm theo)
Trên đây là Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá và đề xuất phương án phân cấp trong giải quyết TTHC của Bộ…./ UBND tỉnh, thành phố…., đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
| THẨM QUYỀN, CHỨC VỤ Họ và tên |
Phụ lục I15
TỔNG HỢP PHƯƠNG ÁN PHÂN CẤP TRONG GIẢI QUYẾT TTHC
(Kèm theo Báo cáo số:……/BC-… ngày… tháng… năm 2021 của ….)
STT | Tên TTHC | Mã số TTHC trên CSDLQG | Cơ quan có thẩm quyền quyết định TTHC | Phương án phân cấp (PC) | Kiến nghị thực thi | ||||
PC ngay | PC kèm theo điều kiện bảo đảm về nhân lực, kinh phí, CSVC khác... | ||||||||
Cơ quan PC được đề xuất | Đề xuất ĐGH khác gắn với PC | Cơ quan PC được đề xuất | Đề xuất ĐGH khác gắn với PC | Đề xuất khác để bảo đảm PC hiệu quả (nếu có) | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
I | Lĩnh vực A |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
N | Lĩnh vực N |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục II16
TỔNG HỢP DANH MỤC TTHC KHÔNG ĐỀ NGHỊ PHÂN CẤP
(Kèm theo Báo cáo số:……/BC-… ngày… tháng… năm 2021 của ….)
STT | Tên TTHC | Mã số trên CSDLQG | Cơ quan có thẩm quyền quyết định TTHC |
I | Lĩnh vực A |
|
|
1 |
|
|
|
… |
|
|
|
n |
|
|
|
… |
|
|
|
N | Lĩnh vực N |
|
|
… |
|
|
|
1 Ví dụ: Bộ A có 1.000 TTHC thuộc phạm vi quản lý, trong đó theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có 100 TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã, 50 TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan ngành dọc cấp thấp nhất của ngành (chẳng hạn như Chi cục). Số TTHC được rà soát và tính vào tỷ lệ đề xuất phân cấp sẽ là: 900 TTHC. Số TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của Chi cục vẫn có thể đề xuất phân cấp (từ cấp bộ cho cấp tỉnh..., thay vì các Chi cục giải quyết thì có thể giao cho sở, ngành hoặc UBND cấp huyện... giải quyết). Như vậy, phương án đề xuất phân cấp sẽ phải đối với ít nhất là: 180 TTHC.
2 Căn cứ vào quy định về Thành phần hồ sơ và Yêu cầu điều kiện của TTHC để rà soát.
3 Căn cứ vào quy định về Trình tự thực hiện của TTHC để rà soát.
4 Trong các trường hợp TTHC cần giải quyết có thể phân loại theo quy mô, ví dụ như: Quy mô dự án đầu tư; công suất thiết kế của cơ sở sản xuất; trọng tải phương tiện…
5 Các điều kiện về: Nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất khác....
6 Thành phố Hà Nội tổ chức thành các huyện, quận, thị xã trực thuộc thì lựa chọn 01 huyện, 01 quận, 01 thị xã để rà soát; tỉnh Thanh Hóa tổ chức thành các huyện, thị xã, thành phố thì lựa chọn 01 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố thuộc tỉnh đề rà soát.
7 Văn phòng Chính phủ không triển khai biểu mẫu rà soát điện tử tới cấp huyện, Văn phòng UBND cấp tỉnh gửi Biểu mẫu rà soát kèm theo Hướng dẫn này để UBND cấp huyện tham khảo, không yêu cầu cấp huyện điền biểu mẫu rà soát.
8 Đối với thủ tục Giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp tỉnh, cơ quan thực hiện TTHC theo công bố của Thanh tra Chính phủ là Thanh tra tỉnh; tuy nhiên khi đồng bộ hóa, tỉnh Điện Biên công bố các cơ quan thực hiện là Thanh tra tỉnh và 16 sở, ngành thuộc tỉnh. Trường hợp này đề nghị các địa phương giao Thanh tra tỉnh chủ trì rà soát, đối với các trường hợp tương tự khác, giao đơn vị chủ trì rà soát phù hợp với ngành, lĩnh vực.
9 Ví dụ: Tại Luật A và Nghị định B quy định Bộ trưởng Bộ C có thẩm quyền giải quyết TTHC X và TTHC Y. Tuy nhiên, căn cứ tình hình thực tế và các quy định của pháp luật hiện hành về phân cấp, ủy quyền, Bộ trưởng Bộ C có quyết định ủy quyền cho Vụ trưởng Vụ D thuộc Bộ C giải quyết TTHC X, có Thông tư E phân cấp cho Sở C thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết TTHC Y. Trong trường hợp này, thì khi điền biểu mẫu rà soát để đề xuất phân cấp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC X là Bộ trưởng Bộ C, cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC Y là Sở C. Trường hợp sau khi rà soát, thấy các phương án ủy quyền như hiện nay đối với việc giải quyết TTHC X là phù hợp và khả thi, Bộ C tiếp tục đề xuất phân cấp TTHC X cho Vụ trưởng thuộc Bộ C, đồng thời đề xuất phân cấp TTHC Y cho Chủ tịch UBND cấp huyện. Kiến nghị thực thi là sửa đổi, bổ sung Luật A và Nghị định B với các nội dung tương ứng về thẩm quyền giải quyết TTHC X và TTHC Y, bãi bỏ nội dung phân cấp thẩm quyền tại Thông tư E. Khi đó, các đề xuất này vẫn được tính vào tỷ lệ % phân cấp theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ (Trường hợp giữ nguyên thẩm quyền đối với TTHC Y theo Thông tư của Bộ C, thì phương án này không được tính và tỷ lệ % phân cấp).
10 Nếu TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC tại thời điểm hoàn thành rà soát và thời điểm duyệt, gửi kết quả rà soát có sự khác nhau thì không bắt buộc cơ quan, đơn vị rà soát phải thực hiện rà soát lại.
11 Các thông tin tại mục I được tích hợp tự động từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC sau khi điền chính xác tên hoặc mã TTHC tại điểm 1.
12 Như phạm vi áp dụng của kết quả giải quyết TTHC (toàn quốc, 1 tỉnh, 1 huyện, 1 xã....)....
13 Các yếu tố thể thức của văn bản theo quy định hiện hành.
14 Các nội dung về tên cơ quan, số ngày tháng, quốc hiệu và tiêu ngữ... theo quy định về thể thức văn bản.
15 Áp dụng cho Báo cáo theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02.
16 Áp dụng cho Báo cáo theo Mẫu số 02.
- 1Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 2350/VPCP-KSTT năm 2021 thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 381/QĐ-VPCP năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 468/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính" do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 8836/VPCP-KSTT năm 2021 về theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2056/QĐ-BTTTT năm 2021 về Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2022
- 6Quyết định 1015/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2703/QĐ-BTNMT năm 2022 về phân công thực hiện Phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 8Công văn 165/TTg-KSTT năm 2023 cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh, phân cấp giải quyết thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông báo 486/TB-VPCP năm 2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại cuộc họp về triển khai xây dựng Đề án thí điểm xây dựng tổ chức mô hình phân cấp chính quyền đô thị và mô hình quản trị đô thị ở một số quận của Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021–2025 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 6532/BTP-CN năm 2023 triển khai thực thi phương án phân cấp giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định 1015/QĐ-TTg do Bộ Tư pháp ban hành
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Hiến pháp 2013
- 3Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2020 về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 2350/VPCP-KSTT năm 2021 thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 381/QĐ-VPCP năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 468/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính" do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành
- 10Công văn 1104/TTg-KSTT năm 2021 triển khai xây dựng Đề án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Công văn 8836/VPCP-KSTT năm 2021 về theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 2056/QĐ-BTTTT năm 2021 về Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2022
- 13Quyết định 1015/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 2703/QĐ-BTNMT năm 2022 về phân công thực hiện Phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 15Công văn 165/TTg-KSTT năm 2023 cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh, phân cấp giải quyết thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Thông báo 486/TB-VPCP năm 2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại cuộc họp về triển khai xây dựng Đề án thí điểm xây dựng tổ chức mô hình phân cấp chính quyền đô thị và mô hình quản trị đô thị ở một số quận của Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021–2025 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 17Công văn 6532/BTP-CN năm 2023 triển khai thực thi phương án phân cấp giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định 1015/QĐ-TTg do Bộ Tư pháp ban hành
Công văn 6852/VPCP-KSTT năm 2021 hướng dẫn rà soát, đánh giá và đề xuất phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 6852/VPCP-KSTT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 24/09/2021
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Trần Văn Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/09/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra