Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46804/CT-HTr
V/v trả lời chính sách thuế

Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2016

 

Kính gửi: Viện công nghệ xi măng Vicem
(Đ/c: Ngõ 122, phố Vĩnh Tuy, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
MST: 0105459714)

Trả lời công văn số 101/VCN-KTTKTC ngày 09/06/2016 của Viện công nghệ xi măng Vicem (sau đây gọi tắt là Viện) hỏi về chính sách thuế, Cục thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điu kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp lut.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt...

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

...2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

…- Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:

+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác h trợ cho người học.

+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp. ...”

- Căn cứ Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.

+ Tại phần D, mục II quy định về quản lý, sử dụng tiền thu phí không thuộc ngân sách nhà nước:

“Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư, hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả thu phí là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước (gọi tắt là phí không thuộc ngân sách nhà nước).

Tiền thu phí không thuộc ngân sách nhà nước được xác định là doanh thu của tổ chức, cá nhân thu phí. Tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với s phí thu được và có quyền quản , sử dụng s tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Hàng năm, tổ chức, cá nhân thu phí phải thực hiện quyết toán thuế đi với số tiền phí thu được cùng với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh khác (nếu có) với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.”

+ Tại Điểm 1, 2 Phần A Mục IV quy định về chứng từ thu phí, lệ phí:

1. Đối với phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân khi thu phí, lệ phí phải lập và cấp biên lai thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng n chỉ thuế.

Trường hợp tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí có nhu cầu sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí khác với mu chứng từ quy định chung thì phải có văn bản đề nghị cơ quan thuế có thẩm quyn giải quyết theo chế độ quy định.

2. Đối với phí không thuộc ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân khi thu phí phải lập và giao hóa đơn cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng.

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng hóa đơn tự in phải có văn bản đề nghị cơ quan thuế có thẩm quyền giải quyết theo chế độ quy định.”

- Căn cứ Mục VIII phần A Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ:

“VIII. PHÍ THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Học phí:

1.1. Học phí giáo dục mầm non;

1.2. Học phí giáo dục ph thông;

1.3. Học phí giáo dục nghề nghiệp;

1.4. Học phí giáo dục đại học và sau đại học;

1.5. Học phí giáo dục không chính quy;”

- Căn cứ Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17/9/2012 của Bộ Tài chính:

+ Tại Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 4 quy định về quản lý sử dụng chứng từ thu tiền phí, lệ phí:

1.2. Biên lai thu tiền phí, lệ phí được lập theo đúng quy định tại điểm 1.1 Khoản này là chứng từ hợp pháp để thanh toán, hạch toán và quyết toán tài chính. …”

+ Tại Khoản 5 Điều 5 quy định về hiệu lực thi hành:

“5. Các tổ chức, cá nhân khi thu các khoản phí, lệ phí không thuộc Ngân sách nhà nước phải sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thi hành.”

Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:

- Đối với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội khi thu học phí đào tạo sau đại học (thạc sỹ):

+ Nếu khoản thu học phí thuộc Ngân sách Nhà nước thì sử dụng biên lai thu học phí.

+ Nếu khoản thu học phí không thuộc Ngân sách Nhà nước thì phải lập hóa đơn theo quy định.

- Đối với Viện công nghệ xi măng Vicem:

Khoản chi phí nộp tiền học phí cho người lao động học thạc sỹ tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên.

Cục thuế TP Hà Nội trả lời Viện công nghệ xi măng Vicem được biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Trường ĐH Bách khoa HN;
- Phòng Kiểm tra 6;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, HTr(2).

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Thế Mạnh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 46804/CT-HTr năm 2016 về chính sách thuế đối với khoản tiền học phí đào tạo sau đại học do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 46804/CT-HTr
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 13/07/2016
  • Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Thế Mạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/07/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản