Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4643/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2020 |
Kính gửi: Công ty cổ phần công nghệ và Truyền hình.
(Số 5 Thi Sách, P. Ngô Thì Nhậm, Q. Hai Bà Trưng, HN)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 179/CV-CNTH ngày 22/06/2020, của Công ty Cổ phần công nghệ và truyền hình đề nghị xóa nợ tiền phạt chậm nộp của 02 tờ khai phát sinh năm 1991 tại Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực IV - Cục Hải quan Tp. HCM; Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, nộp phạt:
Khoản 2, 3, 4 Điều 68 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 quy định hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp:
"2. Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
3. Doanh nghiệp được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển đổi; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
4. Việc tổ chức lại doanh nghiệp không làm thay đổi thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp được tổ chức lại. Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc các doanh nghiệp thành lập mới không nộp thuế đầy đủ theo thời hạn nộp thuế đã quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật”.
Ngày 06/4/2004 Bộ Văn hóa - Thông tin có Quyết định số 15/2004/QĐ-BVHTT sáp nhập Công ty Nhiếp ảnh và Diafilm vào Công ty Phát triển công nghệ và truyền hình, vì vậy: Theo quy định dẫn trên thì Công ty Phát triển công nghệ và truyền hình có trách nhiệm nộp khoản tiền phạt chậm nộp còn nợ của Công ty Nhiếp ảnh và Diafilm.
2. Về xóa nợ tiền phạt chậm nộp:
Khoản 3 Điều 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 179/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng, điều kiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01/7/2007: "Thực hiện cổ phần hóa theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998, Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần."
Ngày 01/4/2015 Bộ Văn hóa, thể thao và Du Lịch có Quyết định số 975/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Công nghệ và Truyền hình. Theo quy định dẫn trên, Công ty cổ phần hóa theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ, nên việc Công ty đề nghị xóa nợ đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa là không có cơ sở.
3. Về cưỡng chế nợ thuế, nợ phạt:
Điều 124, Điều 125 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 quy định trường hợp bị cưỡng chế và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế:
- Người nộp thuế có nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã quá hạn quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
"- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
- Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Ngừng sử dụng hóa đơn;
- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề”
- Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chỉ chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước (NSNN).
Theo quy định dẫn trên, đề nghị Công ty cổ phần công nghệ và Truyền hình nộp đủ tiền phạt chậm nộp còn nợ vào ngân sách nhà nước theo quy định, nếu Công ty không nộp sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ.
Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty cổ phần công nghệ và Truyền hình biết và thực hiện./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Nghị định 44/1998/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần
- 2Nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
- 3Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần
- 4Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
- 5Thông tư 179/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật Quản lý thuế 2019
- 7Công văn 7874/TCHQ-TXNK năm 2020 về xử lý nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Công văn 349/TCHQ-TXNK năm 2021 về xử lý nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 7948/TCHQ-TXNK năm 2020 về xử lý nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 4643/TCHQ-TXNK năm 2020 về xử lý nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 4643/TCHQ-TXNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 10/07/2020
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Lê Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra