Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3866/TCT-HTQT | Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2014 |
Kính gửi: Công ty BP Holdings B.V.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 06/2014-BP ngày 19/6/2014 của Công ty BP Holdings B.V (sau đây gọi là Công ty) đề nghị hướng dẫn về việc xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của Công ty tại Công ty TNHH Điện lực BOT Phú Mỹ 3 (sau đây gọi là Công ty Phú Mỹ 3) cho Công ty Sembcorp Utilities Pte. Ltd. (sau đây gọi là Sembcorp). Về việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam - Hà Lan (sau đây gọi là Hiệp định) đối với thu nhập từ giao dịch chuyển nhượng vốn nêu trên, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Trường hợp Công ty (với tư cách là đối tượng cư trú của Hà Lan) ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn với Sembcorp để chuyển nhượng vốn góp tại Công ty Phú Mỹ 3 cho Công ty Sembcorp thì thu nhập từ chuyển nhượng vốn này thuộc sự điều chỉnh của Điều 13 (Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản) của Hiệp định. Cụ thể:
“Điều 13. Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản
1. Lợi tức do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ việc chuyển nhượng bất động sản được nêu ở Điều 6 và nằm tại Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
2. Lợi tức từ việc chuyển nhượng động sản là một phần của tài sản kinh doanh của một cơ sở thường trú mà một xí nghiệp của một Nước ký kết có tại Nước ký kết kia hoặc động sản thuộc một cơ sở cố định của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết có ở Nước ký kết kia để tiến hành hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập kể cả lợi tức từ việc chuyển nhượng cơ sở thường trú đó (riêng cơ sở thường trú đó hoặc cùng với toàn bộ xí nghiệp) hoặc cơ sở cố định đó có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
3. Lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng các tàu thủy hoặc máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế, hoặc động sản liên quan đến tàu thủy hay máy bay này, sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi trụ sở điều hành chính của xí nghiệp đó đóng. Theo nội dung của khoản này các quy định của khoản 2 Điều 8 sẽ được áp dụng.
4. Trường hợp một đối tượng cư trú của một Nước ký kết sở hữu toàn bộ hay gần như toàn bộ số cổ phần của một công ty là đối tượng cư trú của Nước ký kết (trừ công ty có các cổ phần được đăng ký tại thị trường chứng khoán) và tài sản của công ty đó bao gồm chủ yếu là bất động sản nằm tại Nước kia, bất kỳ khoản lợi tức nào do đối tượng cư trú đó thu được từ việc chuyển nhượng các cổ phần tại công ty đó có thể bị đánh thuế tại Nước kia. Theo nội dung của khoản này, từ “bất động sản” không bao gồm bất động sản mà tại đó việc kinh doanh của công ty được thực hiện. Quy định của khoản này sẽ không áp dụng nếu khoản lợi tức đó thu được trong quá trình tổ chức lại công ty, sát nhập công ty, phân chia hay các hoạt động tương tự.
5. Lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng bất kỳ tài sản nào khác với tài sản được nêu tại các khoản 1, 2, 3 và 4 sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi đối tượng chuyển nhượng là đối tượng cư trú.
6. Những quy định tại khoản 5 sẽ không ảnh hưởng đến quyền của từng Nước ký kết, căn cứ theo luật thuế của Nước mình, đánh thuế đối với lợi tức do một cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia thu được từ việc chuyển nhượng cổ phần hay quyền lợi “jouissance” tại một công ty mà toàn bộ hay một phần vốn của công ty đó được phân chia thành các cổ phần và theo luật của Nước đó công ty trên là đối tượng cư trú của Nước đó.”
Căn cứ quy định trên, thu nhập từ giao dịch chuyển nhượng vốn của Công ty không thuộc đối tượng điều chỉnh của các khoản: Khoản 1 (chuyển nhượng bất động sản), Khoản 2 (chuyển nhượng động sản của cơ sở thường trú, cơ sở cố định và chuyển nhượng cả cơ sở thường trú), Khoản 3 (chuyển nhượng tàu thủy, máy bay) và Khoản 6 (chỉ áp dụng thu nhập từ chuyển nhượng tài sản thu được bởi các cá nhân) mà thuộc đối tượng điều chỉnh của Khoản 4 hoặc Khoản 5 của Điều 13 Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản nêu trên.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp tại thời điểm đề nghị áp dụng Hiệp định, Công ty (với tư cách là đối tượng cư trú của Hà Lan) chỉ sở hữu 33,33% vốn tại Công ty Phú Mỹ 3 (một công ty không có các cổ phần được đăng ký tại thị trường chứng khoán) sẽ không được coi là “sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ” vốn của Công ty Phú Mỹ 3. Do đó, thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Phú Mỹ 3 của Công ty không thuộc đối tượng điều chỉnh của Khoản 4 mà thuộc đối tượng điều chỉnh tại Khoản 5 của Điều 13 Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản nêu trên. Nghĩa là Công ty không có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Công ty Phú Mỹ 3.
Trong trường hợp này, để được miễn thuế theo quy định tại Hiệp định, Công ty hoặc đại diện được ủy quyền có nghĩa vụ gửi Cơ quan thuế địa phương (Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định theo quy định tại văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính có hiệu lực tại thời điểm đề nghị áp dụng Hiệp định.
Tổng cục Thuế thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được nêu tại văn bản trên để đảm bảo việc tuân thủ nghĩa vụ thuế Việt Nam./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 1686/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam - Thái Lan do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 2085/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam - Thái Lan do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 3867/TCT-HTQT năm 2014 về thủ tục áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 51/TCT-HTQT năm 2015 về thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 326/TCT-HTQT năm 2015 áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Singapore do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 2357/TCT-HTQT năm 2015 áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam - Thái Lan do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hà Lan
- 2Công văn 1686/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam - Thái Lan do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 2085/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam - Thái Lan do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 3867/TCT-HTQT năm 2014 về thủ tục áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 326/TCT-HTQT năm 2015 áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Singapore do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 2357/TCT-HTQT năm 2015 áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam - Thái Lan do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 3866/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định thuế Việt Nam - Hà Lan đối với hoạt động chuyển nhượng vốn do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 3866/TCT-HTQT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 08/09/2014
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Nguyễn Đức Thịnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra