- 1Thông tư 05/2005/TT-BTC hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 134/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1686/TCT-HTQT | Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2014 |
Kính gửi: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Thiết kế Chuo Senko Việt Nam.
Trả lời công văn số 010/2012/CSV ngày 29/10/2012 của Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Thiết kế Chuo Senko Việt Nam (sau đây gọi là CSV) về việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Thái Lan (sau đây gọi là Hiệp định) và các công văn bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Tổng cục Thuế (số CSV-016/2013 ngày 26/02/2013, số CSV-019/2013/FN ngày 06/5/2013, số CSV-022/2013/FN ngày 24/5/2013, số CSV-023/2013/FN ngày 08/7/2013 và số CSV-027/2013-FN ngày 27/8/2013), Tổng cục Thuế có kiến như sau:
Trong giai đoạn từ 2008-2011, CSV đã ký 05 Hợp đồng với Công ty TNHH Đại chúng Chuo Senko Thái Lan (sau đây gọi là CST), bao gồm: (i) 04 Hợp đồng liên quan đến chiến dịch quảng cáo Honda Be U; và (ii) 01 Hợp đồng ngày 01/4/2008 đề cập đến việc sản xuất phim quảng cáo cho Honda Việt Nam (sau đây gọi là HVN) - có nội dung tương tự 04 Hợp đồng ngày 01/4/2008, chỉ khác về trị giá Hợp đồng và có thêm điều khoản (điểm 5, trang 5) quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Nghĩa vụ thuế của CST đối với hai loại Hợp đồng nêu trên như sau:
1. Đối với 04 Hợp đồng liên quan đến chiến dịch quảng cáo Honda Be U
04 Hợp đồng này là các hợp đồng cung cấp dịch vụ liên quan đến chiến dịch quảng cáo Honda Be U, trong đó có cung cấp dịch vụ thiết kế (quy định tại điểm 3, trang 4; và điểm 3 của Phụ lục, trang 9 của các hợp đồng). Theo quy định tại Khoản 3, Điều 12 (Tiền bản quyền) của Hiệp định, thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ thiết kế được coi là thu nhập từ tiền bản quyền.
Tại Điểm 2.2, Mục II, Phần B, Thông tư số 05/2005/TT-BTC và Điểm 3.2.b, Mục III, Phần B, Thông tư số 134/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn: đối với trường hợp không tách riêng được các giá trị dịch vụ trong cùng một hợp đồng thì tính theo dịch vụ cao nhất. Trong trường hợp này, do tổng giá trị của các hợp đồng không tách riêng giá trị từng dịch vụ của CST cung cấp nên sẽ xử lý như hợp đồng cung cấp dịch vụ thiết kế.
Do đó, căn cứ quy định tại Khoản 2 và 3, Điều 12 (Tiền bản quyền) của Hiệp định, thu nhập CST thu được từ việc thực hiện 04 Hợp đồng với CSV liên quan đến chiến dịch quảng cáo Honda Be U được coi là thu nhập từ tiền bản quyền và phải chịu thuế TNDN tại Việt Nam với mức thuế suất không vượt quá 15% tổng số tiền bản quyền được trả.
2. Đối với Hợp đồng dịch vụ (Services Agreement) ngày 01/4/2008 giữa CSV và CST để sản xuất phim quảng cáo.
Hiện nay Tổng cục Thuế đang lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn để xác định đúng tính chất của giao dịch giữa CSV và CST. Sau khi có ý kiến của các cơ quan chuyên môn, Tổng cục Thuế sẽ có công văn hướng dẫn CSV.
Tổng cục Thuế thông báo CSV biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 103/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Malaysia do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 183/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định thuế Việt Nam - Thụy Sỹ, Việt Nam - Italia do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 518/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 3866/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định thuế Việt Nam - Hà Lan đối với hoạt động chuyển nhượng vốn do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 3867/TCT-HTQT năm 2014 về thủ tục áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 4684/TCT-HTQT năm 2014 về thủ tục áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Công văn 4336/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành
- 8Công văn 5188/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Thông tư 05/2005/TT-BTC hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 2Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thái Lan
- 3Thông tư 134/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 103/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Malaysia do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 183/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định thuế Việt Nam - Thụy Sỹ, Việt Nam - Italia do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 518/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Công văn 3866/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định thuế Việt Nam - Hà Lan đối với hoạt động chuyển nhượng vốn do Tổng cục Thuế ban hành
- 8Công văn 3867/TCT-HTQT năm 2014 về thủ tục áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành
- 9Công văn 4684/TCT-HTQT năm 2014 về thủ tục áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành
- 10Công văn 4336/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành
- 11Công văn 5188/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 1686/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam - Thái Lan do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 1686/TCT-HTQT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 13/05/2014
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Nguyễn Đức Thịnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/05/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực